K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2019

Học tủ là cách học sinh lựa chọn những phần, bài học mà học sinh đó cho là có khả năng cao xuất hiện trong bài kiểm tra, bài thi. Học vẹt là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học sinh với con vẹt – bắt chước, nói nhại lại, nhưng không hiểu gì. Khi học thuộc bài, đọc rất trôi chảy nhưng không nắm chắc nội dung, học một cách máy móc và thụ động.Ngoài việc giúp cho học sinh qua cái bài kiểm tra, bài thi, dù là học vẹt hay học tủ thì cả hai cách học này đều mang lại nhiều tác hại trực tiếp tới học sinh. Học tủ chỉ mang tính chất xác suất, may rủi nên trong nhiều trường hợp, khi không gặp đúng bài mình đã học, học sinh đó sẽ không có khả năng, không đủ kiến thức làm bài. Từ đó, học sinh dễ nảy sinh các vấn đề khác như quay cóp, gian lận trong thi cử … Học vẹt là một sự chống đối của học sinh, mang nhiều sự nguy hiểm khi mà bên ngoài thì học sinh đó có vẻ là một người chăm chỉ nhưng bản chất bên trong thì trống rỗng, dẫn tới kiến thức tiếp thu được chỉ là con số không. Từ đó, học sinh không có khả năng vận dụng những gì mình được dạy đưa vào thực tế.

Xin 1 tick

15 tháng 5 2019

Gợi ý

- Thế nào là học vẹt, học tủ:

  • Học vẹt, học tủ là một cách học đối phó của học sinh hiện nay
  • Học vẹt, học tủ là chọn lọc những kiến thức để học, còn lại không học
  • Học tủ là học những kiến thức quan trọng một cách qua loa để dành cho thi cử, khi thi cử xong rồi thì lại quên
  • Học vẹt là cách học như một con vẹt, học sao thì vậy, không hiểu bài

- Nguyên nhân của sự học vẹt, học tủ:

  • Dơ sự phát triển của xã hội
  • Do nền giáo dục thiếu đi sự quan tâm
  • Do chương trình học ngán ngẫm
  • Do bản thân học sinh, sinh viên lười học
  • Do ba mẹ và thầy cô không quan tâm chăm sóc

- Tác hại của việc học vẹt, học tủ:

  • Khiến học sinh không thể lĩnh hội kiến thức một cách chắc chắn
  • Không nắm vững kiến thức
  • Tạo ra một thói xấu cho học sinh hình thành nên những thói xấu khác trong cuộc sống

- Cách khắc phục lối học vẹt học tủ:

  • Tạo điều kiện học tập thoải mái nhất
  • Không đè nặng vấn đề học tập đối với học sinh
  • Học sinh phải tự ý thức được hành động của mình
29 tháng 3 2022

Sự học tập dường như đã là từ gắn liền với cuộc sống của mỗi con người hiện nay . Lúc nhỏ , ta cũng được học tập từ cha mẹ , mọi người . Lớn một chút ta lại được học tập từ thầy cô giáo , bạn bè , nhà trường,... Tuy nhiên , bên cạnh đó còn có một vấn đề lớn  hiện nay là sự chểnh mảng học tập của một số học sinh hiện nay.

Đầu tiên chúng ta cần biết : hiện tượng chểnh mảng học tập là gì ? . Đó là sự lơ là , coi thường việc học của các bạn , một số người.Có lẽ , chúng ta không quan tâm đến việc học , có lẽ học sinh vẫn còn chưa biết rõ học tập là quan trọng đến như thế nào . Một số bạn đi học chỉ vì ba mẹ kêu đi học , một số bạn đi học nhưng không hiểu ý nghĩa lớn lao , quan trọng của việc học , hoặc một số bạn không được bố mẹ quan tâm đến việc học,...Vì thế các bạn đâm ra chểnh mảng trong việc học tập . Điều này có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nó , ngoài nguyên nhân nêu trên thì còn có sự cám dỗ từ internet , game , mạng xã hội ,... Các bạn quá quan tâm đến những điều trên mạng  , game mà quên đi việc học của mình . Chắc rằng , chúng ta còn quá trẻ để nhận thức và tránh được cám dỗ nhiều như thế . Có một chiếc điện thoại hay máy tính là cắm đầu vào quan tậm cập nhật tin tức , drama , hay nhắn tin,.... Hay cũng có thể là nghiện game quá mức , nghiện cày game và không còn nhớ đến việc học nữa. Chơi game hay lên mạng chắc chắn thoải mái hơn việc học hành , nạp kiến thức vào đầu rất nhiều . Nhưng có lẽ , chúng ta đâu biết rằng kiến thức là thứ quyết đi giá trị của một con người , sau này lớn lên kiến thức giúp ta đỡ khổ hơn , không cần làm những việc nặng . Thay vào đó , chúng ta có thể dùng kiến thức của mình đóng góp cho nhân loại , xã hội , có thể dùng kiến thức của mình giúp đỡ những người xung quanh , chúng ta sẽ trở nên có giá trị hơn bao giờ hết . Vậy tại sao chúng ta lại ngại nạp kiến thức vào đầu mình , không chịu học tập ? . Có lẽ bạn học không được , bạn không muốn học , bạn đang lấy lý do biện minh cho sự làm biếng của mình hay sao . Người ta nói đúng, học tập không phải con đường duy nhất đi đến thành công của cuộc đời , nhưng nó là con đường nhanh nhất . Bạn không chịu học , bạn chỉ lo những thứ trên mạng ,game,.. thì bạn đang thể hiện mình là một con người vô ơn với ba mẹ của chính mình . Một số học sinh ? Không , là đa số . Chúng ta không biết sự vất vả cực khổ của cha mẹ mà lo học tập . Có thể học tập rất khó khăn với các bạn nhưng tại sao ta không cố gắng.  Bạn đã lần nào đạt được điểm cao và cha mẹ biết . Bạn có thấy được sự vui sướng của cha mẹ trong nụ cười của họ . Làm ba mẹ vui chẳng lẽ bạn không làm được . Học tập sẽ dễ dàng hơn bao giờ hết nếu bạn có sự cố gắng . Cứ chểnh mảng trong việc học , rồi sẽ có ngày các bạn lớn lên , sẽ hối hận vì hồi xưa mình không chịu học đấy . Theo em , lớn lên , các bạn không chịu học thì chúng ta không có kiến thức , ta sẽ bị coi thường , ta sẽ cực khổ kiếm tiền vì lao động tay chân , những kiến thức sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều thứ . Biết nhiều kiến thức tốt không bao giờ là xấu , không bao giờ là hại cho bạn mà nó cho bạn rất nhiều thứ. Chúng ta hãy cứ học, học có định hướng và học nhiều vào . Bên cạnh ta có rất nhiều tấm gương về học tập thì theo em chúng ta cần noi gương theo mà học tập họ , chăm chỉ học hành . Có thể giải trí nhưng đừng chú tâm quá nhiều , tuổi trẻ hãy cứ học hành , không được sợ học , không được làm biếng học . Những khi bạn không muốn học bạn hãy nhìn vào cha mẹ của mình , nhìn vào đôi bàn tay của mẹ và những nếp nhăn vì tuổi già gần đến trên gương mặt của cha .

Khép lại , hiện tượng này cần khắc phục , vì học sinh chính là mầm non của đất nước , rất quan trọng . Đất nước có ngày càng phát triển hay không đều phụ thuộc vào các bạn . Chúng ta cần cố gắng học tập và khắc phục hiện tượng xấu này .

29 tháng 3 2022

còn dẫn chứng và liên hệ bản thân bạn thêm vào hộ mình cho bài hay và đầy đủ hơn .

18 tháng 2 2021

Học tủ, học vẹt là những cách học đối phó rất phổ biến trong giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy học tủ, học vẹt là gì? Học tủ là cách học cầu may, đoán đề và chỉ học những phần mình đoán đề sẽ ra. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. Học vẹt là học mà không hiểu bài, không nắm rõ kiến thức của bài mà chỉ cố học thuộc lòng từng câu chữ một cách máy móc. Đây là cách học chắc chắn không mang lại kết quả cao trong học tập. Đó là vì khi chúng ta không hiểu bài là lại học nhồi nhét thì ta sẽ mau quên những kiến thức quan trọng. Những người chỉ biết học vẹt, học tủ sẽ không bao giờ thành công trên con đường học vấn. Muốn nắm được kiến thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, học sinh phải có cách học đúng đắn. Chúng ta nên chuẩn bị bài trước ở nhà, sau đó vào lớp chăm chú nghe thầy cô giảng bài để hiểu rõ bài hơn. Nếu có gì không hiểu, chúng ta có thể hỏi thầy cô ngay hoặc lập nhóm học tập để cùng thảo luận. Khi về nhà, chúng ta phải siêng năng làm bài tập để vận dụng kiến thức đã học một cách thành thạo. Cách học đúng đắn trên sẽ giúp các bạn học sinh luôn đạt kết quả cao trong học tập và không còn mệt mỏi hay hồi hộp như cách học tủ, học vẹt nữa. Tóm lại, học tủ, học vẹt là những cách học sai lầm mà tất cả các bạn học sinh nên tránh để không phải chịu những hậu quả đáng tiếc về sau.

 

1. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay.

2. Thân bài

a. Thực trạng

- Tình trạng lười học của học sinh ngày nay càng ngày càng phổ biến và dễ dàng nhận ra.

- Nhiều học sinh có cách học đối phó, học cho có, học để qua mắt thầy cô, để thầy cô không khiển trách.

- Bài tập được giao về nhà các em không giải mà chỉ đi chép hoặc làm qua loa, gian lận trong thi cử…

b. Nguyên nhân

- Chủ quan: do ý thức học tập của một số bạn còn kém, các bạn chưa nhận ra được tầm quan trọng của việc học, do bản tính còn ham chơi, muốn học cho nhanh để làm việc khác hoặc muốn được điểm cao mà lười học…

- Khách quan: thầy cô cho khối lượng bài tập rất nhiều và khó khiến các bạn không làm kịp nhưng vẫn phải nộp; do bố mẹ kì vọng cao, muốn con em mình học nhiều hơn nữa,…

c. Hậu quả

- Chất lượng giáo dục ngày càng đi xuống, các em học sinh không tiếp thu được nhiều kiến thức.

- Gây ra những thói quen xấu cho học sinh: ỷ lại, chép bài, gian lận trong thi cử,…

- Nền giáo dục ngày càng đi xuống.

d. Giải pháp

- Mỗi học sinh cần có tinh thần tự giác trong học tập, cố gắng tìm tòi học hỏi, không dựa dẫm vào người khác, hạn chế tối đa những hành vi không tốt trong học tập và thi cử.

- Gia đình không nên bắt em con em mình học tập quá sức hoặc quá đặt nặng thành tích lên con mình.

- Nhà trường và các thầy cô giáo cần ra lượng bài tập hợp lí, không quá nhiều đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc đối với những trường hợp đối phó trong học tập của học sinh.

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề nghị luận: Hiện tượng học tủ, học vẹt của học sinh hiện nay đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

a) Bạn tham khảo :

1. Mở đoạn:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

2. Thân đoạn

a. Giải thích
+ Học tủ là gì?
+ Học vẹt là gì?

b. Thực trạng
Tình trạng học tủ xuất hiện tại các trường học
c. Nguyên nhân
+ Do ý thức tự giác học và rèn luyện trong một quá trình dài chưa có
+ Học sinh bị ép học quá nhiều kiến thức, quá nhiều môn học cùng lúc, không thể tiêu hóa nổi nên đến kì thi phải lựa chọn cách học tủ, học vẹt để giải quyết vấn đề điểm số
+ Hệ thống giáo dục thiếu thực tế, đặt nặng kiến thức sách vở, học sinh đọc thuộc lòng nhưng không hiểu bản chất vấn đề

d. Hậu quả
+ Học sinh hổng kiến thức
+ Điểm số cao nhưng thực chất học sinh không hiểu bài giảng

e. Giải pháp
+ Thay đổi phương pháp giảng dạy, truyền đạt tới học sinh
+ Tạo điều kiện phát triển thực tế
+ Học sinh cần có ý thức học tập

3. Kết đoạn

Kết luận vấn đề

9 tháng 10 2017

Bài 1:

Môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường là hành vi xả rác bừa bãi của chính con người. Là những người chủ của tương lai, chúng ta hãy suy nghĩ về vấn đề này và tìm cách cứu vãn môi trường sống đang bị đe dọa. Nghĩ về điều này tôi muốn gửi đến các bạn một thông điệp: “Đừng xả rác bừa bãi và hãy giữ lấy môi trường xanh, sạch, đẹp”.

Môi trường là nơi sinh vật và con người tồn tại. Môi trường sinh thái tốt thì con người khỏe mạnh, cuộc sống sẽ tươi đẹp! Thế nhưng thực tế chó thấy ý thức bảo vệ môi trường của con người chưa cao, một số người xả rác bừa bãi ra đường hoặc nơi công cộng. Hiện tượng này khá phổ biến, nó làm ô nhiễm môi trường, mất đi mĩ quan của đường phố.

Các bạn ạ! Đất nước Việt Nam của chúng ta có diện tích nhỏ hẹp, dân số mỗi ngày một đông, nếu như hiện tượng này cứ tiếp tục thì môi trường sẽ ô nhiễm nặng, sức khỏe của cộng đồng sẽ bị đe dọa. Đó là chưa kể đến việc ô nhiễm môi trường sẽ hủy diệt sự sống của động vật, sinh vật, đặc biệt là các loài động vật sống dưới nước.

Các bạn hãy hình dung những danh lam, thắng cảnh của đất nước chúng ta nơi mọi người đến tham quan, nghỉ mát, chiêm ngưỡng vẻ đẹp mà có rác thải ngổn ngang, có những người ngồi hóng mát trên bờ hồ rồi vứt rác xuống hồ, dù là hồ nước đẹp và trong đến đâu chăng nữa. Họ đâu nghĩ rằng hồ nước là môi trường sống của cá, tôm. Vứt rác và xả nước thải xuống sông hồ sẽ làm ô nhiễm môi trường nước. Nước thải từ các nhà máy, các khu công nghiệp đổ xuống sông với hàng loạt hóa chất độc hại có trong nước thải làm nguồn nước sông, hồ bị ô nhiễm. Tôi nghĩ rằng nhìn hồ nước trong veo không một tí rác hay nhìn những con đường sạch bóng không có rác thải thì ta cảm thấy khỏe khoắn hẳn lên. Chẳng phải ông bà xưa thường nói Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm đó sao.

Vậy thì chúng ta phải giữ gìn vệ sinh nhà cửa của mình và nơi công cộng, không vứt rác ra đường, xuống sông hồ hoặc công viên… không làm ô nhiễm môi trường nước. Chúng ta hãy xem nơi công cộng là mái nhà của chúng ta, giữ môi trường sống thật sạch để có không khí trong lành, mát mẻ và có mĩ quan, bởi lẽ cuộc sống của chúng ta rất cần “cái khỏe” và “cái đẹp”. Cũng chính từ quan điểm đúng đắn đó mà nhiều người đã thầm lặng quét rác nơi công cộng, bãi tắm hay đường phố. Nếu ta biết ơn những người công nhân vệ sinh môi trường phải tần tảo sớm khuya để quét rác, thu gom rác thải thì không lí gì chúng ta không bỏ rác đúng quy định. Không nên vứt rác bừa bãi ra đường hay ở những nơi công cộng, cũng không nên vứt rác xuống sông, hồ… cần bỏ rác đúng quy định để không ô nhiễm môi trường và tạo nên cái đẹp trong cuộc sống của chúng ta. Làm được điều này sẽ cứu vãn được môi trường. Mặt khác, chúng ta cần tích cực trồng cây xanh. Cây xanh đối với không khí cũng như lá phổi đối với con người. Giữ vệ sinh môi trường và tích cực trồng cây xanh là việc làm thiết thực nhất để bảo vệ chính chúng ta và làm cho môi trường sạch đẹp, bầu không khí trong lành hơn. Bảo vệ môi trường là cách sống tốt đẹp nhất.

9 tháng 10 2017

Bài 2:

Bài thơ Bài ca Côn Sơn được rút trong tập thơ chữ Hán Ức Trai Thi Tập.Nguyễn Trãi viết bài thơ này trong những năm cuối đời, khi đã về Côn Sơn ở ẩn:

“Sào, Do bằng có tái sinh,

Hãy nghe khúc hát bên ghềnh Côn Sơn”.

Bài ca Côn Sơn viết theo thể điệu “ca khúc” cổ điển, gồm có 36 câu thơ chữ Hán, câu ngắn nhất bốn chữ, câu dài nhất mười chữ, phần lớn làcâu ngũ ngôn, thất ngôn. Dịch giả đã chuyển điệu, chuyển thể thành 26 câu thơ lục bát; một bản dịch thơ khá hay về Bài ca Côn Sơn.

Đoạn thơ gồm tám câu thơ lục bát được dịch từ 12 câu thơ nguyên bản nói về vẻ đẹp hữutình của thiên nhiên Côn Sơn và thể hiện niềm yêu thích, say mê của ức Trai khi được giao hòa giao cảm với suối, đá và thông, trúc:

“Côn sơn suối chảy rì rầm,

………………………………………………

Trong màu xanh mát ta ngân thơ nhàn”.

Côn Sơn là dãy núi ở xã Chi Ngại, thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tướng công Trần Nguyên Đán, ông ngoại của Nguyễn Trãi, đã nhiều năm ở ẩn tại động Thanh Hư trong dãy núi Côn Sơn. Thời thơ ấu, Nguyễn Trãi đã nhiều năm sống với mẹ và ông ngoại tại đây. Vì thế, nhà thơ coi Côn Sơn là “quê cũ” với bao tình mến thương.

Bài ca Côn Sơn là bài ca giao cảm với thiên nhiên, cũng là bài ca về thế sự, triết lí về cuộc đời, về nhân sinh.

Đoạn thơ cấu trúc tứ bình, thể hiện vẻ đẹp hài hòa của thiên nhiên: suối, đá, tùng, trúc. Cảnh thứ nhất là suối. Tiếng nước chảy cứ róc rách mà nhà thơ thích thú “cho là đàn cầm”. Nhạc của suối để mua vui những tháng ngày ở ẩn. Ẩn dụ “đàn cầm” biểu lộ niềm vui giao cảm với suối, coi suối là mảnh tâm hồn của “ta”:

Côn Sơn suối chảy rì rầm,

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Cảnh đẹp thứ hai là đá. Đá được mưa xối làm cho phẳng lì, rêu phơi màu xanh biếc, “ta cho là đệm chiếu”. Đá đã trở thành một phần cuộc đời ức Trai, là chiếu êm để khi nghỉ ngơi ngồi ngắm cảnh suối rừng. Cụm từ “Côn Sơn có”, được điệp lại làm cho nhạc điệu bài ca trở nên du dương trầm bổng, biểu lộ niềm vui thú, say mê. Ẩn dụ “đệm chiếu: (tạm tịch) thể hiện một tư thế an nhàn:

Côn Sơn có đá rêu phơi,

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Cảnh đẹp thứ ba là thông. Đã bao đời nay, thông Côn Sơn đã đi vào lịch sử và hồn người. Thông bát ngát như “muôn chiếc lọng xanh rủ bóng”, là nơi “ta tha hồ nghỉ ngơi...”. Bóng thông, màu xanh của thông như chở che con người. Nhà thơ ngắm thông với bao niềm vui thỏa thích, tin cậy:

Trong ghềnh thông mọc như nêm,

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Ẩn dụ “muôn dặm chiếc lọng xanh rủ bóng” là một hình tượng mĩ lệ gợi cảm. Thông tượng trưng cho đấng trượng phu coi thường sương tuyết đã trở thành tri kỉ của nhà thơ.

Cảnh đẹp thứ tư là trúc. Trúc Côn Sơn điệp trùng nghìn màu, xanh một màu xanh mát rượi. Dưới gốc trúc, bóng trúc, “ta tha hồ ngâm nga”.

Màu xanh của trúc đã tỏa mát tâm hồn ức Trai. Trúc quân tử đã trở thành bạn tri âm, san sẻ, cảm thông niềm vui nỗi buồn của “ta” trong những ngày tháng về Côn Sơn ở ẩn:

Trong rừng có bóng trúc râm,

Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Nếu phần sau bài ca mang tính triết lí biểu lộ một nhân cách cao khiết của kẻ sĩ, thì phần đầu lại dào dạt chất trữ tình. Suối, đá, thông, trúc là nơi nương tựa nâng đỡ tâm hồn, là đối tượng để thi nhân giao hòa với giao cảm, để “ta cho ta là đàn cầm”, để “ta cho ta là đệm chiếu”, để “ta tha hồ nghỉ ngơi” trong rừng thông, để “ta tha hồ ngâm nga” giữa nghìn mẫu trúc. Các ẩn dụ tạo nên những hình tượng mĩ lệ: suối là đàn cầm, đá là đệm chiếu, thông là những chiếc lọng xanh rủ bóng, trúc tỏa bóng mát rượi. Hình tượng thơ là âm thanh của khúc nhạc rừng, là màu xanh bất tận của núi rừng, của thiên nhiên, của sự sống. Tất cả đã gắn liền với cảm giác, với tâm hồn ức Trai bằng bao liên tưởng thiết tha, đằm thắm. Một cách viết trùng điệp tài hoa. Chữ “ta” xuất hiện bốn lần, kết hợp với các điệp ngữ: “Côn Sơn có...”, “trong núi có...”, “trong rừng có...”, “ta cho là...”, “ta tha hồ...” đã tạo nên âm điệu, nhạc điệu trầm bổng, du dương, thiết tha của Bài ca Côn Sơn.

“Ta”là chủ thể trữ tình của bài ca, chính là ức Trai tiên sinh. Thiên nhiên là ta, ta cũng là thiên nhiên: suối, đá, thông, trúc của Côn Sơn với Nguyễn Trãi chính là một. Chữ “ta” trong thơ Nguyễn Trãi rất hồn nhiên, dung dị và biểu cảm.

Nhạc của Bài ca Côn Sơn là nhạc của tâm hồn, một tâm hồn thanh cao và trong sạch. Có thể nói Bài ca Côn Sơn là bài ca của sự sống, sự sống được ướp hương sắc của suối rừng đất nước quê hương.

9 tháng 5 2022

Kệ mẹ em

9 tháng 5 2022

Lấy cây cột điện mà thọt:))