K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”:
Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn. “Ăn quả” theo nghĩa đen là thưởng thức những trái thơm quả ngọt, nghĩa bóng là hình ảnh ẩn dụ cho sự kế thừa , thừa hưởng những thành quả lao động, vật chất, tinh thần . “Kẻ trồng cây” chính là những người đã tạo ra những trái thơm quả ngọt ấy,những người đã dầm mưa dãi nắng, chăm sóc cây để cho ra những quả ngọt, hay chính là hình ảnh ẩn dụ cho thế hệ trước, cho những người lao động đã có công vun trồng, tạo ra những giá trị tốt đẹp, có ý nghĩa . Như vậy, câu tục ngữ trên đã đúc rút ra một bài học đạo lý vô cùng sâu sắc đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, bất kỳ điều gì chúng ta có đều là công lao lao động, dựng xây của những cá nhân khác nhau , phải biết ơn, trân trọng, những người đã tạo ra thành quả để chúng ta đang được kế thừa và hưởng thụ như ngày hôm nay, và giữ gìn, phát huy truyền thống đạo lý ấy.

30 tháng 4 2019

1/Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” gợi một hình ảnh quen thuộc, bình thường trong cuộc sống: chiếc bánh trưng, bánh ú ta thường thấy lá rách thì gói ở bên trong, còn bao bọc bên ngoài những lá lành lặn. Từ thực tế như vậy ta liên tưởng đến con người. Lá lành là tượng trưng cho những người có cuộc sống sung túc đầy đủ về vật chất. Còn lá rách là những cảnh đời nghèo khổ bất hạnh rủi ro. Trong cuộc sống họ không gặp nhiều may mắn. Nếu như những cuộc đời này, những con người này không được xã hội giúp đỡ thì có lẽ họ không bao giờ cải thiện được hoàn cảnh sống. Do vậy thương người như thể thương thân là lẽ tất yếu. Những người có cuộc sống hạnh phúc ấm no, đầy đủ về vật chất cần nhường cơm sẻ áo cho những người có hoàn cảnh đặc biệt. Đây chính là truyền thống tốt đẹp mà cha ông để lại.

2/Câu ca dao đã bàn về vai trò của tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau của mỗi cá nhân trong cuộc sống. Xét theo nghĩa đen, “một cây” vốn dĩ chỉ là cô độc mình nó, không thể chống chọi được hết với giông gió, bão tố , không thể làm nên một ngọn núi non cao. Nhưng nếu là “ba cây chụm lại”, cùng nhau kết hợp vào, chúng có thể vượt qua được bất kỳ tác động nào của thời tiết, thiên nhiên, cùng nhau tạo nên một “hòn núi cao”. Từ đó, đến với nghĩa bóng của ca dao, ta nhận ra ông cha ta đã liên tưởng đến tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của một tập thể, nó là sẽ nguồn sức mạnh to lớn để tập thể ấy vượt lên trên tất cả mọi khó khăn, thử thách, đạt được mục tiêu chung của mình. Qua đó, không cha ta khẳng định ý nghĩa to lớn về sức mạnh của tập thể, nếu một cá nhân lẻ loi, xa rời tập thể thì sẽ chẳng làm được điều gì hay đạt đạt được mục đích của mình.

3/Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn. “Ăn quả” theo nghĩa đen là thưởng thức những trái thơm quả ngọt, nghĩa bóng là hình ảnh ẩn dụ cho sự kế thừa , thừa hưởng những thành quả lao động, vật chất, tinh thần . “Kẻ trồng cây” chính là những người đã tạo ra những trái thơm quả ngọt ấy,những người đã dầm mưa dãi nắng, chăm sóc cây để cho ra những quả ngọt, hay chính là hình ảnh ẩn dụ cho thế hệ trước, cho những người lao động đã có công vun trồng, tạo ra những giá trị tốt đẹp, có ý nghĩa . Như vậy, câu tục ngữ trên đã đúc rút ra một bài học đạo lý vô cùng sâu sắc đó là đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, bất kỳ điều gì chúng ta có đều là công lao lao động, dựng xây của những cá nhân khác nhau , phải biết ơn, trân trọng, những người đã tạo ra thành quả để chúng ta đang được kế thừa và hưởng thụ như ngày hôm nay, và giữ gìn, phát huy truyền thống đạo lý ấy.
 

27 tháng 10 2021

BẠN THAM KHẢO

Ý nghĩa của câu lá lành đùm lá rách là:

– Nghĩa bóng: “lá lành” là con người lúc yên ổn, thuận lợi, giàu có. Còn 'lá rách” là con người lúc sa cơ, thất thế, nghèo khó.

– Câu tục ngữ khuyên con người nên biết giúp đờ, đùm bọc những người gặp cảnh khốn cùng, khó khăn.

Ý nghĩa của câu 1 cây làm chẳng nên non, 3 cây chụm lại nên hòn núi cao là:

“Chụm lại” là hành động thể hiện của sự đoàn kết, đồng lòng. Như vậy, ý nghĩa của cả câu tục ngữ là chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công. Con người cần đoàn kết thì mới tạo ra sức mạnh để tiến đến thành công.

Cách rèn luyện phẩm chất giản dị là:

- Quần áo gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc áo quần trông lạ mắt so với mọi người.

- Tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, không điệu bộ, kiểu cách.

- Nói năng lịch sự, có văn hoá, diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu.

- Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người, vì thế ngày từ khi còn là học sinh chúng ta phải biết rèn luyện mình trong học tập, trong hành vi cư xử, trong quan hệ giao tiếp với cha mẹ, thầy cô giáo, với bạn bè.

- Thực hiện đúng nội quy của nhà trường đề ra, trang phục khi đến trường sạch sẽ, tươm tất, lịch sử, bảo vệ của Công, không xa hoa lãng phí.

- Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình mình

 

15 tháng 12 2021

giúp mình với!help me!help me!

 

6 tháng 2 2023

- ...

Số tiếng: 1 (nề)

Vần: vần lưng (nghề - nề)

Nhịp điệu: (muốn - chớ)

- ...

Số tiếng: 0

Vần: 0

Nhịp điệu: (.. - kẻ)

- ...

Số tiếng: lại, lên, nên.

Vần: vần chân (non - hòn)

Nhịp điệu: (chẳng nên - lại lên)

11 tháng 6 2020

Trl:

“Một cây làm chẳng nên non”có nghĩa là một người thì khó có thể làm nên được việc. “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là có nhiều người cùng làm thì việc sẽ hoàn thành. Cả câu có nghĩa là: Chỉ có một người thì không thể làm nên việc gì, còn nếu có nhiều người chung sức thì việc dù lớn đến mấy cũng sẽ thành công.

#Im tired

23 tháng 6 2020

MỘT NGƯỜI KHÔNG THỂ LÀMĐƯƠC VIỆC LỚN .NHƯNG KHI ĐOÀN KẾT LẠI TA CÓ THỂ LÀM ĐƯƠ VIỆC ĐÓ

NHỚ NẾU ĐÚNG

25 tháng 12 2016

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người hưởng thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

25 tháng 12 2016

tìm những câu thành ngữ, tục ngữ có nội dung tương tự

16 tháng 3 2016

Chúng ta đều biết rằng một cọng rơm không thể cháy hết mình nhưng một bó rơm thì lại có thể bởi những ngọn lửa sẽ được chúng truyền cho nhau cứ thế đến hết. Cũng như con người không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có thể hoàn thành được việc lớn. Để lưu truyền đến muôn ngàn sau bài học về tinh thần cao đẹp ấy, ông cha ta đúc kết lại qua câu ca dao:

"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."


Quả thật vậy, "một cây " thì không thể làm nên núi non nhưng "ba cây"-tượng trưng cho nhiều cây thì lại có thể không chỉ là núi thấp mà còn là núi cao. Từ "một cây" đến "ba cây" số lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi "ba cây chụm lại". Chính sự thay đổi ấy đã mượn chuyện về cây cối để nhắ nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.

Tinh thần đoàn kết từ lâu đã thấm nhuần tư tưởng của người dân VIỆT NAM bởi vậy dân tộc LÔ LÔ từ lâu đã hình thành nên truyền thuyết kể về đoàn người đi san mặt đất"Nhiều sứ chung một lòng-Nhiều lòng chung một ý"."San mặt đất"-một công việc tưởng chừng như không thể thực hiện ấy đã được những người dân tộc LÔ LÔ thực hiện. Đó không chỉ đơn thuần là một truyền thuyết mà nó còn mang tinh thần giáo dục về sự đoàn kết rất lớn. Đó cũng chính là cơ sở để người dân VIỆT NAM đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Sau này khi đến đời vua Trần với tiếng hô "Quyết chiến!" vang như sấm dậy của các bô lão trong hội nghị Diên Hồng hay những chữ "sát Thát"-giết giặc mông Cổ được đồng loạt thích lên tay các tướng sĩ chính là những minh chứng cho sực quyết tâm đoàn kết chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn vị thế của sự chung sức, chung lòng.

Nhưng chưa dừng lại ở đó, sự đồng tâm nhất trí của dân tộc ta còn được thể hiện vô cùng rõ nét qua giai đoạn lịch sử chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhân dân ta đã thực sự trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ nhưng đó cũng chính là sợi dây vô hình nối mọi người, mọi tầng lớp lại với nhau cùng nghe theo lời dạy của Bác:

"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại tành công"

Lời dạy ấy luôn luôn đi sâu vào tư tưởng mỗi người bởi nó mang một ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Câu nói, lời dạy ấy đã góp phần to lớn giải thoát, đem lại sự tự do cho cả một dân tôcj với những trận Đống Đa, Gò Vấp, Điện Biên Phủ,......Vậy liệu nó có xứng đáng được ghi nhớ và học tập theo?

Tất nhiên là có. Chính vì thế mà lớp trẻ ngày nay đã không ngừng phát triển ngoại giao với các nước với tiêu trí "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai". Cùng với đó là bao nhà máy thủy điện nhiệt điện được xây dựng dựa trên bàn tay của biết bao người lao động cùng các kĩ sư cả trong nước và nước ngoài. VIỆT NAM đang dần đi lên trên con đường hội nhập, phát triển một phần không hề nhỏ bé chính là ý thức đoàn kết cua mỗi chúng ta.

Vậy là qua câu ca dao:

"Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn nuí cao."


Chúng ta không chỉ có đuợc một bài học bổ ích về tình đoàn kết mà từ đó chúng ta còn thấy được sức mạnh vô địch và sự ấm no hạnh phúc mà nó mang lại. Đó chính là ngọn lửa thàn kì thắp sáng con đường chúng ta đang hướng tới.

16 tháng 3 2016

Mk ghi ý thui nha

MB

-Dẫn dắt để giới thiệu về câu tục ngữ

-Khẳng định câu tục ngữ là đúng dắn

TB:

Giải thích nghĩa đen

-Chiết những từ ngữ qua trong => nghĩa bóng

-Nêu biểu hiện của tinh thần đoàn kết

+Ở thực vật động vât

=> ns về con người con người 

+Ở kháng chiến

+Ở thời bình

-Khẳng định lại câu tục ngữ

+Mặt tích cực

+Mặt tiêu cực

KB:

-Nhắc lại câu tục ngữ

-Khẳng định giái trị của câu tục ngữ sẽ còn mãi theo tháng năm

-Nhắc nhở mỗi con người

 

 

15 tháng 3 2022

“Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”.​

Thật là lớn lao và ý nghĩa. Mỗi chúng ta hãy cùng nhau chung tay góp sức xây dựng một xã hội đầy ắp tình người. Vì “một cây” sẽ chẳng bao giờ làm nên được một thế giới tốt đẹp hơn


 

15 tháng 3 2022

tk

“Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao”.​

Thật là lớn lao và ý nghĩa. Mỗi chúng ta hãy cùng nhau chung tay góp sức xây dựng một xã hội đầy ắp tình người. Vì “một cây” sẽ chẳng bao giờ làm nên được một thế giới tốt đẹp hơn

6 tháng 2 2022

-Câu 1 là câu rút gọn 

-Rút gọn thành phần chủ ngữ

-Tham khảo

Giúp cho câu văn ngắn, gọn, xúc tích hơn mà vẫn đảm đảo đúng nội dung thông tin truyền đạt.Tránh tình trạng trùng lặp từ ngữ của những câu nói trước đó.Lược bỏ chủ ngữ giúp câu mang ý nghĩa tổng quát hơn. Từ đó, người nghe sẽ tiếp nhận thông tin được nhanh và chính xác hơn. Ngụ ý hành động, suy nghĩ trong câu dùng chung cho tất cả mọi người nên ai cũng có thể hiểu được. Ngoài ra, rút gọn câu còn có tác dụng nhấn mạnh và người nghe sẽ tập trung vào nội dung chính nhiều hơn.