K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2019

- Cúm :Cấu trúc xoắn : Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nuclêic, có loại hình cầu

- Bại liệt : Cấu trúc khối: Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều

- Phagow : Cấu trúc hỗn hợp : có cấu tạo giống con nòng nọc. Đầu có cấu trúc khối chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc xoắn




22 tháng 3 2023

Vẽ sơ đồ mô tả quá trình nhân lên của virus cúm trong tế bào người: Tiếp cận tế bào niêm mạc đường hô hấp bằng một loại gai glycoprotein H → Xâm nhập → Cởi vỏ  →  Sử dụng RNA để tổng hợp các bộ phận cấu thành của virus → Lắp ráp → Giải phóng virus mới bằng con đường xuất bào.

Quá trình nhân lên của virus cúm và virus HIV có một số điểm khác nhau:

- Vì là virus RNA, cả hai đều dựa vào enzyme RNA polymerase để sao chép genome của mình. Tuy nhiên, virus HIV còn sử dụng enzyme khác là reverse transcriptase, giúp chuyển đổi RNA của nó thành DNA và sau đó nằm trong DNA tế bào chủ để nhân lên. Trong khi đó, virus cúm không cần enzyme này mà sao chép RNA trực tiếp.

- Quá trình nhân nên của virus HIV là chậm hơn so với virus cúm. 

- Virus cúm có cấu trúc capsid thành đồng hình, bao quanh bởi lớp vỏ lipid. Trong khi đó, virus HIV có capsid hình nón bị lệch tâm.

12 tháng 4 2023

quá trình nhân của virus cúm : 

+ Khi xâm nhập vào tế bào thích hợp cho nó thì ARN của virus sẽ đc tổng hợp trong nhân của tb vật chủ  còn các thành phần khác của virus được tổng hợp trong bào tương của tế bào.(gg)

quá trình nhân lên của HIV(gg)

+  HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của tế bào bạch cầu để nhân lên, sinh sôi và nảy nở, quá trình cứ vậy tiếp diễn

22 tháng 3 2023

• Giống nhau:

- Đều được cấu tạo gồm 3 thành phần chính là: lõi nucleic acid, vỏ protein và vỏ ngoài.

- Lõi nucleic acid đều là RNA.

- Vỏ ngoài đều được cấu tạo từ phospholipid kép có các gai glycoprotein.

• Khác nhau:

Virus cúm A

HIV

- Có vật chất di truyền gồm 7 đến 8 đoạn phân tử RNA ngắn.

- Chỉ chứa 2 phân tử RNA.

- Có 2 nhóm gai glycoprotein được kí hiệu là H và N:

+ H có chức năng nhận biết và liên kết với các thụ thể đặc hiệu trên màng tế bào.

+ N là một loại enzyme có chức năng phá hủy tế bào chủ, giải phóng virus ra khỏi tế bào khi chúng được nhân lên.

- Chỉ có 1 nhóm gai glycoprotein giúp HIV liên kết được với các thụ thể đặc hiệu trên các tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch ở người để xâm nhập vào các tế bào.

- Không có enzyme phiên mã ngược: RNA của virus cúm khi vào trong tế bào được sử dụng như mRNA để dịch mã tạo ra các protein và làm khuôn để tổng hợp nên RNA làm vật liệu di truyền của các hạt virus mới.

- Có enzyme phiên mã ngược: RNA của virus HIV sử dụng RNA sợi đơn của virus được phiên mã thành DNA sợi đôi. Sau đó DNA này hợp nhất vào nhiễm sắc thể người.

Biện pháp phòng trừ giun: rửa tay thật sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, ăn chín uống sôi, lau dọn nhà cửa.

8 tháng 11 2023

• Biện pháp phòng bệnh đề hạn chế sự lây truyền của HIV:

- Quan hệ tình dục an toàn, một vợ một chồng hoặc sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su.

- Không sử dụng chung kim tiêm hay các dụng cụ có nguy cơ dính máu hay dịch tiết. Thực hiện truyền máu an toàn.

- Giảm số lượng phụ nữ nhiễm HIV có thai ngoài ý muốn. Nếu phụ nữ nhiễm HIV vẫn muốn sinh con thì cần được tư vấn và chăm sóc thai nghén, xét nghiệm và dùng thuốc kháng virus vào thời điểm thích hợp, sinh đẻ an toàn, tư vấn cho cả hai vợ chồng lựa chọn cách nuôi trẻ phù hợp.

- Không kì thị người nhiễm HIV, phát hiện sớm và quản lí tốt người nhiễm HIV.

• Biện pháp phòng bệnh để hạn chế sự lây truyền của virus cúm trong cộng đồng:

- Vệ sinh môi trường bằng thuốc khử trùng, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh tụ tập nơi đông người.

- Tránh tiếp xúc trực tiếp gần với người bệnh, đeo khẩu trang.

- Giữ ấm cơ thể, rèn luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.

- Không ăn thịt gia cầm, thịt động vật chết do dịch bệnh.

- Tiêm định kì vaccine phòng bệnh cúm cho người và vật nuôi.

6 tháng 2 2023

- Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus:

 + Giai đoạn 1 - Bám dính (hấp phụ): Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ.

 + Giai đoạn 2 - Xâm nhập: Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào vật chủ. Virus có màng bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.

+ Giai đoạn 3 - Sinh tổng hợp: Virus sử dụng các vật chất có sẵn của tế bào chủ tiến hành tổng hợp các phân tử protein và nucleic acid nhờ enzyme của tế bào chủ hoặc enzyme do virus tổng hợp

+ Giai đoạn 4 - Lắp ráp: Các thành phần của virus sẽ hợp nhất với nhau để hình thành cấu trúc nucleocapsid.

+ Giai đoạn 5 - Giải phóng: Virus có thể phá huỷ tế bào chủ để giải phóng đồng thời các hạt virus hoặc chui từ từ ra ngoài và làm tế bào chủ chết dần.

- Thuốc Tamiflu ức chế giai đoạn lắp ráp (cụ thể là lắp ráp màng bọc) trong chu trình nhân lên của virus cúm A