K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình. 

Mẹ chính là công trình vĩ đại nhất mà tạo hóa ban cho chúng ta. Chúng ta lớn lên bằng tình yêu thương vô bờ bến, không điều kiện của mẹ. Thời gian qua đi, dù khi con cái đã khôn lớn, trưởng thành thì trong mắt mẹ con vẫn chỉ là đứa trẻ vẫn còn non nớt trước cuộc đời và mẹ luôn muốn bao bọc, che chở cho con trong vòng tay yêu thương của mình.

Dù có đi hết cuộc đời, chúng ta vẫn không hiểu hết tình yêu bao la từ trái tim mẹ dành cho mình. Cuộc đời dẫn lối đưa ta đi trên những con đường khác nhau, mang chúng ta đi xa vòng tay mẹ… Rồi cũng một ngày ta cũng làm mẹ của những đứa con thơ, cũng trải qua những cung bậc hỷ, lộ, ái, ố mà kiếp người đem lại… Bất giác ta sẽ nhớ, nghĩ đến mẹ và muốn trở về với mẹ:

Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con 
Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi ngớ ngẩn nhớ ngôi nhà xưa 

Những xúc cảm buồn, vui cứ thế lăn dài theo dòng nước mắt đang rơi lạnh gì má ta khi nào không hay. Quá khứ có mẹ, có cha dưới mái nhà xưa với nhiều ký ức tuôi thơ ùa về như dòng nước mát trong lành cho tâm hồn ta ngụp lặn để gột sạch những nặng nề, khắc khổ của cuộc sống. Hình ảnh mẹ với những bữa cơm đạm bạc nhưng đong đầy tình yêu dành cho con. Hình ảnh mẹ cặm cụi cả đêm bên ngọn đèn dầu ngồi khâu tấm áo cũ đã rách cho con làm sao con quên được. Nắng trưa hè bỏng rát như đổ lửa xuống con đường, bóng mẹ liêu xiêu chân trần gánh từng gánh lúa làm tim con thắt lại khi nghĩ đến. Nụ cười xen lẫn những giọt nước mắt không thành lời của mẹ nhìn con âu yếm khi con báo tin mình đỗ đại học làm ấm trái tim con khi con nhớ về mẹ và những nhọc nhằn lẫn hạnh phúc mẹ chắt chiu. Mẹ dậy thật sớm cẩn thận gói ghém đồ cho con rồi cầm chặt bàn tay con trước khi con rời quê lên thành phố đi học xa nhà. Mẹ lo cho con một thân một mình, ai nấu cơm cho hàng ngày, ai chăm sóc giấc ngủ cho con như mẹ vẫn làm.

Tuổi thơ con có mẹ, có cha, có anh chị quây quần bên bữa cơm gia đình. Những câu chuyện cổ chị kể, những câu hát ru ngọt ngào của mẹ cứ thế nuôi tâm hồn thơ bé con lớn lên mát lành, yên bình đến vô cùng. Những đêm mùa đông lạnh, cha cắt lá chuối về rải trên nệm rơm cho các con nằm ngủ ấm giấc ngủ… Một tuổi thơ bình dị, trong lành theo con suốt cuộc đời này. Những lúc mệt mỏi, chán nản, áp lực, cô đơn, con lại lật giở từng trang ký ức ngày xưa ấy, ngắm nhìn hình ảnh nhà ta cùng những kỷ niệm ấu thơ trong cuốn album tuổi thơ ấy để lấy lại cho mình một nguồn sống mới:

Ngày xưa cha ngồi uống rượu, mẹ ngồi đan áo. 
Ngoài hiên, mùa đông cây bàng lá đổ 
Ngày xưa chị hát vu vơ những câu ca cổ cho em em làm thơ 
Ngày xưa mẹ đắp cho con tấm khăn quàng cổ ấm ơi mẹ tôi 
Ngày xưa bên giường cha nằm mẹ buồn xa vắng. 
Nhìn cha, thương cha chí lớn không thành. 

Thế gian mênh mông, lòng người cũng vô định. Đôi chân con đi khắp nơi nhưng khi dừng lại để ngẫm nghĩ về chuyện đời, chuyện đã qua, con lại chỉ muốn về nhà, về với mẹ. Trong vòng tay mẹ, con thấy mình được bao bọc, che chở và bình yên. Nhưng mẹ ơi, con sợ, sợ một ngày mẹ không còn nữa, sợ một ngày mẹ không bên con. Kiếp người như phù du chỉ có tình mẹ dành cho con là mãi mãi.

Cuộc sống rồi sẽ cuốn con đi theo những guồng quay của cơm, áo, gạo, tiền. Đôi khi con sẽ quên mất mẹ đang mòn mỏi, đang nhớ, đang chờ con trở về. Con trở về vào một ngày mà ngôi nhà xưa cũ kỹ nằm in lìm dưới bóng hoàng lan, giậu mùng tơi vẫn xanh bên giếng nước trong, còn mẹ đã không còn bên con. Ngôi nhà gắn với tuổi thơ con nhòe dần trong ánh nắng quái chiều hôm cuối ngày. Mọi thứ trống vắng, buồn hiu hắt khi không còn dáng mẹ ngồi trước mái hiên chờ con về:

Biển sóng thét gào một ngày nhớ mẹ sóng trào khơi xa 
Trời gió mây ngàn một ngày khóc mẹ trăm ngàn sao rơi 
Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình. 

Và con chỉ biết ngậm ngùi, khói chiều làm cay mắt con khi xa xa dáng mẹ lưng còng cuối con đường đang khuất dần trong nắng tắt cuối ngày:

Trèo lên dãy núi thiên thai ối a mẹ tôi về đâu? 
Ngàn năm mây trắng bay theo ối a mẹ ơi mẹ về đâu?

28 tháng 9 2021

Tham khảo:

Công cha như núi ngất trời 

Ngĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông 

Núi cao, biển rộng mênh mông 

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.     

Trong mỗi chúng ta, ai cũng được sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Cha mẹ là ng đã sinh ra ta, nuôi nấng ta lớn lên từng ngày. Vì vậy, công lao sinh thành của cha mẹ là là vô cùng to lớn, ko gì có thể sánh bằng. Bài ca dao trên như một lời nhắc nhơ về công lao của cha mẹ và bổn phận làm con của chúng ta. Cái hay trong các nói trên là so sánh công lao của cha mẹ cao như núi ngất trời, rộng như nc ở ngoài biển Đông. Công cha nghĩa mẹ vốn là những khái niệm trìu tượng đc so sánh với cái cụ thể. "Núi cao" "biển rộng" giúp ta cảm nhận sâu sắc và cụ thể hơn công lao của cha mẹ. Ngoài ra, tg dân gian còn dùng h/ả "núi" và "biển" để diễn tả công cha nghĩa mẹ là cách nói ví von, cách nói đối xứng quen thuộc trong ca dao khiến cho công cha nghĩa mẹ trở nên gần gũi cụ thể hơn đối với sự tiếp nhận của con cái. "Núi" và "biển" biểu tượng cho sự to lớn cao rộng vĩnh hằng của thiên nhiên. Chỉ có những h/ả to lớn vĩnh hằng ây mới có thể diễn tả đc công lao của cha mẹ đói với con cái. Cách dùng thành ngữ "cù lao chín chữ" kín đáo nói về sự hi sinh gian nan vất vả để nuôi con khôn lớn của cha mẹ đối với con cái, càng nhấn mạnh hơn công lao sinh thành ấy. Bốn tiếng cuối cùng như 1 lời nhắc nhở thái độ hành động và bổn phận làm con của con cái đối với cha mẹ. Bài ca dao ngắn gọn nhưng đã để lại nhiều ấn tượng, suy nghĩ trong lòng người đọc, đó là đạo lý tốt đẹp trong lòng nhân dân, dân tộc Việt Nam

28 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Cha mẹ sinh dưỡng và nuôi nấng ta lên người. Công lao của của cha được ví như ngọn núi Thái Sơn – ngọn núi cao và hùng vĩ nhất của Trung Quốc, để thấy được sự hi sinh và vất vả của cha không thể kể xiết và đong đếm được. Ngọn núi ấy được lớn dần theo năm tháng nhờ sự nâng lên của người mẹ Trái Đất và tình cha cũng ngày càng đong đầy. Sử dụng hình ảnh ngọn núi để ví với người cha cũng là ngầm ý so sánh về vai trò trụ cột, là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình, là người mang gánh nặng lo toan giữa cuộc đời. Ta thêm trân trọng và thấu hiểu nỗi vất vả, khó khăn mà cha gánh vác. Còn với mẹ, đó là ơn nghĩa sinh thành, mẹ đã hi sinh cả bản thân để đổi lại nụ cười và hạnh phúc của con. Nước trong nguồn chẳng bao giờ cạn như tình mẹ mênh mang, chảy dài theo dòng sông cuộc đời của con. Dòng nước ấy khiến ta nghĩ đến dòng sữa trắng trong của mẹ, đã nuôi ta khôn lớn từ thuở lọt lòng. Mội giọt sữa thơm là bao chắt chiu, tình cảm mẹ dành cho con. Công ơn nghĩa nặng được ví như biển rộng núi cao, mênh mông và trường tồn mãi mãi theo thời gian. Bởi vậy “cù lao chín chữ”, công lao cha mẹ ta hãy mãi khắc ghi và thể hiện tấm lòng hiếu thảo với mẹ cha. Bài ca dao bằng những hình ảnh, ngôn từ giản dị nhưng sâu sắc và thấm thía vô cùng. Đó là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta theo suốt cuộc đời về tình cảm thiêng liêng, bất tử dành cho cha mẹ.

30 tháng 8 2018

mo mat

19 tháng 3 2022

mình viết 1 đoạn văn :)

Bài ca dao trên muốn nói về công sinh thành của cha mẹ đã dành cho mỗi người con của họ. bất cứ điều gì không thể so sánh với công ơn của cha mẹ. Cả cuộc đời này, cha mẹ đã hi sinh, dành hết những điều tốt đẹp đến với người con.Để tỏ lòng biết ơn, những người con phải có hiếu với cha mẹ, trong lòng luôn phải nghĩ đến công ơn của cha mẹ. Thì mới có thể đền đáp được những tháng ngày lam lũ vất vả của cha của mẹ

31 tháng 10 2017

“…  Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làmsao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ?

Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái xã hội ở thời Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên “Dạ minh châu” của Đường Minh Hoàng, khúc “Nghê thường vũ y” của Dương Quý Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu – mỗi vật là cả một thế giới huyền bí đấy, bạn ạ – thì đã có J.H.Pha-brow và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị.

      Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư? Thì ta bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai. Hoặc không muốn học nữa thì ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn cản ta cả…”

mk k chắc lắm

14 tháng 3 2022

tại vì kiến thức ko có ai biết hết. lớp 9 rồi mà cũng ko biết

“Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển ĐôngNúi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng, con ơi!”* Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người BT1: Về hình thức, bài 1 gồm mấy phần? Ai đang nói với ai? Nội dung cơ bản của bài này là gì? Theo em, hệ thống địa danh mà bài ca dao nói đến thể hiện tình cảm gì của người nói? BT2: Hai câu đầu của bài ca dao số 4 miêu tả...
Đọc tiếp

“Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng, con ơi!”

* Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người BT1: Về hình thức, bài 1 gồm mấy phần? Ai đang nói với ai? Nội dung cơ bản của bài này là gì? Theo em, hệ thống địa danh mà bài ca dao nói đến thể hiện tình cảm gì của người nói? BT2: Hai câu đầu của bài ca dao số 4 miêu tả vẻ đẹp của cánh đồng. Vẻ đẹp ấy được thể hiện bằng những biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích vẻ đẹp của cô gái trong hai câu thơ sau.

* Từ láy BT1: Sắp xếp các từ sau thành hai nhóm từ láy và từ ghép: xanh xanh, xanh xao, xấu xa, xấu xí, máu me, máu mủ, hoàng hôn, tôn tốt, tốt tươi, học hỏi, học hành, đo đỏ, mơ màng, mơ mộng.

BT2: Đặt câu với mỗi từ sau:

- Trơ tráo, trơ trẽn, trơ trọi.

- nhanh nhảu, nhanh nhẹn.

BT3: Điền các từ sau vào chỗ trống cho hợp nghĩa:

a. dõng dạc, dong dỏng

- Người nhảy xuống đất đầu tiên là một người trai trẻ,………….cao.

- Thư kí…….cắt nghĩa.

b. hùng hổ, hùng hồn, hùng hục

- Lí trưởng………..chĩa bàn tay vào mặt chị Dậu.

- Minh có đôi mắt sáng, khuôn mặt cương nghị và giọng nói…..

- Làm…..

BT4: Tìm 5 từ láy theo mẫu sau: Học hiếc.

BT5: Viết một đoạn văn khoảng 8 câu trình bày cảm nhận của em về một bài ca dao mà em đã học. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ ghép đẳng lập và một từ láy bộ phận. Gạch chân và chú thích.

0
6 tháng 11 2018

Câu 10: Ý b (Bằng cách lặp từ ngữ). Đó là từ không gian.

" Thế giới mênh mông mênh mông không bằng nhà mình Phú quý vinh hoa,vinh hoa không bằng có mẹ......" Đúng vạy mẹ là tất cả.Có mẹ ta có cả một thế giới yêu thương. Trên thế gian này, tất cả mọi thứ đều có thể thay đổi ,trừ cha mẹ . Chúng ta chỉ có duy nhất một người mẹ mà thôi,hãy yêu thương ,trân trọng mẹ nhất có thể vì chúng ta chỉ có một đời người để yêu thương mẹ. có...
Đọc tiếp

" Thế giới mênh mông mênh mông không bằng nhà mình

Phú quý vinh hoa,vinh hoa không bằng có mẹ......"

Đúng vạy mẹ là tất cả.Có mẹ ta có cả một thế giới yêu thương. Trên thế gian này, tất cả mọi thứ đều có thể thay đổi ,trừ cha mẹ . Chúng ta chỉ có duy nhất một người mẹ mà thôi,hãy yêu thương ,trân trọng mẹ nhất có thể vì chúng ta chỉ có một đời người để yêu thương mẹ. có thể chỉ là những điều nhỏ nhặt hàng ngày như mẹ nhắc uống ước hay tắm lâu mẹ lại mắng, mới đầu chúng ta có thể sẽ nghĩ rằng mẹ lắm chuyện nhưng thử nghĩ lại xem mẹ nhắc chúng ta đều là những điều bổ ích , ở đó là sự yêu thương con cái .có thể nhiều lúc chúng ta sẽ nghĩ mẹ không hiểu con hay là mẹ không thương con mà không hề biết rằng chính vì muốn tốt cho chúng ta mà cha mẹ mới đi theo hướng "ngược lại"với chúng ta như vậy đấy.nếu ai chưa thực sự dành nhiều thời gian cho mẹ ,chưa thể hiện tình cảm của mk đối với mẹ thì hãy nói với mẹ rằng : con yêu mẹ nhiều lắm , mẹ là người quan trọng nhất trên đời !

0