K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2021

THAM KHẢO SIÊU DÀI:)

 

Đại thắng mùa Xuân Kỷ Dậu 1789 được tạo nên bằng sức mạnh quật khởi của nông dân kết hợp với sức mạnh yêu nước của cả dân tộc dưới sự chỉ huy tài tình của người anh hùng áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ.

Nguyễn Huệ sinh năm 1753 tại thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định), con trai thứ hai của ông Hồ Phi Phúc. Tổ tiên của Nguyễn Huệ quê Nghệ An theo chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp. Năm 1771, tuy mới 18 tuổi nhưng chứng kiến cảnh lầm than cực khổ của người dân quê nhà và không chịu nổi sự chuyên quyền của Quốc phó Trương Phúc Loan, Nguyễn Huệ đã bàn bạc với anh là Nguyễn Nhạc, em là Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo xây dựng căn cứ dựng cờ khởi nghĩa. Tại đây, nhờ có sách lược khôn khéo mà phong trào của 3 anh em họ Nguyễn nhanh chóng thu hút được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trong vùng. Thế và lực của nghĩa quân Tây Sơn phát triển nhanh chóng. Mùa thu năm 1773, Nguyễn Huệ chỉ huy một đạo quân đánh chiếm thành Quy Nhơn rồi sau đó lần lượt tiến đánh Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận... Chỉ trong một thời gian ngắn, dưới sự chỉ huy mưu lược của Nguyễn Huệ, nghĩa quân Tây Sơn đã làm chủ một vùng rộng lớn từ Quảng Nam vào tận Bình Thuận...

Quang Trung - Nguyễn Huệ và lời hịch vang vọng núi sông
Ngày 29-1-2020 (mồng 5 Tết Canh Tý), hàng nghìn người nô nức dâng hương và tham dự Lễ kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa (1789-2020) tại gò Đống Đa (Hà Nội). Ảnh: MỘC MIÊN 

Có thể nói, trong khoảng thời gian đầy biến động của lịch sử từ năm 1771 đến 1788, trên hành trình tiến tới thống nhất đất nước, dưới sự chỉ huy tài ba của Nguyễn Huệ, phong trào Tây Sơn đã hoàn thành việc xóa bỏ chính quyền cát cứ nhà Nguyễn ở Đàng Trong, làm chủ toàn bộ phần lãnh thổ phía Nam, đồng thời xóa bỏ ranh giới chia cắt Đàng Trong-Đàng Ngoài; tiêu diệt chính quyền cát cứ họ Trịnh, làm chủ phần lãnh thổ Đàng Ngoài; xóa bỏ chính quyền bù nhìn vua Lê... Những thành quả nổi bật mang đậm dấu ấn Nguyễn Huệ đặt cơ sở thuận lợi cho sự nghiệp thống nhất đất nước sau đó.

Cuối năm 1788, Lê Chiêu Thống ươn hèn rước 29 vạn quân Thanh kéo vào giày xéo nước ta. Nhận được tin cấp báo của Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm lúc này đang chỉ huy trấn giữ phòng tuyến Tam Điệp-Biện Sơn, ngày 25-11 năm Mậu Thân (22-12-1788), tại Phú Xuân, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung; đồng thời làm lễ xuất quân ra Bắc để chặn đứng cuộc xâm lăng của quân Thanh. Trên dọc đường hành binh, đạo quân của Quang Trung đã tăng lên một cách nhanh chóng. Ra đến Thọ Hạc (Thanh Hóa), Quang Trung cho binh sĩ dừng chân nghỉ ngơi và tổ chức lễ thệ sư. Tại buổi lễ long trọng và linh thiêng này, đứng trước ba quân, vua Quang Trung dõng dạc tuyên bố: "Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ" (Đánh cho lịch sử muôn đời biết nước Nam anh hùng là có chủ).

Trước khi bước vào cuộc sống mái với quân Thanh, Quang Trung tổ chức cho các chiến binh Tây Sơn được ăn Tết trước. Đúng nửa đêm Ba mươi tháng Chạp, đạo hùng binh của Quang Trung mở cuộc tiến công hạ đồn Gián Khẩu (Ninh Bình), 3 ngày sau hạ tiếp đồn Hà Hồi. Với thế tiến công như chẻ tre, mồng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), Quang Trung đã chỉ huy nghĩa binh tập trung lực lượng đánh trận quyết định tiêu diệt hoàn toàn quân địch ở Ngọc Hồi và Đống Đa. Quân Thanh đang mải vui chơi tiệc tùng thì bỗng nhiên quân Tây Sơn "như từ trên trời rơi xuống", tướng Tây Sơn "như từ dưới đất chui lên". Cả bọn hốt hoảng khiếp sợ, người không kịp mặc áo giáp, kẻ không kịp đóng yên ngựa, tranh nhau tháo chạy tán loạn. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử ở Đống Đa; Hứa Thế Hanh và Thượng Duy Thăng bị giết chết; còn chủ tướng Tôn Sỹ Nghị và đám tay chân phải cuốn gói chạy về nước.

Thuở ấy, ngày dựng nêu, đêm trừ tịch, đúng thời khắc Giao thừa, Quang Trung phát lệnh tiến công. Đúng như lời hứa trước ba quân, sau 5 ngày đầu xuân chiến thắng thần tốc, Quang Trung cho mở tiệc khao quân. Ngày hạ nêu, nhân dân thành Thăng Long mừng vui khôn xiết, nào bánh chưng, nào thịt mỡ, dưa hành... được mang hết cả ra cùng vui xuân. Nhân dân quây quần nhảy múa, ca hát bên nghĩa quân Tây Sơn cùng nhau đón một cái Tết muộn-Tết chiến thắng, hòa bình. Hoa đào Nhật Tân đỏ tươi ngập tràn xen lẫn tấm áo bào sạm màu khói súng của người anh hùng áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ và nghĩa binh Tây Sơn càng tô đậm thêm sắc xuân, đúng như Ngô Ngọc Du đã miêu tả: "Đầy thành già trẻ mặt như hoa".

Là một thủ lĩnh của phong trào nông dân nhưng Quang Trung-Nguyễn Huệ lại có tầm nhìn chiến lược hết sức sắc sảo. Sau trận đại phá quân Thanh, Quang Trung chủ trương dùng biện pháp ngoại giao để làm thất bại âm mưu thâm độc nhằm thôn tính Đại Việt của nhà Thanh. Để nhanh chóng khôi phục quan hệ bang giao giữa hai nước, có thời gian củng cố tiềm lực và xây dựng lại đất nước, Quang Trung đã cử một phái đoàn do Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích dẫn đầu sang Trung Quốc giảng hòa với nhà Thanh.

36 tuổi lên ngôi Hoàng đế, Quang Trung đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên chiến thắng lẫy lừng Xuân Kỷ Dậu 1789, quét sạch 29 vạn quân Thanh, giải phóng đất nước và lập nên một triều đại Tây Sơn tiến bộ. Ông ra chiếu khuyến nông, kêu gọi người dân ly tán trở về quê tiếp tục sản xuất, khai khẩn đất hoang; xuống chiếu giảm thuế cho dân nghèo. Ông cho đúc tiền để lưu thông hàng hóa; rồi cho lập Viện Sùng chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu dạy học. Ông cũng xúc tiến việc xây dựng Vĩnh Doanh (Vinh, Nghệ An) làm Phượng Hoàng trung đô... Đáng tiếc là mọi hoài bão cháy bỏng và kế hoạch tái thiết đất nước đang bắt đầu được nhen nhóm, triển khai thì ngày 16-9-1792, Quang Trung đột ngột băng hà khi mà tài năng đang ở đỉnh cao của độ chín.

Quang Trung-Nguyễn Huệ không chỉ là một thiên tài quân sự mà còn là vị thủ lĩnh có tài dùng người. Ông từng nói "một cây gỗ không chống nổi tòa nhà to", "mưu lược một kẻ sĩ không dựng được cuộc thái bình...", chính vì vậy mà sau khi đánh đuổi giặc Thanh, Quang Trung đã ban chiếu mời gọi nhân tài, kêu gọi quan liêu lớn nhỏ, dân chúng trăm họ, ai có tài năng học thuật, mưu lược hay giúp ích cho đời đều được cho phép dâng thư tỏ bày công việc. Quang Trung dùng người không câu nệ thành phần xuất thân là quan lại cũ của triều Lê-Trịnh; cũng không câu nệ là người Đàng Trong hay Đàng Ngoài, miễn là có tài và có tâm thực sự. Nhiều tên tuổi lớn, cựu thần nhà Lê đã được ông cảm hóa và thu phục, trở thành những cộng sự đắc lực của Quang Trung và rường cột cho chính quyền Tây Sơn lúc bấy giờ. Điều đáng nói là Quang Trung thành thật thu dùng họ và biết biến họ từ đối lập thành những người cộng sự tích cực, đóng góp lớn cho triều đại này.

Hơn 230 mùa xuân đã trôi qua nhưng mảnh đất Thăng Long-Đông Đô nghìn năm văn hiến, sông nước Tiền Giang, Rạch Gầm-Xoài Mút và nhiều vùng quê yêu dấu của nước Việt vẫn âm vang chiến công hiển hách của người anh hùng áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ cùng đoàn hùng binh Tây Sơn dũng mãnh yêu nước dưới ngọn cờ của ông.

 

25 tháng 7 2021

Tham khảo

 Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về nhân vật lịch sử Quang Trung – Nguyễn Huệ. 

=> Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm

câu 2 : Liệt kê những công lao của ông đối với đất nước?

- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê. 
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia. 
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc. 

25 tháng 7 2021

Em tham khảo:

Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn, bên cạnh Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là một nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến Trịnh-Nguyễn phân tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê, chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài kéo dài suốt 2 thế kỷ. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía nam, của Đại Thanh từ phía bắc; đồng thời còn là vị vua có tài cai trị khi đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng Đại Việt

Tham khảo:

Công lao của vua Quang Trung:
-Lật đổ chính quyền thối nát Nguyễn ,Trịnh ,Lê
Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước
Đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia
-Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ độc lập dân tóc & toàn vẹn lãnh thổ
Có những chính sách giúp phục hồi và phát triển kinh tế , quốc phòng ngoại giao.

8 tháng 5 2018

Quang Trung – Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh vua Quang Trung tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 39 tuổi xuân, Quang Trung đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc – tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh – góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Quang Trung đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc.
Những sự kiện chính trong cuộc đời và sự nghiệp vua Quang Trung:

Năm 1753 – Sinh ra tại thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thân sinh Quang Trung là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.
Năm 1771 – Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba lãnh tụ cao nhất của phong trào Tây Sơn.
Năm 1775 – Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.
Năm 1777 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ đồ thống trị của họ Nguyễn.

Năm 1782 – Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn ánh đại bại.
Năm 1783 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập đoàn Nguyễn ánh ra khỏi bờ cõi.
Năm 1785 – Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.
Năm 1786 – Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.

Ngày 22/12/1788 – Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.
Năm 1789 – Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.
Từ 1789 đến 1792 – Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.
Ngày 15/9/1792 – Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ người Việt Nam yêu nước.

8 tháng 5 2018

Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được gọi là Vua Quang Trung. Vua Quang Trung (hay Bắc Bình Vương), là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ cũng được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Huệ và hai người anh em của ông, được biết đến với tên gọi là "Anh em nhà Tây Sơn", là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê. Ngoài ra, Nguyễn Huệ còn là người đánh bại các cuộc xâm lược Đại Việt của Xiêm La từ phía Nam, của Đại Thanh (Trung Quốc) từ phía Bắc; đồng thời còn là người đề ra nhiều kế hoạch cải cách tiến bộ xây dựng nước Đại Việt.
Sau 20 năm liên tục chinh chiến và trị quốc, Nguyễn Huệ lâm bệnh và đột ngột qua đời ở tuổi 40. Sau cái chết của ông, nhà Tây Sơn suy yếu nhanh chóng. Những người kế thừa của Nguyễn Huệ không thể tiếp tục những kế hoạch ông đã đề ra để cai trị nước Đại Việt, lâm vào mâu thuẫn nội bộ và thất bại trong việc tiếp tục chống lại kẻ thù của Tây Sơn. Cuộc đời hoạt động của Nguyễn Huệ được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn.

27 tháng 3 2017

- Chiếu khuyến nông: kêu gọi những người di tán do chiến tranh quay lại lập ấp, khai hoang, sớm ổn định sản xuất

- Chiếu lập học: nói lên Quang Trung là người trọng hiền tài, lấy việc học làm đầu, mong muốn ai cũng được học để xây dựng nước nhà

16 tháng 4 2017

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là do sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Nỗi bất bình cao độ, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả đã thôi thúc nhân dân ta vùng lên chống chính quyền phong kiến phản động trong nước và quân xâm lược hung bạo. Tiêu biểu nhất là sự gia nhập nghĩa quân của các tầng lớp nhân dân, các địa phương trong nước. Đây là sức mạnh vô địch lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
Trong đó, không thể phủ nhận vai trò lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước của nhân dân, ý chí quyết chiến quyết thắng của quân sĩ. Trong cuộc đấu tranh chống các tập đoàn Nguyễn - Trịnh - Lê, các thủ lĩnh Tây Sơn đã có những hoạt động phù hợp với mong muốn của dân nghèo, có những đường lối chiến lược, chiến thuật đấu tranh đúng đắn tập hợp được các tầng lớp xã hội. Trong cuộc kháng chiến chống Xiêm, chống Thanh, Quang Trung đã phát huy lòng dũng cảm của quân lính, nắm vững thời cơ, lợi dụng được nhược điểm của giặc. Từ đó, ông đã chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó.
Quang Trung là lãnh tụ nông dân kiệt xuất, là nhà quân sự, chính trị thiên tài. Là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta trong thế kỉ XVI, góp phần, mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước sau hơn 200 năm chia cắt.

12 tháng 5 2022

Có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ gìn nền độc lập cho Tổ quốc , một lần nữa đập tan âm mưu xâm lược nước ta 

Quang Trung - Nguyễn Huệ là 2 ae song sinh vs nhau(ns cho vui thui)

 

13 tháng 5 2022

    

 

23 tháng 3 2022

THAM KHẢO

 

Vai trò của vua Quang Trung đối với nước ta:

- Thống nhất đất nước, xóa bỏ ranh giới đất nước.

Bảo vệ nên độc lập dân tộc.

- Lật đổ chế độ phong kiến Lê- Trịnh - Nguyễn.

- Đánh tan quân xâm lước Xiêm Thanh.

- Có nhiều chính sách đề xây dựng nền kinh tế đất nước, giữ gìn văn hóa dân tộc.

- Chính sách ngoại dao mềm dẻo, chính sách quốc phòng đúng đắn.

- Đẩy mạnh tình hình chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục đúng đắn,....

=> Vua Quang Trung đã đóng góp công lao to lớn cho sự nghiệp to lớn để xây dựng giữ gìn nước nhà.

23 tháng 3 2022

Vai trò của Quang Trung đối với nước ta:
- Thống nhất đất nước, xóa bỏ ranh giới đất nước
- Bảo vệ nên độc lập dân tộc.
- Lật đổ chế độ phong kiến Lê- Trịnh - Nguyễn.
- Đánh tan quân xâm lước Xiêm Thanh.
- Có nhiều chính sách đề xây dựng nền kinh tế đất nước, giữ gìn văn hóa dân tộc.
- Chính sách ngoại dao mềm dẻo, chính sách quốc phòng đúng đắn.
- Đẩy mạnh tình hình chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục đúng đắn,....
=> Vua Quang Trung đã đóng góp công lao to lớn cho sự nghiệp to lớn để xây dựng giữ gìn nước nhà.
Vai trò của Nguyễn Huệ đối với nước ta:
- Cuộc đời Nguyễn Huệ chỉ có 39 mùa xuân. Và đây là những mốc lớn trong sự nghiệp của người anh hùng:
- Năm 1771 - 18 tuổi, cùng anh chuẩn bị khởi nghĩa ở Tây Sơn.
- Năm 1775 - 22 tuổi, đánh thắng trận Phú Yên, mở đầu một binh nghiệp bách chiến bách thắng.

14 tháng 9 2023

Gợi ý:

- Ông có công lao to lớn trong sự nghiệp thống nhất, xây dựng đất nước và kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

- Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, ông lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung, lập ra vương triều Tây Sơn (1778 - 1802).

- Vua Quang Trung được coi là anh hùng áo vải của dân tộc.

- Khi có quân xâm lược Xiêm, Thanh, Nguyễn Huệ đã kêu gọi quần chúng nhân dân, liên kết lực lượng, lãnh đạo nghĩa quân trong hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh, để bảo vệ nền độc lập dân tộc.

- Là người chủ động mở những trận quyết chiến nhanh chóng, bất ngờ khiến cho quân địch không kịp đối phó.

24 tháng 3 2017

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

4 tháng 4 2017

Quang Trung - Nguyễn Huệ là một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hiện nay, chúng ta biết khá rõ về sự nghiệp của Quang Trung; nhưng hình dáng, tướng mạo, tính tình vua Quang Trung như thế nào lại rất ít khi được nhắc đến.

Theo Hoa Bằng trong Quang Trung – Anh hùng dân tộc thì “Nguyễn Huệ tóc quăn, da sần”.

Theo Đại Nam chính biên liệt truyện thì “Nguyễn Huệ tiếng nói sang sảng như tiếng chuông, cặp mắt sáng như chớp”.

Theo một cung nhân cũ nói với bà Thái Hậu, mẹ vua Lê Chiêu Thống lúc quân Thanh đang chiếm đóng Thăng Long thì “Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn. Thấy hắn trỏ tay đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn siêu, sợ hơn sợ sấm sét…”.

Theo các tài liệu lịch sử cũ thì Nguyễn Huệ còn nhanh nhẹn, khỏe mạnh và can đảm nữa.

Căn cứ như trên, chúng ta có thể thấy rằng Nguyễn Huệ có một thanh âm, một vẻ mặt, đôi mắt làm cho mọi người phải kính trọng. Sở dĩ người cung nhân của nhà Lê cho rằng Nguyễn Huệ có vẻ mặt hung dữ làm cho mọi người phải khiếp sợ vì người cung nhân ấy tuy không phải là kẻ thù, nhưng đã phục vụ những kẻ thù bại trận, vốn đã khiếp đảm về các việc làm của Nguyễn Huệ.

Lẽ đương nhiên là vẻ mặt Nguyễn Huệ có cái gì khiến cho người ta phải sợ thật, nhưng đó chỉ là đối với kẻ thù của ông mà thôi. Còn đối với bạn bè, đối với nhân dân, vẻ mặt của ông chỉ gây ra cái gì làm cho người ta phải tin phục. Chứng cớ là Giáo Hiến chỉ thấy “Nguyễn Huệ nhanh nhẹn, khỏe mạnh, can đảm, mắt như chớp sáng, tiếng như chuông vang” và biết ngay Nguyễn Huệ “là một thanh niên lỗi lạc có tương lai phi thường”.

Sử sách cũ nói Nguyễn Huệ nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Điều này, chúng ta có thể tin là đúng sự thật. Với phương tiện giao thông vận tải hồi thế kỉ XVIII, Nguyễn Huệ đã mang quân tiến vào Nam đánh quân chúa Nguyễn năm lần, mang quân ra Bắc ba lần. Không nhanh nhẹn cả về cách đi lại lẫn phép hành quân và không khỏe mạnh thì không thể đi Nam về Bắc luôn luôn và nhanh chóng như vậy. Sự đi lại của Nguyễn Huệ nhanh chóng nổi tiếng trong lịch sử. Người cung nhân của vua Lê đã phải than: “Xem hắn (Nguyễn Huệ) ra Bắc vào Nam, ẩn hiện như quỷ thần, không ai có thể lường biết”.

Nguyễn Huệ là một người rất can đảm. Để động viên tướng sĩ, mỗi khi ra trận, Nguyễn Huệ thường đi đầu. Sáng ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789), trong trận Ngọc Hồi, ông đã thân chinh đốc chiến. Sự can đảm của ông làm nức lòng tướng sĩ, khiến cho tướng sĩ hăng hái, ồ ạt tiến vào diệt quân Thanh ở Ngọc Hồi.

Trong cuộc sống và đấu tranh, Quang Trung - Nguyễn Huệ biểu thị nhiều phong cách, cá tính độc đáo.

Nguyễn Huệ rất ham học, học thầy, học trong cuộc sống và thực tiễn đấu tranh. Trong một bức thư gửi Nguyễn Thiếp, ông nói: “Quả đức học ở một sự nghe trông”. Ngô Thì Nhậm là người cộng tác gần gũi của Nguyễn Huệ đã nhận xét: “Quang Trung là người vốn tính ham học, dẫu trong can qua bận rộn cũng không quên giảng đạo lí. Ngày thường thì nghị luận, ý tứ rành mạch, khai mở được nhiều điều mà sách vở ngày xưa chưa từng biết”. Nhờ tinh thần ham học đó, Nguyễn Huệ đã trau dồi một nhận thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực và đạt đến một trình độ văn hóa khá cao.

Trong đấu tranh, Nguyễn Huệ là người cương nghị và quyết đoán nhưng trong cuộc sống và quan hệ bình thường lại rất vui tính, thích hài hước. Ông mê hát tuồng, hát trống quân và thích lối nói vần vè của dân gian.

Có một lần, vua Càn Long nhà Thanh gửi thư sang xin Quang Trung một đôi voi chiến. Tương truyền Quang Trung đã phê vào thư: "Thằng Kiền Long nó xin một đôi voi, chọn con nào cụt vòi cho nó một con".

Đối với kẻ thù của dân tộc, Quang Trung đấu tranh kiên quyết, không khoan nhượng, nhưng mỗi khi kẻ thù đã đầu hàng hoặc bị bắt làm tù binh thì lại được Quang Trung đối xử khoan dung, độ lượng.

Quang Trung Nguyễn Huệ là một anh hùng bách chiến bách thắng, một người táo bạo, quyết đoán nhưng cũng rất nhân ái, độ lượng, biểu thị ý chí và mơ ước lớn nhất của dân tộc ta là được sống trong độc lập, thanh bình, trong quan hệ hòa hiếu với lân bang.

Con người và sự nghiệp Quang Trung Nguyễn Huệ kết tinh và biểu thị tư tưởng, tình cảm, trí tuệ của nhân dân, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Sự nghiệp Quang Trung Nguyễn Huệ là một bản anh hùng ca của thế kỉ áo vải cờ đào, một thời đầy biến động và bão táp của đất nước. Sự nghiệp ấy cùng với con người ấy sống mãi trong lịch sử quang vinh của dân tộc và trong tình cảm, kí ức bất diệt của nhân dân.

14 tháng 3 2022

Nguyễn Huệ-Quang Trung đã có công lao to lớn trong việc góp phần gây dựng đất nước, đứng lên kháng chiến chống giặc xâm lược và bảo vệ chủ quyền tổ quốc

Ông được coi là anh hùng của dân tộc

14 tháng 3 2022

Vai trò của Nguyễn Huệ- Quang Trung :

`-` Có công lớn trong việc lật đổ Trịnh - Nguyễn

`-` Thống nhất đất nước

`-` Tiêu diệt quân Thanh - Xiêm

`-` Lập nên vương triều Tây Sơn

`-` Là nhà lãnh đạo xuất sắc của dân tộc.