K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
1 tháng 4 2019

- Người Cha mái tóc bạc/ Đốt lửa cho anh nằm: Câu thơ thể hiện hành động quan tâm, ân cần của Bác dành cho những người chiến sĩ.

- Bóng Bác cao lồng lộng/ Ấm hơn ngọn lửa hồng: Câu thơ, hình ảnh ngọn lửa hiện lên qua phép so sánh thể hiện tình cảm, sự ấm áp của Bác. Câu thơ cũng thể hiện niềm biết ơn, sự kính trọng của anh đội viên trước tình cảm lớn lao, vĩ đại của Bác.

- Anh đội viên nhìn Bác/ Bác nhìn ngọn lửa hồng: Hình ảnh ngọn lửa là hình ảnh thực, thắp sáng và sưởi ấm đêm rừng mưa rét. Bác nhìn ngọn lửa hồng cũng thể hiện sự trầm ngâm suy tư, nỗi lòng của Bác lo cho nước cho dân.

1 tháng 4 2019

còn câu Lặng yên bên bếp lửa thì sao ?

17 tháng 3 2019

a) “Lặng yên bên bếp lửa”

    “Đốt lửa cho anh nằm”

    ''Ấm hơn ngọn lửa hồng”

    “Bác nhìn ngọn lửa hồng”

b) Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, bên cạnh hình tượng về Bác Hồ với tình yêu thương bao la dành cho đồng bào và chiến sĩ thì không thể không nhắc tới hình tượng ngọn lửa. Có thể nói đây là một “nhân vật” quan trọng làm nên sự sinh động và mang những ý nghĩa sâu xa trong bài thơ.

Trong bài thơ, hình ảnh ngọn lửa mang rất nhiều ý nghĩa, ở mỗi câu thơ, mỗi thời điểm được nhắc đến, ngọn lửa lại mang những nghĩa tượng trưng khác nhau. Tuy nhiên có duy nhất một nghĩa thực, đó chính là một hình ảnh ngọn lửa thực, ngọn lửa do chính tay Bác Hồ đốt lên, đang cháy và sưởi ấm giữa khu rừng trong đêm đông giá lạnh.

“Lặng yên bên bếp lửa”

Ánh lửa bập bùng ấy chính là hơi ấm xua tan đi cái rét, cái lạnh, sự mệt mỏi sau một ngày dài chiến đấu, Bác – một vị lãnh tụ cao cả vì thương các chiến sĩ đã đốt lên ngọn lửa ấy.

“Đốt lửa cho anh nằm”

Bác không nằm, cũng không ngủ mà là đang ngồi đốt lửa, đốt lửa cho những người con chiến sĩ của mình, hình ảnh ngọn lửa được đốt lên là biểu hiện của sự quan tâm, ân cần và tình thương của Bác dành cho bộ đội. Chẳng còn khoảng cách nào giữa một vị lãnh tụ đứng đầu đất nước với những người chiến sĩ, ngọn lửa đã xóa đi khoảng cách đó, thể hiện cho sự gắn bó giữa người lãnh đạo với nhân dân, bộ đội.

“Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng”

 Hình ảnh ngọn lửa đã soi sáng bóng dáng, chân dung của Bác – chân dung của vị lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của dân tộc Việt Nam với những vẻ đẹp gần gũi, bình dị. Không chỉ soi rõ chân dung, ánh sáng của ngọn lửa còn soi tỏ tấm lòng cao cả của Bác với đồng bào và với nhân dân. Bác cả một đời vì nước vì dân mà cống hiến, quên đi bản thân mình, suốt một đời chỉ vì mục tiêu giành lại độc lập tự do cho nước nhà. Ngọn lửa trong đêm đông ấy đã cho anh đội viên thấy rõ từng nét mặt, tâm trạng, cử chỉ và hành động của Bác, Bác trầm ngâm nghĩ ngợi về việc nước, Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ, nhón chân nhẹ nhàng để không ai bị thức giấc. Hình ảnh Bác hiện lên qua ngọn lửa thật thiêng liêng và chính sự quan tâm ân cần của Bác là ngọn lửa ấm áp nhất, ấm hơn bội phần so với ngọn lửa hồng ngoài kia. Hình ảnh ngọn lửa được so sánh với Bác càng tô đậm sự lớn lao, vĩ đại đang bao trùm không gian, và sánh ngang trời đất của Bác, tình yêu thương của Bác dành cho dân và quân mạnh mẽ và ấm áp hơn bất kì ngọn lửa nào.

“Bác nhìn ngọn lửa hồng”

Hình ảnh ngọn lửa ở cuối bài thơ mang ý nghĩa về hi vọng và niềm tin vào cuộc kháng chiến của quân và dân ta nhất định sẽ thắng lợi.

Có thể nói, hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” là một hình ảnh đẹp và là điểm sáng trong nghệ thuật của bài thơ. Bác Hồ không chỉ đem lại một ngọn lửa để sưởi ấm cái lạnh bên ngoài mà chính Bác là một ngọn lửa sưởi ấm tinh thần, tâm hồn những người chiến sĩ.

10 tháng 3 2018

a)Lặng yên bên bếp lửa

Đốt lửa cho anh nằm

Ấm hơn ngọn lửa hồng

Bác nhìn ngọn lửa hồng

b)Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốtlên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh.1 điểm+ Hình ảnh ngọn lửa xuất hiện ở cả phần đầu và cuối bài thơ mangnhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác - vị lãnh tụkính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị …1 điểm+ Hình ảnh ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhândân, như tình cảm của người cha dành cho những đứa con yêu (Báckhông ngủ, đốt lửa sưởi ấm cho các anh, đi dém chăn cho từng ngườivới bước chân nhẹ nhàng, trầm ngâm lo nghĩ, ...). Nhờ thế, hình ảnh Bác thật gần gũi.

Chúc học tốt!

10 tháng 3 2018

a) Ghi ra những câu thơ có hình ảnh ngọn lửa.        

Bạn ghi đủ 4 câu thơ có hình ảnh ngọn lửa : 

                        Lặng yên bên bếp lửa          (1)

Đốt lửa cho anh nằm           (2)

                        Ấm hơn ngọn lửa hồng        (3)

Bác nhìn ngọn lửa hồng      (4)

Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ. (2,0 điểm)

+ Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh.                   

+ Hình ảnh ngọn lửa xuất hiện ở cả phần đầu và cuối bài thơ mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị

+ Hình ảnh ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhân dân, như tình cảm của người cha dành cho những đứa con yêu (Bác không ngủ, đốt lửa sưởi ấm cho các anh, đi dém chăn cho từng người với bước chân nhẹ nhàng, trầm ngâm lo nghĩ,...). Nhờ thế, hình ảnh Bác hiện ra thật thiêng liêng mà cũng thật gần gũi.

+ Nhà thơ còn dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

.

Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ. (2,0 điểm)

+ Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh.                   

+ Hình ảnh ngọn lửa xuất hiện ở cả phần đầu và cuối bài thơ mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị

+ Hình ảnh ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhân dân, như tình cảm của người cha dành cho những đứa con yêu (Bác không ngủ, đốt lửa sưởi ấm cho các anh, đi dém chăn cho từng người với bước chân nhẹ nhàng, trầm ngâm lo nghĩ,...). Nhờ thế, hình ảnh Bác hiện ra thật thiêng liêng mà cũng thật gần gũi.

+ Nhà thơ còn dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

b) Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ.

+ Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh

+ Hình ảnh ngọn lửa xuất hiện ở cả phần đầu và cuối bài thơ mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị

+ Hình ảnh ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhân dân, như tình cảm của người cha dành cho những đứa con yêu (Bác không ngủ, đốt lửa sưởi ấm cho các anh, đi dém chăn cho từng người với bước chân nhẹ nhàng, trầm ngâm lo nghĩ,...). Nhờ thế, hình ảnh Bác hiện ra thật thiêng liêng mà cũng thật gần gũi.

+ Nhà thơ còn dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh:

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

Hình ảnh “ngọn lửa” ở đây lại gợi tả được sự lớn lao bao trùm cả không gian, ngang tầm trời đất, tôn vinh sự vĩ đại của Bác và ngợi ca tình yêu thương Người dành cho các chiến sĩ ấm áp, mạnh mẽ hơn “ngọn lửa hồng”.

31 tháng 3 2021

Nghi laijnhuwngx?

31 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

"Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm”

“Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng”

“ Anh đội viên nhìn Bác

Bác nhìn ngọn lửa hồng”      

Ánh lửa trong lều sưởi ấm các chiến sĩ trong đêm lạnh. Ánh lửa trong lòng Bác làm ấm lòng các chiến sĩ – Bác Hồ là một ngọn lửa, vừa gần gũi, vừa vĩ đại, một nguồn tình cảm ấp áp của toàn dân, toàn quân ta trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn.

28 tháng 1 2022

Câu 4

Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ

28 tháng 1 2022

Câu 1

Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc kháng chiến của nhân dân ta. ... Vô cùng xúc động trước tình cảm, hành động của Bác, Minh Huệ đã sáng tác ngay bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Câu 2

Lẩn thức giấc thứ hai không được kể bởi vì Ịần này đã tiếp liên với lần thứ nhất trong một trạng thái nửa thức, nửa ngủ "Anh đội viên mơ màng - như nằm trong giác mộng". Ta có thể xem như lần thức giấc thứ nhất và lần thức giác thứ hai mơ màng đó chỉ là một.

Câu 3

Đoạn thơ cuối khẳng định một chân lí đơn giản mà lớn lao: Bác không ngủ vì một lí do bình thường, dễ hiểu: Bác là Hồ Chí Minh. Nói đến Bác là nói đến tình thương và trách nhiệm rộng lớn, cao cả. Yêu nước, thương dân là đạo đức thuộc bản chất của Bác Hồ.

Đêm không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công là lẽ thường tình, vì Bác là Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống nâng niu tất cả chỉ quên mình của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu và kính phục.

Đêm nay Bác không ngủ là một trong những bài thơ thành công về đề tài lãnh tụ. Thông qua sự việc bình thường, với lối diễn dạt giản dị, trong sáng, những chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, tác giả giúp cho người đọc thấy được sự gắn bó chặt chẽ giữa Bác Hồ và đồng bào, chiến sĩ – đồng thời làm sáng tỏ phẩm chất cao đẹp của Người.

Suốt một đời Bác có ngủ yên đâu (Hải Như). Trước lúc ra đi, Bác còn để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toàn dân. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác kính yêu.