K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tự sáng tác á bạn khó lắm

Thơ 5 chữ hay về mưa 1: Mưa Đêm
 



Đêm qua mùa trở gió
Hạt mưa buồn ghé sang
Ướt hàng cây, ngọn cỏ
Ôi nàng mưa đa mang
Tôi ngồi bên khói thuốc
Cõng đêm dài trên vai
Mưa rơi vào ô cửa
Nhạt nhòa bóng hình ai
Bao lâu rồi mưa nhỉ
Ngày người xa nơi ta?
Mưa buồn rơi thủ thỉ
Chỉ mới ngày hôm qua…
Ngày hôm qua? Ôi thôi
Ngày người xa nơi tôi
Ba mùa thu thay lá
Ngày nhân tình chia đôi
Tôi vẫn tìm vẫn đợi
Hỡi nàng mưa khuya ơi?
Mây trời cao vời vợi
Người tôi yêu nơi đâu?
Tôi bước trên lối khói
Người lạc giữa đường mây?
Lời yêu thương chưa nói
Đã xa rời vòng tay?
Tôi chờ trên lối tuyết
Người hát giữa đường trăng?
Một đời tôi tìm kiếm
Người ơi! Nghe hay chăng!?…

 

Thơ 5 chữ hay về mẹ 2: Mẹ!

 

Từ ngày con thơ bé
Đến bây giờ lớn khôn
Tiếng ru hời khe khẽ
Vẫn thấm đượm trong hồn
Qua những ngàynắngcháy
Chân mẹ đã khô cằn
Mùa lũ về nước chảy
Mẹ dãi dầu vai xương
Này dáng mẹ thon thon
Này bàn tay nhỏ nhắn
Ủa đâu rồi mẹ nhỉ?
Sao nhiều quá nếp nhăn?
Một đời mẹ trở trăn
Lo những ngày con ốm
Mẹ trăm bề thấp thỏm
Cho con giấc ngủ lành
Mẹ cắt bớt tuổi xanh
Bao nhiêu mẹ cũng đành
Người hanh hao gầy guộc
Con biền biệt trời xa
Mẹ ơi tháng năm qua
Con bây giờ đã lớn
Mười mấy năm xa nhà
Nhớ mẹ! Lòng đau đớn!
Con cứ hẹn xuân về
Sẽ thăm lại vườn quê
Mà bao mùa mai nở
Vẫn riêng mình thỏa thuê!

 

Thơ 5 chữ hay về tình bạn 3: Đâu Rồi Cố Nhân?

 

Bạn hỡi! Ta về đâu?
Khi xa buổi ban đầu
Mái trường xưa lặng lẽ
Áo bạc màu đã lâu
Từng mùa phượng đơm hoa
Mùa áo trắng nhạt nhòa
Mưa chiều phôi phai xóa
Dấu chân người in qua
Dòng đời trôi lặng lẽ
Thời gian khẽ đong đưa
Đời dạt trôi tám hướng
Biết nói sao cho vừa?
Tôi vẫn nhớ những chiều
Kể về chuyện tình yêu
Thời ngây ngô xa vắng
Rượu sưởi nồngánh trăng
Hay những lúc lặng thinh
Chẳng ai nói một lời
Nghĩ suy về hoài bão
Những gian khổ cuộc đời
Chiều nay rơi mưa bụi
Phượng trải hồng gót chân
Chạnh lòng, tôi chợt tủi
Ôi đâu rồi cố nhân?

 

Thơ 5 chữ hay về mái trường 4: Thăm Lại Trường Xưa

 

Em ghé về trường cũ
Mang chút nắng hanh vàng
Ngó ngàng bên cửa lớp
Hồi ức nào lang thang
Mây buồn trôi đi hoang
Phượng xanh rờn ủ rũ
Đưa em vào giấc ngủ
Một thời em mộng mơ
Áo trắng đó anh ơi
Em giấu vào trong mắt
Mảnhthơ tìnhgóp nhặt
Anh trao tiếng yêu đầu
Thuở ấy biết gì đâu
Cứ ngỡ mình con nhỏ
Lời yêu vừa bỏ ngỏ
Em chôn vào mai sau
Giờ em ghé về đây
Gốc cây xưa vẫn thế
Hàng ghế đá bâng khuâng
Đợi chờ người không đến
Giờ em đã biết yêu
Người tình xưa tình cũ
Em chua xót tình đầu
Người khóc thương tình cuối
Giá như ngày xưa ấy
Viết tình buổi ban sơ
Thì bây giờ có lẽ
Không lạc vào trời thơ!

 

Thơ 5 chữ hay về tình yêu 5: Thao Thức

 

Đêm mưa căn gác nhỏ
Em một mình bơ vơ
Phương trời anh có biết
Em nát cả hồn thơ
Trong em trờimùa Hạ
Nhớ anh chợt sang thu
Heo may thêm lạnh buốt
Trăn trở sầu ưu tư
Em võ vàng thao thức
Anh mơ màng giấc say
Đêm nay trời trở gió
Ai ru mình đêm nay

 

Thơ 5 chữ hay về nỗi buồn 6: Trở Gió

 

Chiều nay trời trở gió
Heo may lạnh cuối mùa
Bên hiên ngoài lá đổ
Đông ơi ! Về hay chưa
Ta nhặt chiếc lá rơi
Dõi mắt phía chân trời
Nắng chiều ươm rất nhẹ
Mây trắng bồng bềnh trôi
Thu chín vàng màu nắng
Tình vẫn còn xa xôi
Phố chiều xôn xao lạ
Ta mảnh đời đơn côi

 

Thơ 5 chữ hay về tình yêu 7: Còn Nhau Trong Đời

 

Em thả vào tim anh
Chút mong manh… sợi nhớ
Anh trả vào mắt em
Những long lanh… giọt buồn
Sợi nhớ và giọt buồn
Hai nỗi sầu nhân thế
Vàng thu mùa tình yêu
Mình quên đi anh nhé
Mai dẫu đời dâu bể
Em vẫn không buồn đâu
Vì tin rằng mình sẽ …
Chẳng bao giờ mất nhau

 

Thơ 5 chữ hay về mùa thu 8: Phố Chiều Thu

 

Thu về nghe trống vắng
Lang thang xuống phố đông
Nắng vàng ươm nhè nhẹ
Heo may se cõi lòng
Phố vui người tấp nập
Dập dìu đôi từng đôi
Chiều ơi rơi chầm chậm
Bay về phía mù khơi
Lối xưa người im vắng
Chỉ mình ta lẻ loi
Nâng chén sầu uống cạn
Lệ lòng ơi đừng rơi
Vui buồn nơi cõi tạm
Phù du kiếp mỏng manh
Buông tay đời còn lại
Những gì… em và anh
Xa cho tình thật gần
Tình gần lại hóa xa
Dòng đời luôn hối hả
Theo thời gian phôi pha
Lang thang chiều xuống phố
Mỏi gối buồn vu vơ
Công viên sầu quạnh quẽ
Chỉ còn em và… thơ

 

Thơ 5 chữ hay về nỗi buồn 9: Bâng Khuâng Chiều

 

Chiều hanh hao chợt tối
Trời nhỏ giọt mưa sa
Ngày qua đi vội vã
Đêm về ta với ta
Tóc xanh giờ nhạt màu
Suy tư hằn trán sâu
Kiếp người ! ôi ngắn ngủi
Biết ra sao ngày sau
Năm xưa ta gặp nhau
Môi em thắm hoa đào
Tócanh thơm mùi cỏ
Tình đẹp như trăng sao
Thời gian không ngừng lại
Người thương – ngày thêm xa
Qua dần lời ước hẹn
Đôi mình giọt lệ sa
Thôi anh ! Tình nhạt nhòa
Đời còn nhiều phong ba
Tìm vui trong kỷ niệm
Để ta còn nhìn ta

 

Thơ 5 chữ hay về tình yêu 10: Bài Thơ Đầu Tiên


 

Anh âu yếm tặng em
Những bài thơ nho nhỏ
Kỷ niệm ngày mới quen
Chiều tàn Thu lá đổ
Bên đèn đọc thơ anh
Đơn sơ lời mộc mạc
Nỗi lòng kẻ nhớ quê
Em nghe buồn man mác
“Mười năm thân du tử
Lạc lõng chốn quê người”
Ôm nỗi sầu viễn xứ
Giữa dòng đời ngược xuôi
*Mắt người không bóng núi
Sao dâubiểnchập chùng *
Em nửa đời tĩnh lặng
San sẻ nỗi riêng chung
Mai về trong nắng ấm
Xin nhớ mùa hanh hao
Hoa tình yêu nở thắm
Dưới bóng chiều xôn xao

 

Thơ 5 chữ hay về mưa 11: CƠN MƯA NÀO TÔI YÊU
 



Cơn mưa nào tôi yêu
Hắt hiu ngàn nỗi nhớ
Có giọt nào trăn trở
Thay lời lòng người xa


Cơn mưa nào đi qua
Xóa vết sầu trên cát
Con sóng nào dào dạt
Chưa hát trọn lời say


Cơn mưa nào thương ai
Giọt dài trao mong đợi
Lời yêu nào nhắn gởi
Dịu vợi những màu mây


Cơn mưa nào qua đây
Xin ngày mai trở lại
Để ta còn nhớ mãi
Một ngày đón mưa bay.

 

Thơ 5 chữ hay về mưa 12: Mưa
 



Cơn mưa chiều bất chợt
Hạt rơi rớt đan hoài
Lòng mong nhớ thương ai
Mưa ướt nhòe khóe mắt


Gió từng cơn se sắt
Dạo trên những tàn cây
Gió níu nhẹ vầng mây
Kéo trời cao xuống thấp


Mưa rơi hoài không dứt
Chỉ em với mưa thôi
Bước lặng thầm đơn côi
Chiều không anh phố vắng


Hạt bên hiên lẳng lặng
Bâng khuâng nỗi mong chờ
Buồn lòng viết vần thơ
Gửi mưa chiều nỗi nhớ!

 

Thơ 5 chữ hay về mưa 13: TIẾNG LÒNG ĐÊM MƯA
 



Đêm nay mưa rơi rơi
Vọng vào tim thầm thì
Gió réo rắt ầm ì
Cánh hoa rơi than thở


Giọt nước đang bung vỡ
Khe khẽ rớt trên tay
Giọt nào như đang say
Rơi chín hồn ngập ngừng


Níu mong manh thôi đừng
Vụt bay vào ký ức
Chìm sâu như đánh thức
Ta đã quên muộn phiền


Mưa đang rơi ngoài hiên
Tình đầy đêm vỗ giấc
Mưa buông rơi tiếng nấc
Ta giật mình mưa qua


Gió mang tình đi xa
Dệt vần thơ thương nhớ
Tiếng lòng ai bỡ ngỡ
Như giọt mưa bung rơi.

 

Thơ 5 chữ hay về mưa 14: CHIỀU MƯA RƠI TRÊN PHỐ
 



Chiều mưa giăng trên phố
Quên cuộc đời cằn khô
Qua bao cơn giông tố
Bên dòng thác mộng mơ


Chiều mưa nay ngẩn ngơ
Một mình trong quán đợi
Người xưa nay đâu rồi
Để lòng ta dịu vợi


Chiều mưa nào còn rơi
Che dùm ai ướt áo
Trên con đường giông bão
Mình còn mãi bên nhau


Chiều mưa nào lao xao
Ru lòng bao nỗi nhớ
Sao người vẫn thờ ơ
Cho ta đời mãi nợ


Chiều mưa rơi than thở
Mong nhớ với đợi chờ
Đời thực hay là mơ
Người ơi sao dang dở.

 

Thơ 5 chữ hay về mưa 15: CHIỀU NAY MƯA TRÊN PHỐ
 



Chiều nay mưa trên phố
Thoáng bóng người bên ai
Tay trong tay vui cười
Lòng ai buồn rười rượi...


Chiều nay vui pháo cưới
Nhìn người ta ngây say
Thôi một mùa lá bay
Ta dặm dài nỗi nhớ...


Chiều nay mưa như vỡ
Bong bóng chẳng còn chờ
Thương một mối tình thơ
Tan trong chiều duyên nợ...


Chiều nay ai than thở
Một mình buồn vu vơ
Còn chi để mộng mơ
Người về từ thuở ấy...


Chiều nay con sóng dậy
Bão giăng đầy trong anh
Thương cuộc tình mong manh
Trôi theo đời mây gió...

 

Thơ 5 chữ hay về mưa 16: MƯA HỒNG
 



Mưa nào còn rơi rơi
Trôi bao mùa phượng đợi
Tiếng ve còn nhắn gửi
Người ơi nơi phương nào…


Mưa trên tầng cao cao
Sao lòng ta với tới
Tìm cho em khung trời
Có tiếng yêu vời vợi


Mưa gieo lời yêu vội
Hồng cả trời mộng mơ
Tím ngọt ngào vần thơ
Cho ai ngày mong nhớ


Mưa se câu duyên nợ
Pháo hồng chờ đón ai
Thỏa mong đợi ngày dài
Mưa đời yêu mưa mãi….

 

Thơ 5 chữ hay về mưa 17: CƠN MƯA CHIỀU KHÔNG ANH
 



Mưa rơi chiều anh ơi!
Sao chẳng chờ chẳng đợi
Cho em buồn lắm nỗi
Một tâm tình chưa vơi


Mưa rơi chiều anh ơi!
Mình em thôi ướt áo
Ai che đời giông bão
Cho ngày buồn qua mau


Lòng anh có xuyến xao
Có khi nào anh nhớ
Cơn mưa chiều phố nhỏ
Có người em hôm nào


Cơn mưa sầu lao đao
Thương em màu mây xám
Bầu trời thêm ảm đạm
Lòng em tràn mưa rơi!

 

Thơ 5 chữ hay về mưa 18: TỘI LỖI
 



Lần ai có niềm vui
Là mỗi lần ta tủi
Cuối tuần về lầm lũi
Mưa cứ đổ sụt sùi.


Ngày cuối tuần cút côi
Người ta dường như vội
Sợ phiền toái nên thôi
Đặt niềm tin cho dỗi.


Mưa cuối tuần vẫn xối
Ta trống vắng đơn côi
Ngẫm chuyện cũng qua rồi
Mai buồn rồi xin lỗi


Chiều cuối tuần thấy tội
Mình lặng bước xa xôi
Mưa có hiểu tim tôi
Người quên rồi "tội lỗi"!

 

Thơ 5 chữ hay về mưa 19: MƯA TÌNH YÊU
 



Cơn mưa nào trên phố
Hắt giọt nhớ liêu xiêu
Rớt trong chiều loang vỡ
Ôi nức nở bao điều


Phải mưa yêu không đấy
Mà cứ thấy chênh chao
Lúc rào rào ngập rẫy
Lúc phe phẩy mặt ao


Mưa theo vào đồng ruộng
Thăm những luống rau nhà
Ngó vườn hoa nở muộn
Cùng gió cuộn bài ca


Điệu ngân nga tình tứ
Lời hát cũ mê say
Yêu thương đầy quyến rũ
Mưa gió ủ nồng cay.

 

Thơ 5 chữ hay về mưa 20: CƠN MƯA CHIỀU
 



Hạt mưa nào lẳng lặng
Vừa rơi rớt bên thềm
Mưa cho lòng nhớ thêm
Những ngày anh xa vắng


Mưa trong chiều loang nắng
Có phải mưa bóng mây
Gió vừa mới qua đây
Mang theo chiều dịu vợi


Cơn mưa chiều em đợi
Xao xác lá ven đường
Hạt đong đếm nhớ thương
Cho đôi mình gần lại


Mưa như chừng khắc khoải
Trút vào tím chiều phai
Mưa mong chờ nhớ ai
Mà rơi hoài không dứt.

 

Thơ 5 chữ hay về mẹ 21: Mẹ Là Thần Tình Yêu


 

Mẹ là thần tình yêu
Trao cho con hạnh phúc
Mẹ là những cánh hoa
Nở ro trên đường con
Mẹ luôn là điểm tựa
Suốt cuộc đời của con

 

Thơ 5 chữ hay về mẹ 22: Mẹ Là Của Con


 

Mẹ là những cánh hoa
Cho con bao hạnh phúc
Mẹ là những vần thơ
Ru con tháng năm dài
Trên đường con bước tới
Mẹ là ánh sao đêm
Những lúc lòng buồn thêm
Mẹ luôn là điểm tựa

 

Thơ 5 chữ hay về mẹ 23: Nhớ Mẹ 

 

Lâu lâu về thăm mẹ
Con chỉ muốn nằm nghe
Bắt mẹ kể lúc trẻ
Mẹ nuôi hai đứa bé
Đứa thì nằm trên võng
Đứa lon ton lóng ngóng
Mẹ lom khom bữa nóng
Cho con ăn lớn chóng
Lúc con học ê a
Sai , mẹ chẳng rầy la
Măt mẹ buồn hiền hoà
Con cũng chợt nhận ra
Khi con đi hoc xa
Lúc được nghỉ về nhà
Mong con bằng người ta
Vét sạch túi dốc ra
Mẹ ko quản mưa nắng
Chợ gần , xa cố gắng
Gom nhặt từng đêm trắng
Cho con chạm ước mơ
Con thương mẹ lắm luôn
Nhớ những buổi chiều buồn
Lôi cánh tay gầy guộc
Gối chui tuột vào lòng
Thương mẹ quá mẹ ôi !
Lòng quặn đau rã rời …..
Nhớ mẹ quá …! Mẹ ôi….!
Con nhớ mẹ … Không nguôi

 

Thơ 5 chữ hay về mẹ 24: Sống Bên Mẹ


 

Mẹ là nữ thần oa
Cho con một điều ước
Để con được ra đời
Được sống bên mẹ mãi
Mẹ chịu nhiều đau khổ
Để nuôi con khôn lớn
Mẹ chịu nhiều đau đớn
Chỉ đễ bảo vệ con

 

Thơ 5 chữ hay về mẹ 25: Nhớ Mãi Dáng Mẹ


 

Nhớ dáng mẹ trưa hè
Trên cánh đồng quê xưa
Ôi dáng mẹ ngày xưa
Trọn đời con nhớ mãi
Dáng hình mẹ thân yêu
Dẫu đi đâu cũng nhớ
Về dáng mẹ ngày xưa
Và chẳng bao giờ quên
Bóng dáng mẹ ngày nào

 

Thơ 5 chữ hay về mái trường 26: 
 



Trường em cạnh dòng sông
có đồng xanh bát ngát
và cây đa xanh mát
cho chúng em nô đuà


trường em lợp ngói đỏ
và tường quét vôi vàng
chung quanh bờ dậu cao
trường tiểu học làng quê


mỗi ngày em đi học
trên con đê đầu làng
em nhìn thấy xa xa..
dáng ngôi trường thân yêu
như dáng của mẹ hiền


thời gian đã bao năm
nơi quê người xuôi ngược
lòng em mãi ko quên
tiếng trống trường tan học​

 

Thơ 5 chữ hay về môi trường 27:
 



Môi trường rất ô nhiễm
Rác đầy cả đường phố
Có khi nghẹt cả ống
Làm nước không thoát được.


Quang cảnh thành phố ta
Nhìn như một đống rác
Khách đi chơi,tham quan
Phải chịu mùi hôi thối.


Xe là một hung thần
Nhả khói giết bầu trời
Nhà máy thải nước ra
Làm sông bị ô nhiễm.


Làm seo hết ô nhiễm
Ta phải làm một việc
Giữ môi trường sạch sẽ
Khong xả rác bừa bãi.

 

Thơ 5 chữ hay về môi trường 28:
 



Mặt nước biêng biếc xanh
Mây trời xanh vời vợi
Cỏ cây xanh sắc thắm
Mắt em thơ trong xanh
Màu xanh đẹp đến thế
Hãy gìn giữ nghe em
Bảo vệ cây và lá
Đừng tàn phá màu xanh
Đừng vứt bừa rác thâi
Trân trong mẹ thiên nhiên
Cho nơi này xanh mãi
Xanh bình yên mênh mông.

 

Thơ 5 chữ hay về môi trường 29: 
 



Môi trường rất ô nhiễm
Rác đầy cả đường phố
Có khi nghẹt cả ống
Làm nước không thoát được.


Quang cảnh thành phố ta
Nhìn như một đống rác
Khách đi chơi,tham quan
Phải chịu mùi hôi thối.


Xe là một hung thần
Nhả khói giết bầu trời
Nhà máy thải nước ra
Làm sông bị ô nhiễm.


Làm seo hết ô nhiễm
Ta phải làm một việc
Giữ môi trường sạch sẽ
Không xả rác bừa bãi.

 

Thơ 5 chữ hay về môi trường 30:
 



Đường sạch , sông không rác.
Bóng cây che phố mát.
các ông đừng làm ...khác,
Góc tường, cây ...không khát
cho nên đừng có....gàn
Làm càn...dơ nhan nhãn
Phố phường trông....ngao ngán!


Nhà máy nên xử lí
nước thải đúng vị trí
nếu không dân đề nghị
Dọn đi thì cũng kì


Người dân ta cũng vậy
rác gom vào để đấy
sáng ra có người lấy
chứ đừng nên ...như vầy..
ra sông bỏ ...cũng hay
Cóng nghẹt, sông vẫn đục
con người sống chen chút
Nắng lên, mùi kinh khủng
nhiểm bệnh cùng khổ chung
mọi người chớ ung dung
riêng mình, mà dung túng
thói quen nào khg đúng
đổi thay cho đến cùng
để thành phố có chung
Sạch , Xanh đẹp vô cùng!

 

Thơ 5 chữ hay về môi trường 31:
 



Sớ môi trường kính dâng!
Bạch Ngọc Hoàng Thượng Đế
Thương cho cõi trần gian
Xin Ngọc Hoàng Thượng Đế
Nhín chút ít thời gian
Cưỡi ngựa ngắm dương gian
Ôi ! sông, suối, ao, hồ
Có phép thuật nhiệm màu
Màu nước là màu đen
Các loài ốc, tôm, cá
Khóc than nghe thảm thiết
Xin Ngọc Hoàng Thượng Đế
Hãy ban chút tình thương
Cho chúng con ngọn đèn
Xin Ngọc Hoàng Thượng Đế
Xin Địa phủ âm vương
Tha thứ tội chúng con
Hết kiếp xác này rồi
Đổi đầu thai trần gian
Còn ở cõi trần gian
Xin Ngọc Hoàng Thượng Đế
Xin Địa phủ âm vương
Cho họ thay chúng con
Nếu chúng con được về
Ở lại với trần gian
Năm sau con báo cáo
Trong khi chờ xét duyệt
Thay mặt các bạn con
Luôn biết ơn Thượng đế.
Chúng con đồng kính gởi .

 

Thơ 5 chữ hay về quê hương 32:
 



Hai chữ nghe thân thương
Việt Nam tôi yêu dấu
Mảnh đất cánh cò bay
Lịch sử vàng son sáng
Trẻ em cười mỗi sáng
Cụ già ngồi lặng lẽ
Bên phố đông người qua
Mùi phở sức thơm lừng
Tà áo trắng phất phới
Trông mà đẹp rạng ngời
Tôi yêu nhiều điều lắm
Bởi nơi tôi sinh ra
Là Việt Nam yêu dấu

 

Thơ 5 chữ hay về quê hương 33:
 



Tôi mới nghe kể lại
Một câu chuyện đau lòng.
Có thể là chuyện thật,
Cũng có thể là không.


Chuyện kể rằng, lần ấy,
Khi đánh nhau với Tàu,
Quân ta và quân địch
Cách nhau một chiếc cầu.


Bỗng từ trên có lệnh
Một đại đội xung phong
Vượt qua cây cầu ấy,
Sang bờ bên kia sông.


Thế mà lạ, sau đó,
Hai bên đang đánh nhau,
Có lệnh từ trên xuống.
Lần này lệnh phá cầu!


Câu chuyện chỉ có thế.
Một đại đội sang sông,
Rồi phá cầu, theo lệnh...
Nghe mà nhói trong lòng.


Ừ, mà một đại đội
Biên chế bao nhiêu người?
Một trăm, hay năm chục,
Bị đồng đội bỏ rơi?


Có thể là chuyện thật,
Cũng có thể là không.
Sao lòng tôi đau nhói,
Đau nhói mãi trong lòng.


Ai ra cái lệnh ấy,
Lệnh quân ta phá cầu,
Để đồng đội đơn độc
Giữa vòng vây quân Tàu?


Câu chuyện chỉ có thế,
Dù có thật hay không,
Nhưng cả một đại đội
Đã chết bên kia sông.

 

Thơ 5 chữ hay về quê hương 34: 
 



ÔI ! Quê hương thân yêu
Mang bao nhiêu kỉ niệm
Ghé lại về tuổi thơ
Nơi dòng sông xanh biếc
Cánh đồng lúa bao la !
Trải dài theo cơn gió
Bao đứa trẻ chăn trâu
Tiếng sao nghe vi vút
Tiếng uê mẹ gọi về
Yêu lắm quê hương ơi !!

 

Thơ 5 chữ hay về quê hương 35:
 



Ôi quê hương thân yêu
Sinh tôi và nuôi lớn
Làm chỗ dựa cuộc đời
Cho cuộc đời của tôi.


Mãi nhớ, yêu quê hương
Nơi mà tôi khôn lớn
Ôi ! Quê hương yêu dấu
Ở đó, đợi ta về !

 

Thơ 5 chữ hay về quê hương 36:
 



Có 2 từ thân thuộc
Bắt đầu từ chữ v
Rồi cuối là chữ m
Đất nước tôi yêu dấu :
Việt Nam quê hương tôi.


Nơi cánh cò thẳng tắp
Bay lên trên không trung
Nơi có cánh đồng lúa
Rộng mênh mông biết bao.


Đất nước Việt Nam ơi !
Đã qua bao đời nay
Vẫn không hề quên được
Tổ quốc mến yêu này.

 

Thơ 5 chữ hay về thầy cô 37:
 



Viên phấn nào trên tay
Thầy dạy em học chữ
Bụi phấn nào bay bay
Vương tóc thầy trắng xóa


Bao mùa thu đi qua
Thầy xưa nay đã già
Khai trí em thêm sáng
Cho cây đời nở hoa


Từng lời giảng yêu thương
Bao lớp trẻ xa trường
Gói hành trang thêm nặng
Nghĩa tình thầy vấn vương


Mai lớn khôn nên người
Khi nào em quên được?
Công ơn người đi trước
Dìu dắt chúng em theo.

 

Thơ 5 chữ hay về thầy cô 38:



Bao mùa thu đi qua
Gói hành trang thêm nặng
Mái đầu thầy bạc trắng
Hòa trong nắng thời gian
Những vất vả gian nan
Ơn thầy, sao đếm được?
Mênh mông như biển nước
Cao lớn tựa núi non

 

Thơ 5 chữ hay về thầy cô 39:
 



Rời mái trường thân yêu
Bao năm rồi cô nhỉ?
Trong em luôn đọng lại
Lời dạy bảo của cô
Ngày ấy vào mùa thu
Bước chân em rộn rã...
Cô không lời từ giã
Xa trường tự lúc nào
Em ngỡ như chiêm bao
Cô về đâu, chẳng biết?
Vẫn vang lời tha thiết
Từ giọng cô dịu hiền
Thời gian bước triền miên
Cô chưa lần quay lại
Chúng em nhớ cô mãi
Mong thấy cô trở về
Lúc xưa cô vỗ về...
Nay chúng em khôn lớn
Ngày rời trường gần đến
Bao giờ gặp lại cô?!

 

Thơ 5 chữ hay về thầy cô 40:
 



Nụ hoa hồng ngày xưa ấy
Còn rung rinh sắc thắm tươi
20/11 ngày năm ấy
Thầy tôi tuổi vừa đôi mươi
.
Cô tôi mặc áo dài trắng
Tóc xanh cài một nụ hồng
Ngỡ mùa xuân sang quá
Học trò ngơ ngẩn chờ trông...
.
Nụ hoa hồng ngày xưa ấy...
Xuân sang, thầy đã bốn mươi
Mái tóc chuyển màu bụi phấn
Nhành hoa cô có còn cài?
.
Nụ hoa hồng ngày xưa ấy...
Tà áo dài trắng nơi nao,
Thầy cô - những mùa quả ngọt
Em bỗng thành hoa lúc nào.

 

Thơ 5 chữ hay về thầy cô 41: AI CÓ THỂ QUÊN ĐƯỢC TÌNH THẦY
 



Thầy ơi cùng là thầy
Thầy còn nhớ nữa không ,
Truyện ngày ấy xa rồi
Không biết thầy còn nhớ .


những mùa thu năm ấy
thầy dịu dắng chúng em
bước qua nhiều gian nan
thầy vẫn cố gắng lắm !!


thầy ơi cũng là thầy !!!
chỉ biết nghĩ cho em
để sau này thành tài
giúp việc cho tổ quốc


ngày ấy vẫn xa lắm
mà sao thầy vẫ đợi
thầy đã thức suốt đêm
lo cho trang giáo án


để cho em kiến thức
ôi thật tuyệt thầy ơi
bây giờ mà kể lại
thầy có nghe được không


em trở thành người tài
thầy có nghe thấy không
bây giờ mà nói lại
làm sao có thể kể


dù không được gặp thầy
bài thơ này chứng minh
em nhớ dóng chũ ấy
cũng nhớ !NGƯỜI LÁY ĐÒ

 

Thơ 5 chữ hay về thầy cô 42:
 



Viên phấn nào trên tay
Thầy dạy em học chữ
Bụi phấn nào bay bay
Vương tóc thầy trắng xóa


Bao mùa thu đi qua
Thầy xưa nay đã già
Khai trí em thêm sáng
Cho cây đời nở hoa


Từng lời giảng yêu thương
Bao lớp trẻ xa trường
Gói hành trang thêm nặng
Nghĩa tình thầy vấn vương


Mai lớn khôn nên người
Khi nào em quên được?
Công ơn người đi trước
Dìu dắt chúng em theo.


*Về cha mẹ:
Tìm kiếm cả non sông
Ai vất vả bằng cha
Vác nặng cả cuộc đời
Để con được ăn học.


Lặn lội cả biển trời
Ai khổ nhọc bằng mẹ
Mang nặng nổi đau thương
Để con được nên người.

 

Thơ 5 chữ hay về tình bạn 43: 
 



Tình bạn của chúng ta
Tinh tú như đất trời
Tinh khôi và sáng ngời
Không bao giờ bị vơi.

 

Thơ 5 chữ hay về tình bạn 44: 
 



Đi khắp thế gian này
Không gì bằng tình bạn
Tình bạn thật cao cả
Soi sáng cả tấm lòng

 

Thơ 5 chữ hay về tình bạn 45: 
 



Bạn bè là đám mây
Còn tôi là Mặt trời
Đôi bạn bước cùng nhau
Trên còn đường tình bạn
Tình bạn là vô tận
Dễ tìm nhưng dễ mất
Tình bạn mãi tồn tại
Tình bạn luôn sống mãi
Trong trái timcon người
Tình bạn có câu rằng:
Nếu có ai hỏi bạn
Tình bạn giá bao nhiêu
Bạn hãy trả lời rằng
Tình bạn là vô giá.

 

Thơ 5 chữ hay về tình bạn 46: 
 



từ xưa đến bây giờ
trên con đường xóm nhỏ
tình bạn mãi không phai
vẫn đậm đà thắm thiết


từng ngày dắt nhau đi
ta vẫn cười vui vẻ
dù cho có đan nguy
mình vẫn luôn tươi tẻ


tình bạn như ta đây
chẳng bao giờ nhạt phai

 

Thơ 5 chữ hay về tình yêu 47: 
 



Những đoá hồng thắm đỏ
Là mơ ước nơi em
Hai mươi đoá dịu êm
Dải lụa mềm yêu thế...!!!


Em sẽ đợi anh về
Dù mưa giông bão nổi
Dù đêm đen tăm tối
Dù đường vắng hoang sơ


Em sẽ đợi anh về
Dù mắt mờ chân mỏi
Dù đắng cay trăm lối
Dù nắng gội mưa trào


Nhớ anh em ước ao
Thắm mộng đào tình ngọt
Bàn tay anh nắn nót
Nâng đỡ bờ vai thon


Đây ánh mắt xoe tròn
Đây bờ môi nồng thắm
Làn da em mịn lắm
Xin dành trọn, chờ anh.

 

Thơ 5 chữ hay về tình yêu mùa thu 48: ANH CÓ NGHE MÙA THU
 



Anh có nghe mùa thu
Về trên từng góc phố
Lá vàng rưng rưng đổ
Một chút gió hanh hao


Anh có nghe mùa thu
Nhẹ vương từng ánh mắt
Bầu trời thu trong vắt
Xào xạc lá me bay


Mùa thu về anh ơi
Nắng trãi dài con phố
Chân ai còn bỡ ngỡ
Sánh vàng bước thu sang


Mùa thu nào anh ơi
Đôi ta cùng chung lối
Gió heo may vẫy gọi
Từng nhịp bước chân qua


Anh có nghe mùa thu
Mùa thu vàng lá đổ
Trong ta còn bỡ ngỡ
Những ngày mới yêu nhau!

 

Thơ 5 chữ hay về mùa thu 49: TÌNH CA MÙA THU
 



Mùa Thu này có anh
Lòng em chan chứa nắng
Nghe từ trong sâu thẳm
Mầm tình nứt đâm chồi


Niềm vui đến sinh sôi
Mang sắc màu nắng mới
Tin yêu như đang đợi
Vẽ lên mắt môi em


Nắng Thu rót thêm men
Cho nụ tình bung nở
Ánh mắt em mắc cỡ
Nụ hôn nắng trên môi


Tim xao xuyến bồi hồi
Soi yêu thương mắt nắng
Trao anh tình sâu nặng
Trong sắc nắng Thu vàng


Hạnh phúc thật mênh mang
Vòng tay anh ấm áp
Vang từ đâu lời hát
Yêu em mãi cùng Thu

 

Thơ 5 chữ hay về mùa thu 50: KHI THU RỤNG LÁ
 



Thu rụng lá tơi bời
Lòng heo may tàn úa
Gió lùa qua khe cửa
Đánh mất một mùa yêu


Đôi mắt ai đăm chiêu ?
Đốt tro tàn mùa hạ
Thầm gọi tên vội vã
Đời vào giấc chiêm bao


Không nói một lời nào?
Dấu chân thu trên cỏ
Môi em còn ửng đỏ?
Ngập ngừng chân qua mau


Xác ve già xanh xao
Run run màu tàn tạ
Thương thầm thương chiếc lá
Khóc chi đã cúi đầu?


Em như một bóng mây
Ở góc trời phiêu lãng
Gió níu em ngày tháng
Bàng hoàng cõi bình yên


Anh như một cánh chim
Treo tình trên vách đá
Bay qua hết ngày hạ
Ngẩn ngơ nhìn thu qua


Duyên tình đôi chúng ta
Như hai vầng nhật nguyệt
Nhuốm đầy màu nuối tiếc
Khi lá vàng tương tư.
15 tháng 12 2021

Các bạn không làm đề này trong 1h

15 tháng 12 2021

Là sao ạ

15 tháng 5 2020

Mở trang sách lòng đầy rạo rực
Núi sông, đất trời, lịch sử, văn minh
Bao tri thức gói gọn trong tim mình
Nuôi dưỡng tâm hồn rọi sáng ánh bình minh

Lúc mệt mỏi, chán chường, hay thất vọng
Lật trang sách, bạn sẽ thấy yêu đời
Lời chia sẻ, động viên nơi dòng chữ
Sẽ thấy lòng mình đầy nhẹ nhõm, an yên

Những khi vui, hứng khởi không muộn phiền
Lật trang sách, bạn thấy lòng lắng lại
Ôi! Bao mảnh đời ngoài kia đầy ngang trái
Thương cảm, xót xa nhiều hãy mạnh mẽ vượt qua.

Trang sách nhỏ nhưng lớn lao tình ý
Hãy cho sách những tình cảm yêu thương
Trân trọng sách như người thân bè bạn
Trên mọi nẻo đường, tay- cuốn sách mang theo.

5 tháng 11 2021

các bạn giúp mk với, mk đang gấp lắm, huhu

5 tháng 11 2021

undefined

mọi người ơi, đây có phải là đáp án đúng của bài 1 không ạ, nếu đúng thì giúp em viết ra giống như trên với ạ, em nhìn được nhưng 1 số chỗ không rõ lắm, huhu

Bạn tham khảo của google nhé, mk .... đuối ý bạn ạ. Dân chuyên văn mà ý nghĩ bay hết trơn rồi nên nhờ google :

* Hình thang cân :

Tính chất

- Hai cạnh bên bằng nhau

- Hai góc ở đáy bằng nhau

- Hai đường chéo bằng nhau

- Hình thang nội tiếp là hình thang cân.

Dấu hiệu nhận biết :

- Hình thang có hai góc kề một cạnh đấy bằng nhau là hình thang cân, Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.

- Hình thang có hai trục đối xứng của hai đáy trùng nhau là hình thang cân

- Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau ( nếu hai cạnh bên ấy không song song ) là hình thang cân .

8 tháng 8 2018

Mình biết tính chất với dấu hiệu nhận biết của hình thang cân rồi nhưng mình muốn biết thơ ạ

21 tháng 8 2021

O1=O2( vì 2 góc đối đỉnh)

O3 và O4 thì làm theo cách hai góc kề bù

Vd :O1+O3=180 độ (2 góc kề bù)

Suy ra :120 độ +O3=180 độ

Vậy từ đó tính ra đc O3 ,tương tự O4 cũng vậy

 

21 tháng 8 2021

À quên ,sau khi tìm đc O3 thì suy ra O4 lun vì 2 góc đó đối đỉnh nên = nhau 

14 tháng 12 2021

Trong các triều đại phong kiến ở Việt Nam thì triều đại để lại nhiều dấu ấn nhất có lẽ là triều Trần. Không đạt được những thành tựu to lớn về mặt kinh tế, văn hóa mà thời Trần còn lừng lẫy sử sách với chiến thắng của ba lần chống quân Mông -Nguyên. Phải chăng chính những chiến thắng vang dội ấy đã tạo nên một hào khí vô cùng to lớn, mạnh mẽ, chỉ có ở thời Trần mà không phải bất kì một triều đại nào khác của Việt Nam - hào khí Đông A. Chỉ có ở thời Trần, người ta mới cảm được sức mạnh to lớn mà hào hùng vô cùng của hào khí này. Và nó đã nghiễm nhiên trở thành niềm cảm hứng đi vào không ít tác phẩm thơ ca nổi tiếng vào thời ấy, trong đó có tác phẩm thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão.

Nhắc về hào khí Đông A, hẳn không ít người đã từng nghe thấy rất nhiều lần nhưng vẫn luôn băn khoăn tự hỏi, hào khí Đông A là gì? Tại sao nó lại được phát huy mạnh mẽ nhất vào thời nhà Trần? Hào khí Đông A là hào khí của thời Trần, hai chữ Đông và A khi ghép lại trong nguyên văn chữ Hán sẽ tạo nên chữ Trần, vậy nên mới nói, hào khí này là hào khí của nhà Trần, của quân và dân đời Trần. Nó cũng là cái khí thế oai hùng, hào sảng của nhà Trần, khi mà ở thời kì này, chúng ta đã ba lần đánh thắng quân Mông - Nguyên - đội quân hung hãn nhất thế giới thời bấy giờ. Hào khí Đông A cũng chính là cái khí thế đầy nhiệt huyết, hừng hực trong niềm vui chiến thắng kẻ thù, là sự khát khao mang tính thời đại bởi đói ai cũng muốn góp một phần sức lực bảo vệ non sông, xây dựng Tổ quốc mình. Đồng thời, cũng phải nói rằng hào khí Đông A là kết tinh sâu sắc của lòng yêu nước nồng nàn của con người Việt Nam ta thời đó.

Vậy nên, khi viết "Thuật hoài", Phạm Ngũ Lão - người con của thời đại ấy đã mang vào trong những câu thơ của mình cái hào khí Đông A hào hùng đó. Nó vang vọng trong mỗi câu chữ của bài thơ.

Ở ngay những dòng đầu tiên của bài thơ, người đọc cũng có thể cảm thấy ngay cái hào khí Đông A toát ra từ việc miêu tả một người anh hùng, một người dũng sĩ thời Trần. Chắc hẳn, qua hình ảnh ấy, Phạm Ngũ Lão như muốn khẳng định rằng thời đại hào hùng sẽ được tạo nên bởi những con người hào hùng. Và chân dung vị anh hùng, con người hiên ngang ấy đã được ông khắc họa trong bức chân dung giữa không gian kì vĩ:

"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu"

Mới câu thơ đầu tiên thôi mà người đọc chúng ta đã cảm nhận được sự hùng dũng, lẫm liệt, vẻ đẹp của một tráng sĩ mang trong mình hào khí Đông A đang hiên ngang cầm ngang ngọn giáo dài, quyết tâm sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc của mình dù đã qua thu. Trong bản phiên âm, "hoành sóc" có nghĩa là cầm ngang ngọn giáo, thể hiện một khí phách vừa có chút tĩnh tại, an nhiên, nhưng cũng không kém phần hiên ngang, khí phách, đó là tư thế của một người tráng sĩ chuẩn bị ra trận để chiến đấu. Tuy nhiên ở bản dịch thơ, người dịch đã dịch "hoành sóc" thành "múa giáo", đây là một hành động, một tư thế biểu diễn, nghe vừa ngang tàng, lại hơi phô trương. Tuy thế chúng ta đều có thể cảm nhận được hình ảnh của một vị tráng sĩ, tay cầm ngọn giáo dài, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Chúng ta cũng thấy được tư thế của người anh hùng ấy đang được đặt trong một không gian rộng lớn "giang sơn", trong khoảng thời gian dài vô tận "kháp kỉ thu". Cả một không gian thật hùng vĩ được tái hiện lại và in đậm trong đó là hình tượng của người tráng sĩ anh hùng. Không chỉ vậy, "kháp kỉ thu" còn nhấn mạnh sự dẻo dai, tinh thần chiến đấu bất khuất, quyết tâm cống hiến tận lực cho đất nước của một người binh thời Trần. m điệu vang vọng trong câu thơ cũng là một âm điệu khỏe khắn, hào hùng, đúng với cái hào khí Đông A mà Phạm Ngũ Lão đang muốn thể hiện.

Nếu như ở câu thơ đầu tiên, người đọc chỉ thấy hình ảnh của một chiến binh nhà Trần giữa giang sơn rộng lớn, thì bước sang câu thơ thứ hai, hình tượng người lính chẳng còn đơn lẻ nữa mà là cả một đoàn quân với một khí thế thật mãnh liệt:

"Tam quân tì hổ khí thôn ngưu"

Hình ảnh một đoàn quân anh hùng hiện lên thật hùng vĩ, thật tráng lệ biết bao. So với câu thơ đầu, hình ảnh thơ được mở rộng ra thật to lớn, ở câu một, người ta chỉ thấy toát lên hình tượng của một người lính, thì ở đây là hẳn "tam quân" với tiền quân, trung quân, hậu quân với sức mạnh như vũ bão, có thể "khí thôn ngưu" - "nuốt trôi trâu". Phạm Ngũ Lão đã đặt ra ở trong câu thơ này một phép so sánh "tam quân tì hổ". Ông so sánh đội quân nhà Trần "tì hổ", phải chăng muốn khẳng định sức mạnh, sự mạnh mẽ, oai hùng của tam quân nhà Trần như là hổ, là báo. Phép cường điệu, ẩn dụ mà Phạm Ngũ Lão sử dụng đã cho thấy được sức mạnh thật to lớn của đoàn quân mang khí thế của cả một triều đại anh hùng. Với khí thế ấy, cùng sức mạnh phi thường, đội quân đó chắc hẳn có thể làm nên được những việc vô cùng lớn lao. Câu thơ miêu tả khái quát hình ảnh xung trận của những chiến binh nhà Trần, họ mang trong mình một sức mạnh to lớn, vĩ đại, một khí thế hào hùng, hào khí của thời đại Đông A.

Thế nhưng, khi đọc câu thơ này, người đọc không khỏi băn khoăn về hình ảnh "khí thôn ngưu"! Đây là hình ảnh tác giả Phạm Ngũ Lão đã dùng để miêu tả về khí thế của "tam quân" thời Trần. "Khí thôn ngưu" có thể là khí thế nuốt trôi trâu như bản dịch, đó là sự ước lệ của tác giả khi nói về những người chiến binh trẻ tuổi mang trong mình khí phách của đội quân nhà Trần. Hoặc cũng có thế "ngưu" ở đây là một vì sao trên trời, lúc này, câu thơ sẽ mang ý nghĩa về hào khí, khí thế của quân đội nhà Trần có thể át được cả sao Ngưu. Mặc dù ở đây có hai cách hiểu với hai hướng khác nhau, nhưng dù hiểu theo nghĩa nào thì câu thơ cũng đều đạt được mục đích là làm nổi bật lên sức mạnh của đội quân nhà Trần, khí thế hào hùng mà họ dùng khi xung trận. Hai nghĩa này không những không mâu thuẫn mà còn bổ sung cho nhau, để chúng ta có thể hiểu được tại sao một đội quân của một đất nước nhỏ bé lại có thể ba lần đánh thắng giặc ngoại xâm Mông - Nguyên đang thống trị thế giới lúc bấy giờ.

Hào khí Đông A cứ vang vọng mãi lên, sục sôi trong mỗi chiến bình với khí thế xuất trận, thế nhưng đôi khi nó lại trầm lắng, thể hiện một cách thật nhẹ nhàng, kín đáo, trong suy tư của con người. Con người dù ở thời đại nào cũng đều mong có thể trở thành một người có thế giúp ích cho non sông đất nước. Vậy nên, những người con thời Trần mang hào khí Đông A ấy trong tâm tư của mình, luôn quyết tâm lập nên công danh báo đền ơn nước. Chí khí ấy thật đáng khâm phục, thật đáng tự hào biết mấy, và Phạm Ngũ Lão đã làm nổi bật cái khát vọng lớn lao ấy của những người con nhà Trần qua hai câu thơ:

"Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết vũ hầu".

Cái ý chí của thân nam nhi quyết tâm lập công báo đền nợ nước đã làm nổi bật lên chí khí cao cả, cái tâm cao cả của người tráng sĩ. Đã làm thân nam nhi ở đời, đứng trong trời đất, phải quyết tạo nên được "công danh", sự nghiệp cho thỏa cái chí làm trai ở đời. Đây là một trong những quan điểm vô cùng đúng đắn và tích cực của tư tưởng Nho giáo. Chẳng thế mà Nguyễn Trãi đã nói

"Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với non sông".

Chí làm trai ở đời, "công danh" chính là một món nợ mà thân trai phải mang, phải trả cả cuộc đời. Chính vì luôn luôn tâm niệm như vậy mà cả đời Phạm Ngũ Lão luôn cống hiến không ngừng cho sự nghiệp của nhà Trần. Ông đóng góp rất nhiều trong công cuộc chống giặc xâm lăng, bình định thiên hạ. Công lao xây dựng đất nước của ông cao vời vợi đến cả vua Trần Minh Tông cũng phải tỏ lòng ngưỡng mộ. Cả cuộc đời đã cống hiến hết mình như vậy mà Phạm Ngũ Lão vẫn thấy mình chưa "trả xong nợ công danh - vị liễu công danh trái", ông vẫn "thẹn" khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán. Ông luôn tâm niệm rằng những việc mình làm vẫn còn nhỏ bé, chưa thể sánh ngang với tiền nhân thiên cổ được. Tuy nhiên, cái "thẹn" ấy của người tráng sĩ chẳng những không làm ông nhỏ bé, thấp kém đi mà còn nâng tầm vị thế của ông lên với một nhân cách cao cả.

Hai câu thơ sau trùng xuống, thâm trầm như là lời kể, lời tự bộc bạch của tác giả với bao nỗi niềm ngổn ngang trong lòng. Tuy nó chỉ là một nỗi niềm riêng của ông, nhưng góp cùng với hai câu thơ đầu, chúng vẫn hòa mình để tạo nên một vẻ đẹp của khí thế thời đại, góp phần để hào khí anh hùng Đông A mãi còn vang vọng đến tận hôm nay.

Cả bài thơ "Thuật hoài" của Phạm Ngũ Lão được bao trùm bởi lòng tự hào dân tộc, bởi hào khí của con người và thời đại nhà Trần. Được thể hiện thật cô đọng và súc tích, bài thơ đã toát lên cái hào khí oai thiêng của dân tộc Việt Nam, toát lên từ một tâm hồn cao đẹp, một tấm lòng yêu nước vô cùng sâu sắc. Đọc bài thơ, người đọc chúng ta càng cảm thấy tự hào về một triều đại hào hùng trong dòng lịch sử của dân tộc ta, mới có thể hiểu tại sao ở thời đại đó, chúng ta lại có thể ba lần đánh bại đội quân Mông - Nguyên đang tung hoành khắp thế giới. Cái hào khí mà thời đại ấy thể hiện, tuy nó đã trôi qua, nhưng cái tinh thần mà nó đã thể hiện thì còn vang vọng mãi tới tận ngày nay. Thế hệ chúng ta kế tiếp hào khí anh hùng ấy bằng những dấu son chói lọi trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Và chúng ta càng không thể quên hình ảnh người tráng sĩ chí lớn - Phạm Ngũ Lão, văn võ song toàn, biểu tượng cho bậc trai tráng, cho người chiến binh của thời đại mang hào khí Đông A quyết thắng ấy.

Bài thơ với thể thơ đường luật cổ, với những hình ảnh ước lệ, so sánh, ẩn dụ , giọng thơ thật hùng tráng, mạnh mẽ, mang phong vị của người chiến sĩ anh hùng. "Thuật hoài" sẽ mãi là bài ca, là tấm lòng của người tướng quân cả cuộc đời vì dân vì nước với lý tưởng và nhân cách cao cả. Thế hệ con cháu chúng ta phải luôn biết rèn luyện nhân cách sống có lý tưởng, có ý chí, quyết tâm thực hiện lý tưởng để không thẹn với thế hệ đi trước, với hào khí anh hùng mà dân tộc ta đã thể hiện qua bao tháng năm qua.

14 tháng 12 2021

Phạm Ngũ Lão xuất thân bình dân nhưng có tài kiêm văn võ. Tương truyền, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trẩy quân dẹp giặc Nguyên - Mông đã gặp ông. Bấy giờ Phạm Ngũ Lão đang ngồi giữa đường đan sọt. Quân lính của Vương quát dẹp đường, ông vẫn không nghe thấy, lấy giáo đâm vào đùi chảy máu mới sực tỉnh. Bởi Phạm đang mãi nghĩ tới "nợ công danh", đem tài năng của mình ra thi thố dẹp giặc giúp nước. Được Hưng Đạo Vương thu nhận làm tì tướng, Phạm tỏ rõ tài năng, lập nhiều công trạng, là một trong những người anh hùng lừng lẫy thời Trần.

Thuật hoài là bài thơ tỏ lòng. Thơ tỏ lòng dưới các tên thuật hoài, ngôn chí, cảm hoài là lối thơ quen thuộc xưa. Nó tập trung bày tỏ chí hướng, khí phách của "chí làm trai". Ấy là cái "nợ công danh", cái nợ lập thân với nước, với vua để tự khẳng định mình.

Người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm từng tuyên ngôn: "Chí làm trai dặm nghìn da ngựa...", Nguyễn Công Trứ cũng nói tới "Chí anh hùng", tỏ rõ "đã sinh ra ở trong trời đất ; phải có danh gì với núi sông"... Tuy nhiên căn cứ vào từng bài, ứng với từng người, từng thời, tác phẩm có thể chỉ là một kiểu cách sách vở, nói cho có "khẩu khí" vậy thôi. Một số khác thoạt nhìn cũng nằm trong khuôn khổ này nhưng chính là tâm sự thật, là niềm day dứt máu thịt, là khát vọng sống cao đẹp của một con người, một thế hệ ở thời đại mình. Vì thế, hình ảnh và khí phách của nhân vật trữ tình trong những tác phẩm cũng rất khác nhau, tạo nên ở người đọc sự rung cảm khác nhau. Chẳng hạn ở Đặng Dung (người cuối triều Trần) là vẻ bi tráng: "Thù nước chưa xong đầu vội bạc; Mấy độ mài gươm dưới bóng trăng". Nguyễn Công Trứ là sự cao ngạo nhưng xót xa thân phận, dẫu là thân phận anh hùng.

Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão - Chàng nam tử trong bài thơ này đặt trong hệ thống "tỏ lòng" có một vẻ đẹp, khí phách riêng. Đấy chính là cái lẽ làm bài thơ qua nghìn năm vẫn tồn tại, xúc động lòng người.

Điểm thứ nhất, bài thơ không phải là khẩu khí của một người mà là khẩu khí của cả một thời đại. Thời đại "Hào khí Đông A". Bằng cách này, cách khác nhiềungười trong thời Trần lúc bấy giờ đã nói như thế. Trần Thủ Độ: "Nếu bệ hạ muốn hàng thì trước hết phải chém đầu thần đã". Trần Quang Khải: "Chương Dương cương giáo giặc; Hàm tử bắt quân thù". Trần Nhân Tông: "Xã tắc hai phen bon ngựa đá; Non sông nghìn thủa vững âu vàng".

Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão là một tiếng nói, không phải tiếng nói của chủ soái mà tiếng nói của một người, của thế hệ tuổi trẻ sống trong sự nghiệp chống ngoại xâm, muốn đóng góp sức mình, để lại tuổi tên trong sự nghiệp ấy.

Điểm thứ hai, chí khí, khát vọng công danh của Phạm Ngũ Lão cất lên qua bài thơ là sự thúc dục từ sự nghiệp chung, oai hùng lừng lẫy. Nó được minh chứng bằng chiến công của chính bản thân ông. Đó không phải là thứ "khẩu khí hão", tỏ lòng theo công thức.

Sự hoà hợp, tương ứng giữa thời đại và cá nhân làm cho bài thơ hùng tráng mà chân thực.

Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh suốt sao ngưu.

Dẫu được hiểu "cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước vừa mấy thu ; ba quân dũng mãnh như hổ báo, khí thế nuốt được cả trâu" hay "nuốt sao Ngưu" thì câu thơ cũng đều muốn dựng lại bối cảnh, hiện thực xã hội rộng lớn. Đó là hình ảnh, là bức tranh hoành tráng của sự nghiệp đánh giặc thời Trần. Phân tích bức tranh này, chúng ta thấy có nhiều tầng hình ảnh với cách thức "dựng tranh" rất nghệ thuật.

Cả hai câu thơ đầu này là cái nền rộng: hào khí đánh giặc của một dân tộc trong đó có người chiến sĩ và có cả đoàn quân. Hào khí ấy được tập trung miêu tả ở hình ảnh tiêu biểu nhất, thể hiện khí phách anh hùng nhất "múa giáo". "Múa giáo non sông trải mấy thu - Ba quân Như vậy, cả "ba quân" cùng múa giáo, cùng ra trận. Song thu lại thành điểm là hành động của người chiến sĩ. Câu thơ dựng lên trựớc mắt ta hình ảnh "một tráng sĩ múa gươm" xung trận trên cái nền "ba quân đậy hào khí giết giặc" kia. Câu thơ từ "điểm" mởrộng ra. Hoặc ngược lại, mở ra rất rộng, thu hẹp dần rồi thu thành một "điểm" (Tráng sĩ anh hùng - đội quân tráng sĩ - Ba quận, dân tộc hoặc Ba quân, dân tộc - đội quân tráng sĩ - tráng sĩ anh hùng) khiến cho chỉ hai câu thơ mà trường diễn tả rất rộng, trường cảm xúc rất mãnh liệt, sâu sắc. Câu thơ tượng trưng nhưng lại rất thực. Cái thực của thời đại ở thế hệ trẻ tuổi, ở mỗi cá nhân.

Hai câu thơ cuối cùng, hình ảnh Người tráng sĩ không còn hiện lên "trông thấy nữa". Nó được biểu hiện qua tâm sự, suy nghĩ:

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

Ở đây có một quan niệm nhân sinh quen thuộc của những con người có chí khí thời phong kiến. Làm thân con trai cái nợ công danh là cái nợ phải trả. Công danh là sự nghiệp và tiếng thơm. Nó còn tỏ rõ sự phân biệt nam - nữ trong đó, song không phải là tiêu cực. Khi một thế hệ "lo" những điều như thế. Và nợ công danh có một khuôn mâu mà học theo, vươn tới: gương Vũ hầu - Gia Cát Lượng.

Trên cái nghĩa chung này là hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Phạm Ngũ Lão. Với nhà thơ - người anh hùng họ Phạm, công danh - chí làm trai - gắn vớisự đóng góp, xả thân cao nhất, ích lợi nhất, nhiều nhất cho đất nước, dân tộc trong công cuộc bảo vệ đất nước. Nỗi niềm canh cánh ấy, cái "thẹn" ấy làm cho con người vươn tới những cái cao đẹp, anh hùng. Nó cũng là sự khích lệ, một tuyên ngôn cho thế hệ và thời đại. Bản dịch nghĩa đã dịch "kẻ nam nhi... nên thẹn..." e là người đọc hiểu một ý là "chưa trả xong nợ nam nhi". Có lẽ phải dịch: "Nam nhi... thì thẹn" để rõ cái ý khuyến cáo, khích lệ, hướng tới cả một thế hệ lúc bấy giờ.

Hai câu thơ do vậy cỏ vẻ đẹp của khát vọng lập công, đóng góp, hi sinh cho dân tộc đất nước.

Bài thơ 4 câu 28 chữ đã dựng lên hào khí của cả một thời đại, một thế hệ và một con người. Nó là sự thể hiện cảm hứng yêu nước, chủ nghĩa yêu nước mãnh liệt. Dung lượng nhỏ nhưng sức bao quát, hàm chứa trong đó thật lớn lao. Đây là bài thơ điển hình về nội dung, về hình thức của văn học trung đại.

20 tháng 3 2016

lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà chửi cho vừa lòng nhau.đã chửi phải chửi thật đau chửi mà hiền quá còn lâu nó chưa.chửi đúng ko được chửi bừa . chửi cha mẹ nó ko chừa một ai. khi chửi chửi lớn mới oai.chửi hay là phải chửi dài chửi lâu .chửi đi chửi lại mới ngầu.chửi nhiều cho nó nhức  đầu đau tai . chửi  xong nhớ nói bye bye . phóng nhanh kẻo bị ăn chai  vào mồm