K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Cho đoạn sau:        - Chúa công với vua Tây Sơn có hiềm khích, đối với ngôi chí tôn, lòng tôn phò của mọi người chưa thật vững bền, nay nghe quân Thanh sang đánh, càng dễ sinh ra ngờ vực hai lòng. Vậy xin trước hãy chính vị hiệu, ban lệnh ân xá khắp trong ngoài, để yên lòng kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người, rồi sau cất quân đi đánh cũng chưa muộn…            Bắc Bình Vương lấy làm phải,..." 1. Giải thích ý...
Đọc tiếp

 Cho đoạn sau:

        - Chúa công với vua Tây Sơn có hiềm khích, đối với ngôi chí tôn, lòng tôn phò của mọi người chưa thật vững bền, nay nghe quân Thanh sang đánh, càng dễ sinh ra ngờ vực hai lòng. Vậy xin trước hãy chính vị hiệu, ban lệnh ân xá khắp trong ngoài, để yên lòng kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người, rồi sau cất quân đi đánh cũng chưa muộn…

            Bắc Bình Vương lấy làm phải,..." 

1. Giải thích ý nghĩa nhan đề "Hoàng Lê nhất thống chí". Cho biết tác phẩm này được viết theo thể loại gì?

2. Ở đoạn văn trên, đây là lời nói của ai với Bắc Bình Vương? Trong hoàn cảnh nào? Nghe xong câu nói đó, Bắc Bình Vương đã có hành động cụ thể như thế nào? Hành động đó nói lên được những phẩm chất gì của ông?

0
Mọi người đọc rồi chấm thang điểm 10 giúp mình nhé. Thanks mn nhìuThể loại: Cổ trang, SETên: Bắc Bình Vương Tình Truyện_________________________________________-Muội sẽ đợi ta về chứ?Người quân tử lo lắng hỏi, trên gương mặt lộ rõ vẻ buồn rầu. Người đối diện chàng ta cũng không khác là mấy.-Ta chẳng dám mong mỏi điều gì ngoài việc huynh bình an trở về. Huynh.....Chưa để nàng nói kết...
Đọc tiếp

Mọi người đọc rồi chấm thang điểm 10 giúp mình nhé. Thanks mn nhìu

Thể loại: Cổ trang, SE
Tên: Bắc Bình Vương Tình Truyện
_________________________________________
-Muội sẽ đợi ta về chứ?
Người quân tử lo lắng hỏi, trên gương mặt lộ rõ vẻ buồn rầu. Người đối diện chàng ta cũng không khác là mấy.
-Ta chẳng dám mong mỏi điều gì ngoài việc huynh bình an trở về. Huynh.....
Chưa để nàng nói kết câu, ngài phớt nhẹ lên nàng một nụ hôn rồi nhảy lên lưng ngựa thúc đi thật nhanh. Có lẽ, nếu chần chừ thêm, ngài sẽ không kiềm được mà bỏ giang sơn xã tắc ngoài kia mất.
Bắc Bình Vương nhận được tin Ngô Văn Sở rút quân. Ngài giận lắm, liền họp các tướng sĩ, định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng các người đến họp đều nói:
- Chúa công với vua Tây Sơn có sự hiềm khích, đối với ngôi chí tôn, lòng tôn phò của mọi người chưa thật vững bền, nay nghe quân Thanh sang đánh, càng dễ sinh ra ngờ vực hai lòng. Vậy xin trước hết hãy chính vị hiệu, ban lệnh ân xá khắp trong ngoài, để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người rồi sau sẽ cất quân ra đánh dẹp cõi Bắc cũng chưa là muộn.
Bắc bình vương lấy làm phải, tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi; chế ra áo cổn mũ miện, lên ngôi hoàng đế, đổi năm thứ 11 niên hiệu Thái Đức của vua Tây Sơn Nguyễn Nhạc làm năm đầu niên hiệu Quang Trung. Lễ xong, hạ lệnh xuất quân, hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu thân (1788).
Lần này ngài đích thân cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày, có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy.
Ngày 03 tháng giêng năm Kỉ Dậu, đồn Hà Hồi bị hạ. Mờ sáng ngày 05 tiến đánh đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh đại bại. Thái thú Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn. Tôn Sĩ Nghị hoảng hốt cuống cuồng chạy mất mật. Quân Thanh tranh nhau qua cầu tháo chạy rơi xuống nước nhiều không kể xiết. Sông bị nghẽn lại. Trông thật kinh khủng!
Ngài có lẽ đã quên mất rằng có người đang đợi ở quê nhà. Ngài đã kết duyên với người khác mà không phải là ngài. Liệu nàng có còn nhìn mặt ngài? Nàng có ghét ngài? Trong đầu vua Quang Trung đầy suy nghĩ. Ngài tức tốc chạy về chốn cũ, kiếm nàng. Kiếm muội muội yêu quý.
Ngài đi đến đâu, mọi người cúi xuống lạy ngài, tôn vinh ngài. Còn muội muội? Nàng ấy đâu rồi?
Ngài không thấy nàng. Ngài cho mọi người lui đi hết. Rồi vào khu rừng cũ, nơi mà ngài và tiểu muội muội có khoảng thời gian tươi đẹp.
-Huynh hứa là sau này phải thành thân với ta, chỉ yêu một mình ta, chỉ có một mình ta à hôn thê. Huynh không được nạp thêm thiếp, huynh có đồng ý không?
Ngài nhớ lại cái giọng trong trẻo đó, mắt nhòe đi từ lúc nào.
Rồi ngài thấy bóng dáng quen thuộc từ đằng xa, ngài ôm chầm lấy nàng, ngài bảo ngài nhớ, rất nhớ nàng. Nàng gạt tay ngài ra, cúi đầu xuống kính cẩn.
-Bệ hạ vạn tuế, vạn vạn tuế. Xin người giữ tự trọng.
Ngài bước đến.
-Muội....
Nàng cười.
-Bệ hạ....thần đã thành thân rồi! Đến làm thiếp của ngài, thần cũng không còn tư cách, thần đã phản bội người! Người....
Nghe đến đây, ngài tức giận, tay nổi gân, tức giận bỏ đi. Nàng cúi đầu.
-Bệ hạ, thần gửi lời hỏi thăm đến Hoàng Hậu. Cung nghinh!
Ngài rời khỏi đó, cảm thấy người nặng nề như cối xay gió. Nàng đã phản bội ta? Cái cảm giác khó chịu này khiến ngài bật cười, ngài cười bản thân ngài? Hay ngài đang vui?
Chết tiệt!
Ngài thề rằng ngài sẽ dốc hết mình phục vụ đất nước. Ngài sẽ quên nàng. Quên hết về muội muội. Quên những ngày muội muội đòi ngài bắt cá. Quên đi hết....
Sau khi ngài đi, nàng bật khóc. Nàng đã biết trước sẽ như vậy. Cớ sao lòng nàng đau đến thế? Nàng thật sự không muốn rời xa huynh ấy. Nhưng số phận trớ trêu, nàng sắp chết rồi. Nàng không muốn để huynh ấy biết. Nhìn bóng lưng ngài quay đi. Nàng rất muốn níu lại. Nhưng phải làm sao đây? Nàng ngất lịm đi ngay sau đó.
Nàng đã đi. Đi thật rồi. Đi xa khỏi thế giới này. 

Tác giả: Quang Huy

10

Bài hay lắm , bài này mà chấm thì được 9 đấy !!!

#Linh#

21 tháng 1 2019

chấm 9,5

nhận xét: bài hay, ý nghĩa và cảm động

7 tháng 4 2022

refer

 

Quân Tây Sơn lật đổ được các chính quyền vua Lê, chúa Trịnh và chúa Nguyễn do các yếu tố:

- Do các chính quyền này đã bộc lộ rõ những điểm hạn chế, khủng hoảng khiến đời sống nhân dân khổ cực.

- Ngay từ những ngày đầu dấy binh khởi nghĩa đã được lòng dân, được quần chúng nhân dân ủng hộ.

- Sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ và các tướng lĩnh khác như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp,... trong việc đưa ra đường lối đúng đắn, khẩu hiệu phù hợp  “Phù Lê diệt Trịnh” để thu hút lực lượng nhân dân tham gia.

Môn lịch sửBài 25: Phong trào nông dân Tây Sơn+QuangTrung đại phá quân ThanhVì hèn nhát, lo sợ thế lực nhà Tây Sơn ............ sai người sang cầu cứu nhà................ Vua................. nhà Thanh nhân cơ hội này thực hiện âm mưu..................... nước ta để....................Cuối năm 1788,.................... chỉ huy................ vạn quân, chia......................... đạo tiến vào nước ta...........Trước...
Đọc tiếp

Môn lịch sử

Bài 25: Phong trào nông dân Tây Sơn

+QuangTrung đại phá quân Thanh

Vì hèn nhát, lo sợ thế lực nhà Tây Sơn ............ sai người sang cầu cứu nhà................ Vua................. nhà Thanh nhân cơ hội này thực hiện âm mưu..................... nước ta để....................

Cuối năm 1788,.................... chỉ huy................ vạn quân, chia......................... đạo tiến vào nước ta...........

Trước thế mạnh lúc đầu của giặc,................... và............... một mặt cho quân rút khỏi............... về xây dựng phòng tuyến ở.................-.............một mặt cho người về.............. cấp báo với ........................

Tại Thăng Long, quân...................... cùng  bè lũ ..................... ra sức cướp bóc, đốt nhà,................. trả thù rất tàn bạo... khiến cho lòng căm thù của nhân dân ta đối với quân cướp nước và.................. đã lên đến cao độ.

Trước tình thế đó,........................ đã lên ngôi hoàng đế (1788) lấy niên hiệu là............. và lập tức tiến quân ra ........................, Trên đường đi, đến........... và.............,................ điều tuyển thêm quân

Từ Tam Điệp ............ chia quân đạo làm 5 đạo :

Đạo chủ lực đó................ chỉ huy tiến thẳng về..............

Đạo thứ Hai và thứ ba đánh vào................;

Đạo thứ tư tiến ra....................;

Đảo thứ 5 tiến lên....................... chặn đường rút lui của giặc.

 

0
22 tháng 12 2021

B

7 tháng 5 2021

Diễn biến:

- Tháng 1/1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế lấy niên hiệu là Quang Trung và tiến quân ra Bắc.

- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia làm 5 đạo.

- Đêm 30 Tết âm lịch, quân của Quang Trung vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt đồn tiền tiêu của địch.

- Đêm mồng 3 tết, nghĩa quân bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín - Hà Nội). Quân địch hoảng sợ, vội đầu hàng.

- Sáng mùng 5 tết đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì - Hà Nội) khiến cho đội quân của Sầm Nghi Đống bị tiêu diệt tan tác, Tôn Sĩ Nghị nghe thấy vậy cũng hoảng sợ, vội vàng bỏ chạy sang Gia Lâm.

- Trưa mùng 5 tết, Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long.

Công lao của phong trào Tây Sơn:

- Lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê.

- Xóa bỏ sự chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất đất nước.

- Đánh tan quân xâm lược Xiêm

- Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ tổ quốc.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu số 5 tới câu số 10:Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng:- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau ra mà cai trị. Người phương Bắc không phải...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu số 5 tới câu số 10:

Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng:

- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau ra mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán tới nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng ta làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy dều là chuyện cũ rành rành của triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quân huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn…

Nêu ngắn gọn nội dung chính trong lời dụ của vua Quang Trung trong đoạn trích trên.

1
8 tháng 1 2018

Lời hiệu dụ của vua Quang Trung:

    - Vua Quang Trung nêu hoàn cảnh lâm nguy của đất nước “quân Thanh sang xâm lấn nước ta”.

    - Khẳng định chủ quyền dân tộc, nền độc lập tự cường của quốc gia.

    - Nhắc lại cho nghĩa quân, tướng sĩ nhớ tới lịch sử đau thương của quốc gia dân tộc khi bị giặc đô hộ, xâm chiếm.

    - Nêu tấm gương những người anh hùng đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc, để khơi dậy niềm tự hào, ý chí chiến đấu chống kẻ thù.

    - Nêu rõ dã tâm của bọn giặc Thanh muốn mưu đồ cướp nước ta, và khẳng định kết cục thảm hại mà chúng phải nhận lấy.

    - Quyết tâm giữ bờ cõi, khẳng định tướng lĩnh, nghĩa quân là người có lương tri, lương năng.

*Trác nhiệm*C1:Mục tiêu ban đầu của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?C2:Chúa Trịnh đã làm gì khi nghe tin nghĩa quân Tây Sơn trỗi dậy?C3:Mục đích của Chiếu Khuyến Nông là gì?C4:Vua Quang Trung đã yêu cầu nhà Thanh làm gì để phát triển?C5:Nguyễn Nhạc đã đối phó như thế nào khi phía Bắc có quân Trịnh , phía Nam có quân Nguyễn?C6:Tại Sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm-Xoài Mút làm nơi tuyên chiến với địch?C7:Vua Quang Trung đã làm gì...
Đọc tiếp

*Trác nhiệm*

C1:Mục tiêu ban đầu của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?

C2:Chúa Trịnh đã làm gì khi nghe tin nghĩa quân Tây Sơn trỗi dậy?

C3:Mục đích của Chiếu Khuyến Nông là gì?

C4:Vua Quang Trung đã yêu cầu nhà Thanh làm gì để phát triển?

C5:Nguyễn Nhạc đã đối phó như thế nào khi phía Bắc có quân Trịnh , phía Nam có quân Nguyễn?

C6:Tại Sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm-Xoài Mút làm nơi tuyên chiến với địch?

C7:Vua Quang Trung đã làm gì để khuyến khích học tập?

C8:Ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút?

C9:Tại sao năm 1788 nhà Thanh cử Tôn Sỹ Nghị đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta?

C10:Mục đích của Viện Trùng Chính là gì?

C11:Nhà Lê đã tổ chức được bao nhiêu khoa thi?

C12:Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ được tổ chức hoàn chỉnh nhất dưới đời vua nào?

C13:Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông giúp tập trung quyền lực tối đa vào tay vua?

C14:Câu nói”Một thước núi,một tấc sông của ta lẽ nào vứt bỏ” là của vị vua nào?

C15:Lời căn rặn trên thể hiện điều gì?

C16:Điểm tiến bộ nhất của bộ luật Hồng Đức là gì?

C17:Chính sách chia ruộng đất của nhà Lê là gì?

C18:Biện pháp khôi phục,sản xuất nông nghiệp của nhà Lê?

C19:Tại sao tầng lớp thương nhân và thợ thủ công lử thời Lê không được coi trọng?

*Tự luận*

C1:Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ được tổ chức hoàn chỉnh và chặt chẽ ở những điểm nào?

C2:Nêu nội dung bộ luật Hồng Đức và những điểm tiến bộ của nó?

C3:Những cống hiến của vua Quang Trung trong giai đoạn 1771->1792?

C4:Biện pháp của vua Quang Trung để xây dựng kinh tế phát triển,xây dựng văn hoá,củng cố an ninh toàn phòng?

1
7 tháng 4 2021

Giúp mình trước 6h tối nhá

1) Cho đoạn văn sau:- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không...
Đọc tiếp

1) Cho đoạn văn sau:
- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng, và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy đều là chuyện cũ rành rành của các triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn

Từ đoạn văn trên và những hiểu biết xã hội,em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ về lòng yêu nước  (Khoảng 2/3 trang giấy thi)

0