K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

cái này là thời gian biểu do bạn tự đặt ra, bạn nên tự làm

3 tháng 12 2018

Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là bảo vệ, tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống ấy.

VD : Ông nội và ông ngoại em đều là những người chiến sĩ Cộng sản đứng trong hàng ngũ của Đảng, họ chiến đấu, cống hiện trọn cuộc đời mình vì tổ quốc. Tiếp nối truyền thống vô cùng cao quý và thiêng liêng liêng ấy, mẹ đã chọn con đường sư phạm, để bước lên bục giảng ươm mầm cho tương lai đất nước. Còn bố, bố là bộ đội, nơi biên giới để bảo vệ cho sự yên bình dân tộc. Em rất tự hào về điều đó.

3 tháng 12 2018

-Gia đình dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp về học tập, lao động, văn hóa, đạo đức… Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là bảo vệ, tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.

- Ví dụ: Gia đình em có truyền thống hiếu học, em luôn học tập thật tốt để giữ gìn và phát huy truyền thống ấy.

19 tháng 11 2018

có tinh thần hiếu học

yêu nước....

29 tháng 11 2019

a) Một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc là

-Cần cù, chăm chỉ

Và tra trên mạng ấy, mai thi hk rồi ai có thời gian

16 tháng 11 2017

Bạn có thể trả lời như thế này:

Có ý kiến như vậy là vì nếu tiếp nối, phá triển truyền thống và làm theo truyền thống của gia đình, dòng họ thì sẽ giúp chúng ta thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, đồng thời cũng sẽ góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

3 tháng 2 2018

co .chúng ta phải làm như vậy là để duy trì các làng nghề thủ công truyền thống và bản sắc văn hóa đích thực của nó. tạo môi trường tốt cho những người thợ thủ công, giúp họ hiểu được đó là những tài sản quý báu. họ cần giữ gìn, phát huy và tự hào vì chỉ duy nhất họ mới có thể làm được như vậy.

4 tháng 2 2018

Có .Chúng ta phải làm như vậy là để duy trì các làng nghề thủ công truyền thống và bản sắc văn hóa đích thực của nó. tạo môi trường tốt cho những người thợ thủ công, giúp họ hiểu được đó là những tài sản quý báu. Họ cần giữ gìn, phát huy và tự hào vì chỉ duy nhất họ mới có thể làm được như vậy.

27 tháng 12 2017

1. - Truyền thống là những tập tục, thói quen và nói chung là những kinh nghiệm xã hội được hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của con người, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Không phải tất cả các truyền thống đều phải được giữ gìn và phát huy. Chúng ta cần phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. Bên cạnh đó chúng ta gạt bỏ đi những gì đã lạc hậu, không còn phù hợp để tiếp thu những cái mới góp phần làm phong phú hơn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

2. - Truyền thống gia đình, dòng họ có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi con người chúng ta. Truyền thống là sức mạnh thúc đẩy các thế hệ sau không ngừng vươn lên để tiếp nối, làm rạng rỡ truyền thống đó; phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thế hiện lòng biết ơn những người đi trước và sống xứng đáng với những gì được hưởng.

3. - Phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ để:

+ Giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống.
+ Góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam

4. - Tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng gia đình văn hóa:

+ Thực hiện kế hoạch hóa gia đình + Kinh tế gia đình ổn định + Gia đình hòa thuận, hạnh phúc + Tránh xa tệ nạn xã hội + Thực hiện nghĩa vụ công dân 5. Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi người cần thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình, sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội 6. - Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo : đừng thấy khó khăn mà nản chí, bỏ cuộc. - Có cứng mới đứng đầu gió : khuyên con người phải có dũng khí mới đương đầu với những khó khăn Chúc bạn thi tốt nha !

9 tháng 4 2018

5. Các phương pháp chế biến thực phẩm thường dùng:

- Luộc, nấu, kho

- Hấp (đồ)

- Nướng

- Rán, rang, xào,chien

4.

-Làm chín thức ăn giúp cho thức ăn mềm hơn, dễ tiêu hóa hơn, làm thay đổi mùi vị và đảm bảo an toàn khi ăn.

10 tháng 4 2018
https://i.imgur.com/8Qt53SK.jpg
31 tháng 3 2018

_Xây dựng các khu bảo tồn, rừng bảo tồn động vật

_Tuyên truyền để nhân dân cùng bảo vệ động vật

_Không săn bắn các loài động vật quý hiếm cũng như các loài động vật khác.

-Không phá nơi ở của chúng.

-cần đẩy mạnh việc chăn nuôi

-Trồng cây xanh.

-Ko ăn thịt và ko sử dụng những sản phẩm từ động vật quý hiếm.ok

11 tháng 5 2017

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các ngành, các cấp chỉ đạo chặt chẽ việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc săn bắt trái phép động vật hoang dã, quý hiếm, các loại chim cảnh bắt từ tự nhiên, đặc biệt là các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng; Kiểm tra, ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển, xuất khẩu, tàng trữ bất hợp pháp động vật hoang dã, quý hiếm ở các chợ nội địa, chợ đường biên, các trục giao thông, bến cảng, sân bay và các tụ điểm khác.

Tổng cục Hải quan có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng hữu quan để kiểm tra, giám sát ngăn chặn việc xuất khẩu bất hợp pháp động vật và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã, quý hiếm.

Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật, từ xử phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Đối với số động vật hoang dã, quý hiếm thu giữ được qua kiểm tra phải thả trở lại môi trường sống của chúng. Trước khi thả phải kiểm tra kỹ về tình trạng sức khoẻ, dịch bệnh và đặc điểm sinh thái, bảo đảm con vật sống và phát triển .

Trường hợp cần phải nuôi dưỡng để nhân giống trong các cơ sở của Nhà nước hoặc tại các công viên do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường, các cơ quan khoa học, Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng thí điểm một số trung tâm cứu hộ để nuôi dưỡng, theo dõi động vật hoang dã trước khi thả trở lại rừng.

3. Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương chỉ đạo các ngành, các cấp kiểm tra, thu giữ các loại súng quân dụng, súng hơi và các phương tiện dùng để săn bắn, bẫy bắt động vật hoang dã. Nghiêm cấm chế tạo và sử dụng các loại phương tiện này trái với những quy định hiện hành.

4. Nghiêm cấm các nhà hàng, khách sạn kinh doanh những món ăn đặc sản, các cửa hiệu trưng bày quảng cáo, bán các sản phẩm thuộc động vật hoang dã, quý hiếm săn bắt từ tự nhiên, trừ các trường hợp quy định tại điểm 5 của Chỉ thị này.

5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm rà soát, xem xét để cấp đăng ký lại cho những trường hợp đã được cấp giấy phép kinh doanh các mặt hàng đặc sản thuộc động vật hoang dã, quý hiếm. Việc cấp lại giấy phép kinh doanh phải bảo đảm các quy định sau:

Phải đăng ký các loại mặt hàng kinh doanh và đề biển quảng cáo rõ các món ăn đặc sản từ động vật để tiện cho việc kiểm tra, kiểm soát.

Các cửa hàng phải tự tổ chức gây nuôi lấy những loài động vật hoang dã, quý hiếm để phục vụ kinh doanh các mặt hàng đặc sản và phải thực hiện đúng quy định tại Nghị định 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 và các quy định hiện hành.

Phải chỉ rõ nơi gây nuôi và nguồn động vật trên để cung cấp cho nhà hàng kinh doanh đặc sản.

Phải cam kết không thu mua những động vật hoang dã, quý hiếm của người săn bắt từ tự nhiên để làm hàng kinh doanh.

6. Khuyến khích tổ chức, cá nhân gây nuôi phát triển các loài động vật hoang dã bao gồm cả động vật quý hiếm để kinh doanh, xuất khẩu và phải thực hiện theo quy định của Nghị định 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992 và các quy định hiện hành, đúng Công ước quốc tế CITES.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Thuỷ sản và các ngành có liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 1996 về việc điều chỉnh bổ sung danh mục và chế độ quản lý, bảo vệ động vật quý hiếm đã nêu trong Nghị định 18/HĐBT ngày 17 tháng 1 năm 1992. Đồng thời phải xây dựng cơ chế quản lý, trong việc gây nuôi phát triển, kinh doanh động vật hoang dã, quý hiếm nhằm đáp ứng nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi.

7. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản tăng cường quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên đã có, đẩy mạnh công tác điều tra, nghiên cứu xác định về loài và đặc điểm sinh thái của mỗi loài động vật hoang dã đặc biệt là động vật quý, hiếm để lập danh mục động vật quý, hiếm riêng của Việt Nam và bổ sung vào Công ước quốc tế (CITES).

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp và các ngành có liên quan rà soát lại các văn bản pháp quy hiện hành của Chính phủ và văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để trình Chính phủ điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu mới và tình hình thực tế, khẩn trương xây dựng quy chế, điều lệ về quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi động vật hoang dã, quý hiếm.

9. Các cơ quan thông tin đại chúng phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ và sử dụng hợp lý các loài động vật hoang dã, quý hiếm cho toàn dân biết để thực hiện. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu và đưa vào chương trình giáo dục phổ cập về ý thức trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm.