K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 5 2018

\       Em tên là trần huy phong đang nghỉ hè , em đã học cô hồi năm lp 5 chắc co cũng sẽ em nhỉ ?

         Hết hè là em đã học lp 6 là em sẽ ko học mái trường này nữa , và cũng ko học cô .  Tuy em đã  ko học cô nữa

những em vẫn sẽ nhớ cô .

        Em chúc cô nhiều sức khoẻ và thành công trong cuộc sống .Và em xin hứa sẽ coos 

gắn học thật giỏi để ko phụ lòng cô đã giúp em trong năm lp 5 

                                                 Kí tên 

                                           XXXXXXX

                           Trần Huy Phong 

   

22 tháng 5 2018

Kính gửi cô Yến thương nhớ,

   Em là Hồ thị Kim Nhi, học sinh lớp 5/7 của cô, đứa học trò "hạt tiêu" mà cô vẫn gọi một cách trìu mến. Lên lớp 6, em được bầu làm tổ trưởng phụ trách việc học tập của tổ 4 lớp 6a9 do thầy Ngọc phụ trách. Em thay mặt 24 bạn học sinh cũ lớp 5/7 hiện đang học lớp 6a9 và trong ngôi trường THCS này gửi lời thăm cô và kính chúc cô được nhiều sức khoẻ.

   Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay (20-11-2018), trường ta tổ chức thật rầm rộ. Các thầy cô giáo cũ, học sinh cũ về dự lễ đông vui lắm. Trước ngày lễ, chúng em mong ngóng cô, và hi vọng được gặp lại cô sau hơn hai năm trời xa cách. Nhưng rồi, chúng em rất buồn vì chờ mãi không thấy cô trở về thăm trường và dự lễ. Sau đó, thầy Tiến, cô Minh, thầy An mới cho chúng em biết là từ ngày cô vào Đà Nẵng ở với gia đình người con trai và cháu nội, sức khoẻ của cô không tốt lắm, phải đi viện mổ khối u... Chúng em chỉ cầu mong cô sớm bình phục, sống vui khoẻ trong lòng con cháu và những học sinh yêu quý của cô.

   Cô Yến ơi ! Hình ảnh cô với nét mặt đôn hậu, với giọng nói dịu dàng, với tình thương bao la..., cô đã để lại trong tâm hồn chúng em bao kỉ niệm sâu sắc và cảm động. Lời cô dạy trong giờ Tập viết, giờ Chính tả: "Nét chữ tả nết người", chúng em khắc sâu vào trong lòng mãi mãi. Mẹ bạn Huấn, bà bạn Quang, bố bạn Thịnh..., nay vẫn nhắc lại kỉ niệm về cô, khi bị đau ốm được cô vào bệnh viện thăm hỏi. Ông nội em vẫn thường xuyên kể về cô với tất cả tấm lòng quý trọng. Ông nội em gửi lời thăm cô và gia đình.

   Một lần nữa, em xin thay mặt các bạn học sinh cũ lớp 5/7 kính chúc cô được dồi dào sức khoẻ; chúc toàn thể gia đình cô gặp nhiều may mắn, hạnh phúc.

28 tháng 9 2020

Thời gian thấm thoát trôi... Mới ngày nào chúng con còn bỡ ngỡ đứng nép ở cổng trường, giờ đây chúng con đã sắp phải xa trường, xa cô. Dẫu biết gặp mặt rồi sẽ có ngày chia li, nhưng lời chia tay sao mà khó nói quá cô ơi. Những lời dạy bảo của cô như đang ùa về khi con viết lá thư tri ân này.

Cô ơi !

Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.

Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.

Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài.

Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.

Con nhớ lắm cô ơi, cái ngày được nhận thông báo trúng tuyển vào trường THPT Gang Thép và cái ngày đầu tiên đi học. Trường lớp trong mắt con còn rất lạ lẫm.

Với tính nhút nhát, con chẳng dám bắt chuyện với ai, chỉ trả lời khi được hỏi nhưng cô đã đến bên hỏi han con. Qua cử chỉ ấy, con thấy mình được quan tâm. Đó là kỉ niệm con không thể quên.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi...Những chú ve bắt đầu kêu râm ran báo hiệu một mùa hè tới. Giờ chia tay đã đến viết những dòng này con không mong được đọc trước toàn trường vì lời văn của con vẫn chưa hay nhưng con viết để tri ân ghi nhớ công ơn cô thầy những người cha mẹ thứ hai đã dạy dỗ chúng con rèn luyện thành người.

Con xin được gửi lời cảm ơn, tri ân chân thành nhất đến cô giáo chủ nhiệm - Cô Vũ Thị Thanh Mai. Cô luôn là người mẹ tâm lí nhất của chúng con. Ngoài những giờ học tập mệt mỏi trên lớp, cô còn hay tổ chức nhiều hoạt động vui giải trí cho chúng con. Cách giảng dạy của cô không bị khô khan vì có thêm những mẩu chuyện vui. Dù mệt nhưng cô vẫn nhiệt tình trong từng tiết dạy.

Khá nhiều lớp trong khối ghen tị với chúng con vì được cô giáo tâm lí chủ nhiệm và đó là một may mắn của chúng con. Nhờ có cô mà tập thể 12A3 chúng con được đoàn kết, biết quý trọng nhau hơn. Trong suốt thời gian qua, nhiều khi chúng con làm cô phải buồn lòng và thất vọng.

Giờ nghĩ lại, chúng con thấy mình còn hành động quá bồng bột, chưa ý thức được hết mọi việc mình làm. Chúng con biết thế là sai. Chúng con thật lòng xin lỗi cô.

Cảm ơn cô đã tận tâm hết mình vì chúng con và cho chúng con những năm tháng tuyệt vời. Cảm ơn cô đã cho chúng con những kỉ niệm vui buồn, những hồi ức đẹp nhất của thời học sinh.

Sau này ra trường rồi, không có cô thầy, bố mẹ bên cạnh, chúng con sẽ phải tự đối mặt với không ít chông gai phía trước. Nhưng chúng con sẽ cố gắng phấn đấu hết mình để vượt qua những thử thách ấy bằng những kiến thức thầy cô, cha mẹ đã truyền đạt cho mình.

Giờ đây trước mắt chúng con là hai kì thi quan trọng đang chờ đợi: Tốt nghiệp và Đại học. Chúng con sẽ cố gắng chuẩn bị thật tốt cho hai kì thi ấy để không phụ lòng mong mỏi của thầy cô, cha mẹ. Sắp phải xa trường rồi, con không biết nói gì hơn....Con chúc cô luôn mạnh khỏe và công tác tốt. Mãi nhớ về cô.

=> Đây chính là một bức thư được viết bởi lớp 12A3 trường Trung học Phổ thông Giang Thép gửi đến cô giáo viên chủ nhiệm của mình là cô Vũ Thị Thanh Mai. Chắc chắn khi bạn đọc bài viết này, bạn sẽ tràn ngập cảm xúc, muốn được ngồi bên cạnh thầy cô lúc này.
Này là mình chép mạng á:>>,Mong bn thông cảm,mình không có khả năng về văn học =.=

8 tháng 11 2017

Cô Vân kính mến!

Đã lâu chưa có dịp gặp cô và sắp đến ngày 8 – 3, nhân dịp này con xin viết thư thăm hỏi tình hình đời sống hàng ngày của cô.

Dạo này cô có khoẻ không? Cô có còn bị khản giọng khi nhắc học sinh không? Bé Nghĩa đi học mẫu giáo rồi chứ ạ? Anh Thắng chắc là được học lớp chọn cô nhỉ? Bây giờ con vẫn học tốt. Nhớ lời cô dặn, gặp những bài tập khó con luôn kiên trì suy nghĩ để tìm ra cách giải. các bạn trong lớp lúc này vẫn rất nhớ cô, một số bạn đã chuyển sang lớp khác nhưng những hình ảnh thân thương về cô chắc chắn vẫn luôn in đậm trong tâm trí các bạn. Con vẫn còn nhớ hình ảnh quen thuộc của tập thể lớp 1a năm ấy. Nét mặt bỡ ngỡ của các bạn khi mới bước vào lớp, sự ân cần dạy dỗ chúng con của cô, tất cả như cùng hiện lên khi con viết bức thư này. buổi đi tham quan trong năm học đó con vẫn nhớ như in. Hôm đó có một bạn bị lạc, cô rất lo lắng. Một lúc sau cũng đã tìm thấy bạn đó, cô khiển trách bạn rất nhiều nhưng con hiểu điều đó chỉ để tốt cho bạn. Còn rất nhiều những kỉ niệm quen thuộc khác mà không sao kể hết được.

Thư đã dài, con xin ngừng bút. Chúc cô luôn mạnh khoẻ để dạy dỗ được các bạn học sinh. Con xin hứa sẽ học tập thật giỏi để không phụ công cô dạy dỗ.

8 tháng 11 2017

ô Bích kính mến!

Đã lâu chưa có dịp gặp cô và sắp đến ngày 20-11, nhân dịp này con xin viết thư thăm hỏi tình hình đời sống hàng ngày của cô.

Dạo này cô có khoẻ không? Cô có còn bị khản giọng khi nhắc học sinh không? Bé Nghĩa đi học mẫu giáo rồi chứ ạ? Anh Thắng chắc là được học lớp chọn cô nhỉ? Bây giờ con vẫn học tốt. Nhớ lời cô dặn, gặp những bài tập khó con luôn kiên trì suy nghĩ để tìm ra cách giải. các bạn trong lớp lúc này vẫn rất nhớ cô, một số bạn đã chuyển sang lớp khác nhưng những hình ảnh thân thương về cô chắc chắn vẫn luôn in đậm trong tâm trí các bạn. Con vẫn còn nhớ hình ảnh quen thuộc của tập thể lớp 1C năm ấy. Nét mặt bỡ ngỡ của các bạn khi mới bước vào lớp, sự ân cần dạy dỗ chúng con của cô, tất cả như cùng hiện lên khi con viết bức thư này. buổi đi tham quan trong năm học đó con vẫn nhớ như in. Hôm đó có một bạn bị lạc, cô rất lo lắng. Một lúc sau cũng đã tìm thấy bạn đó, cô khiển trách bạn rất nhiều nhưng con hiểu điều đó chỉ để tốt cho bạn. Còn rất nhiều những kỉ niệm quen thuộc khác mà không sao kể hết được.

Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2019

   Bin thân mến!

   Mình là Nguyễn Đình Phong, học sinh lớp 7, một công dân nhỏ tuổi của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Mình rất thích xem chương trình giới thiệu về đất nước của các bạn thiếu nhi thuộc nhiều quốc gia trên thế giới. Tuần qua, sau khi theo chân bạn du ngoạn khắp nước Pháp, thưởng thức vẻ đẹp tuyệt vời của nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trên đất nước bạn ( tất nhiên là qua màn ảnh nhỏ), mình ao ước rằng một ngày nào đó, mình sẽ được chụp ảnh cùng bạn trước tháp Ép – phen hay Khải hoàn môn của Pa – ri hoa lệ - kinh đô Ánh sáng châu Âu. Tự nhiên, có một điều gì đó thôi thúc mình viết thư làm quen với bạn và thông qua đó giới thiệu về Tổ quốc Việt Nam yêu dấu của mình.

   Bin thân mến!

   Tổ quốc mình là bán đảo hình chữ S nằm bên bờ biển Đông bao la sóng vỗ. Phương Bắc một năm chia thành bốn mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Còn phương Nam chỉ có hai mùa: mùa khô và mùa mưa. Bầu trời nơi đây quanh năm chan hòa ánh nắng.

   Mùa xuân phương Bắc của đất nước mình là một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ. Màu hồng tươi của hao đào trải dài từ những triền núi cao Tây Bắc, Việt Bắc đến thủ đô Hà Nội và châu thổ sông Hồng. Bên sắc hồng của hoa đào là sắc trắng tinh khôi của hoa mận, hoa mơ, cùng hành trăm màu sắc của biết bao loài hoa khác, dệt nên tấm thảm rực rỡ, lung linh. Nếu lắng tai nghe, bạn sẽ thấy ngoài tiếng chim lảnh lót trong vòm lá mướt xanh còn có cả tiếng rù rì của đàn ong bay đi tìm mật cùng rung động nhè nhẹ mơ hồ của những cánh bướm vờn quanh bông hoa vừa hé nở.

   Xuân qua, hè tới. Tiếng ve ngân ran ran. Hoa phượng nở đỏ rực sân trường báo hiệu một năm học kết thúc. Kì nghỉ hè đầy ắp niềm vui đang chờ đón chúng mình. Trong đầm, hoa sen nở rộ, mùi hương ngào ngạt theo gió bay xa. Những đêm hè gió nồm nam mát rượi thổi lồng lộng trong lũy tre ven làng, tạo ra âm thanh kẽo kẹt đều đều như tiếng võng đưa. Dưới ánh trăng rời rợi sáng, cảnh vật trở nên thơ mộng lạ thường! Làng xóm, cánh đồng, dòng sông, con đường… đều tràn ngập ánh trăng.

   Lúc sen tàn và cúc nở hoa, gió heo may thổi dọc lòng những con phố nhỏ của Hà Nội, cuốn theo lá vàng rơi xào xạc cũng là lúc mùa thu trở lại. Hồn thu thấm trong trời đất, lòng trong người. Bầu trời xanh ngăn ngắt và cao vời vợi. Những chòm mây trắng lãng đãng phiêu du về cuối trời xa… Mùa thu ở đất nước mình đã đi vào thơ ca, nhạc họa với vẻ đẹp mê đắm lòng người.

   Thế rồi mùa đông len lén đến gần từ độ cuối thu, trong những cơn gió se se lạnh. Những buổi sáng sương mù giăng giăng, cảnh vật chìm trong màn sương mờ ảo và những ngày mặt trời trốn rét, ngủ quên trong tấm chăn mây dày xốp. Trên mặt đất, nhiều loài hoa vắng bóng. Lá rụng. Cây cối trơ cành khẳng khiu. Dường như sự sống thu cả vào trong, đợi chờ chim én báo mùa xuân đến.

   Bin thân mến!

   Đất nước Việt Nam yêu dấu của mình còn có nhiều danh lam thắng cảnh. Địa đầu Tổ quốc có Sa Pa được mệnh danh là thiên đường trên mặt đất, một ngày ó đủ bốn mùa. Cao Bằng với hang Pác Bó, suối Lê – nin, núi Các – Mác… nơi Bác Hồ - vị lãnh tụ kính yêu lãnh đạo nhân dân đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của giai cấp phong kiến và thực dân xâm lược. Cây đa Tân Trào ở Tuyên Quang, nơi chứng kiến sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, gắn liền với tên tuổi lẫy lừng của vị tướng tài ba Võ Nguyên Giáp. Phú Thọ với 99 ngọn núi giống như 99 con voi quay đầu về đất tổ Hùng Vương với bạt ngàn Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt. Bắc Ninh – xứ sở của dân ca quan họ, của chùa Bút Tháp, tranh Đông Hồ. Quảng Ninh với vịnh Hạ Long được đánh giá là một trong những kì quan của thế giới. Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn vật với Chùa Một Cột, đài Nghiên, tháp Bút trước cửa đền Ngọc Sơn nằm giữa Hồ Gươm. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết Rùa Vàng đòi lại gươm báu mà Long Quân đã cho Lê Lợi mượn để đánh đuổi giặc Minh xâm lược. Hà Nội còn có lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và quảng trường Ba Đình lịch sử.

   Dọc đường vào Nam, dải đất miền Trung non nước hữu tình đẹp như tranh họa đồ. Nghệ An, Hà Tĩnh có núi Hồng, sông Lam. Quảng Bình có động Phong Nha được đánh giá là đẹp nhất thế giới. Cố đô Huế với đền đài, cung điện, lăng tẩm, chùa chiền… cổ kính trang nghiêm, trầm mặc. Dòng Hương Giang lờ lững trôi xuôi, bồng bềnh những con thuyền nhè nhẹ mái chèo khua nước, hòa cùng tiếng hò mái nhì, mái đẩy văng vẳng lúc chiều buông hay trong đêm thanh vắng. Những thiếu nữ nón bài thơ trắng che nghiêng, tà áo dài tím phất phơ trước gió, giọng nói ngọt ngào, sâu lắng… Tất cả tạo nên nét đẹp Huế không nơi nào có được.

   Qua đèo Hải Vân – đệ nhất hùng quan là tới miền đất Quảng với Ngũ Hành Sơn, với phố cổ Hội An nổi tiếng, quanh năm dập dìu du khách bốn phương. Dọc theo quốc lộ 1, những rừng dừa Tam Quan, Bình Định bạt ngàn ven biển. Tiếng gió vi vu hòa cùng tiếng sóng tạo thành những bài ca bất tận. Vào đến Nha Trang, dừng chân một vài ngày ở thành phố biển êm đềm để được tắm mình trong làn nước trong xanh, ngả lưng trên bờ cát trắng tinh khôi thì quả là diễm phúc!

   Sài Gòn – tức thành phố Hồ Chí Minh một thời đã từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Đây là một trung tâm công nghiệp, thương mại lớn có nhịp sống sôi động nhất nước. Sài Gòn có bến cảng Nhà Rồng, nơi ghi dấu bước chân người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Có hãng tàu Ba Son gắn vơí tên tuổi người công nhân cộng sản lão thành Tôn Đức Thắng… Sài Gòn cũng là nơi kết thúc vẻ vang chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quét sạch bóng quân xâm lược Mĩ, lật nhào chính quyền bù nhìn bán nước hại dân thống nhất non sông Việt Nam về một mối. Giờ đây, thành phố mang tên Bác đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt, phát triển mạnh mẽ và toàn diện.

   Từ Sài Gòn xuống miền Tây Nam Bộ, trước mắt du khách là một màu xanh mỡ màng của lúa, của những vườn trái cây sum suê. Châu thổ đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng là vựa lúa, vựa cá, vựa trái cây của cả nước. Không thể nào kể hết tên những đặc sản của vùng đất màu mỡ này: gạo Nàng thơm Cần Đước, dưa hấu Long trì, dừa Bến Tre, nhãn lồng Vĩnh Kim, sầu riêng, măng cụt, chôm chôm Caí Bè, xoài cát Hòa Lộc… Quả là Tạo hóa đã hào phóng ban cho con người quá nhiều của ngon vật lạ!

   Bin thân mến!

   Việt Nam còn là xứ sở của những lễ hội tưng bừng quanh năm. Trong những lễ hội này, người dân cầu mong trời đất, tổ tiên mang lại những điều may mắn và đây cũng là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn với những bậc tiền bối có công lao to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Mình có thể kể ra đây một vài lễ hội lớn như giỗ tổ Hùng Vương, lễ hội làng Gióng, lễ hội chùa Hương, lễ hội Đức Thánh Trần… ở miền Bắc, lễ hội Tây Sơn ở miền Trung, lễ hội chùa Bà Đen ở Tây Ninh, lễ đâm trâu, lễ đua voi ở Tây Nguyên, lễ Oóc Ombóc ở miền Tây Nam Bộ… Đủ các nghi thức, màu sắc, tín ngưỡng của các dân tộc anh em chung sống trên dải đất này.

   Giữa mùa thu có Tết Trung Thu dành cho trẻ nhỏ. Chúng mình được ăn bánh Trung Thu, thứ bánh chỉ xuất hiện một lần trong năm và được rước đèn, phá cỗ dưới ánh trăng sáng vằng vặc của đêm rằm tháng Tám, trong tiếng trống ếch, tiếng trống múa lân rộn ràng khắp các ngả đường.

   Nếu bạn đến Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán, bạn sẽ được chứng kiến những tục lệ đẹp có tự bao đời của người Việt Nam như tục cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết bàng bánh hưng, bánh giầy có từ thời Hùng Vương thứ sáu; tục con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ và ông bà, cha mẹ mừng tuổi con cháu. Mọi người chúc nhau đạt được những điều tốt đẹp trong năm mới. Mình sẽ kể cho bạn nghe sự tích bánh chưng, bánh giầy và nhiều chuyện lí thú khác có liên quan đến cái Tết thiêng liêng này.

   Bin thân mến!

   Đất nước Việt Nam đẹp đến mức như một nhà thơ đã tự hào khẳng định:

Có nơi đâu đẹp tuyt vi, Như sông, như núi, như người Vit Nam?!

   Có lẽ bạn đã hình dung được một phần nào về Tổ quốc yêu dấu của tôi và hiểu được vì sao con người Việt Nam cần cù, anh dũng lại yêu quê hương, đất nuớc mình đến thế!

   Dân tộc Việt Nam rất cởi mở, thân thiện và hiếu khách. Chúng tôi sẵn sàng dang rộng vòng tay, kết bạn với các dân tộc khách trên thế giới, đoàn kết xây dựng cuộc sống hòa bình. Khi nào bạn cùng gia đình có dịp sang thăm Việt Nam, mình sẵn sàng làm người hướng dẫn nhiệt tình trong suốt cuộc hành trình chắc chắn là đầy lí thú.

   Thư đã dài, mình dừng bút ở đây, hẹn bạn thư sau! Chúc bạn cùng gia đình một năm mới với nhiều điều may mắn!

Thân ái chào bạn!

Nguyễn Đình Phong

 Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2019

18 tháng 9 2019

Bạn dựa theo bài mẫu trong SGK mà làm. Tìm thêm một số thông tin về văn hóa, danh lam thắng cảnh của VN mà viết cho nó hay.

3 tháng 10 2016

Cô kính mến!

Có lẽ đã lâu rồi cô trò mình không được trò chuyện cùng nhau.Cháu nhớ rất rõ vè kỉ niệm tuổi thơ giữa cô và cháu rất đẹp,cô biets không ngày mai là ngày 20/11 rồi mà cháu không thể đến chúc cô được nên cháu viêt bức thư  này như hồi tưởng lại tuổi thơ và mừng cô 20/11.Cô có biết:''Thầy cô, chỉ với hai tiếng thôi mà sao chúng em cảm thấy cao quý và thiêng liêng đến vậy. Có lẽ rằng, tình yêu nghề, yêu trẻ thơ đã ngấm sâu vào trong mỗi con người. Để đến khi trở thành những thầy giáo, cô giáo sự nhiệt huyết, tận tình trong mỗi con người lại dâng trào lên. Thầy cô chính là những người dẫn đường chỉ lối cho chúng em trên con đường đời của riêng mình, người vun đắp những ước mơ của chúng em vào một tương lai tươi sáng hơn.Mỗi thầy cô giáo là một người lái đò cần mẫn. Khi năm học kết thúc cũng chính là lúc những chuyến đò đã bắt đầu cập bến. Một chuyến đò với biết bao công sức và tâm huyết. Một chuyến đò chở biết bao tri thức, tình cảm mà thầy cô muốn gửi vào mỗi chúng em. Chúng em biết rằng để làm được điều đó thầy cô đã phải thức khuya, miệt mài, cặm cụi bên trang giáo án. Chúng em biết rằng đó là tất cả những giọt mồ hôi, nước mắt của các thầy cô. Tình yêu thương vô bờ bến ấy chúng em sẽ luôn trân trọng và cất giữ mãi trong trái tim.Thầy cô không những cho chúng em tri thức để từng ngày trôi qua là lúc chúng em bước lên cao hơn với nấc thang kiến thức. Thầy cô còn là người dạy cho chúng em biết, dạy cho chúng em hay về những đạo lí làm người. Đó cũng là những bài học đường đời đầu tiên mà chúng em được học từ thầy cô. Thầy cô là người dạy chúng em biết học, biết viết, biết làm những gì nên làm, biết nói những gì nên nói, biết khi nào nên im lặng để lắng nghe ý kiến của người khác; Người đã dạy em biết khóc, biết cười đúng lúc, biết quan tâm đến những người xung quanh, biết không làm ngơ trước những mảnh đời bất hạnh; Người dạy em biết thế nào là tình yêu thương, thế nào là đoàn kết cũng như làm thế nào để vượt qua đau khổ, thất bại. Những bài học tưởng chừng như đơn giản ấy sẽ là những hành trang vô cùng quý giá để chúng em bước vào đời.Tình yêu thương mà mỗi thầy cô dành cho những đứa học trò yêu quý của mình cũng giống như tình cảm cha mẹ dành cho chúng em vậy. Chẳng vậy mà người ta vẫn thường hay nói thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai của chúng em.  Thầy cô an ủi và là nguồn động viên vô cùng to lớn đối với chúng em mỗi lần chúng em thất bại, vấp ngã hay là niềm hạnh phúc được nhân đôi những khi thành công. Nhìn những giọt nước mắt đau khổ của chúng em mỗi lần vấp ngã, thầy cô cũng chẳng dấu nổi  nước mắt. Những lần như thế thầy cô đều ôm chúng em vào lòng và mong sao sự ấm áp đó sẽ xoa dịu nỗi đau trong lòng mỗi học trò mà thầy cô yêu thương như con.Chúng em đang dần lớn lên và cũng đã được học rất nhiều thầy giáo, cô giáo. Mỗi người thầy, người cô là một người chăm sóc vườn hoa để mỗi bông hoa sẽ tươi tốt và trở thành một con người có ích cho xã hội. Mỗi thầy cô dạy dỗ chúng em dù tính cách khác nhau nhưng tất cả đều có chung một tình yêu nghề, yêu học trò và cả sự nhiệt huyết trong mỗi con người.'' Ngày 20-11 đang đến gần. Dù không biết làm gì để đáp lại công ơn to lớn ấy nhưng chúng em cũng xin kính dâng lên các thầy, các cô những lời thành kính và tri ân nhất xuất phát từ sâu trong mỗi trái tim của chúng em. Chúng em xin hứa sẽ học tập thật tốt, sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống để xứng đáng với những kì vọng và mong mỏi của thầy cô. Dù sau này trên con đường của chúng em dẫu có phong ba, bão táp,chúng em sẽ luôn vững tin bước qua vì chúng em biết ở một nơi nào đó thầy cô vẫn đang mỉm cười và dõi theo chúng em.

Học sinh của cô

Phương Anh

3 tháng 10 2016

hayyeu

21 tháng 5 2019

BÀI LÀMThành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …Cô giáo kính mến!Thế là em đã không học cùng cô giáo hai năm rồi. Hiện nay chúng em đang tích cực ôn tập để chuẩn bị cho kì thi cuối năm. Em lại nhớ đến cô giáo. Em nhớ đến những trò chơi cô tổ chức cho chúng em ôn bài. Em nhớ đến những cái kẹo xinh xinh là phần thưởng của trò chơi. Em nhớ đến những giờ ôn tập hứng thú đến độ khi cô bảo hết giờ, chúng em ai cũng tiếc sao nó ngắn quá! Và rồi sau kì thi mà lớp chúng em do cô dạy được đứng đầu toàn khối 1, chúng em không được học cùng cô nữa. Chúng em lên lớp 2, còn cô giáo lại đón nhận các bạn mới vào trường.Tuy không học cùng cô, nhưng chúng em vẫn luôn nhớ đến cô nhất là vào những dịp thi học kì như hiện nay. Em hứa với cô sẽ cố gắng ôn tập thật cẩn thận, như lời cô dặn. Em cũng chúc lớp cô dạy sẽ đạt kết quả tốt như lớp chúng em hồi đó.Cuối thư, em kính chúc cô mạnh khỏe.Học trò cũ của côAùnhDương Thị Ngọc Aùnh

 

21 tháng 5 2019

Cô ơi!

Có lẽ, đây là lá thư đầu tiên mà trong suốt gần mười năm trời con mới viết cho cô. Con biết, mình không phải là một đứa học trò có đủ tự tin để nói những suy nghĩ của mình cho cô nghe. Và hôm nay con biết con đủ lớn để viết nó ra...

Cô có biết không, những ngày đầu tiên khi con vừa bước chân vào ngôi trường mang tên trường THPT chuyên Hùng Vương, con thật sự bỡ ngỡ và cảm giác xa lạ. Là một đứa học trò chuyên Văn nhưng con luôn cảm giác mình có nhiều "may mắn" hơn là "tài năng" so với các bạn trong lớp. Nhưng khi được học những tiết học đầu tiên với cô, con lại thấy mình cần có động lực, đơn giản chỉ để được cô... chú ý và để cô vui.

Cứ vậy là con say mê, cố gắng, có khi thức trắng cả đêm chỉ để hoàn thành tất cả những bài viết cô giao.

Cô thường dạy con, sống là phải có ước mơ và con đã mơ ước trở thành một cô giáo, một ước mơ con ấp ủ từ bé. Lúc đó, trong tâm trí con có gì đó mạnh mẽ lắm cô ơi. Nó thôi thúc con phải thực hiện cho được ước mơ nhỏ bé đó, là một cô giáo dạy Văn... giống như cô. Nhưng rồi con vẫn không thể trả lời được câu hỏi: "Ước mơ là gì?". Có lẽ nó là những gì tự nhiên, gần gũi và đơn giản nhất, phải không cô?

Con còn nhớ, có một lần cô đã cho đội tuyển làm một đề bài với bốn chữ ngắn gọn: "Ước mơ của em". Con đã ngồi rất lâu vì chẳng biết sẽ phải viết những gì cho ước mơ đó.

Khi viết những dòng suy nghĩ đó vào bài, con thấy bản thân mình thật ngây ngô và khó hiểu. Con mong rằng sau khi tốt nghiệp đại học, con sẽ được đi đến một nơi nào đó thật xa xôi, một vùng quê nghèo để dạy học.

Con sẽ mang "cái chữ" và những gì mình đã học được từ trường lớp, từ cô để truyền đạt lại cho người dân nơi đây, nhất là những em nhỏ. Họ cần có những người tình nguyện như con hơn ai hết. Con sẽ là một cô giáo trẻ được nhiều người yêu mến.

Con sẽ góp phần giúp người dân nơi đây thay đổi cuộc đời, vượt qua nghèo đói, lạc hậu.
Con sẽ cầm tay các em nhỏ viết những con chữ đầu đời.
Con sẽ là một cô giáo nhiệt tình và hết lòng yêu thương học sinh như cô đã từng yêu thương tụi con vậy.

Con sẽ... Con sẽ... Và con sẽ... quay về để kể cho cô nghe thật nhiều điều "con sẽ" nữa. Nhưng những điều đó có quá xa vời với đứa con gái luôn thay đổi ước mơ nhanh chóng như con không cô?

Và rồi chính nhờ những dòng nhận xét chân tình, mộc mạc của cô mà con đã có đủ tự tin để đặt những viên gạch đầu tiên bắt đầu dựng hình con đường đi tới ước mơ. Cô viết rằng: "Chúc cho ước mơ của em sẽ thành hiện thực và trở thành đồng nghiệp của cô". Con đã không bao giờ ngờ được có một ngày con lại được quay về trường và làm đồng nghiệp với cô thật.

Thoắt cái mà đã xa hun hút, những ngày tháng mà đối với con là đẹp nhất của cuộc đời - khoảng thời gian trong trẻo, hồn nhiên và non xanh ấy. Hôm nay bước vào đời mới thấy muôn hình vạn trạng, mới thấy nhớ thương đến nao lòng những tháng năm đã qua.

Tất cả, tất cả những hình ảnh thân quen như sống dậy và vẹn nguyên như mới hồi nào. Con chỉ mong ước có lại được những món quà bé nhỏ, từng hộp sữa, và cả những vật dụng cá nhân mà cô đã kỹ lưỡng chuẩn bị cho từng đứa khi tụi con sắp lên đường ra xứ Huế mộng mơ tham gia kì thi Olympic 30/4.

Con nhớ tấm thiệp với những dòng chữ nắn nót của cô khi "những đứa con đầu tiên" của cô sắp "chinh chiến" trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia. Nhớ cả những buổi trưa nóng bức, cơn buồn ngủ cứ vây đến với từng đứa, vậy mà cứ hễ nhìn thấy cô với bịch trái cây hay bánh kẹo trên tay bước vào lớp là tự nhiên đứa nào đứa nấy mắt cứ sáng rỡ, miệng cười toe toét... Thế đấy, cô đã yêu thương tụi con như một người mẹ, quan tâm tụi con tận tình.

Con giờ đã lớn hơn một chút so với cái ngày còn là học trò lớp Văn của cô. Nhưng con vẫn thích được ngồi nghe lại giọng nói nhẹ nhàng của cô mỗi khi cô giảng bài; vẫn thích được dõi theo bước chân của cô mỗi lúc cô có tiết đến trường và vẫn thích âm thầm quan tâm cô theo một cách riêng nào đó như những gì mà cô đã từng làm, từng yêu thương con cũng như các bạn.

Thế nhưng...

Con chỉ vừa bước chân chập chững vào nghề thì lại phải đối mặt với việc cô chuẩn bị về hưu. Thời gian sao mà trôi nhanh quá! Con vẫn còn mong muốn được ở bên cạnh cô, được cô dìu dắt và chỉ bảo mọi thứ.

Vì tất cả vẫn còn rất mới mẻ với con...cô ơi! Con biết rằng, ở cô vẫn còn có lòng say mê hết mực với nghề và với lớp lớp những đứa học trò yêu Văn.

Cho dù, mười năm hay hai mươi năm nữa không biết rằng con có thể làm được những việc giống như cô từng làm để đóng góp cho trường, cho xã hội hay không? Vậy mà thời gian đã sắp làm "chậm lại" một con người đầy nhiệt huyết, tận tình và hết lòng cống hiến.

Cô đành phải tạm gác lại những trang giáo án, những màu mực đỏ để quay về với cuộc sống đầm ấm ở gia đình nhỏ bé của mình. Chỉ còn vài tháng nữa thôi, con ước rằng thời gian cứ vậy mà ngưng đọng lại để con không phải nói lời chia tay với cô.

Con tự hứa sẽ làm tốt những gì cô dặn, sẽ nghe lời cô chỉ cần cô vẫn còn ngày ngày đến lớp. Chỉ cần nghĩ tới thôi, trái tim con cũng tự nhiên thấy đau nhói và nước mắt cứ vậy mà rơi ra. Cô ơi...!

Chị của cô có nói với con rằng, "Cô Vân là hoàng hôn, còn Sương sẽ là bình minh". Con sẽ nhớ, nhớ như in câu nói ấy để nối tiếp bước chân cô, hoàn thành tốt sứ mệnh "trồng người" mà cô và con đang mang.

Con không phải là đứa học trò tuyệt vời nhất cô có, nhưng con biết con luôn có những điều tuyệt vời nhất vì có cô và được là học trò của cô. Con mong cô luôn khỏe mạnh, luôn vui vẻ để con có thể quay về gặp cô và kể nhiều hơn nữa những điều "con sẽ...", cô nhé!

Thương cô rất nhiều!
Học trò của cô
Vũ Minh Huế

2 tháng 11 2016

Tôi không thể nào định nghĩa được tình thầy trò là gì? Phải chăng tình thầy trò có thể làm thay đổi cuộc sống của bạn dù chỉ là một phần nhỉ? Đó là tình cảm mà bạn có thể tìm thấy được một khoảnh khắc nào đó trong cuộc sống. Chắc hẳn trong chúng ta cũng đã có một thời gian gắn bó bên mái trường, được học tập dưới sự dìu dắt, chỉ bảo tận tình của thầy cô. Xúc động làm sao khi nghĩ về hình ảnh những người giáo viên đã luôn ân cần dạy dỗ chúng ta nên người.
“Cha mẹ cho ta hình hài, thầy cô cho ta trí thức”
Quả đúng là như vậy, công lao của thầy cô là to lớn biết nhường nào. Mà có lẽ là cả cuộc đời này, chúng ta cũng không thể nào đền đáp được hết. Chính các thầy cô là người lái đò đưa những thế hệ học trò cập bến tương lai. Làm sao tôi có thể quên những ánh mắt ấm áp, dịu hiền của thầy cô, những ánh mắt luôn dõi theo hình bóng của từng học trò bé nhỏ trong suốt cả quảng đời cấp sách đến trường. Hình ảnh những cô giáo trước tà áo dài thước tha. Những người thầy với vẻ mặt lúc nào cũng nghiêm khắc ấy lại chứa động cả một khoảng trời yêu thương rộng lớn đã để lại trước tâm trí những người học trò chúng tôi không biết đến bao nhiêu ký ức khó phai. Không chỉ vậy, điều gây ấn tượng nhiều nhất với tôi chính là nụ cười của các thầy cô. Đặc điểm này không hẳn là kiêu sa, cũng chẳng đặc biệt gì nhưng tôi lại vô cùng trân trọng những nụ cười ấy. Vì đó chính là sự động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao, là nguồn động lực giúp tôi vươn lên trong học tập. Mỗi khi tôi phạm lỗi, vẫn là khuôn mặt quen thuộc ấy nhưng hành động đã không còn những nụ cười vui vẻ của ngày nào mà thay vào đó là một ánh mắt nghiêm nghị. Mặc dù thầy cô không la hoặc trách mắng gì nhưng tôi như đọc được một chút buồn bã và thất vọng thoáng qua những đôi mắt kia. Những lúc như vậy sao mà tôi cảm thấy ân hận quá! Vì chính tôi đã làm các thầy cô cảm thấy thất vọng. Nhưng cũng nhờ đó mà tôi nhận ra được những lỗi lầm thực sự của mình để sửa chữa.

Đến tận bây giờ tôi mới nhận ra được một điều: không phải lúc nào thầy cô cũng cười với chúng tôi nhưng chỉ cần những người thầy, người cô cười một nụ cười yêu thương thì trong tôi bổng dâng trào một niềm vui sướng giống như tôi vừa làm được một điều gì rất lớn cho thầy cô. Sao lại có thể quên những nụ cười hạnh phúc, hay những nụ cười vỗ về,an ủi. Thầy cô ơi! Các thầy cô có biét rằng những nụ cười của các thầy cô lại chính là ngọn lửa hồng sưởi ấm những trái tim nhỏ bé non nớt của đám học trò chúng con hay không? Chỉ bao nhiêu đó là mình quá may mắn hơn rất nhiều đứa trẻ khác. Bao gánh nặng về cuộc sống, công việc, gia đình và những cực nhọc chất chồng lên đôi vai của những người giáo viên. Thật không thể nào có thể diễn tả được hết nỗi biết ơn sâu nặng cúa tôi đối với các thầy cô, những người luôn miệt mài bên những trang giáo án, truyền đến học trò chúng tôi những bài học hay và bổ ích, những người đã không quên nhọc nhằn giúp xây dựng một thế giới huy hoàng, một tương lai tươi sáng bằng con đường học vấn. Thế giới của tri thức nhân loại mới rộng lớn và bao la làm sao! Nhưng chính những người thầy người cô đã dẫn dắt chúng tôi bước vào một thế giới mà đối với các thế hệ học sinh dường như là hoàn toàn mới mẻ và lạ lẫm. Và rồi từng ngày trôi qua, tôi đã quen dần với mài trường này, nơi mà chúng tôi thường gọi là ngôi nhà thứ hai. Hình ảnh người thầy cô ân cần, tận tụy dạy cho chúng tôi không chỉ về kiến thức mà cả về những kĩ năng sống cần thiết không biết tự bao giờ đã trở thành một ấn tựợng khó phai trong ký ức những cô cậu học trò tinh nghịch ngày nào! Thầy cô đã dày công dạy dỗ chúng tôi nên người giúp chúng tôi biết thế nào là lòng nhân ái. Chính các thầy cô đã tạo nên những khoảng thời gian giúp những đứa học trò gặp gỡ, tìm hiểu nhau hơn. Thầy cô cũng như là cha mẹ của chúng tối. Dấu trường thành theo thời gian giờ đây tôi mới hiểu rằng làm giáo viên chưa hẳn là sung sướng. Tôi nghiêm khắc ghi trong tim những công ơn lớn lao của thầy cô giáo viên với niềm kính trọng nhất. Thầy cô ơi, những kiến thức được thầy cô đúc kết thành những tinh hoa của nhân loại qua boa nhiêu thế hệ đã giúp con nhận ra rằng, những gì mà ta thu thập được từ kho tàng kiến thức rộng lớn sẽ tan biết đi vào một khoảng không gian trống một khi chúng ta nhụt chí và lùi bước. Thầy cô đã gieo những hạt giống của trí tuệ vào tâm hổn trong sáng của những đứa học sinh, là người cầm bó đuốc tri thức của nhân loại soi đường chỉ lối cho thế hệ học trò.
Ôi! Tôi ước sao mình mãi là đứa học trò yêu dấu của thầy cô, mặc dù biết là không thể được. Tuy vậy, tôi vẫn cầu mong là các thầy cô sẽ mãi tiếp tục dẫn dắt nhiều thế hệ măng non bước qua cánh cửa dẫn đến một vùng đất kì dịu. Thầy cô ơi! Em không biết phải bày tỏ tình cảm của minh như thế nào nữa, em chỉ muốn cảm ơn vì tất cả những điều hay, điều bổ ích mà thầy cô đã truyền đạt đến thế hệ học sinh chúng em. Những người lái đò của một tương lai mộng mơ

12 tháng 12 2016

“Không thầy đố mày làm nên”, một triết lí dân gian đã được lưu truyền từ bao đời nay. Điều này cho chúng ta thấy người thầy có vai trò to lớn đối với con đường học vấn của mỗi học trò. Dẫu là học trò bán tự, nhất tự (có câu "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" - một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy), huống hồ chi, chúng ta, trong đời ai chẳng là học trò hơn một lần "nhất tự" hiểu theo nghĩa rộng của khái niệm này. Nhưng điều tôi muốn nói đến ở đây là một mặt khác nữa của câu tục ngữ - Đó cũng là lời nhắn nhủ, khuyên răn chúng ta phải nhớ ơn thầy cô.


Mỗi người có được công danh, sự nghiệp thành đạt đều nhờ công ơn dạy dỗ của thầy cô. Những người chiến sĩ trong cuộc chiến sinh tử với giặc ngoại xâm, trong hành trang tinh thần mang ra mặt trận cũng có lời thầy cô. Chúng ta, hẳn đã nhiều người đọc nhật kí của anh Nguyễn Văn Thạc (Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản dưới nhan đề Mãi mãi tuổi hai mươi) học sinh trường cấp 3 (THPT) Yên Hòa B - Từ Liêm, Hà Nội. Trang nhật kí ngày 24/5/1972, ghi trước khi anh hi sinh tại chiến trường Quảng Trị hai tháng, bảy ngày sau đó, người học trò này đã nhớ lời dạy thầy giáo cũ - thầy Lưu, và nói rằng, cho đến lúc này, anh mới hiểu hết lời dạy của thầy. Xin được trích đoạn nguyên văn "Lòng tin tưởng ở con người cũng chính là một nét riêng rất độc đáo của lòng nhân đạo - Điều này thầy Lưu đã nói rất nhiều lần với mình từ 3 năm trước, từ hơn 2 năm trước - Nhưng đến giờ mình mới hiểu một cách sâu xa và đầy đủ nhất". Người học trò Nguyễn Văn Thạc hiểu và xác định đúng đắn lẽ sống của đời mình. "Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc dời một tâm hồn chính trực và cao cả - Biết yêu và biết ghét - Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế - Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm". Chính vì thế ta không thể quên được công ơn của thầy cô.


Thầy cô giáo là người hướng dẫn, bồi dưỡng, truyền đạt cho ta những kinh nghiệm mà nhân loại đã tích luỹ trong suốt quá trình lịch sử lâu dài về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và kinh nghiệm sống để mở rộng trí óc cho chúng ta. Thầy cô không chỉ cho chúng ta tri thức mà còn rèn luyện cho chúng ta bài học làm người. Lúc còn bé thơ thầy cô dạy ta từng chữ cái, từng con số, rồi theo năm tháng chúng ta dần lớn lên thầy cô dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn để giáo dục ta thành người có tri thức, có đạo đức. Các thầy cô đ㠓Vì lợi ích trăm năm trồng người”, đào tạo chúng ta thành những người hữu ích. Tại sao danh họa Ý Lê-ô-na đơ Vanh xi (1452 - 1519) có thể trở thành đỉnh cao của thời Phục hưng và thế giới. Vì ông có người thầy là họa sĩ Vê-rô-ki-ô. Thoạt đầu thầy bắt cậu bé học trò vẽ quả trứng gà mấy chục ngày liền. Bởi ông muốn cho nhà họa sĩ thiên tài tương lai biết "trong một nghìn cái trứng, không bao giờ có hai cái hoàn toàn giống nhau...Do vậy nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu...Đó còn là cách luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo". Các thầy cô giáo là người "mài sắt nên kim", công lao biết bao ! Thật đúng như nhà thơ Bùi Đăng Sinh, hiện nay đã là nhà giáo kì cựu, lúc còn ngồi trên ghế nhà trường đã viết :


“Đồi cao thắm sắc ti gôn
Trồng hoa thầy đã trồng luôn cả người”

Các thầy, các cô đang làm một nghề cao quý nhất, nghề dạy học, nghề mà dân tộc ta vốn rất coi trọng, quan tâm và biết ơn. Ông cha ta thường nói :


“Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”

Vì học sinh thân yêu, các thầy giáo, cô giáo đã luôn luôn quan tâm đến sự tiến bộ, vui sướng trước sự trưởng thành của chúng ta, trăn trở trước thiếu sót mà chúng ta mắc phải. Từ cái nôi là nhà trường, tình cảm gắn bó giữa chúng ta và các thầy cô là một tình cảm đặc biệt, sâu sắc. Tình cảm đó sẽ cùng đi suốt cuộc đời, động viên, nâng đỡ chúng ta trưởng thành. Mọi người chúng ta phải khắc ghi và biết ơn. Phải ghi nhớ trong lòng, đạo thầy trò là một trong những đạo lớn, giữ cho xã hội lành mạnh, vững chắc. Lại xin kể với các bạn một câu chuyện mà nhân vật học trò là một nhà thơ nổi tiếng của chúng ta. Chuyện của nhà thơ Hoàng Cầm, thi sĩ yêu thương của miền Kinh Bắc, cái nôi của văn hóa Việt Nam. Nhà thơ đã làm cho con sông Đuống thành dòng sông trữ tình, dòng sông thi ca. Năm học 1935 - 1936, Hoàng Cầm học với thầy Hoàng Ngọc Phách, cũng là một nhà văn (tác giả Tố Tâm, thiên tiểu thuyết lãng mạn vào loại mở đầu văn chương lãng mạn). Ai ngờ sau đó ít lâu, lại lấy chị gái họ thầy giáo mình. Một ngày tết ở thị xã Bắc Ninh, khi hai vợ chồng thi sĩ đi chúc tết họ hàng, vào nhà thầy, theo tôn ti trật tự, thầy cứ một điều "thưa bác", hai điều "thưa bác". Vợ nhà thơ cũng thản nhiên "cậu câu, tôi tôi" mặc dù kém đến trên 20 tuổi. Song Hoàng Cầm thì không dám. Ông lễ phép xưng "con", gọi "thầy". Về nhà, bà vợ phàn nàn :


- Sao mình lại xưng "con" với cậu ấy ? Cậu ấy là em mình chứ !


Hoàng Cầm đã quả quyết trả lời :


- Anh phải tôn trọng cái điều có trước. Trước khi anh là chồng em, anh đã là học trò của ông Phách từ lâu rồi. Người thầy giáo ấy đã có công lớn đào tạo được ra anh hôm nay đấy em ạ !


Lòng biết ơn thầy cô là phải biết giữ đúng "Đạo". Nhưng cao hơn, phải được thể hiện bằng hành động cụ thể. Muốn vậy chúng ta phải học tập tốt, đạt nhiều thành tích cao. Đây cũng chính là đạo lí làm người, là cách ứng xử của người có nhân cách. Đất nước ta có rất nhiều tấm gương đáng để noi theo như người học trò con vua Thủy Tề của thầy Chu Văn An. Biết là trái mệnh Ngọc Hoàng, tất bị chết chém, nhưng vẫn tuân theo lời dạy bảo nhân nghĩa của thầy.


Bác Hồ từng dạy : “Kẻ có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nền tảng của con người vẫn là đạo đức, đạo đức kết hợp với tài năng thì làm chuyện gì cũng thành công. Xã hội hiện đại ngày nay, vấn đề đạo đức đang còn nhiều cái để quan tâm, đó là tình trạng học sinh vô lễ, vô ơn bạc nghĩa với thầy cô. Thậm chí có hành vi lăng mạ, côn đồ. Tất cả đều bị chê trách, lên án gay gắt.


Trong bối cảnh như thế, thiết nghĩ, lòng biết ơn là món quà giá trị nhất, là bông hoa tươi thắm nhất để các thế hệ học sinh dâng tặng thầy cô kính yêu. Đây không phải chỉ là bổn phận và nghĩa vụ mà còn là thứ tình cảm cao quí, thiêng liêng, ở đâu, lúc nào cũng cần gìn giữ, nêu cao.

Bạn tham khảo nhé !!!haha

28 tháng 10 2021

Kính gửi nhà văn An-đéc-xen, tác giả của truyện Cô bé bán diêm. Dù đã rất nhiều năm trôi qua kể từ khi ông viết tác phẩm này, nhưng những giá trị của Cô bé bán diêm cho tới nay vẫn còn hiện hữu. Khi đọc truyện, chúng cháu đều cảm thấy vô cùng xót xa trước hoàn cảnh bất hạnh của cô bé bán diêm. Nhưng dưới ngòi bút ngập tràn yêu thương, chứa chan sự đồng cảm, ở đoạn kết truyện, chúng cháu đã cảm nhận được rằng cô bé bán diêm không chết, mà em thật sự đã gặp lại bà và đi tới một thế giới khác có muôn vàn hạnh phúc. Tác phẩm của ông quả thật đã đem đến những giá trị nhân văn sâu sắc cho văn học và cho xã hội. Bởi vậy, cháu tin rằng tác phẩm của ông sẽ còn sống mãi cùng thời gian, năm tháng

Thân gửi tác giả truyện Cô bé bán diêm - nhà văn An-đéc-xen. Một trong những truyện cổ tích yêu thích nhất của cháu chính là truyện Cô bé bán diêm do ông sáng tác. Dưới ngòi bút nhân văn của tác giả, truyện đã mang đến cho mỗi người đọc bài học sâu sắc về ý nghĩa về cuộc sống. Giữa đêm giao thừa rét mướt, khi mọi người trong khu phố được ở trong nhà quây quần bên gia đình hạnh phúc thì một cô bé nghèo phải lang thang để bán diêm. Những người đi ngoài đường không hề đoái hoài đến cô bé đáng thương đang run rẩy với chiếc áo rách, đôi chân trần và mái tóc bết lại. Khi đọc đến những đoạn văn miêu tả hình ảnh cô bé, cháu đã cảm thấy thật xót xa. Đặc biệt nhất, trong câu chuyện của mình, nhà văn còn thỏa mãn ước mơ của cô bé bằng những mộng tưởng quá đỗi giản dị. Cái kết của truyện khiến cho cháu cảm thấy ám ảnh nhất. Hình ảnh cô bé chết đi nhưng đôi vẫn má hồng, còn đôi môi đang mỉm cười đã giúp người đọc có thêm hy vọng về một cuộc sống hạnh phúc ở nơi thiên đường cho cô bé tội nghiệp. Tác phẩm Cô bé bán diêm quả là giàu giá trị nhân văn cao đẹp và mang cho người đọc nhiều cảm xúc đáng quý