K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2019

trẻ mồ côi ko có cha hay mẹ . đối với chúng ta , các em vẫn thiếu về trí  thức , sức khỏe , thể chất và điều kiện ..v..v

cuộc sống của trẻ mồ côi rất vất vả , vì là trẻ con nên công việc của đứa trẻ gấp tận 5 lần người lớn

trẻ mồ côi nhỏ hơn nên phải nhờ vả vào người thân hoạc những người có tình cảm cho tiền

k mik nha

30 tháng 8 2019

- Trẻ em mồ côi trong làng trẻ SOS Hà Nội đã được sống hạnh phúc trong sự thương yêu đùm bọc của những người mẹ nuôi và sự quan tâm của các tổ chức xã hội.

- Hạnh phúc luôn mỉm cười trên môi những bé thơ bất hạnh. Mùa xuân thực sự đã về với các em. Đó cũng là quyền trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước bảo vệ, chăm sóc.

6 tháng 6 2019

Thật tội nghiệp những đứa trẻ còn đang ở tuổi đến trường lại phải nai lưng ra kiếm sống. Các em đã phải hứng lấy tất cả những bụi bặm của cuộc đời. Hàng ngày phải đương đầu với biết bao khó khăn của cuộc sống, phải đối diện với hầu hết những cặn bã của xã hội, làm thế nào để các em có thể giữ gìn được sự trong sáng cho tâm hồn mình.
Mỗi em đều có những hoàn cảnh sống riêng, có những con đường riêng để rồi các em sớm gặp nhau trên đường đời. Khi những bạn nhỏ như các em được cha mẹ nâng niu, chăm bẵm, lo lắng cho từng bữa ăn giấc ngủ, được đến trường với những bộ quần áo mới đắt tiền và được đưa đón thương yêu thì các em với đầu trần chấn bươn trải trên khắp các con đường ngõ phố để kiếm sống. Để rồi khi thì bị hắt hủi, khi bị đánh đuổi và cả những khi nhịn đói chịu rét trên hè phố hay ghế đá công viên. Trước khi đến với đám bạn nơi đường phố, chắc rằng nhiều em cũng có gia đình. Nhưng rồi hoàn cảnh xô đẩy đã cướp đi của các em cha mẹ và gia đình. Có em mất cha mất mẹ vì thiên tai lũ lụt, có em thì bỏ quê ra đi vì nghèo quá. Nhưng cũng có em thì bỏ nhà đi bụi, nhưng số đáng trách này không nhiều. Thương tâm nhất là những đứa trẻ vô thừa nhận. Mẹ các em sinh ra các em rồi đang tâm vứt bỏ. Các em lớn lên trong những trại trẻ mồ côi rồi phải tự ra đường kiếm sống.
Những đứa trẻ ấy ngay từ nhỏ đã phải chịu bao nhiêu thiệt thòi, khổ cực. Các em không được vui chơi, không được đến trường. Đã có lúc tôi vô tình được chứng kiến cảnh các em cùng nhau nô đùa trong công viên. Bên cạnh đó la liệt những nón áo, hòm đánh giày, báo, những túi đựng ni lông đồng nát. Các em vui đùa thật vô tư. Nhưng nếu có khách gọi là chúng lại lao ra tranh nhau khách. Nhũng nụ cười hồn nhiên vô tư lại được thay thế bằng vẻ mặt thật khắc nghiệt. Tôi thương chúng vô cùng nhưng tôi chẳng có nhiều tiền để cho chúng. Mỗi người tự lo cho mình có cuộc sống yên ổn đã quá mệt nhọc rồi, liệu mấy ai còn đủ thời gian rảnh để suy nghĩ xem số phận những đứa trẻ ấy sẽ ra sao. Hay chúng lại trở thành những kẻ phạm tội, để rồi khi tạm biệt đường phố chúng lại đến với song sắt nhà tù.
Nhìn những đứa trẻ lang thang trên đường phố với một tương lai mờ mịt, trong lòng tôi dấy lên bao nhiêu cảm xúc.Giá như, những người quyền cao chức trọng bớt ăn chơi xa xỉ, những thanh niên con nhà giàu bớt những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng thì chắc rằng sẽ có rất nhiều em nhỏ đáng lang thang kia có được một chốn bình yên để đi về, có được một chỗ ấm áp để trú chân trong những mùa đông rét mướt.
Cuộc sống còn bộn bề những lo toan và còn bao nhiêu bất trắc. Sẽ vẫn còn những đứa trẻ lang thang, không nhà không cửa, không người che chở yêu thương. Chỉ mong rằng, những bậc cha mẹ biết nghĩ hơn, sinh ít con để đảm bảo cuộc sống cho chúng, những bà mẹ hãy có trách nhiệm hơn khi đã trót sinh ra một đứa trẻ. Đừng vì cuộc sống của riêng mình mà nỡ bỏ rơi đứa con do mình đứt ruột đẻ ra. Và cũng mong rằng chúng ta sẽ quan tâm giúp đỡ để hạn chế những thiệt hại do thiên tai bão lụt gây ra, để những đứa trẻ không phỉ rời bỏ gia đình, quê hương bản quán mà đi tha phương cầu thực… Còn biết bao cảnh ngộ đáng thương tâm, nếu mỗi chúng ta đều biết sống nhân hậu hơn thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn, và chắc hẳn trên đường phố sẽ bớt đi những mảnh đời côi cút, chắp vá.
Nhân dân ta vốn có truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, đã khuyên chúng ta:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Lời dạy đầy tình nghĩa ấy chắc rằng sẽ lay động lương tâm mỗi con người, để trái tim ta không bị chai sạn trước những mảnh đời đáng thương hơn mình. Khi trái tim con người còn biết rung động với niềm vui và nỗi buồn của đồng loại, khi ấy cuộc sống vẫn thật tuyệt vời. Những em nhỏ mồ côi kia rồi sẽ được cộng đồng yêu thương, sẻ chia bất hạnh và cuộc sống của các em sẽ bớt nhọc nhằn hơn.

loigiaihay.com

Bình luận

Bài tiếp theo 

Báo lỗi - Góp ý

CÁC BÀI LIÊN QUAN: - Văn nghị luận lớp 9



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/suy-nghi-cua-anh-chi-khi-nhin-nhung-em-be-khong-noi-nuong-tua-c36a13686.html#ixzz5q29XK54v

~Hok tốt~

7 tháng 6 2019

Hiện tại, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh đang tổ chức quản lý, nuôi dưỡng thường xuyên cho 104 đối tượng xã hội . Trong đó có 17 người già cô đơn, 39 trẻ mồ côi, 15 người tâm thần, 19 người tàn tật. Trong khi đó, toàn tỉnh hiện có khoảng 1.080 trẻ em khuyết tật, tàn tật, hơn 31.600 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chưa kể tới con số hơn 30.000 trẻ em đang sống trong các hộ nghèo. Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể, sự giúp đỡ của doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh, công tác chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ người tàn tật, trẻ mồ côi trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Toàn tỉnh đã cấp được 100 máy trợ thính và đo, lắp chân giả miễn phí với trị giá 160 triệu đồng cho người tàn tật; trợ giúp cho người khuyết tật gần 1.100 xe lăn trị giá 1,3 tỷ đồng và 50 xe đạp cho trẻ mồ côi trị giá 50 triệu đồng; tổ chức dạy nghề may và thêu ren cho 370 người với kinh phí gần 1 tỷ đồng. Tính đến nay, tỷ lệ trẻ em khuyết tật được chỉnh hình đã đạt 51%. Riêng trong 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh đã đưa 242 em nhỏ khuyết tật đi khám sàng lọc và phẫu thuật, điều trị khuyết tật vận động, 256 em đi phẫu thuật nụ cười, 143 em được phẫu thuật mắt, 13 em được phẫu thuật tim bẩm sinh… Hội Người tàn tật, trẻ mồ côi tỉnh đã phối hợp với các cấp, ngành vận động ủng hộ kinh phí xây dựng nhà tình thương tặng cho người khuyết tật với kinh phí 355 triệu đồng.  Đó là những con số từ văn bản báo cáo của các cơ sở, ngành hữu quan, một kết quả thật sự đáng trân trọng. Tuy nhiên, trong các hội nghị luận đàm về công tác bảo trợ xã hội vẫn có phần lớn số ý kiến cho rằng, đối tượng bảo trợ xã hội lớn nhưng nguồn lực đầu tư vào các chính sách, chương trình bảo trợ cho các đối tượng này còn thấp. Việc triển khai, thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người khuyết tật và trẻ mồ côi ở một số địa phương, cơ sở còn chậm. Y thức nhân đạo trong cộng đồng còn hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém này là do nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền và xã hội về công tác bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồ côi còn hạn chế. Các cơ quan chức năng, ngành, đoàn thể  chưa thực sự chủ động trong công tác tham mưu và triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát  chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, hình thức tuyên truyền còn chưa phong phú.

Để công tác chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ người tàn tật trẻ mồ côi đạt được hiệu quả hơn nữa, vừa qua, BTV Tỉnh ủy đã có Kết luận số 27-KL/TU ngày 8/9/2011 chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân tiếp tục thực hiện chỉ thị số 28-CT/TU ngày 12/5/2008 của BTV Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ người tàn tật, trẻ mồ côi. Giải pháp để thực hiện là đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và nhân dân về Luật Người khuyết tật. Từng bước xã hội hóa công tác chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ người tàn tật và trẻ mồ côi. Thực hiện tốt các chương trình nhân đạo về người tàn tật và trẻ mồ côi như: xây dựng quỹ “người khuyết tật, trẻ mồ côi” vào ngày 18/4 hàng năm; tổ chức chương trình dạy nghề, trợ giúp xe lăn và xe đạp, chương trình xây nhà đại đoàn kết… cho người tàn tật. Vận động sự đóng góp về vật chất, tinh thần của các tổ chức và cá nhân, nhà hảo tâm trong và ngoài nước để hỗ trợ người tàn tật, trẻ mồ côi, giúp họ từng bước cải thiện cuộc sống hòa nhập với cộng đồng. Tăng cường công tác điều tra, khảo sát tổng hợp nắm chắc số lượng, phân loại người khuyết tật, trẻ mồ côi và có cơ chế chính sách phù hợp để chăm sóc, giúp đỡ lâu dài. Đồng thời, tiếp tục tạo điều kiện cho người tàn tật, trẻ mồ côi ngày càng tiếp cận thuận lợi, bình đẳng và chất lượng hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản và các chương trình về sinh kế để ổn định cuộc sống có tính dài hạn hơn. Đó là nền tảng cơ bản để từng bước đưa công tác chăm sóc, bảo vệ, giúp đỡ người tàn tật, trẻ mồ côi đi vào thực chất và đạt được hiệu quả cao hơn.

30 tháng 8 2018

Bn vào Link này tham khảo nhé . Câu hỏi của Trần Tuệ San - Ngữ văn lớp 7 | Học trực tuyến

# MissyGirl #

30 tháng 8 2018

hông phải ngẫu nhiên mà khi nhắc đến cha, người ta luôn ví công lao của người tựa non cao, biển rộng - những thứ vĩ đại nhưng rất đỗi âm thầm.

Cha trong ấn tượng của hầu hết chúng ta có phải là người đàn ông ít nói nhưng tình cảm, nghiêm khắc nhưng lại bao dung? Vậy nên triết gia Cicero từng nói: "Trên Trái Đất này, không có món quà nào ngọt ngào bằng tình yêu thương của người cha cho con mình".

Tuy nhiên, liệu có ai đủ dũng khí để nói 3 tiếng: "Con yêu cha"? Bạn có nhớ rằng đã bao lâu rồi mình chưa trò chuyện cùng cha? Đã bao lâu rồi bạn chưa được nghe những lời dạy dỗ từ cha? Tóc cha đã điểm thêm vài sợi bạc, bạn có kịp nhận ra?

Càng trưởng thành, khoảng cách của chúng ta và cha càng lớn dần. Thậm chí, những câu hỏi han thông thường bỗng trở nên gượng gạo, những cuộc gọi cũng dần thưa thớt và vội vã..

CHA LUÔN YÊU CON THEO CÁCH HOÀN HẢO NHẤT

Nhắc đến một người cha hoàn hảo điển hình, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay đến David Beckham. Bên cạnh việc là siêu sao bóng đá, ông hoàng của những hợp đồng quảng cáo triệu đô, Beckham còn được mọi người ca ngợi hơn cả bởi tình yêu dành cho các con: Brooklyn, Romeo, Cruz và Harper.

2 tháng 12 2021

bài văn thứ1: kể kỷ niệm đáng nhớ
Nhung là người bạn thân nhất của em. Bọn em học với nhau từ hồi mầm non cho tới Tiểu học. Tình bạn của chúng em gắn bó với nhau 4 năm dòng dã. Tình cảm ấy dường như đã vượt qua cả tình bạn mà trở thành tình chị em ruột thịt, thân nhau như trong một gia đình vậy. Càng lớn lên thì bọn em càng thêm trân trọng tình bạn cao cả và thiêng liêng này. Em và Nhung có rất nhiều kỷ niệm đẹp đẽ với nhau trong cả học tập lẫn vui chơi. Đó là khoảng thời gian mà có lẽ suốt cả cuộc đời này em không bao giờ có thể quên được. Ngỡ tưởng em và Nhung sẽ ở gần nhau một quãng đường dài hơn nữa, nhưng không may là ước mơ đó không thành hiện thực. Tới năm lớp 3, bố mẹ Nhung quyết định lên Hà Nội để làm ăn, sinh sống. Tất nhiên là cả Nhung cũng sẽ theo bố mẹ lên đó học tập. Và bọn em đã lưu luyến và bịn rịn chia tay nhau từ hồi đó. Suốt 2 năm trời, chúng em không có bất kỳ một liên lạc nào với nhau. Bất ngờ một hôm (khi đó em đã lên lớp 5), trên đường đi học về, ghé vào công viên gần nhà, em bắt gặp một bóng dáng thật thân thương làm sao! Đó là Nhung, em đã được gặp lại cô bạn thân nhất của mình sau bao ngày xa cách. Cuộc gặp gỡ khi đó để lại trong em rất nhiều cảm xúc khó phai mờ.
bài văn thứ hai: kể về ngừi bạn thân

Năm lớp ba, tôi chuyển vào ngôi trường mới. Ở đây, lớp mới, thầy cô mới, bạn bè cũng mới, mọi thứ đều vô cùng xa lạ. Tôi bỡ ngỡ lắm! Ngày đầu tới lớp với tâm trạng vừa hồi hộp, vừa lo sợ. Bạn nào cũng nhìn tôi với ánh mắt tò mò. Tôi được cô xếp ngồi ở ngay đầu bàn, cạnh một cô cao dong dỏng. Đó chính là bạn Minh Nguyệt – người bạn đã giúp tôi hòa nhập với lớp.

Vóc người bạn thanh mảnh, duyên dáng. Nét duyên dáng đi liền với khuôn mặt trái xoan xinh xắn, dịu dàng. Đôi mắt tròn xoe, đen láy luôn làm tôi nghĩ đến hình ảnh một vầng trăng tròn đang sáng vằng vặc giữa bầu trời đêm, y như cái tên của bạn. Tôi thích nhất đôi mắt ấy mỗi khi bạn chớp chớp giận dỗi hay nài nỉ tôi điều gì đó. Điểm trên gương mặt cân đối là chiếc mũi cao dọc dừa xinh xinh. Miệng bạn nhỏ nhắn, đôi mỗi lúc nào cũng hồng xinh, căng mọng. Nhờ hàm răng trắng đều tăm tắp, mỗi khi bạn cười, nụ cười lại rạng rỡ như một bông hoa nhỏ. Nguyệt có mái tóc dài ngang lưng, đen óng ả. Mái tóc ấy tựa như con suối nhỏ sóng sánh làn nước thần kì. Mái tóc đen này càng làm nổi bật làn da trắng mịn của bạn.

Vì Minh Nguyệt có dáng người thanh mảnh nên bạn ấy thường mặc những bộ váy xòe xinh xắn như công chúa. Mỗi khi cất giọng nói nhẹ nhàng, trong trẻo của mình lên, Nguyệt lại làm tôi nghĩ tới những cô công chúa trong truyện cổ tích, xinh đẹp, ngoan ngoãn và hiền lành. Nguyệt còn rất chăm chỉ, bạn học giỏi đều tất cả các môn. Năm lớp 3, trước kì thi, tôi quên làm một bài tập. Tới lớp, tôi chẳng thể tập trung để làm bởi phải làm vội. Khi cô giáo gọi lên chữa, tôi ấp úng trả lời em không biết làm. Bỗng, Nguyệt đứng dậy thưa với cô sẽ chỉ cho tôi cách làm bài đó. Cô đồng ý. Bạn tay cầm bút viết viết, miệng nói liền hồi, giảng giải một lúc là tôi hiểu ngay. Nguyệt thường kể với tôi, ước mơ của bạn ấy là trở thành một giáo viên, để dạy các em học sinh tập viết và kể cho các em nghe bao nhiêu câu chuyện cổ tích mà bạn từng đọc.

Tôi thầm mong cho mơ ước của bạn sẽ trở thành hiện thực. Sắp phải xa mái trường, xa thầy cô và xa bạn bè rồi, tôi sẽ luôn trân trọng từng phút giây học tập và vui đùa ở đây. Tôi rất quý cô bạn Minh Nguyệt xinh xắn, dễ thương của mình. Tôi hi vọng rằng dù thời gian có trôi qua bao lâu nữa, tình bạn của chúng tôi luôn thân thiết như bây giờ.
HỌC TỐT≈
k cho mình nha

Đề 2 là 7 đến 10 câu nha

2 tháng 8 2023

Tham khảo:

Em sẽ khuyên bạn: Không phải ai sinh ra cũng có một cuộc sống đủ đầy có bố mẹ lo cho như chúng ta, các bạn ấy khi sinh ra đã thiếu tốn tình cảm của bố mẹ. Việc chúng ta tổ chức khuyên góp tặng quà tết cho trẻ em mồ côi là để giúp các bạn có một cái tết ấm no và hạnh phúc hơn đồng thời cũng giúp các bạn ấy có những cảm nhận tích hơn về cuộc sống.

2 tháng 8 2023

Môn đạo đức không yêu cầu chuyên môn quá cao, đơn giản chỉ là những tình huống sẽ xử lý như thế nào, nên vấn đề tham khảo ở môn này là không hợp lệ em nhé.

12 tháng 7 2018

Võ Thị Sáu là nữ anh hùng, sinh năm 1933 ở huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa.

Sinh ra và lớn lên trên miền quê giàu truyền thống yêu nước, lại chứng kiến cảnh thực dân Pháp giết chóc đồng bào, chị Sáu đã không ngần ngại cùng các anh trai tham gia cách mạng.

Thiếu nữ ném lựu đạn diệt giặc
14 tuổi, Võ Thị Sáu theo anh gia nhập Việt Minh, trốn lên chiến khu chống Pháp. Chị tham gia đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế.

Trong khoảng thời gian này, chị Sáu tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị thương nhiều lính Pháp.

Người con gái Đất Đỏ còn nhiều lần phát hiện gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm, chủ động tấn công địch.

Tháng 7/1948, Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp. Biết đây là nhiệm vụ gian nan, nguy hiểm, chị Sáu vẫn chủ động xin được trực tiếp đánh trận này.

Chị nhận lựu đạn, giấu vào góc chợ gần khán đài từ nửa đêm. Sáng hôm đó, địch lùa người dân vào sân. Khi xe của tỉnh trưởng tới, chị tung lựu đạn về phía khán đài, uy hiếp giải tán mít tinh.

Hai tổ công an xung phong ở gần đấy đồng loạt nổ súng yểm trợ tạo áp lực giải tán cuộc mít tinh, đồng thời hỗ trợ cho chị Sáu rút an toàn. Người của Việt Minh được bố trí trong đám đông hô to "Việt Minh tiến công" và hướng dẫn người dân giải tán.

Sau chiến công này, chị Sáu được tổ chức tuyên dương khen ngợi và được giao nhiệm vụ diệt tề trừ gian, bao gồm việc tiêu diệt tên cai tổng Tòng.

Vo Thi Sau, nu anh hung huyen thoai vung Dat Do hinh anh 1
Chị Võ Thị Sáu nhiều lần được khen ngợi nhờ không ngại gian khó, dũng cảm tham gia chiến đấu, bảo vệ quê hương.
Tháng 11/1948, Võ Thị Sáu mang theo lựu đạn, trà trộn vào đám người đi làm căn cước. Giữa buổi, chị ném lựu đạn vào nơi làm việc của Tòng, hô to “Việt Minh tấn công” rồi kéo mấy chị em cùng chạy.

Lựu đạn nổ, tên Tòng bị thương nặng nhưng không chết. Tuy nhiên, vụ tấn công khiến bọn lính đồn khiếp vía, không dám truy lùng Việt Minh ráo riết như trước.

Tháng 2/1950, Võ Thị Sáu tiếp tục nhận nhiệm vụ ném lựu đạn, tiêu diệt hai chỉ điểm viên của thực dân Pháp là Cả Suốt và Cả Đay rồi không may bị bắt.

Trong hơn một tháng bị giam tại nhà tù Đất Đỏ, dù bị giặc tra tấn dã man, chị không khai báo. Địch phải chuyển chị về khám Chí Hòa.

Chị Sáu tiếp tục làm liên lạc cho các đồng chí trong khám, cùng chị em tại tù đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù.

Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt của Võ Thị Sáu, thực dân Pháp và tay sai mở phiên tòa, kết án tử hình đối với nữ chiến sĩ trẻ. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo.

Nhờ sự kiên cường, dũng cảm, trung thành, Võ Thị Sáu được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là Đảng viên chính thức ngày đêm trước khi hy sinh.

Kiên cường đến phút cuối
Trong quá trình bị bắt, tra tấn và đến tận những giây phút cuối cùng, Võ Thị Sáu luôn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, bất khuất của chiến sĩ cộng sản.

Khi mới bị bắt, địch tra tấn chị chết đi sống lại nhưng không moi được nửa lời khai báo.

Sự kiên trung ấy một lần nữa thể hiện tại phiên tòa đại hình khi chị Sáu (khi đó mới 17 tuổi) hiên ngang khẳng định: “Yêu nước, chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”.

Khi nhận án tử hình, chị Sáu không hề run sợ. Chị hô to “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”.

Năm 1952, trước giờ hành hình, viên cha đạo đề nghị làm lễ rửa rội cho chị. Song chị từ chối và nói: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội”.

Đối mặt cái chết, điều khiến người con gái Đất Đỏ ân hận nhất là chưa diệt hết bọn thực dân và tay sai cướp nước.

Giai thoại kể rằng khi ra đến pháp trường, Võ Thị Sáu kiên quyết không quỳ xuống, yêu cầu không bịt mắt.

“Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”, chị tuyên bố.

Nói xong, chị Sáu bắt đầu hát Tiến quân ca. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.

12 tháng 7 2018

Võ Thị Sáu là một nữ du kích trong kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam, người nhiều lần thực hiện các cuộc mưu sát nhắm vào các sĩ quan Pháp và những người Việt cộng tác đắc lực với chính quyền thực dân Pháp tại miền Nam Việt Nam.

Do bị chỉ điểm, cô bị quân Pháp bắt được và bị tòa án binh Quân đội Pháp xử tử hình khi chưa đến 18 tuổi.

Chính quyền Việt Nam xem cô như một biểu tượng liệt nữ anh hùng tiêu biểu trong cuộc Kháng chiến chống Pháp và đã truy tặng cho cô danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1993.

Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, người Việt Nam đã thành lập chính phủ riêng và tuyên bố độc lập, thống nhất, thoát ly khỏi quyền thống trị của thực dân Pháp đã ngót 80 năm; và sau đó tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp để chống lại sự tái lập quyền thống trị của thực dân Pháp như trước kia. Các anh trai của cô, sau khi quân Pháp tái chiếm vùng Đất Đỏ, đã thoát ly gia đình, hoạt động kháng chiến cho phong trào Việt Minh. Cô bỏ dở việc học, ở nhà giúp mẹ cha kiếm sống và bí mật tiếp tế cho các anh, vốn công tác trong Chi đội Giải phóng quân của tỉnh Bà Rịa.

Năm 1946, cô theo anh trai là Võ Văn Me vào khu kháng chiến, và trở thành liên lạc viên của Đội Công an xung phong Đất Đỏ. Năm 1947, cô chính thức trở thành đội viên Công an xung phong Đất Đỏ khi mới 14 tuổi.[3]Từ đó, cô tham gia nhiều trận tập kích bằng lựu đạn, ám sát các sĩ quan Pháp và Việt gian cộng tác với quân Pháp; đặc biệt là trận tập kích bằng lựu đạn tại lễ kỷ niệm Quốc khánh Pháp ngày 14 tháng 7 năm 1949 tại Đất Đỏ, gây được tiếng vang trong vùng.[1]

Theo trang thông tin của huyện Đất Đỏ, thì vào tháng 12 năm 1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, cô bị quân Pháp bắt được.[3] Một số tài liệu khác ghi cô bị bắt vào tháng 2 năm 1950, sau khi cô và đồng đội dùng lựu đạn tập kích giết chết Cả Suốt và Cả Đay, là hương chức người Việt cộng tác đắc lực với quân Pháp, ở ngay phiên chợ Tết Canh Dần tại chợ Đất Đỏ.[1][2][4]

Bị bắt và tử hình[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi bị bắt, cô lần lượt bị đưa đi thẩm vấn và giam giữ tại các nhà tù Đất Đỏ, khám đường Bà Rịa và khám Chí Hòa. Tháng 4 năm 1950,[2] tòa án binh của quân đội Pháp đã đưa cô ra xét xử với tội danh làm chết một sĩ quan Pháp và 23 người Việt cộng tác với Pháp.

Ngay tại phiên tòa đại hình, Võ Thị Sáu đã thể hiện sự dũng cảm bằng những tuyên bố mạnh mẽ tại phiên tòa. Cô tuyên bố: "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Và khi quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: "Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản", chị thét lớn: "Ta còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!". Tiếp đó là tiếng hô: "Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!"

Vào thời điểm xử án, cô chưa tròn 18 tuổi, vì vậy các luật sư bảo vệ cô căn cứ vào điểm này để tranh biện nhằm đưa cô thoát khỏi án tử hình. Mặt dù vậy, tòa án binh Pháp vẫn tuyên án tử hình cô.[4] Bản án này đã gây chấn động dư luận, gây ra sự phản đối mạnh mẽ cả tại Việt Nam và ngay tại nước Pháp. Chính vì vậy, chính quyền quân sự Pháp không thể công khai thi hành bản án. Cô tiếp tục bị giam cầm tại khám Chí Hòa cho đến tận giữa tháng 1 năm 1952 thì bị chính quyền quân sự Pháp chuyển ra Côn Đảo để bí mật thi hành án tử hình khi cô đã đủ 18 tuổi.

Theo các lời chứng của các cựu tù Côn Đảo, cô được đưa ra đến Côn Đảo vào chiều ngày 21 tháng 1 năm 1952, và bị giam trong Sở Cò (đối diện với văn phòng giám đốc đảo).

Rạng sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, lúc khoảng 5 giờ, cô bị đưa đến văn phòng giám thị trưởng đặt trước sân Banh I để làm lễ rửa tội. Đến 7 giờ sáng, cô bị đưa đến sân Banh III phụ và bị xử bắn tại đây. Thi hài cô được đưa ra Hàng Dương và được chôn tại huyệt đào sẵn. Trong "Sổ giám sát tử vong 1947 – 1954" còn lưu tại Côn Đảo, có dòng chữ ghi bằng tiếng Pháp: "Le 23 Janvier 1952: 195 G.267 Võ Thị Sáu dite CAM mort 23/1/1952 7h P.Condor Par balles..." (Tù nhân số G 267 Võ Thị Sáu bị xử bắn vào ngày 23/1/1952).[1]

Những giờ phút cuối[sửa | sửa mã nguồn]

Khi bị đưa ra Côn Đảo để chuẩn bị xử bắn, trước hôm bị hành hình, cô liên tục hát cho bạn tù nghe những bài ca cách mạng như Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hồng binh... Khi biết cô chuẩn bị đưa ra pháp trường, các bạn tù đồng thanh hô vang: “Phản đối xử bắn Võ Thị Sáu. Phản đối! Phản đối! Đả đảo thực dân Pháp”.[5]

Khi cô bị giải ra nơi hành hình, các bạn tù đứng dậy cùng hát bài Chiến sĩ ca để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa người đồng đội ra pháp trường. Khi linh mục làm lễ rửa tội, cô từ chối và trả lời: "Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội". Khi vị linh mục nói: "Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?", cô đã đáp lời: "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước". Khi đến pháp trường, chị nói: "Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!". Nói xong, Võ Thị Sáu hát bài Tiến quân ca. Khi lính xử bắn lên đạn, cô ngừng hát và hô vang những lời cuối cùng: "Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!" Một chuyện khác kể, khi nhóm đao phủ bảo quỳ xuống, cô đã quát lại: "Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!".

Theo đại tá Lê Văn Thiện, một cựu tù Côn Đảo, trong quyển sách "Tình đất đỏ", dẫn lời kể của cựu tù Côn Đảo lâu năm là ông Tám Vàng, quê Trà Vinh, người đã chứng kiến buổi hành hình và tự tay chôn cất Võ Thị Sáu thì khi lính Pháp trói chị Sáu vào gốc bàng, hướng về nghĩa địa Hàng Dương. Quân Pháp lấy khăn bịt mắt nhưng chị Sáu phản đối không cho bịt, rồi chị nhìn thẳng vào bọn lính sắp bắn và hát bài “Chiến sĩ Việt Nam”, “Lên Đàng”[5]

Sau khi quân Pháp bắn Võ Thị Sáu, ông Tám Vàng cởi dây trói cho Võ Thị Sáu, mắt cô vẫn mở, cơ thể còn ấm nóng. Chính tay ông Tám Vàng đã vuốt mắt cho cô. Và cũng vì nể phục Võ Thị Sáu, nên thay vì lấp đất chôn xác như với những tù nhân khác, ông Tám Vàng đã bí mật tìm 4 tấm ván làm hòm dã chiến để chôn cất.

11 tháng 3 2022

C