K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2021

Tham khảo:

Sơ đồ tư duy Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ

17 tháng 5 2018

Chọn đáp án: B

29 tháng 8 2017

Bài thơ “Tâm sự” rút trong tập thơ “Ra trận” của nhà thơ Tố Hữu:

    ... Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu,

    Trái tim lầm lỡ để trên đầu.

    Nỏ thần vô ý trao tay giặc,

    Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu .

29 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Ta là An Dương Vương, vua của nước Âu Lạc. Bây giờ ta đang ở dưới biển nhờ sự giúp đỡ của rùa vàng. Đến bây giờ ta vẫn nhớ như in việc ta đã làm mất nước ta vào tay kẻ thù như thế nào. Bây giờ ta sẽ kể lại cho mọi người chuyện đau lòng ấy mà có thể ta không bao giờ quên được.

Sau khi ta nổ lực xây thành nhưng hễ đắp đến đâu lại lỡ đến đấy. Một ngày nọ, ta gặp được Rùa Vàng và được ngài ấy giúp đỡ. Cuối cùng ta cũng xây được một ngôi thành kiên cố lấy tên là Loa Thành hay Cổ Loa.

Rùa Vàng ở lại ba năm rồi cũng trở về. Trước khi về ngài đã lấy vuốt của mình và trao cho ta rồi bào: "Người hãy đem vuốt này làm lẫy nỏ để chế tạo ra nỏ thần và chống lại quân giặc". Ta cảm tạ Rùa Vàng và tiễn ngài ấy trở về. Sau đó, ta làm theo và giao việc làm lẫy nỏ cho Cao Lỗ. Thế là ta đã có được một chiếc nỏ thần và khi bắn ra thì có một trăm mũi tên bay ra và giết chết hàng trăm quân giặc.

Khi Triệu Đà tiến quân sang xâm lược nước Âu Lạc, may nhờ có nỏ thần mà ta chiến thắng được Triệu Đà. Sau đó không lầu, Triệu Đà sang cầu thân xin cho con trai của mình là Trọng Thủy được kết thân cùng với con gái của ta là Mị Châu - đứa con gái mà ta hết mực yêu thương. Nhưng vì tình giao hảo giữa hai nước, ta đã đồng ý với hắn. Vã lại, ta nghĩ mình đã có nỏ thần trong ta nên kẻ thù không làm gì được.

Mà nhìn lại Trọng Thủy, ta thấy hắn cũng là một người anh tuấn. Nhìn bề ngoài trông hắn cũng không đến nỗi là người xấu nên ta mới đồng ý gã con gái ta cho hắn, chỉ mong Mị Châu được hạnh phúc. Nhưng vì quá thương con, không nỡ rời xa đứa con thân yêu và sợ khi về nước chồng sẽ không được coi trọng và hạnh phúc nên ta liền nghị với Triệu Đà cho Trọng Thủy sang ở rễ. Nào ngờ, Triệu đà đồng ý ngay mà ta nào biết âm mưu của hắn. Mãi đến sau này, ta mới biết ta đã vô tình tiếp tay cho kế hoạch của hắn.

Trong thời gian ở rễ, Trọng Thủy luôn tỏ ra là một con người tốt nên ta cũng chẳng mảy may nghi ngờ mà nới lỏng phòng bị. Ta nào ngờ hắn lại lợi dụng đứa con gái ngây thơ của ta. Hắn dụ dỗ Mị Châu dẫn đến nơi cất dấu nỏ thần và đánh tráo. Sau khi đạt được mục đích, hắn xin về nước thăm cha. Mị Châu nghe vậy lòng buồn rười rượi nhưng cũng đồng ý.

Không lâu sau, quả thật Triệu Đà đã mang quân sang đánh. Ta ỷ lại có nỏ thần nên vẫn ung dung ngồi đánh cờ. Đến khi giặc tiến quân đến sát cửa thành, ta mới sai người đem nỏ thần ra bắn. Lúc này, ta mới phát hiện nỏ thần không còn và biết rằng nỏ thần đã bị lấy trộm và thủ phạm là Trọng Thủy - chồng của con gái mình. Thấy thế quân khó chống, ta leo lên lưng ngựa và để Mị Châu phía sau, phi ngựa về hướng Nam. Chạy ra đến biển mà giặc vẫn còn đuổi theo. Ta liền kêu lớn: "Rùa vàng ơi mau đến cứu nguy". Rùa Vàng hiện ra và nói: "Giặc ở ngay sau lưng ngươi". Câu nói ấy làm ta bất ngờ vì phía sau ta chỉ có đứa con gái yêu quý. Nhưng khi nhìn thấy tấm áo lông ngỗng của con gái trở nên xơ xác thì ta liền tỉnh ngộ và nhận ra mọi chuyện.

Dù không muốn nhưng khi nghỉ đến việc nước mất nhà tan, làm hại bao nhiêu người dân vô tội thì ta đã tuốt kiếm xuống tay giết đi đứa con gái ruột của mình. Sau đó nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng mà ta xuống được biển và ở lại đến ngày hôm nay. Sau này, ta biết Mị Châu đã nhận ra lỗi lầm mà mình đã gây nên. Mị Châu nói rằng: "Nếu tấm lòng trung hiếu bị người đời lừa dối ta xin nguyện biến thành châu ngọc". Sau khi chết, xác Mị Châu biến thành ngọc thạch, còn máu được trai ăn vào hóa thành ngọc trai. Điều đó nói lên sự trung hiếu của Mị Châu với đất nước. Sau đó Trọng Thủy cũng đau lòng mà chết.

 

Qua bài học đắt giá này, ta muốn khuyên mọi người không nên chủ quan, khinh địch, dễ tin người, phải biết đặt lợi ích của mọi người lên trên lợi ích của cá nhân để không phải hối hận như ta.

22 tháng 2 2016

(Truyền thuyết)I. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Tóm tắt :Sau khi giúp An Dương Vương xây dựng xong Loa Thành, trước khi ra về, thần Kim Quy còn tặng cho chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh bại quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ, vua vô tình đồng ý. Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm đổi mất lẫy thần mang về phương Bắc. Sau đó, Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc. Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua trận, cùng Mị Châu chạy về phương Nam. Thần Kim Quy hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém chết con rồi đi xuống biển. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển thành ngọc trai. Trọng Thuỷ mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, xác liền biến thành ngọc thạch. Vì quá tiếc thương Mị Châu, Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc trai, rửa bằng nước giếng ấy thì ngọc trong sáng thêm.2. Truyền thuyết là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng hoang đường. Nó phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.3. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là câu chuyện về bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thủy. Từ câu chuyện ấy, nhân dân ta muốn rút ra và truyền lại cho con cháu các thế hệ sau bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu xâm lược của kẻ thù.II. RÈN KĨ NĂNG1. Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:+ An Dương Vương xây thành nhưng thất bại.+ An Dương Vương được Rùa Vàng giúp xây thành và chế nỏ thần.+ Vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.+ Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh.+ Vua thất bại và chém chết Mị Châu.a) An Dương Vương được thần linh giúp đỡ bởi nhà vua đã có ý thức đề cao cảnh giác, sớm lo việc xây thành đắp lũy và chuẩn bị vũ khí để chống ngoại xâm. Tưởng tượng ra sự giúp đỡ thần kì này, nhân dân ta đã tỏ lòng ca ngợi công lao của nhà vua và tự hào về việc xây thành, chế nỏ cũng như những chiến công trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.b) Sự thất bại của An Dương Vương bắt đầu từ chỗ nhà vua chấp nhận lời cầu hòa và thêm nữa còn cho Trọng Thủy về ở rể. Trong sự việc này, An Dương Vương đã tỏ ra mơ hồ về bản chất ngoan cố của kẻ thù, tỏ ra mất cảnh giác. Hơn nữa việc mất nước còn do nhà vua chủ quan ỷ vào có vũ khí lợi hại nên đã không đề phòng khi quân giặc tiến công.c) Chi tiết Rùa Vàng, Mị Châu và việc vua chém đầu con gái theo lời kết án của Rùa Vàng được sáng tạo ra để nhân dân ta gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng dũng cảm – con người sẵn sàng hi sinh những tình cảm riêng tư để giữ tròn khí tiết và danh dự trước đất nước non sông. Nó cũng phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu, đồng thời cũng là lời giải thích “nhẹ nhàng” nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.2. Những chi tiết liên quan đến vai trò của Mị Châu trong bi kịch mất nước của người Âu Lạc: 
hiều sự việc chi tiết thần kì như chuyện xây thành, chế nỏ; chuyện về cái chết của An Dương Vương và của Mị Châu; chi tiết về “ Ngọc trai – giếng nước”…. Chính việc thêm vào truyện các chi tiết thần kì này đã giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn và sinh động. Nó cũng thể hiện một cái nhìn bao dung của nhân dân ta với các nhân vật lịch sử và với tất cả những gì đã xảy ra.5. Thực ra cách đánh giá trong “Trọng Thuỷ chỉ là kẻ gián điệp. Ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là giả dối” hay “ “Giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ có tình yêu chung thuỷ và hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” đã ca ngợi mối tình đó” đều phiến diện và hời hợt. Đó là những cách đánh giá theo hướng quá tuyệt đối hóa một mặt của vấn đề.Có thể nêu ý kiến: việc Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần và là người trực tiếp gây ra bi kịch mất nước của Âu Lạc và cái chết của hai cha con An Dương Vương là một điều đáng trách. Tuy nhiên, tình yêu mà Trọng Thủy dành cho Mị Châu cũng là chân thật và sâu nặng. Chính vì vậy đối với nhân vật này, chúng ta thấy vừa đáng thương lại vừa đáng giận.2. An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình. Cách xử lí này hoàn toàn phù hợp với đạo lí truyền thống của dân tộc ta. Nó thể hiện lòng bao dung của dân tộc đối với những đứa con lầm lỗi nhưng đã biết cúi đầu hối hận và chịu tội. Trước đất nước, nhân dân, cách hành xử của nhà vua là đầy trách nhiệm. Thế nhưng về tình nhà, An Dương Vương chắc chắn cũng vô cùng đau đớn. Việc để cho hai cha con đoàn tụ bên nhau (khi chết) là cái kết hợp tình hợp lí và nhân hậu của nhân dân ta. 

 

22 tháng 2 2016

(Truyền thuyết)I. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Tóm tắt :Sau khi giúp An Dương Vương xây dựng xong Loa Thành, trước khi ra về, thần Kim Quy còn tặng cho chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh bại quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ, vua vô tình đồng ý. Trọng Thuỷ dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm đổi mất lẫy thần mang về phương Bắc. Sau đó, Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc. Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua trận, cùng Mị Châu chạy về phương Nam. Thần Kim Quy hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém chết con rồi đi xuống biển. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển thành ngọc trai. Trọng Thuỷ mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, xác liền biến thành ngọc thạch. Vì quá tiếc thương Mị Châu, Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc trai, rửa bằng nước giếng ấy thì ngọc trong sáng thêm.2. Truyền thuyết là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng hoang đường. Nó phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.3. Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy là câu chuyện về bi kịch mất nước của cha con An Dương Vương và bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thủy. Từ câu chuyện ấy, nhân dân ta muốn rút ra và truyền lại cho con cháu các thế hệ sau bài học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu xâm lược của kẻ thù.II. RÈN KĨ NĂNG1. Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:+ An Dương Vương xây thành nhưng thất bại.+ An Dương Vương được Rùa Vàng giúp xây thành và chế nỏ thần.+ Vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.+ Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh.+ Vua thất bại và chém chết Mị Châu.a) An Dương Vương được thần linh giúp đỡ bởi nhà vua đã có ý thức đề cao cảnh giác, sớm lo việc xây thành đắp lũy và chuẩn bị vũ khí để chống ngoại xâm. Tưởng tượng ra sự giúp đỡ thần kì này, nhân dân ta đã tỏ lòng ca ngợi công lao của nhà vua và tự hào về việc xây thành, chế nỏ cũng như những chiến công trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước của dân tộc ta.b) Sự thất bại của An Dương Vương bắt đầu từ chỗ nhà vua chấp nhận lời cầu hòa và thêm nữa còn cho Trọng Thủy về ở rể. Trong sự việc này, An Dương Vương đã tỏ ra mơ hồ về bản chất ngoan cố của kẻ thù, tỏ ra mất cảnh giác. Hơn nữa việc mất nước còn do nhà vua chủ quan ỷ vào có vũ khí lợi hại nên đã không đề phòng khi quân giặc tiến công.c) Chi tiết Rùa Vàng, Mị Châu và việc vua chém đầu con gái theo lời kết án của Rùa Vàng được sáng tạo ra để nhân dân ta gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng dũng cảm – con người sẵn sàng hi sinh những tình cảm riêng tư để giữ tròn khí tiết và danh dự trước đất nước non sông. Nó cũng phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu, đồng thời cũng là lời giải thích “nhẹ nhàng” nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.2. Những chi tiết liên quan đến vai trò của Mị Châu trong bi kịch mất nước của người Âu Lạc: 
hiều sự việc chi tiết thần kì như chuyện xây thành, chế nỏ; chuyện về cái chết của An Dương Vương và của Mị Châu; chi tiết về “ Ngọc trai – giếng nước”…. Chính việc thêm vào truyện các chi tiết thần kì này đã giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn và sinh động. Nó cũng thể hiện một cái nhìn bao dung của nhân dân ta với các nhân vật lịch sử và với tất cả những gì đã xảy ra.5. Thực ra cách đánh giá trong “Trọng Thuỷ chỉ là kẻ gián điệp. Ngay cả việc yêu Mị Châu cũng chỉ là giả dối” hay “ “Giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ có tình yêu chung thuỷ và hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” đã ca ngợi mối tình đó” đều phiến diện và hời hợt. Đó là những cách đánh giá theo hướng quá tuyệt đối hóa một mặt của vấn đề.Có thể nêu ý kiến: việc Trọng Thủy lấy cắp lẫy nỏ thần và là người trực tiếp gây ra bi kịch mất nước của Âu Lạc và cái chết của hai cha con An Dương Vương là một điều đáng trách. Tuy nhiên, tình yêu mà Trọng Thủy dành cho Mị Châu cũng là chân thật và sâu nặng. Chính vì vậy đối với nhân vật này, chúng ta thấy vừa đáng thương lại vừa đáng giận.2. An Dương Vương đã tự tay chém đầu người con gái duy nhất của mình. Cách xử lí này hoàn toàn phù hợp với đạo lí truyền thống của dân tộc ta. Nó thể hiện lòng bao dung của dân tộc đối với những đứa con lầm lỗi nhưng đã biết cúi đầu hối hận và chịu tội. Trước đất nước, nhân dân, cách hành xử của nhà vua là đầy trách nhiệm. Thế nhưng về tình nhà, An Dương Vương chắc chắn cũng vô cùng đau đớn. Việc để cho hai cha con đoàn tụ bên nhau (khi chết) là cái kết hợp tình hợp lí và nhân hậu của nhân dân ta. 

Tham khảo: Đóng vai Mị Châu kể lại Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ - Văn 10

Lười cop mà gửi link à:))

2 tháng 12 2021

Tham khảo!

Bấy giờ cha ta là vua An Dương Vương xây thành Cổ Loa để ngăn chặn sự xâm chiếm lãnh thổ của giặc phương bắc Triệu Đà. Khốn nỗi thành nay xây mai lại đổ biết bao nhiêu người phu này đến người phụ khác đều lần lượt đến rồi lại đi. Mỗi bữa cơm thấy vua cha buồn rầu không nói lòng ta thương cha vô hạn.

Một hôm cha ta lập đàn tế mong trời đất phù hộ để xây được thành và bảo vệ đất nước và nhân dân. Một cụ rùa đến thành tự xưng là thần Kim Quy, sứ thanh giang đến để dạy cách xây thành. Tấm lòng yêu nước thương dân của vua cha đã động lòng trời đất. Sau khi xây thành xong, thần Kim Quy còn tặng cha ta một cái vuốt vàng và bảo hãy làm nó thành một chiếc nỏ thần. Chiếc nó ấy sẽ giúp cho vua cha ta có thể bảo vệ cho đất nước này. Vua cha nghe lời thần và sai tướng Cao Lỗ rèn chiếc nỏ thành một chiếc nỏ lớn.

Mấy hôm sau Triệu Đà đem quân sang xâm chiếm nước ta, vua cha sai người mang nỏ thần ra bắn. Lạ kì thay mũi tên nào từ chiếc nỏ thần bắn ra đều trúng rất nhiều người, mũi nào mũi nấy đâm sâu vào tim vào bụng lũ cướp nước. triệu Đà thua trận liền rút quân về nước. Trong thành vua cha lấy làm hài lòng và hết mực biết ơn thần Kim Quy đã giúp đỡ. Vài hôm sau Triệu Đà lại đến, nhưng lần này hắn không đem quân đến đánh mà lại đến xin hòa và muốn kết thân. Hai bên vua cha nói chuyện với nhau hồi lâu và ngỏ ý muốn cho ta và người con trai của Triệu Đà kết duyên chồng vợ. Ban đầu ta hơi lo lắng nhưng phận nữ nhi cha mẹ đặt đâu con ngồi đó nên cũng đành ưng thuận. Tuy nhiên khi nhìn thấy một người con trai khôi ngô tuấn tú, nét mặt hiền lành ta lấy làm bằng lòng lắm.

Ngày qua ngày ta có một cuộc sống hạnh phúc khi đất nước yên bình cha già vui mừng và đặc biệt ta có thêm một người chồng yêu thương ta, chiều chuộng ta hết mực. Ta nhìn thấy trong mắt chàng, cảm nhận được những hành động chăm sóc của chàng là tình yêu lớn dành cho ta. Trọng Thủy có hỏi ta về chiếc nỏ thần, ta liền kể lại câu chuyện về rùa vàng và chiếc nỏ thần ấy. Ta tin tưởng chàng vì chàng yêu ta, ta còn cho chàng biết chỗ cất dấu và cho chàng xem qua. Một hôm nọ chàng xin vua cha về nước thăm cha Triệu Đà của mình. Ngặt nỗi ta không thể theo chàng. Chàng dặn nếu có gì thì phải mặc áo lông ngỗng đi tới đâu rắc lông ngỗng tới đó để chàng tìm ta. Ta cũng không thắc mắc nhiều chỉ nghĩ rằng chàng yêu ta đến mức chỉ một ngày đi cũng sợ mất ta nên ta ngoan ngoãn vâng lời.

Ngay sau khi Trọng Thủy đi không lâu, vua cha Triệu Đà mang quân đến. Ta không biết có chuyện gì xảy ra, hai bên nước đánh nhau hồi lâu. Ta không thấy Trọng thủy đâu không biết chàng có bị làm sao trên đường về không. Vua cha An Dương Vương và ta lên ngựa chạy khỏi thành, chạy về phía biển để cầu cứu thần Kim Quy. Nhớ lời chàng Trọng Thủy đi tới đâu ta rắc lông ngỗng tới đó. Đi tới biển thần Kim Quy hiện lên và chỉ vào mặt ta mà nói “giặc ở sau lưng ngươi kìa”. Lập tức vua cha tung gươm lên cao, ta ngạc nhiên sững sờ nhìn theo gươm và nhìn vào mắt cha mình không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

2 tháng 12 2021

Tham khảo:

Tôi là Mị Châu, con gái của vua An Dương Vương. Được vua cha yêu thương hết mực nhưng tôi cũng gieo vạ lớn cho cha và đất nước vì nhẹ dạ và ngây thơ tin người. Câu chuyện của tôi là một bài học đắt giá để người đời soi vào, lấy đó làm lời răn về sự cảnh giác. Cho đến tận bây giờ cái cảm giác đau đớn vì bị phản bội vẫn còn âm ỉ trong tôi.

Sau khi giúp cha tôi xây thành cổ Loa, thần Kim Quy cho cha tôi một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch. Cha tôi chọn trong đám gia thần được một người làm nỏ rất khéo tên là Cao Lỗ và giao cho Lỗ làm chiếc nỏ thần. Lỗ gắng sức trong nhiều ngày mới xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn với những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới giương nổi. Cha quý chiếc nỏ thần vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm.

Lúc bấy giờ Triệu Đà chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì cha tôi có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều nên Đà đành cố thủ đợi chờ thời cơ. Triệu Đà thấy dùng binh không được, bèn xin giảng hòa với cha tôi, sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu thân, nhưng chủ ý là tìm cách phá chiếc nỏ thần. Điều này thì về sau, khi quân đà kéo sang và nỏ thần không còn hiệu nghiệm, cùng cha bỏ trông tôi mới vỡ lẽ. Trong những ngày đi lại để giả kết tình hoà hiếu, Trọng Thuỷ gặp tôi. Lúc bấy giờ tôi là một cô gái mới lớn, một thiếu nữ mày ngài, mắt phượng. Trọng Thuỷ đem lòng yêu tôi, tôi dần dần cũng xiêu lòng. Và dần trở nên thân thiết, không còn chỗ nào trong Loa thành mà tôi không dẫn chàng đến xem. Cha tôi không nghi kỵ gì cả. Thấy đôi trẻ thương yêu nhau, vua liền gả tôi cho Trọng Thuỷ. Chàng cùng chung sống trong cung điện với tôi. Một đêm trăng sao vằng vặc, trong câu chuyện tỉ tê, Trọng Thuỷ hỏi: Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được? Tôi vô tư đáp:

- Có bí quyết gì đâu chàng, Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát chết hàng nghìn quân địch, như thế còn có kẻ nào đánh nổi được?

Chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Tôi không ngần ngại, ngây thơ chạy ngay vào chỗ nằm của cha, lấy nỏ thần đem ra cho chồng xem, lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thủy cách bắn. Trọng Thủy chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏ hồi lâu, rồi đưa cho tôi cất đi.

Sau đó, Trọng Thủy xin phép cha tôi về Nam Hải, Trọng Thủy thuật lại cho Triệu Đà biết về chiếc nỏ thần. Đà sai một gia nhân chuyên làm nỏ, chế một chiếc lẫy nỏ giống hệt của An Dương Vương. Lẫy giả làm xong, Trọng Thủy giấu vào trong áo, lại trở sang Âu Lạc. Thừa lúc bố tôi không để ý, Trọng Thủy đánh tráo ăn cắp nỏ thần.

Trọng Thủy lấy cớ "nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ" nói dối về phương Bắc thăm cha. Tôi buồn rầu lặng thinh, Trọng Thủy nói tiếp: Bây giờ đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giờ gặp lại! Nếu chẳng may xảy ra binh đao, biết đâu mà tìm?

Tôi tin lời chàng ngay, lòng đau đớn nói:

- Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về hướng nào thì thiếp sẽ rắc lông ngỗng ở ngã ba đường, chàng cứ chạy theo dấu lông ngỗng mà tìm.

Về đất Nam Hải, Trọng Thủy đưa cái móng rùa vàng cho cha. Chỉ ít ngày sau, Triệu Đà đã ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc. Nghe tin bao, cha cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Đến khi quân giặc đã đến sát chân thành, cha sai đem nỏ thần ra bắn thì không thấy linh nghiệm nữa. Quân Triệu Đà phá cửa thành, ùa vào. Cha vội lên ngựa, để tôi ngồi sau lưng, phi thoát ra cửa sau.

Ngồi sau lưng cha, tôi bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.

Ngựa chạy luôn mấy ngày đêm đến Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã gần đến. Không còn lối nào chạy, cha liền hướng ra biển, khấn thần Kim Quy phù hộ cho mình. Cha vừa khấn xong thì một cơn gió lốc cát bụi bốc lên mù mịt, làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy xuất hiện, bảo cha rằng:

- Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!

Cha tỉnh ngộ, tôi cũng đau đớn hiểu ra sự tình, nguyện sinh nhận cái chết để chuộc lỗi lầm khủng khiếp mà mình đã gây ra. Tuy vậy lòng tôi không khỏi ân hận. Tôi tự trách mình đã gây ra cảnh mất nước, trách Trọng Thủy lợi dụng tình yêu của tôi.

Từ câu chuyện của chính mình, tôi khuyên các bạn lúc yêu đừng nên mù quáng mà đánh mất chính mình, đừng để sai lầm của mình mà tạo ra sự mất mát và đau khổ của người khác. Tôi cố gắng làm những việc tốt để mong bù lại tội lỗi mà mình đã gây ra.

1 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Tôi là Mị Châu, con gái của vua An Dương Vương. Được vua cha yêu thương hết mực nhưng tôi cũng gieo vạ lớn cho cha và đất nước vì nhẹ dạ và ngây thơ tin người. Câu chuyện của tôi là một bài học đắt giá để người đời soi vào, lấy đó làm lòi răn về sự cảnh giác.  Cho đến tận bây giò cái cảm giác đau đớn vì bị phản bội vẫn còn âm ỉ trong tôi.

Sau khi giúp cha tôi xây thành cổ Loa, thần Kim Quy cho cha tôi một cái móng của mình để làm lẫy nỏ mà giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch. Cha tôi chọn trong đám gia thần được một người làm nỏ rất khéo tên là Cao Lỗ và giao cho Lỗ làm chiếc nỏ thần. Lỗ gắng sức trong nhiều ngày mới xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn với những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới giương nôi. Cha quý chiếc nỏ thần vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm.

 

Lúc bấy giờ Triệu Đà chúa đất Nam Hải, mấy lần đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì cha tôi có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều nên Đà đành cố thủ đợi chờ thòi cơ. Triệu Đà thấy dùng binh không được, bèn xin giảng hòa với cha tôi, sai con trai là Trọng Thuỷ sang cầu thân, nhưng chủ ý là tìm cách phá chiếc nỏ thần. Điều này thì về sau, khi quân đà kéo sang và nỏ thần không còn hiệu nghiệm, cùng cha bỏ trông tôi mới vỡ lẽ. Trong những ngày đi lại để giả kết tình hoà hiếu, Trọng Thuỷ gặp tôi. Lúc bấy giờ tôi là một cô gái mới lớn, một thiếu nữ mày ngài, mắt phượng. Trọng Thuỷ đem lòng yêu tôi, tôi dần dần cũng xiêu lòng. Và dần trở nên thân thiết, không còn chỗ nào trong Loa thành mà tôi không dẫn chàng đến xem. Cha tôi không nghi kỵ gì cả. Thấy đôi trẻ thương yêu nhau, vua liền gả tôi cho Trọng Thuỷ. Chàng cùng chung sống trong cung điện với tôi. Một đêm trăng sao vằng vặc, trong câu chuyện tỉ tê, Trọng Thuỷ hỏi: Nàng ơi, bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không ai đánh được? Tôi vô tư đáp:

 

- Có bí quyết gì đâu chàng, Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần bắn một phát chết hàng nghìn quân địch, như thế còn có kẻ nào đánh nổi được?

Chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Tôi không ngần ngại, ngây thơ chạy ngay vào chỗ nằm của cha, lấy nỏ thần đem ra cho chồng xem, lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thủy cách bắn. Trọng Thủy chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏ hồi lâu, rồi đưa cho tôi cất đi.

Sau đó, Trọng Thủy xin phép cha tôi về Nam Hải, Trọng Thủy thuật lại cho Triệu Đà biết về chiếc nỏ thần. Đà sai một gia nhân chuyên làm nỏ, chế một chiếc lẫy nỏ giống hệt của An Dương Vương. Lẫy giả làm xong, Trọng Thủy giấu vào trong áo, lại trở sang Âu Lạc. Thừa lúc bố tôi không để ý, Trọng Thủy đánh tráo ăn cắp nỏ thần.

Trọng Thủy lấy cớ "nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ" nói dối về phương Bắc thăm cha. Tôi buồn rầu lặng thinh, Trọng Thủy nói tiếp: Bây giò đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giở gặp lại! Nếu chẳng may xảy ra binh đao, biết đâu mà tìm?

 

Tôi tin lời chàng ngay, lòng đau đớn nói:

- Thiếp có cái áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về hướng nào thì thiếp sẽ rắc lông ngỗng ở ngã ba đường, chàng cứ chạy theo dấu lông ngỗng mà tìm.

 Về đất Nam Hải, Trọng Thủy đưa cái móng rùa vàng cho cha. Chỉ ít ngày sau, Triệu Đà đã ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc. Nghe tin bao, cha cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Đến khi quân giặc đã đến sát chân thành, cha sai đem nỏ thần ra bắn thì không thấy linh nghiệm nữa. Quân Triệu Đà phá cửa thành, ùa vào. Cha vội lên ngựa, để tôi ngồi sau lưng, phi thoát ra cửa sau.

Ngồi sau lưng cha, tôi bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.

Ngựa chạy luôn mấy ngày đêm đến Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã gần đến. Không còn lối nào chạy, cha liền hướng ra biển, khấn thần Kim Quy phù hộ cho mình. Cha vừa khấn xong thì một cơn gió lốc cát bụi bốc lên mù mịt, làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy xuất hiện, bảo cha rằng:

- Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!

Cha tỉnh ngộ, tôi cũng đau đớn hiểu ra sự tình, nguyện sinh nhận cái chết để chuộc lỗi lầm khủng khiếp mà mình đã gây ra. Tuy vậy lòng tôi không khỏi ân hận. Tôi tự trách mình đã gây ra cảnh mất nước, trách Trọng Thủy lợi dụng tình yêu của tôi.

Từ câu chuyện của chính mình, tôi khuyên các bạn lúc yêu đừng nên mù quáng mà đánh mất chính mình, đừng để sai lầm của mình mà tạo ra sự mất mát và đau khổ của người khác.  Tôi cố gắng làm những việc tốt để mong bù lại tội lỗi mà mình đã gây ra.