K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 1 2019

A, Mở bài:

* Dẫn dắt vào vấn đề (qua thơ, lời bài hát, những câu danh ngôn,..)

* Nêu vấn đề: Tình yêu ở tuổi học trò -nên hay không nên ?

Đã có rất nhiều ý thơ nói về tình yêu tuổi học trò hồn nhiên, thơ mộng. Ta không thể nào quên được bài thơ “Chút tình đầu” của Đỗ Trung Quân:

Chút tình đầu của tôi có gì

Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp

Là áo người trắng cả giấc ngủ mê

Là bài thơ còn hoài trong cặ

Giữa giờ chơi đem đến lại đem về”

B, Thân bài:

1, Giải thích:

* Tình yêu là gì? – tình cảm nam nữ; rung động của trái tim; là sự yêu mến, đồng cảm, sẻ chia của con người với con người.

* Tuổi học trò là gì? – lứa tuổi từ 18 đổ lại, ngày ngày cắp sách tới trường, là tuổi có nhiều biến đổi tâm lí, chưa nhận thức tốt.

=> Tình yêu tuổi học trò là rung động đầu đời trong sáng, tươi đẹp và ý nghĩa của nam nữ học sinh.

2, Phân tích

* Tình yêu học trò là không nên nếu không biết yêu vì:

– Ảnh hưởng đến việc học

– Chưa chín chắn, chưa phân biệt được tình yêu đích thực

– Tác động xấu tới tâm lí: buồn giận, ghen tuông,…

– Biểu hiện tình yêu quá đà, vượt giới hạn

=> Tiểu kết: Tình yêu tuổi học trò không tốt nếu không biết yêu.

* Tình yêu học trò là nên nếu biết yêu vì:

– Là tình cảm đầu đời trong sáng, đẹp đẽ.

– Là động lực học tập

– Là trải nghiệm, bài học đầu đời

– Giúp cuộc sống tươi đẹp, lạc quan

3, Bài học rút ra

* Tình yêu ở tuổi học trò nên – không nên phụ thuộc vào cách yêu, nhận thức mỗi con người.

* Thế nào gọi là “biết yêu”

– Chọn lựa đối tượng, cân nhắc kĩ càng.

– Lấy tình yêu làm động lực hoàn thiện bản thân.

– Tình yêu phù hợp với lứa tuổi, đạo đức, khuôn phép xã hội.

C, Kết bài:

* Kết lại vấn đề vừa nghị luận

* Mở rộng và nâng cao vấn đề

2 tháng 10 2023

tham khảo

Qua văn bản này, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội:

- Lựa chọn vấn đề: Có tính thời sự và ý nghĩa

- Bố cục bài viết: đảm bảo 3 phần, mở bài thân bài và kết bài.

- Lựa chọn và nêu bằng chứng: lựa chọn bằng chứng tiêu biểu, xác thực và nhiều người biết đến.

- Diễn đạt: lời văn ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc.
3 tháng 3 2023

* Giống nhau: Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và suy nghĩ của bản thân

- Xác định các luận điểm trong bài viết và lựa chọn các dẫn chứng cụ thể, sinh động

- Triển khai bài viết đảm bảo sáng rõ ý kiến và hệ thống luận điểm

* Khác nhau:

- Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ

  + Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của các tác phẩm thơ

  + Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả về những giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc

- Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

  + Tìm hiểu đề; xem lại các tác phẩm đã học liên quan đến vấn đề xã hội đặt ra của đề bài.

5 tháng 4 2022

                                                     BL

Môi trường của chúng ta được tạo nên từ cả những thứ sống và không sống. Các sinh vật sống bao gồm động vật, thực vật và các vi sinh vật khác, trong khi không khí, nước, đất, ánh sáng mặt trời… tạo thành các thành phần không sống của môi trường.

Bất cứ khi nào bất kỳ loại độc tính nào được thêm vào môi trường xung quanh chúng ta trong một thời gian dài đáng kể, nó sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường. Một số loại ô nhiễm chính là không khí, nước, đất, tiếng ồn, ánh sáng và ô nhiễm hạt nhân.

Khói từ các ngành công nghiệp, ống khói nhà, xe cộ và nhiên liệu gây ô nhiễm không khí. Dung môi công nghiệp, nhựa và chất thải khác, nước thải… gây ô nhiễm nước. Sử dụng thuốc trừ sâu và phá rừng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đất. Việc bấm còi xe không cần thiết, sử dụng loa dẫn đến ô nhiễm tiếng ồn.

Mặc dù khó có thể nhận ra ô nhiễm ánh sáng và hạt nhân nhưng những thứ này đều có hại như nhau. Đèn sáng quá mức tiêu thụ rất nhiều năng lượng trong khi đe dọa sự cân bằng môi trường theo nhiều cách. Không cần phải nói, tác động tiêu cực của một phản ứng hạt nhân kéo dài trong nhiều thập kỷ tới.

Tất cả các thành phần được liên kết với nhau. Khi chu kỳ của tự nhiên diễn ra, độc tính của một thành phần cũng được truyền cho tất cả các thành phần khác. Có nhiều cách khác nhau để ô nhiễm tiếp tục vòng tròn trong môi trường. Chúng ta có thể hiểu nó với một ví dụ dưới đây.

Khi trời mưa, các tạp chất của không khí dần dần hòa tan trong các vùng nước và đất. Khi cây trồng được trồng trên các cánh đồng, rễ của chúng hấp thụ các chất độc hại này thông qua đất và nước bị ô nhiễm. Cùng một loại thức ăn được ăn bởi cả động vật và con người. Bằng cách này, nó đạt đến đỉnh của chuỗi thức ăn khi động vật ăn cỏ được ăn thịt.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường có thể được nhìn thấy dưới dạng các bệnh nghiêm trọng về sức khỏe. Ngày càng có nhiều người mắc các vấn đề về hô hấp, khả năng miễn dịch yếu hơn, nhiễm trùng thận và gan, ung thư và các bệnh mãn tính khác. Cuộc sống dưới nước, bao gồm cả hệ thực vật và động vật, đang cạn kiệt nhanh chóng. Chất lượng đất và chất lượng cây trồng đang xấu đi.

Sự nóng lên toàn cầu đã trở thành một vấn đề lớn do ô nhiễm môi trường mà thế giới cần phải đối phó. Các tảng băng tan chảy ở Nam Cực đã dẫn đến mực nước biển dâng cao. Thiên tai như động đất thường xuyên, lốc xoáy…. tất cả là do sự tàn phá gây ra bởi mức độ ô nhiễm môi trường gia tăng. Các sự cố ở Hiroshima-Nagasaki và Chernobyl ở Nga đã dẫn đến thiệt hại không thể khắc phục cho loài người.

Để đối phó với những thảm họa này, mọi biện pháp có thể đang được thực hiện bởi các quốc gia khác nhau trên thế giới. Nhiều chương trình nâng cao nhận thức đang được tổ chức để giáo dục mọi người về các mối nguy hiểm của ô nhiễm môi trường và nhu cầu bảo vệ hành tinh của chúng ta. Cách sống xanh hơn đang trở nên phổ biến. Bóng đèn tiết kiệm năng lượng, phương tiện thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió, là một số tên.

Chính phủ cũng đang nhấn mạnh vào việc trồng nhiều cây xanh hơn, loại bỏ các sản phẩm nhựa, tái chế chất thải tự nhiên tốt hơn và sử dụng thuốc trừ sâu tối thiểu. Lối sống hữu cơ này đã giúp chúng ta bảo vệ nhiều loài thực vật và động vật khỏi bị tuyệt chủng trong khi làm cho trái đất trở thành một nơi xanh hơn và khỏe mạnh hơn để sinh sống:)

7 tháng 5 2023

Các bước

Kiểu bài Báo cáo kết quả nghiên

cứu một vấn đề

Kiểu bài Nghị luận về một vấn đề xã hội

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định đề tài nghiên cứu. Đề tài phải có tín thiết thực, phù hợp.

Chọn đề tài mà bản thân thấy quen thuộc, hứng thú, có những ý kiến khác biệt

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

Chia thành các đề mục, bố cục rõ

ràng

Cần có luận điểm, dẫn chứng lý lẽ. Bố cục cần được sắp xếp cho phù hợp

Bước 3: Viết bài

- Nhan đề ngắn gọn, xúc tích, có

nội dung và từ khóa.

- Có phần tóm tắt.

- Sử dụng ngôn ngữ khách quan,

không dùng ngôn ngữ địa phương.

- Triển khai ý thành đoạn, thành bài (mỗi

đoạn tương ứng với một luận điểm).

- Có từ ngữ liên kết.

Bước 4: Xem

lại chỉnh sửa

Chỉnh sử phải theo đúng logic, thứ

tự.

Luận điểm,dẫn chúng rõ ràng. Sắp xếp

phải hơp lý

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

1. Chuẩn bị viết

- Đề tài cho bài nghị luận về một vấn đề xã hội rất phong phú, đa dạng. Có thể lựa chọn những vấn đề mang tính thời sự đang được nhiều người bàn luận; cũng có thể lựa chọn những vấn đề mình từng có quá trình suy ngẫm lâu dài. 

Đề tài lựa chọn: “Biến áp lực thành động lực”

2. Tìm ý, lập dàn ý 

a. Tìm ý: 

- Lí do chọn vấn đề: áp lực là một vấn nạn trong xã hội ngày nay, xuất hiện ở mọi lứa tuổi => việc tìm cách biến áp lực thành động lực có ý nghĩa vô cùng quan trọng

- Chứng minh: Tại sao cần biết cách biến áp lực thành động lực phấn đấu? 

- Đưa ra cách giải quyết và thuyết phục người khác đồng tình với mình

b. Lập dàn ý: 

Dàn ý tham khảo nghị luận: “Biến áp lực thành động lực phấn đấu”

* Giải thích:

- Áp lực: là những khó khăn, thử thách trong cuộc sống luôn đặt ra cho con người.

- Động lực phấn đấu là những nguồn năng lượng tích cực được tạo ra để con người có hành động để giải quyết khó khăn trở ngại.

=> Áp lực có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy con người phấn đấu, đi đến thành công

* Chứng minh:

- Nếu con người luôn tự ru ngủ mình, sống êm đềm thì con người sẽ dễ dàng hài lòng với những gì mình có, chùn bước trước những khó khăn. 

- Áp lực khiến con người phấn đấu không ngừng để hoàn thiện bản thân, trở nên mạnh mẽ, kiên trì

- Nhưng những áp lực là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống lại chính là liều thuốc để con người tự lập, trưởng thành.

- Giúp ta tập trung và thể hiện hết khả năng của mình, khám phá ra những giới hạn của bản thân

Dẫn chứng: Chủ tịch Hồ Chí Minh, những ca sĩ, nghệ sĩ, đội tuyển bóng đá Việt Nam, .... 

* Bình luận:

- Áp lực tạo động lực nhưng điều quan trọng là ý chí con người phải được trưởng thành và trở nên cứng rắn mỗi ngày. 

- Để biến áp lực thành động lực con người cần suy nghĩ tích cực, lạc quan và sáng tạo, tỉnh táo, từng bước đề ra biện pháp giải quyết khó khăn.

- Tuy nhiên, áp lực sẽ không trở thành động lực nếu chúng ta đối mặt với nó một cách cực đoan. Vì vậy, hãy suy nghĩ tích cực, hãy lắng nghe và sẻ chia áp lực của bản thân với những người xung quanh, bạn sẽ tìm ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống

* Liên hệ bản thân:

- Bản thân em khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, em đã từng trải qua những áp lực của kì thi, của điểm số, của những khó khăn trong học tập. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, hỗ trợ của bè bạn mà em đã vượt qua được, từng bước hoàn thiện bản thân mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

 Bài viết tham khảo:

     Bạn đã từng phải đối mặt với những áp lực cuộc sống chưa? Bạn có hoàn toàn hài lòng với bản thân? Đã bao giờ bạn có những suy nghĩ tiêu cực? Tôi biết rằng, trong chúng ta, không ai là hoàn hảo, chúng ta ngày ngày luôn phải nỗ lực không ngừng để hoàn thiện bản thân. Nhưng bạn biết không: đôi khi sự hoàn hảo đã nằm ở chính con người bạn, đôi khi áp lực không phải là một điều quá tồi tệ, và đôi khi, thất bại không bao giờ khiến ta gục ngã. Bạn biết tại sao không? Bạn sẽ biết được câu trả lời khi học được cách “Biến áp lực thành động lực”. 

     Vậy “áp lực” là gì mà nó lại khiến nhiều người trở nên bi quan như vậy? “Áp lực” là những khó khăn, thử thách trong cuộc sống luôn đặt ra cho con người. Và trái ngược với nó, “động lực” là những nguồn năng lượng tích cực được tạo ra để con người có hành động để giải quyết khó khăn trở ngại. Có thể nói rằng, áp lực có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy con người phấn đấu, đi đến thành công. 

     Bạn thử nghĩ mà xem, sẽ ra sao nếu con người luôn tự ru ngủ mình, sống êm đềm thì con người sẽ dễ dàng hài lòng với những gì mình có, chùn bước trước những khó khăn. Vì vậy, áp lực khiến con người phấn đấu không ngừng để hoàn thiện bản thân, trở nên mạnh mẽ, kiên trì. Nhưng những áp lực là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống lại chính là liều thuốc để con người tự lập, trưởng thành. Nó giúp ta tập trung và thể hiện hết khả năng của mình, khám phá ra những giới hạn của bản thân. Tấm gương từ chính trong câu chuyện: bản thân cậu bé, nếu được bố hỗ trợ và không đòi hỏi cậu bé phải hoàn lại số tiền là 12,5 đô la thì có lẽ cậu sẽ hình thành tính ỷ lại, trông chờ sự giúp đỡ từ cha mình. Nhưng cha cậu đã dạy con điều đúng đắn. Điều đó khiến cậu bé trưởng thành, biết sống độc lập và trở thành tổng thống của nước Mỹ. Cũng thật khâm phục biết bao trước tinh thần đá bóng quả cảm, luôn cháy hết mình của những chiến binh sao vàng đội tuyển quốc gia Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Dù phải chịu nhiều áp lực là những kì vọng của người hâm mộ, đội tuyển bóng đá Việt Nam vẫn luôn chiến đấu hết mình vì màu cờ sắc áo. Thật tự hào khi họ đã biết cách biến những áp lực ấy thành động lực và đem về cho Seagames 31 của chúng ta huy chương vàng danh giá. 

     Áp lực tạo động lực nhưng điều quan trọng là ý chí con người phải được trưởng thành và trở nên cứng rắn mỗi ngày. Vì vậy, bản thân mỗi chúng ta, hơn lúc nào hết, phải ý thức được và chủ động tự lập, sẵn sàng đối mặt với khó khăn, hiểm nguy; không nản lòng trước thất bại chứ không nên chỉ trông chờ khi áp lực ập tới mới bắt đầu đối phó. Để biến áp lực thành động lực con người cần suy nghĩ tích cực, lạc quan và sáng tạo, tỉnh táo, từng bước đề ra biện pháp giải quyết khó khăn. Có thể đối mặt với nhiều loại áp lực khác nhau để trưởng thành và nâng cao trình độ. Để làm được điều đó, con người cần trau dồi vốn sống, vốn hiểu biết ở nhiều lĩnh vực.

     Tuy nhiên, áp lực sẽ không trở thành động lực nếu chúng ta đối mặt với nó một cách cực đoan. Vì vậy, hãy suy nghĩ tích cực, hãy lắng nghe và sẻ chia áp lực của bản thân với những người xung quanh, bạn sẽ tìm ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống.

     Là một người trẻ, tôi ý thức hơn ai hết ý nghĩa của cuộc sống cũng như những áp lực mà mình cần vượt qua, vì vậy, tôi cần xác định cho bản thân con đường đi đúng đắn và cố gắng hết sức theo đuổi và tôi tin rằng “nỗ lực hết sức không hối hận, có chí nhất định sẽ thành công”. 

14 tháng 4 2023

câu này quen but em ko làm đc

19 tháng 4 2022

Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà chẳng chịu học hành thì khôn lớn sẽ chẳng làm được việc gì có ích” hoặc “Nhân bất học bất tri lí”. Vậy thì chúng ta cần học thế nào cho đúng, cho có hiệu quả? Và qua kinh nghiệm bao đời được đúc kết, người ta đã nhận ra rằng chỉ có tự học mới là phương pháp hữu hiệu nhất.

Trước hết ta phải hiểu “tự học” là như thế nào? Nếu học là quá trình tìm hiểu, thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của bản thân thì tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kĩ năng cho mình. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác. Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo … Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vấn là quan trọng nhất.

Học là một hành động không thể thiếu đối với tất cả mọi người từ khi sinh ra cho đến suốt cuộc đời. Mỗi người muốn tồn tại phát triển và thích ứng được với xã hội thì cần phải học tập ở mọi hình thức bởi cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Lê Nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng.

Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của công việc này. Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức ta đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. không những thế, tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ nại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.

Tự học là một công việc gian khổ, đòi hỏi lòng quyết tâm và sự kiên trì. Càng cố gắng tự học con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mình. Chính vì vậy, tự học là một việc làm độc lập gian khổ mà không ai có thể học hộ, học giúp. Bù lại, phần thưởng của tự học thật xứng đáng: đó là niềm vui, niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức. Thực tế đã cho ta thấy những tấm gương tự học như Macxim Gorki với cả một thời thơ ấu gian khổ, không được đi học, bằng tinh thần tự ông đã trở thành một đại văn hào của Nga. Mạc Đĩnh Chi vì nhà nghèo, không có tiền mua đầu thắp sáng nên ông đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Hay nhà toán học Lương Thế Vinh từ một đứa trẻ chăn trâu vẫn luôn tu chí học hành, hoặc không ai xa đó là Bác Hồ từ một anh Ba phụ bếp, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ đến người làm việc quét tuyết trong công viên, Bác vẫn không ngừng tiếp thu và học tập để nâng cao hiểu biết về văn hóa và người đã trở thành một doanh nhân văn hóa thế giới… Những minh chứng trên phải chăng đã quá sáng tỏ để nhận ra rằng, có tự học, chúng ta mới xác định được năng lực của bản thân. Khổng Tử đã dạy: “Bể học không bờ”, vì thế ta không nên nản lòng khi thấy việc học của ta còn nông cạn, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm và ta cần phải cố gắng bồi đắp bằng ý chí và nghị lực của mình bởi việc tích lũy kiến thức của con người như “Kiến tha lâu có ngày đầy tổ”.

Nhưng lại có một thành phần các bạn trẻ ngày nay được học ở trường dưới sự dìu dắt của thầy cô nhưng chỉ học chay, học vẹt, học dựa dẫm thì kết quả sẽ không có hoặc chỉ là những điểm ảo. Một khi các bạn ấy tự bơi vào biển rộng, họ sẽ chìm ngập vì không có phao, không có bàn tay của thầy cô nâng đỡ. Phải chăng đó là điều các bạn muốn? Để tự tin hơn trong học tập, cũng như cuộc sống sau này, mỗi người cần phải trang bị một khối lượng kiến thức cũng như một phương pháp học phù hợp, phải xác định đúng mục đích và động cơ học tập; học để nắm vững kiến thức cơ bản, học và làm bài đầy đủ để củng cố kiến thức… tham khảo trong cuộc sống để mở rộng vốn hiểu biết… Học ở sách là một trong những phương pháp tự học tốt nhất nhưng việc học này cần phải được thực hiện thật nghiêm túc, tức là đọc có chọn lọc, suy nghĩ, có hệ thống chứ không phải là chép, học thuộc để đối phó… Vẫn còn rất nhiều phương pháp tự học. Vì vậy, mỗi người cần phải chọn cho mình một cách học phù hợp và hiệu quả nhất.

Việc tự học có ý nghĩa to lớn như vậy nên bản thân chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức. Từ đó bản thân mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

Càng hiểu vai trò và ý nghĩa của việc tự học, em càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn. Bởi tự học là con đường ngắn nhất và là duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ của mình trở thành hiện thực.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Học sinh chọn một trong hai đề.

- Đọc lại yêu cầu đối với kiểu bài trong hai đề.

- Lập dàn ý.

Lời giải chi tiết:

Đề a

1. Mở bài

     Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

2. Thân bài

 Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.

- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

+ Hình ảnh “tiếng suối”: Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối.

+ Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.

+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa

=> Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc. Một không gian thiên nhiên huyền ảo vừa có ánh sáng, vừa có âm thanh.

- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ

+ Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.

+ Biện pháp tu từ: So sánh.

- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

+ Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”

+ Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. à chân thực, giản dị.

3. Kết bài

     Khẳng định lại giá trị của chủ đề.

Đề b

1. Mở bài

     Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập

2. Thân bài

a. Thế nào là động cơ học tập?

Từ khái niệm động cơ để làm rõ khái niệm về động cơ học tập.

+ Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”.

+ Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”.

b. Động cơ học tập được hình thành như thế nào?

- Được hình thành dần dần trong quá trình học tạp của học sinh.

- Có thể chia làm hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức).

c. Tầm quan trọng của động cơ học tập

     Động cơ học tập đúng đắn sẽ kích thích tinh thần học hỏi của học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả và kết quả của việc học.

d. Cần làm gì để kích thích động cơ học tập của học sinh

- Mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn.

- Việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con.

- Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.

3. Kết bài

     Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.