K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 1 2019

Pạn tham khảo nha!!!

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

- Chu Quang Tiềm(1897-1986) là nhà mĩ học, lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc.

2. Tác phẩm:

* Xuất xứ:

- Văn bản là quá trình tích lũy kinh nghiệm, dày công suy nghĩ của tác giả.

- In trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách”, giáo sư Trần Đình Sử dịch.

* Thể loại: Nghị luận

* Phương thức biểu đạt: Nghị luận

* Vấn đề nghị luận: Bàn về đọc sách.

* Hệ thống luận điểm:

+ Luận điểm 1: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.

+ Luận điểm 2: Những khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay.

+ Luận điểm 3: Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách.

II. Tìm hiểu chi tiết:

1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách:

a, Tầm quan trọng:

- Sách đã cô đúc, ghi chép và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người đã tìm ra, tích lũy qua từng thời đại.

- Sách là kho tàng quí báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy ngàn năm.

- Những cuốn sách có giá trị được coi là cột mốc trên con đường phát triển học tập nhân loại.

b, Ý nghĩa:

- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn – con đường tích lũy và nâng cao tri thức.

- Đọc sách là sự chuẩn bị để làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.

=> Đọc sách có ý nghĩa lớn lao, lâu dài đối với con người.Dù văn hóa nghe, nhìn và thực tế cuộc sống hiện nay đang là những con đường học vấn khác nhau nhưng không bao giờ có thể thay thế được cho việc đọc sách.

2. Những khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay.

a, Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối ăn tươi, nuốt sống:

- Để chứng minh cho cái hại này, tác giả đã so sánh cách đọc sách của người xưa và học giả ngày nay. Đó là đọc kỹ, nghiền ngẫm, đọc ít mà tinh còn hơn đọc nhiều mà rối; còn lối đọc của ngày nay không chỉ vô bổ mà còn lãng phí thời gian công sức, thậm chí còn có hại.

=> Cách so sánh đọc sách với ăn uống vô tội vạ đã đem đến cho lời bàn thật trí lí sâu sắc.

b, Sách nhiều khiến người ta khó chọn lựa, dẫn đến lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không có ích:

- Để chỉ ra cái hại thứ hai, tác giả đã có so sánh rất đặc biệt ( so sánh việc đọc sách với việc đánh trận, làm tự tiêu hao lực lượng của mình. )

\(\Rightarrow\)Đây là cách so sánh khá mới mà vẫn quen thuộc và lí thú.

3. Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách.

a, Cách chọn sách:

- Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều.

- Đọc nhiều không thể coi là vinh sự, nếu nhiều mà rối.

- Đọc ít không thể coi là xấu hổ, nếu ít mà kỹ.

- Tìm đọc những cuốn sách thật sự có giá trị và có ích cho bản thân.

- Chọn sách phải có mục đích, có định hướng rõ ràng, không nhất thời tùy hứng.

- Chọn sách nên hướng vào hai loại:

+ Kiến thức phổ thông

+ Kiến thức chuyên sâu.

b, Phương pháp đọc sách:

- Đọc cho kỹ, đọc đi, đọc lại nhiều lần cho đến thuộc lòng.

- Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy và kiên định mục đích.

- Đọc có kế hoạch, hệ thống, không đọc tràn lan.

- Đọc về kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên sâu.

- Đọc sách không chỉ là việc tích lũy tri thức mà còn là việc rèn luyện tư cách, chuyện học làm người, rèn đức tính kiên trì, nhẫn nại.

=> Để nêu bật việc đọc sách hời hợt, tác giả so sánh với việc cưỡi ngựa qua chợ như “trọc phú khoe của”… Cách đọc ấy thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém…

Chúc pạn hok tốt!!!

2 tháng 1 2019

Sua lai : Ban ve doc sach.

20 tháng 9 2019

Đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc được sáng tác theo phong cách hiện thực, phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

20 tháng 9 2019

Bức tranh quê hương thể hiện trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh là một bức tranh quê hương tươi sáng, khỏe khoắn và đầy gợi cảm.

Cảnh thiên nhiên trong bức tranh này trong trẻo, tươi tắn thật thi vị « trời trong », « gió nhẹ », « sớm mai hồng ». Đặc biệt là cảnh đám trai tráng trong làng « bơi thuyền đi đánh cá » lúc bình minh lên và cảnh « ồn ào trên bến đổ », « tấp nập đón ghe về » trên bến ngày hôm sau với « cá đầy ghe », « thân bạc trắng » đầm ấm, rộn ràng. Trên bức tranh quê hương của Tế Hanh còn có những hình ảnh vừa chân thật vừa lãng mạn hùng tráng từ hình ảnh « cánh buồm gương to như mảnh hồn làng », đến hình ảnh dân dài « làn da ngăm rám nắng. Có thân hình nồng thở vị xa xăm… ».

Bài thơ Quê hương bộc lộ tình cảm của tác giả. Khi xa quê, Tế Hanh đã nhớ thương da diết cuộc sống lao động khỏe khoắn mạnh mẽ của quê hương anh. Tình cảm đó của nhà thơ trong sáng, thắm thiết và khỏe khoắn biết bao. Đó cũng là tình cảm hiếm thấy trong thơ trước lúc bấy giờ.

Bức tranh quê hương thể hiện trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh là một bức tranh quê hương tươi sáng, khỏe khoắn và đầy gợi cảm.

Cảnh thiên nhiên trong bức tranh này trong trẻo, tươi tắn thật thi vị « trời trong », « gió nhẹ », « sớm mai hồng ». Đặc biệt là cảnh đám trai tráng trong làng « bơi thuyền đi đánh cá » lúc bình minh lên và cảnh « ồn ào trên bến đổ », « tấp nập đón ghe về » trên bến ngày hôm sau với « cá đầy ghe », « thân bạc trắng » đầm ấm, rộn ràng. Trên bức tranh quê hương của Tế Hanh còn có những hình ảnh vừa chân thật vừa lãng mạn hùng tráng từ hình ảnh « cánh buồm gương to như mảnh hồn làng », đến hình ảnh dân dài « làn da ngăm rám nắng. Có thân hình nồng thở vị xa xăm… ».

Bài thơ Quê hương bộc lộ tình cảm của tác giả. Khi xa quê, Tế Hanh đã nhớ thương da diết cuộc sống lao động khỏe khoắn mạnh mẽ của quê hương anh. Tình cảm đó của nhà thơ trong sáng, thắm thiết và khỏe khoắn biết bao. Đó cũng là tình cảm hiếm thấy trong thơ trước lúc bấy giờ.

28 tháng 2 2019

“Giấy rách” là ẩn dụ nói về một trang đời, một cảnh ngộ như “sông có khúc, người có lúc” gặp khó khăn, nghèo đói, họan nạn, hoặc gặp vận rủi ro, vấp ngã trên con đường lập nghiệp, mưu sinh.“Lề" là cái gì mà ta “phải giữ”? Trên tờ giấy, trang vở, trang sách, hình thành một đường kẻ, một đường thẳng, phân định làm 2 phần theo chiều dọc. Trước lúc viết phải biết kẻ lề. Lề nằm bên trái, chiếm một tỉ lệ vừa phải, hợp lí với tờ giấy, trang sách vở. hi là một khoảng trắng nghệ thuật làm cho trang viết, trang sách thêm đẹp, một vẻ đẹp trang nhã. Đặc biệt trên lề trang giấy bài tập của học sinh, thầy giáo, cô giáo ghi một cách ngắn gọn lời nhận xét, đánh giá đúng sai, hoặc khen, chê về chất lượng, về phẩm hạnh trong học tập của học trò. Cũng cần biết, thì từ viết trên tờ giấy, nếu không có lề là khiếm nhã. Quyển vở hoặc tờ giấy bài tập của học sinh mà thiếu lề hoặc lề kẻ một cách tùy tiện, điều đó phản ánh một tinh thần học tập thiếu nền nếp chu đáo.Hai chữ “phải giữ" nhắc nhở một ý thức, một quyết tâm bảo vệ, giữ gìn một cách trọn vẹn. Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” thật là giản dị và dễ hiểu. Cuốn sách, quyển vỏ không thể không có lề. Giấy có thể bị rách (do khách quan hay chủ quan) nhưng phần lề, gốc lề vẫn được giữ lại trong cuốn sách, quyển vở. Con người ta cũng vậy, khi đứng trước mọi khó khăn, họan nạn, phải biết nêu cao lòng tự tôn tự trọng, biết giữ lấy gia phong, truyền thống tốt đẹp của ông bà, tổ tiên, của gia đình mình.Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề" đã nêu lên bài học đạo đức sáng giá. Qua câu tục ngữ, nhân dân nhắc nhở mọi người phải biết trau dồi nhân cách phẩm hạnh, có ý thức bảo vệ nếp nhà. gia phong, giữ gìn và phát huy mọi truyền thống tốt đẹp của gia tiên, của gia tộc. Không được đánh rơi nhân cách, không được làm những điều bất lương xằng bậy mà bị thiên hạ mỉa mai là “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, hoặc chê cười là “nhà kia bạc phúc”.


17 tháng 8 2018

Sửa lại đề cho dễ hiểu này
" Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương " tom tóp ", lúc đầu còn loáng thoáng , dần dần tiếng tung tăng xôn xao quanh mạn thuyền "
a) Từ láy : tom tóp, loáng thoáng, dần dần, tung tăng, xôn xao
b) Phân loại :
+ Từ láy toàn bộ : tom tóp, dần dần
+ Từ láy bộ phận : loáng thoáng, tung tăng, xôn xao

2 tháng 5 2017

Gợi ý phần thân bài:

- Hiện nay chúng ta có thể nhìn thấy sinh viên hay học sinh việc học chẳng còn quan trọng như ngày xưa. Với hiện tại như bây giờ, các thầy cô chỉ cần cho đề cương sát với đề thi 99,9% thì tỷ lệ học sinh đỗ đạt điểm rất cao.....

- Công nghệ cứ vậy mà tăng với lứa tuổi từ những em bé mới lớp 1 thôi các loại ứng dụng hay cảm ứng các em đều sử dụng một cách thành thạo, chỉ cần xem qua 1 - 2 lần là đã thuộc rồi, xong đó sẽ ảnh hưởng tới việc họ của học sinh. Những loại ứng dụng vậy sẽ là chất gây nghiện cho các em,....

- Hiện nay , không cần học thì chắc là cũng giỏi vì khi vào phòng thi thì có phao,....Làm bùa hỗ trợ, nói cách khác coi phao là kĩ năng của học sinh....

- Học chỉ là học vẹt, học hiểu tạm thời xong là bỏ gần như " chữ thầy trả cho thầy ".....

9 tháng 8 2017
  • Mở bài:

Bàn về vai trò của giáo dục và học tập, lãnh tụ Mandela khẳng định: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để làm thay đổi thế giới. Muốn thành công không có con đường nào khác ngoài con đường học tập. Để bắt kịp thời đại, nước ta cũng đề cao giáo dục là quốc sách, liên tục nâng cao, cải cách, điều chỉnh chương trình học tập, nâng cao hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Thế nhưng, ý thức học tập của học sinh ngày nay không tương xứng với những kì vọng của đất nước.

  • Thân bài:

* Giải thích:
Ý thức học tập là gì? Ý thức học tập là nhận thức của học sinh về vai trò và lợi ích của việc học đối với sự phát triển con người và toàn xã hội. Ý thức học tập thể hiện qua mục đích, động cơ, phương hướng và cách thức học tập ở trường lớp, trong công việc và ngoài đời sống.

* Hiện trạng ý thức học tập của học sinh hiện nay:
– Có thể nói, so với thế hệ trước, ý thức học tập của học sinh ngày nay rất kém. Hiện tượng học sinh lười biếng học bài, làm bài; học sinh sơ là, bỏ học, trốn học diễn ra khá phổ biến ở các trường học.
– Rất đông học sinh không còn hứng thú với việc học, thấy việc học rất nhàm chán, đến lớp là một việc làm miễn cưỡng, không có niềm vui.
– Học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện kĩ năng. Nhiều học sinh lại không biết học để làm gì, thiếu động lực, mục tiêu và định hướng trong học tập.
– Phần lớn học sinh thụ động trong học tập. Học sinh học để lấy điểm, học để lên lớp, lấy bằng cấp chứ không phải là chiếm lĩnh và làm chủ tri thức.
– Học vào lớp thiếu nghiêm túc, hay nói chuyện và gây mất trật tự trong giờ học, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giảng dạy.
– Số trường hợp vi phạm kỉ luật trong học tập không ngừng tăng cao, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.
– Học sinh không thích học hoặc học kém các môn khoa học xã hội. Số học sinh lựa chọn học chuyên ban xã hội ngày càng giảm sút làm mất cân bằng trong nền giáo dục.

* Nguyên nhân:
– Nguyên nhân đầu tiên chính là do sự phát triển của nền kinh tế xã hội khiến cho các giá trị truyền thống bị phá bỏ nhưng các giá trị mới phù hợp chưa kịp hình thành. Khi con người kiếm tiền dễ hơn và trở nên giàu có hơn, họ lơ là việc học và rèn luyện bản thân. Con người trở nên buông thả, học đòi lối sống thời thượng một cách sáo rỗng, lấy sự giải trí tầm thường và lối sống vật chất thực dụng làm mục đích sống. Việc học trở nên nhàm chán, vô nghĩa.
– Sự phát triển của nền công nghệ truyền thông và phương tiện giải trí làm bùng phát nhu cầu hưởng thụ, giải trí tầm thường khiến học sinh chán ghét việc học tập căng thẳng, không còn hứng thú với việc học nữa.
– Sự xâm nhập của các nền văn hóa ngoại lai, sự lan truyền của các lối sống tôn sùng vật chất, trào lưu nổi loạn gây ảnh hương đến văn hóa và tinh thần học tập của đông đảo học sinh.
– Sự suy thoái đạo đức của một số học sinh trong trường học, kéo theo nó là sự lan tỏa của các thói hư tật xấu của nhiều học sinh khác, hình thành băng nhóm chống đối, học sinh quậy phá rất ngang tàng, bướng bỉnh ở một số trường học. Số vụ bạo lực học đường từ đó cũng tăng cao, gây mất trật tự trường lớp, ảnh hưởng đến ý thức học tập của học sinh.
– Quy chế nhà trường chưa thật sự nghiêm khắc trong vấn đề xử lí hành vi vi phạm của học sinh khiến học sinh vi phạm còn tiếp tục tái diễn, nêu gương xấu trong nhà trường.
– Chương trình học tập và phương pháp giảng dạy còn nhiều bất cập. Bài học thiên về giảng dạy lý thuyết, ít các giờ thực hành sinh động, thiếu các giờ hoạt động ngoại khóa năng động, trường học thiếu trang thiết bị, phòng tâm lí để hỗ trợ học sinh. Nhiều khi, học sinh vi phạm cần tư vấn tâm lí, hỗ trợ tinh thần nhưng không có người hỗ trợ, sinh ra bất mãn, không còn thiết tha học tập nữa.
– Gia đình và xã hội chưa thật sự quan tâm đến việc nhắc nhở, rèn luyện ý thức học tập cho họ sinh khiến nhiều học sinh mất định hướng, thiếu niểm tin, không có động lực để học tập tốt, xem việc học là một việc làm miễn cưỡng, không hữu ích.

* Hậu quả:

– Ý thức học tập thiếu nghiêm túc dẫn đến kết quả học tập thấp kém, chất lượng giáo dục ngày càng giảm sút. Học sinh học tập yếu kém, thường xuyên vi phạm, lớp học mât ổn định. Số học sinh bị kỉ luật, bỏ học, nghỉ học tăng cao. Ý thức học tập kém làm nảy sinh nhận thức lệch lạc, đạo đức suy thoái dễ dẫn đến các hành vi phạm pháp.

– Số trường hợp vi phạm kỉ luật tăng cao, bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường diễn ra khá phổ biến, gây mất ổn định trường học và xã hội.

– Học sinh lười học, học tủ, học vẹt, học đối phó tuy có bằng cấp nhưng lại thiếu năng lực và kinh nghiệm làm việc gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn lao động khi làm việc. Đây là vấn đề nan giải trong nền kinh tế nước ta hiện nay.

– Ý thức họ tập kém của học sinh khiến gia đình lo lắng, xã hội thiếu nguồn lao động chất lượng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Hầu hết những học sinh có ý thức học tập sai lệch dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành người xấu, bị xã hội lên án.

* Giải pháp khắc phục:

– Trước hết, gia đình, nhà trường và xã hội phải đề cao vai trò và ý nghĩa của việc học tập đối với con người. Một đất nước vững mạnh là một đất nước ai cũng được đi học, được thụ hưởng nền giáo dục tốt nhất. Giáo dục phát triển, con người có học thức, đem sức mình cống hiến cho công việc, xã hội sẽ ổn định, đất nước giàu mạnh.

– Nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách cải cách chương trình học tập và phương pháp giảng dạy sao cho ngắn gọn mà hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

– Tăng cường sự hứng thú học tập cho học sinh bằng những hoạt động ngoại khóa, thực hành thú vị, sinh động, hấp dẫn ,lôi cuốn có tính giáo dục cao.

– Trường học có chiến lược và giải pháp cụ thể để giáo dục, hỗ trợ học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, giúp các em tìm thấy động lực học tập và tiến bộ. Đặc biệt là thành lập phòng tâm lí để hỗ trợ tâm lí kịp thời khi các em có dấu hiệu bỏ bê, lơ là trong học tập. Giáo viên tích cực tìm hiểu, nắm bắt những khó khăn của học sinh, yêu thương, quan tâm và chia sẻ với các em nhiều hơn. Lấy tình thương yêu và sự khích lệ giúp các em phấn đấu học tập. Giáo viên tránh dùng lời lẽ xúc phạm, đe dọa, khiển trách quá đáng khiến các em bất mãn không hợp tác hoặc bỏ học.

– Gia đình và xã hội quan tâm đến việc học và tâm lí các em nhiều hơn nữa. Ở lứa tuổi học trò đang xảy ra quá trình phát triển, thay đổi tâm sinh lí mãnh liệt nhất của đời người. Các em rất dễ bị tổn thương, bị khiêu khích làm nảy sinh các hành động sai lầm, bột phát, thiếu suy nghĩ, không kiềm chế được bản thân, từ đó sai lầm trong hành động và thái độ học tập.

– Bản thân mỗi học sinh phải tự rèn luyện mình theo những chuẩn mực tốt đẹp. Phải phấn đấu học tập nghiêm túc. Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập đối với nhân cách và tương lai của mỗi con người. Nâng cao ý chí, xác định mục tiêu rõ ràng, sống có ước mơ, có hoài bão, hướng đến lý tưởng cao đẹp. Nói không với các thói hư tật xấu, cách học lệch lạc. Nghiêm khắc rèn luyện mình và nhắc nhỏ, động viên, thi đua với bạn bè cùng học tập tiến bộ.

* Bài học:

– Không học tập thì không trở thành người tốt và không thành công trong cuộc sống, bị bạn bè xa lánh, xã hội chê bai, gia đình không hạnh phúc.

– Tri thức làm đẹp con người. Phải luôn sống đẹp, sống hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

  • Kết bài:

Mấy ai thành công mà không bỏ công học tập. Trong cuộc sống ta vẫn thường nghe người này hay người khác không qua trường lớp mà thành công. Đó là may mắn nghìn người mới có một. Phần lớn họ giàu có là bởi do biết dùng mánh khóe, sự lừa dối, sự mua chuộc, tham nhũng, hối lộ mà có. Sự nghiệp ấy chắc gì đã bền vững mãi mãi. Bởi thế hãy say mê học tập, say mê làm việc chắc chắn ta sẽ đạt đến thành công, tìm lấy được niềm vui và hạnh phúc đích thực.

1 tháng 1 2019

Trước cửa nhà em có một cây bàng. Mẹ em nói từ khi em sinh ra thì cây bàng này đã có từ lâu lắm rồi. Bởi vậy, cây bàng đã gắn bó với tuổi thơ của em, với những kỉ niệm vui buồn thuở bé.Cây bàng này lớn lắm, tán lá của nó xòe rộng ra như một chiếc ô khổng lồ. Mỗi lần đi học về, chỉ cần nhìn từ xa, thấy mái nhà đỏ có tán lá xanh xanh cao lớn là em đã biết ngay đó là ngôi nhà thân thương của mình. Mỗi mùa hè đến, dưới tán lá xanh mướt ấy là một không gian rộng lớn râm mát. Em rất thích được ngồi dưới tán cây, lắng nghe tiếng chim hót hòa cùng tiếng ve kêu râm ran, hưởng thụ bóng mát từ những chiếc lá trên chiếc ghế mây của mình.Mùa hè qua đi, thu đến, qua những tháng ngày mùa thu với cơn gió heo may, lá bàng dần chuyển sang màu đỏ trong cái giá lạnh của mùa đông. Căn nhà nhỏ của em rực một màu đỏ bắt mắt giữa phố phường rộng lớn. Từng chiếc lá đỏ nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất mỗi khi nàng gió lướt qua. Và rồi, khi xuân đến, những cành cây khẳng khiu được tiếp thêm nhựa sống mà chầm chậm nhú ra những mầm non, chồi lá nhỏ xinh.Thân cây xù xì nhờ có sức sống mãnh liệt tươi trẻ được những chiếc rễ cần mẫn mỗi ngày tìm kiếm mà luôn vững chắc, dẫu nắng, dẫu mưa gió bão bùng ra sao, cây vẫn lặng yên đứng đó, kiên trì và bền bỉ. Những vết hằn của thời gian hiện rõ trên thân cây, như một lời minh chứng cho sự tồn tại lâu năm của nó.Những ngày còn bé, em còn hay dùng gậy chọc lên tán lá, để cùng đám trẻ hàng xóm xung quanh hứng lấy những trái bàng vàng tươi, tranh nhau cắn thử một miếng rồi lại le lưỡi vì chát. Những đồng tiền trái bàng được dùng trong trò chơi đồ hàng, tiếng cười nói vui vẻ vang đi thật xa, thật xa.Phía dưới gốc cây, em đã trồng những cây cỏ cảnh rất đẹp, cả những bông hoa đủ màu sắc, chúng tô điểm cho nhau, tạo nên một bức tranh tự nhiên tươi đẹp thích mắt. Mỗi ngày, em đều chăm chỉ tưới nước cho cây. Em mong cây vẫn sẽ luôn tươi xanh và ngày càng cao lớn hơn nữa.Em rất yêu cây bàng này. Dẫu có đi xa, nó vẫn luôn hiện hữu trong trái tim em, như là một biểu tượng, một dấu hiệu để nhận ra mái ấm thân yêu.