K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2018

Cách thứ nhất là chứng minh góc đó là góc bẹt

cách thứ 2 mình ko nhớ

  1. Sử dụng hai góc kề bù có ba điểm nằm trên hai cạnh là hai tia đối nhau.
  2. Ba điểm cùng thuộc một tia hoặc một một đường thẳng
  3. Trong ba đoạn thẳng nối hai trong ba điểm có một đoạn thẳng bằng tổng hai đoạn thẳng kia.
  4. Hai đoạn thẳng cùng đi qua hai trong ba điểm ấy cùng song song với đường thẳng thứ ba.
  5. Hai đường thẳng cùng đi qua hai trong ba điểm ấy cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba.
  6. Đường thẳng cùng đi qua hai trong ba điểm ấy có chứa điểm thứ ba.
  7. Sử dụng tính chất đường phân giác của một góc, tính chất đường trung trực của đoạn thẳng, tính chất ba đường cao trong tam giác .
  8. Sử dụng tính chất hình bình hành.
  9. Sử dụng tính chất góc nội tiếp đường tròn.
  10. Sử dụng góc bằng nhau đối đỉnh
  11. Sử dụng trung điểm các cạnh bên, các đường chéo của hình thang thẳng hàng
  12. Chứng minh phản chứng
  13. Sử dụng diện tích tam giác tạo bởi ba điểm bằng 0
  14. Sử dụng sự đồng qui của các đường thẳng.
2 tháng 12 2017

A B C H M C

a) Xét \(\Delta AMC\)\(\Delta BMC\), có:

\(MA=MB\) (vì M là trung điểm của AB)

\(\widehat{BMC}=\widehat{AMC}\left(=90^o\right)\)

\(MC\) là cạnh chung

\(\Rightarrow\Delta AMC=\Delta BMC\left(c-g-c\right)\)

b) Ta có: AM = BH (gt)

và AM = BM (vì M là trung điểm của AB)

\(\Rightarrow MH=MK\)

Xét \(\Delta CKM\)\(\Delta CHM\), có:

MH = MK (cmt)

\(\widehat{CMK}=\widehat{CMH}\left(=90^o\right)\)

MC là cạnh chung

\(\Rightarrow\Delta CKM=\Delta CHK\) (c - g - c)

\(\Rightarrow CH=CK\left(đpcm\right)\)

Học tốt

1 tháng 1 2023

Chứng minh chiều thuận:

Giả sử có tam giác ABC cân tại A, đương nhiên trung tuyến và phân giác kẻ từ A của tam giác này trùng nhau. Mà trọng tâm D thuộc trung tuyến kẻ từ A, giao điểm các đường phân giác trong E thuộc phân giác trong kẻ từ A nên AD, AE trùng nhau, do đó A, D, E thẳng hàng.

Chứng minh chiều đảo:

Giả sử A, D, E thẳng hàng. Dễ thấy rằng khi đó AD, AE lần lượt là trung tuyến và phân giác trong của tam giác ABC. Mà A, D, E thẳng hàng \(\Rightarrow AD\equiv AE\), do đó tam giác ABC cân tại A (Dấu hiệu nhận biết)

1 tháng 1 2023

À không, xin lỗi bạn, bài đó mình làm lộn đề đó. Bài này mới đúng nhé:

thuận: (giả sử tam giác ABC cân tại A):

Khi đó \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\). Mà BD, CD là 2 trung tuyến kẻ từ B, C nên \(BD=CD\) \(\Rightarrow\widehat{DBC}=\widehat{DCB}\). Từ đó dễ thấy \(\widehat{DBA}=\widehat{DCA}\), mà BE, CE là các phân giác của \(\widehat{DBA},\widehat{DCA}\) nên \(\widehat{DBE}=\widehat{DCE}\). Từ đây dễ thấy \(\widehat{EBC}=\widehat{ECB}\)  \(\Rightarrow EB=EC\). Do đó, E nằm trên đường trung trực của đoạn BC.

Mà AD chính là trung trực của BC (Do tam giác ABC cân tại A có AD là trung tuyến) \(\Rightarrow E\in AD\Rightarrowđpcm\)

đảo: (giả sử A,D,E thẳng hàng)

Ta thấy AD chính là trung trực của đoạn BC, mà A,D,E thẳng hàng nên E thuộc trung trực của BC \(\Rightarrow EB=EC\Rightarrow\widehat{EBC}=\widehat{ECB}\)

Đồng thời \(\widehat{DBC}=\widehat{DCB}\) , từ đó \(\Rightarrow\widehat{DBE}=\widehat{DCE}\)

Mà BE, CE lần lượt là phân giác của \(\widehat{DBA},\widehat{DCA}\) nên \(\widehat{DBA}=\widehat{DCA}\). Bằng phép cộng góc, ta dễ dàng suy ra \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\) \(\Rightarrow\Delta ABC\) cân tại A.