K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2018

toàn là văn tao chán . Cô giáo tao có dao bài đâu !

Sướng vl hề hề .

19 tháng 12 2018

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm ...

Ông kính nhớ !

Đã lâu, cháu chưa có dịp về thăm ông. Cháu nhớ ông lắm !

Ông vẫn khỏe ông nhỉ ? Hằng ngày, tập thể dục xong, ông thường ra vườn nhà chăm chút cho những khóm hoa lan và dạy cho lù vẹt những câu nói bắt chước tiếng người mới hở ông ?

Cháu vẫn học tốt ông à ! Đặc biệt, những tháng cuối học kì II,cũng là năm cuối cùng ở bậc Tiểu học, cháu phải cật lực hơn trong học tập. Cô giáo cháu bảo rằng nội dung kiểm tra định kì sẽ là những kiến thức tổng hợp toàn cấp.

Để đạt được kết quả cao, cháu tự lập cho mình một thời gian biểu đó ông. Từ sáng đến chiều, cháu được học tập, sinh hoạt và ăn ngủ ở trường bán trú. Chiều về, sau khi tắm gội, nghỉ ngơi rồi cơm nước, cháu ngồi vào bàn học ngay. Vừa học những kiến thức mới vừa ôn luyện các kiến thức cũ, sau đó phải làm thêm những bài tập nâng cao, cháu cảm thấy thoải mái hơn vì đă quen. Cháu cô gắng nhiều với loại toán điển hình nâng cao. Đây là câu cuối trong đề thi. Với một điểm, cháu có thể đạt điểm tối đa, tha hồ mà chọn trường để học ông nhỉ. Ngoài ra, cháu còn học thèm tiếng Anh ở Trung tâm Ngoại ngữ gần nhà vào thứ bảy, chủ nhật, chuẩn bị cho lớp sáu năm sau đó ông.

Thư đã dài, cháu tạm dừng bút ở đây. Chúc ông có nhiều sức khỏe. Hè này, cháu sẽ về chơi với ông lâu hơn. Cháu hứa sẽ mang tấm bằng Tốt nghiệp loại giỏi về khoe cùng ông.

Cháu của ông

Kí tên

16 tháng 12 2016

Đề 1: Em đã có lần làm việc tốt: giúp đmột ngưi phụ nữ bế con và mang hành lý. Em hãy kể lại câu chuyện ấy.

BÀI LÀM

Ngày hôm ấy là một ngày oi nồng, nóng bức. Tan học về, trời bắt đầu chuyển giông. Em vội vã rẽ nhanh vào con hẻm nhà mình thì thấy một chị bế em bé độ mười tháng tuổi một tay kéo va li và đang rảo bước.

Đến ngay cạnh người phụ nữ mới thấy chị mệt thế nào: tóc chị bết mồ hôi, một tay bế con còn kẹp thêm một túi xách nhỏ, tay kia chị kéo cái va-li độ hai chục kí. Chị phụ nữ còn trẻ, chị mặc áo sơ-mi màu vàng mơ, khoác một áo khoác nhẹ. Còn em bé mới xinh làm sao, em bé đội một cái mũ vải ren bèo màu hồng. Được mẹ bế trên tay nhưng chắc hai mẹ con đi bộ cũng xa nên bé hơi khó chịu, nó cho tay vào mồm mút và đang muốn khóc quấy. Em vội thưa:

- Chị về đâu hả chị? Chị đưa em kéo va-li giúp cho!

Chị dừng lại nhìn em:

- Sắp mưa rồi, chị sợ cháu mắc mưa. Nhà ba chồng chị ở trong hẻm này nè, cũng gần đây thôi.

Trong đầu em chợt loé lên một ý nghĩ, em buột miệng:

- Ba chồng... hay chị là...

- Chị là con dâu chú tổ trưởng khu phố này đấy, em biết chú ấy không?

Em reo lên:

- Em biết ngay mà. Em ở sát nhà ba chồng chị. Em tên Hưng. Chị bế cháu đi, đưa giỏ để luôn trên va-li, em kéo cho.

Chị phụ nữ cười, thở phào một cái:

- May mà gặp em. Em giúp chị nhé!

Em xốc lại chiếc cặp trên vai, kéo va-li giúp chị. Chị bế cháu bé lúc này trông thong thả hơn. Rảnh tay không xách giỏ, chị vỗ nhè nhẹ vào lưng em bé, nó ngừng mút tay, tròn xoe đôi mắt lay láy nhìn em. Hai chị em rảo bước vì trời bắt đầu mưa nhẹ. Về đến nhà em, cũng sát ngay nhà chú Tuân, em reo to:

- Chú Tuân ơi, tin vui, tin vui!

Chú Tuân mở cánh cổng chấn song, vui mừng kêu lên:

- Sao không điện cho ba di đón?

Chú đưa tay đỡ ngay em bé, nó nhào người sang tay chú ngay. Chị phụ nữ rút khăn tay lau cho em bé, cười vui vẻ:

- Gớm, mút tay bẩn mới ghê chứ! Thưa ba, con đi xe bus xuống trạm đây rồi, sợ ba bận nhiều việc hay trở trời đau chân. Chân ba có bị đau nhiều không ba?

Chú Tuân cảm động nhìn con dâu, bảo: “Ba khỏe”. Em kéo va-li và giỏ vào trong phòng khách nhà chú Tuân xong, vòng tay chào chú và chị. Chú Tuân bắt tay em như người lớn, chú vui vẻ, điệu đàng:

- Cảm ơn “Dũng sĩ Tiền phong” nghen. Thay quần áo rồi sang nhà chú ăn kẹo nha.

Em trả lời: “Vâng ạ!”, chào chú và chị lần nữa, thơm em bé một cái thật kêu rồi về nhà mình.

Em vừa đi vừa hát, lòng tràn ngập niềm vui vì đã làm được một việc tốt. Em còn vui vì một điều nữa: chú Tuân có con dâu và cháu về chơi vui vẻ hơn vì chú sống có một mình, còn em sẽ có em bé để nựng thích ghê. Làm được việc tốt em thấy mình trưởng thành lên rất nhiều.

 

Đề 2: Em có lần làm một việc sai trái trong gia đình, em hãy kể lại câu chuyện ấy.

BÀI LÀM

Năm ấy em học lớp hai. Em đã làm một việc sai: cắt rách quần. Lúc ấy em bị bố phạt đứng ờ góc nhà, đến bây giờ em còn nhớ mãi.

Hồi ấy, xem Ti-vi, chương trình “Thời trang hip-pi qua các thời đại ”, em nhìn thấy nhiều kiểu nhà, kiểu xe, kiểu quần áo kì lạ trên màn hình. Chẳng những kì lạ, những kiểu nhà, xe, quần áo được gọi là “thời trang hip-pi’’ đó rất nhiều màu sắc, có cái nom cũng vui mắt. Các kiểu quần áo đầu được cắt tua tà ở bâu áo, lai quần. Tóc tai người mẫu thì bù xù, đánh rối như con bù nhìn rơm vậy. Kiểu tóc của người mẫu chả làm em thích tí nào nhưng các kiểu quần có tua lại làm em cảm thấy thích. Chiều hôm ấy, em lấy kéo cắt ống quần bộ đồ ở nhà. Em cắt từng tua nhỏ dài gần mười xăng-ti-mét. Em vừa cắt xong cái thứ ba thì bố và anh trai em đi làm về. Anh trai em sửng sốt:

- Em làm cái gì vậy bé? Sao cắt hết quần vậy?

Em đưa cái quần cho anh xem, hồn nhiên nói:

- Em cắt quần thành kiểu hip-pi.

Bố em đặt cặp sách xuống nền nhà, kêu lên:

- Chà, con thật hư, làm hỏng hết quần áo lấy gì mà mặc. Bố không cho phép con ăn mặc như thế đâu nhé! Con bắt chước ở đâu vậy?

Em ỉu xìu, nín thinh. Anh trai nhắc:

- Kìa, bố hỏi, em không thưa bố à?

Em nói lí nhí:

- Dạ, con xem ti-vi thấy thời trang hip-pi bố ạ!

Bốthở phào một cái, cười rồi nghiêm mặt giảng giải:

- Hip-pi vui nhộn không phải là nét văn hoá của người Việt mình. Con đừng bắt chước như thế nhé. Con phải bị phạt rồi đây.

Anh trai em thay bố, bảo em đứng vòng tay ở góc nhà một giờ. Luật phạt ở gia đình em lỗi nhẹ nhất là vòng tay ở góc nhà. Anh em đem cặp cất vào góc nhà rồi ra hành lang thu xếp những cái quần mà em đã cắt. Bố đang điện thoại cho mẹ vì mẹ đang đi công tác sắp về. Em nghe bố nói:

- À em, nếu đủ thời gian em ghé siêu thị mua cho con gái vài bộ đồ nhé. Nhà thiết kế này làm hỏng hết đồ rồi.

Nhắc đến mẹ. em thương mẹ quá. Mẹ đi công tác vất vả lại còn phải mua quần áo cho em,vừa tốn thời gian, vừa tốn tiền bạc. Sự bắt chước nông nổi của em đã gây không ít thiệt hại cho gia đình.

Giờ ăn bố xoa đầu em: “Nếu con muốn thiết kế thời trang phải học cho thật giỏi, không phải bắt chước là được đâu con ạ!”. Em hối hận thưa: "Con xin lỗi ạ, con sẽ không làm hư hỏng đồ đạc nữa ạ.”.

Cái lỗi ngày ấy là một kỉ niệm luôn nhắc nhở em phải suy nghĩ, cân nhắc trước khi làm một việc gì đểtránh sai lầm và thiệt hại cho mình và cho cả mọi người.

 

Đề 3: Em đã có lần làm việc tốt giúp đbạn, em hãy klại việc làm ấy.

Xem bài văn mẫu Tiết 2 - tuần 13.

 

Đề 4: Em đã có việc làm giúp đngưi tàn tật (hay chứng kiến mt việc làm của ngưi khác giúp đngưi tàn tật). Em hãy kể lại câu chuyện ấy.

Giới hạn bài: Có thể kể việc chính mình làm hoặc việc làm của người khác mà em đã chứng kiến.

 

BÀI LÀM 1

(Việc làm của chính mình)

Xem bài văn mẫuTiết 2 — tuần 13

 

BÀI LÀM 2

(Việc làm em chứng kiến)

Cuối tuần qua, trên đường đi học về, em trông thấy việc làm tốt của một bạn thiếu nhi trạc tuổi em. Cử chỉ,nét mặt cũng như việc làm của bạn ấylàm em nhớ mãi.

Chiều thứ sáu, đường phố đông nghịt. Trên vỉa hè,người người đi lại như mắc cửi. Trên đường, xe chạy tấp nập, ồn ã. Những người bán hàng đêm đang nhanh tay bày hàng ra lề đường. Phố xá chiều cuối tuần có nét hối hả hơn thường ngày. Em xốc cặp, rảo bước về hướng nhà mình. Đường về nhà em ngang qua một trạm xe bus. Đang đi, em nhìn về phía bên kia đường thấy lố nhố một đám người đang muốn băng qua đường đến trạm xe bus mà không được. Thắc mắc, em nhìn kĩ họ. Đó là những người khiếm thị vì hầu hết họ đều đeo mắt kính đen, thảo nào họ không sang đường được vì xe chạy rầm rập, không ngừng. Chỗ trạm xe bus ở cách xa cột đèn đỏ nên việc băng qua đường phải lựa lúc dù đã có vạch kẻ đường. Những người khiếm thị không phải đi hai tay không, họ đi bán những sản phẩm tự tay làm: chổi đót, tăm tre và cả đũa ăn nữa. Tuy đồ mang theo không nhiều nhưng cũng đủ làm họ lúng túng. Vừa lúc ấy, một bạn học sinh trạc tuổi em chạy đến. Bạn ấy cúi chào rồi hỏi những người khiếm thị gì đó và họ gật đầu. Bạn học sinh ấy mặc đồng phục Tiểu học quần xanh áo trắng như em vậy. Lúc này em đã đến gần nhà hơn nên thấy rõ bạn ấy đeo huy hiệu măng non dưới bảng tên trường. Khuôn mặt bạn ấy tuấn tú, trán rộng và cao. Bạn ấy dắt tay một người đầu tiên xuống đường rồi cũng rất nhanh nhẹn và ân cần, bạn ấy lấy tay những người khác dặt lên vai người đi trước, giống như học sinh đang xếp hàng vậy. Đoạn, bạn ấy mạnh dạn đưa cao tay lên. huơ lia lịa cái khăn quàng đỏra hiệu xin đường. Những chiếc xe máy chạy chậm lại nhường đường cho bạn ấy. Bạn ấy nắm lấy tay người đầu tiền và dẫn đoàn người khiếm thị qua đường an toàn. Khi tất cả mọi người đã đứng yên dưới mái che của trạm xe bus, em cũng vừa đi tới sát ngay đó. Những người lớn trầm trồ,chỉ trỏ, khen bạn nhỏ nhanh trí và biết giúp đỡ những người khiếm thị. Bác xe ôm nói:

- Tụi bác ở đây mà còn chưa làm được như con. Con đáng khen lắm, con học trường nào vậy?

Bạn ấy cười, bẽn lẽn:

- Dạ, con học trường Kim Đồng.

Lại có bác xe ôm khác nói:

- Để bác đưa mấy anh chị này lên xe bus cho. Con yên tâm về đi. Tụi bác cũng phải góp công một chút chứ xấu hổ quá.

Mọi người cùng cười xòa vui vẻ ấm áp làm sao. Bạn ấy chào mọi người rồi quay trở lại hướng bên kia đường. Em đã kịp biết được bạn ấy học lớp năm, trường Tiểu học Kim Đồng. Bạn ấy giỏi thật.

Việc làm của bạn nhỏ là tấm gương sáng để em học tập. Không chỉ học tập tấm lòng yêu thương giúp đỡ người tàn tật của bạn ấy mà chúng em còn phải học tập tác phong nhanh nhẹn, mạnh dạn, xử lý nhanh công việc, có như thế mới mong tự chăm sóc cho bản thân mình và giúp đỡ người khác.

 

Đề 5: Kể một câu chuyện em đưc chng kiến hoặc trực tiếp tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó.

BÀI LÀM 1

(Việc làm của chính mình)

Đầu năm lớp ba, ba mẹ chuyển công tác nên em cũng phải chuyển trường lên thành phố học. Em được xếp vào lớp ba một, là lớp bồi dưỡng học sinh năng khiếu của trường, cuộc chiến đấu kiên trì vượt khó của em bắt đầu từ đây.

Ở trường huyện, em đã là học sinh giỏi nhưng chưa phải là học sinh năng khiếu. Mặc dù em được mẹ kèm cặp và bản thân mình tự học thêm khá tốt, em vẫn chưa thế bắt kịp các bạn ở lớp năng khiếu được rèn luyện từ lớp một. Kì thi kiểm tra sát hạch đầu tiên, em xếp cuối lớp: đứng thứ hai mươi tám trong lổng số hai mươi tám học sinh. Từ bé, đi học, em chỉ xếp nhất lớp, vậy mà... Em nhìn phiếu kiểm tra, lòng buồn tủi làm sao. Một số bạn nhìn em có vẻ chế nhạo nữa. Trên đường về nhà, em miên man suy nghĩ và hạ quyết tâm phải tăng tốc học các môn Toán và Tiếng Việt. Phải chọn cho mình từng nấc tiến. Mỗi kì kiểm tra, em chọn hai bạn trước mình, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu. Học sinh lớp năng khiếu cứ hai tuần lại có một bài kiểm tra xếp loại. Cứ hai tuần một, em tiến lên có số điểm tổng các môn bằng số điểm hai bạn xếp hạng trên mình. Muốn vậy, em phải học tập chăm chỉ, làm rất nhiều toán nâng cao, toán dành cho học sinh giỏi Olympic. Tổng kết học kì một, em xếp hạng tốt hơn: thứ mười hai trên hai mươi tám bạn. Một số bạn trước đây hay coi thường, chế nhạo em giờ đây cũng không chọc ghẹo em nữa. Em thật sự không giận các bạn ấy. Mẹ em dạy: “Chỉ có học tập giỏi, hạnh kiểm tốt mới khẳng định nhân cách của mình. Con phải học tập thật xuất sắc!”. Nhớ lời mẹ dạy và nhờ mẹ kèm cặp, chăm sóc, em tiến bộ rất nhanh. Mẹ em bận công tác, phần lớn em cũng phải tự học. Mẹ tuy không thể có thời gian giảng tỉ mỉ cho em các đề bài nhưng mẹ mang về cho em rất nhiều sách toán, tài liệu hay. Nhờ vậy, cuối năm, em xếp hạng sáu trên hai mươi tám học sinh lớp năng khiếu và lọt vào danh sách chính thức của đội tuyển học sinh giỏi Toán. Năm lớp bốn này, đội tuyển lớp em sẽ tham gia các kì thi học sinh giỏi cấp Quận, Thành phố và Quốc gia. Em sẽ cố gắng đạt thành tích tốt để thầy cô và cha mẹ vui lòng.

Nhìn lại chặng đường một năm rèn luyện tu dưỡng đã qua, em rất vui vì quá trình ấy có kết quả tốt đẹp. Nhớ những lúc mày mò tìm phương pháp giải toán, em lại thấy tinh thần dâng lên niềm hăng say học hỏi. Toán khó như thách đố em và cũng nhờ toán mà em tự học, tự rèn, có tinh thần tự chủ rất tốt. Em sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa để có kết quả tốt trong các kì thi tới.

 

BÀI LÀM 2

Khi em chuẩn bị lên lớp ba, kinh tế gặp khó khăn, bố em mất việc ở thành phố nên cả nhà chuyển về quê nội sinh sống. Gia đình em lâm vào cảnh khó khăn khiến việc học của em cũng lắm gian nan vất vả.

Từ nhà nội đến trường không có tuyến xe cộ nào cả. Em phải đi bộ ba ki-lô-mét đường làng để đến trường. Những ngày nắng ráo còn đỡ, ngày mưa thì đường lầy lội, đất sét nhão nhoét dưới chân trơn trượt, rất khó đi. Ba em làm việc cho nhà máy gần Uỷ ban xã còn mẹ em làm kế toán cho Uỷ ban.

Ba mẹ em cũng bận cả ngày nên em phải tự chăm sóc mình, giúp bà nội trông coi đàn gà, đàn vịt, tự học và tự đến trường. Quen ở thành phố từ bé, lúc đầu em khổ sở vô cùng với việc đi bộ, nhưng dần em cũng quen. Chỉ khổ một chút là nếu trời mưa thì phải đi học sớm hơn vì đường làng trơn trượt, việc đi bị chậm lại. Một năm lớp ba trôi qua, em quen dần và ngày càng nhanh nhẹn trong mọi việc: lùa vịt vào khung rào, cho gà ăn, đi học không phiền ba mẹ đưa đi nữa. Và cái quan trọng nhất là em thấy mình trưởng thành hơn trước, không phải vì những việc khó khăn ấy mà em học tập sa sút, em vẫn học tập tốt như mọi khi. Em đã tập đi xe đạp vững vàng. Cuối năm lớp ba, em đã đi xe đạp đến trường. Em đang cố gắng rèn luyện để tham dự kìthi học sinh giỏi cấp trường và huyện sắp đến.

Hôm nay ba đi công tác thành phố về. Ba đặt lên bàn mấy quyển sách toán lớp bốn dành cho học sinh giỏi, ba nói: “Khó khăn rèn giũa con người con ạ. Ba mong con cố gắng học tập tốt”. Em thương ba quá, da ba đen sạm đi. Em sẽ cố gắng học lập để lớn lên có thể giúp gia đình, để cả nhà em sẽ có tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.

 

BÀI LÀM 3

(Chuyện em chứng kiến)

Nam là một học sinh trường miền núi. Đầu học kì hai lớp bốn, cậu đạt điểm tuyển vào đội tuyển học sinh giỏi và được triệu tập học tập trung tại lớp bồi dưỡng của huyện để chuẩn bị kì thi học sinh giỏi tỉnh: Khó khăn mà Nam vượt qua không phải là nhỏ.

Nhà Nam rất nghèo. Mờ sáng, ba mẹ cậu đã vác cuốc lên rẫy, tối mịt mới về. Nam học buổi sáng theo chương trình bình thường ở trường Tiểu học miền núi. Buổi chiều Nam học lớp bồi dưỡng của huyện. Huyện cách nhà Nam hai mươi mốt ki-lô-mét. Không một ai đưa đón cậu vì nhà cậu không có phương tiện, xe cộ gì cả. May thay, có một tuyến xe bus từ xã cậu ở về huyện, mỗi ngày xe chỉ chạy bốn chuyến. Thế là vượt qua tất cả trở ngại vì thiếu thốn mọi phương tiện, Nam học xong chương trình ở trường, cậu về nhà ăn nhanh bữa cơm trưa rồi chạy vội ra bến xe bus. Một giờ trưa, cậu đã có mặt tại lớp học. Cậu phải đến sớm như vậy vì không có chuyến xe nào khác cả. Thời gian chờ đến giờ học, cậu ngồi ôn bài. Buổi học kết thúc, Nam vội vã chạy ra bến xe bus. Cậu trở về nhà bàng chuyến xe lúc mười bảy giờ của phố huyện. Không chỉ khó khăn về mặt xe cộ. Nam còn thiếu thốn rất nhiều thứ: sách vở, giấy bút... Nam tiết kiệm và tận dụng từng mảnh giấy, dù chỉ bé bằng bàn tay. Lớp học bồi dưỡng của huyện kéo dài hơn hai tháng. Nam đã có kết quả kì thi tỉnh của cậu: Nam đạt giải ba học sinh giỏi tỉnh. Tinh thần vượt khó và thành tích của Nam trong một hoàn cảnh khó khăn như vậy thật đáng khâm phục.

Tổng kết năm học, bạn Hồ Kì Nam, học sinh trường Tiểu học miền núi huyện em nhận hai phần thưởng: phần thưởng học sinh giỏi ở lớp và phần thưởng học sinh giỏi tỉnh. Cậu nhận được học bổng một năm do một công ty ở quê em tài trợ. Nam là tấm gương sáng cho tất cả học sinh chúng em noi theo. Buổi phát thưởng được tổ chức long trọng tại hội trường Ban giáo dục huyện. Ra về, em vẫn nhớ mãi khuôn mặt rám nắng, vầng trán cao và đôi mắt sáng của Nam rạng rỡ trong cờ, sao,hoa,bằng khen và đèn màu lễ đài.

 

Đề 6: Lp em được nhà trưng đưa đi tham quan viện bảo tàng thành phố. Em hãy klại lần tham quan ấy.

BÀI LÀM

Sau kì kiểm tra giữa học kì hai lớp ba, lớp em được nhà trường tổ chức đưa đi tham quan gian viện bảo tàng thành phố. Cùng đi với lớp em, ngoài cô giáo chủ nhiệm còn có thầy phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Sáng thứ năm hôm ấy bầu trời trong trẻo, nắng mai chiếu sáng trên các vòm cây của sân trường, chim hót líu lo. Chúng em mặc đồng phục, quần áo thẳng nếp, khăn quàng đội viên trang nghiêm, xếp hàng ngay ngắn trước văn phòng trường. Đúng tám giờ sáng, một chiếc xe bus đỗ xịch trước trường. Cô giáo đưa chúng em ra xe. Xe chạy qua hai đại lộ lớn, rẽ vào trung tâm thành phố và dừng lại trước một tòa nhà sơn màu trắng, đồ sộ, kiến trúc theo kiểu Pháp rất đẹp. Tấm biển lớn ở trên tòa nhà khắc dòng chữ: “Viện bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh". Bao bọc tòa nhà nghiêm trang ấy là hàng rào chấn song sơn màu đồng kim nhũ. Cổng bảo tàng làm bằng sắt, từng chi tiết hoa văn của chấn song tuyệt đẹp như một tác phẩm nghệ thuật. Cả lớp xếp hàng trật tự đi vào đại sảnh. Chúng em đi trên lối đi lát gạch men, băng qua một sân cỏ xanh mướt. Cô thuyết minh đón chúng em ở đại sảnh và đưa chúng em vào phòng trưng bày. Chúng em không đủ thời gian để xem tất cả các phòng trưng bày. Cô thuyết minh giảng cho chúng em nghe về các đồ vật được trưng bày tại đây: trống đồng, những đồng tiền cổ qua các thời đại, giáo mác làm bằng đá, bằng đồng. Giọng cô thuyết minh hấp dẫn,lôi cuốn giúp chúng em hiểu rõ hơn về các cổ vật. Chúng em được chiêm ngưỡng các lọ sứ men xanh cổ đại, có những cái lọ từ xa xưa nhưng nét men sứ vẫn còn rất đẹp.

Nếu như không được nghe cô thuyết minh giới thiệu và giảng giải, chúng em đã không thể biết được giá trị của chúng. Viện bảo tàng rất lớn, phòng nọ nối dài phòng kia bằng những dãy hành lang dài rộng, lát gạch bóng loáng. Chúng em chỉ xem một phòng trưng bày cổ vật là đến giờ ra về. Cả đoàn chào cô thuyết minh, vui vẻ ra xe.

Chuyến tham quan viện bảo tàng đã mở mang thêm nhiều kiến thức lịch sử cho chúng em. Viện bảo tàng là một công trình kiến trúc đẹp có nhiều hoa văn tinh tế sắc sảo, trang trí cho tòa nhà một nét uy nghi tráng lệ. Em rất tự hào vì thành phố em ở có được một viện bảo tàng lớn và đẹp như thế. Em hy vọng sẽ được tham quan viện bảo tàng nhiều lần nữa để có kiến thức phục vụ cho việc học tập của chúng em.

 

Đề 7: Em đã có một ưc mơ đẹp. Hãy klại điều mong ước đó.

BÀI LÀM

Mẹ em là y sĩ khoa sản. Năm em học lớp ba, mẹ mở một phòng khám phụ sản đỡ sinh tại nhà. Hằng ngày giúp mẹ bê dụng cụ y khoa cho mẹ khám sản phụ hay đem đi sát trùng, trong em liền nảy nở một ước mơ: em sẽ làm y sĩ điều dưỡng.

Từ bé, em đã quen nhìn những chiếc áo blue trắng của mẹ giặt phơi sau một ngày làm việc ở bệnh viện. Thỉnh thoảng em còn theo mẹ vào bệnh viện nơi mẹ làm việc. Các dãy hành lang dài, phòng bệnh nối phòng bệnh, khoa này tiếp nối khoa kia với đầy bệnh nhân là chỗ ít ai thích vào. Nhưngmẹ em là y sĩ, ở bệnh viện mẹ làm công việc giúp sản phụ sinh con đỡ đau đớn hơn và đón tiếp một em bé ra dời. Các bác sĩ trong bệnh viện đi lại nhẹ nhàng trên hành lang, làm việc rất chuẩn xác để khám, cấp cứu cho bệnh nhân là một hình ảnh đẹp. Em đã được nghe nhiều mẩu chuyện vui buồn giữa mẹ và các đồng nghiệp của mẹ. Nhờ đó mà em biết đến những thương tâm, đau khổ của các bệnh nhân. Họ đau bệnh và cần được chữa bệnh. Khi họ bị những cơn đau quằn quại, khiếp đảm hành hạ thìngoài người thân trong gia đình, y bác sĩ và những nhân viên điều dường là những vị thần xoa dịu nỗi đau cho họ.

Em mong muốn trở thành y sĩ điều dưỡng để chăm sóc bệnh nhân. Ước mơ thật giản dị xuất phát từ tình thương khi em nhìn thấy cái đau khủng khiếp của người bệnh. Muốn thực hiện ước mơ của mình, em phải học thật giỏi và rèn luyện tính nhẫn nại, dịu dàng khéo léo như mẹ của em.

Mẹ em thường nói: “Không phải ước mơ nào cũng trở thành hiện thực, con phải có quyết tâm, có tấm lòngmới theo học ngành y được và phải học thật giỏi”. Em sẽ cố gắng thực hiện ước mơ của mình. Một ngày trong tương lai, em sẽ trở thành đồng nghiệp của mẹ, giúp đỡ mẹ và cả những bệnh nhân đau ốm cần chăm sóc, chữa trị.

 

Đề 8: Em hãy kể lại lại một chuyến dã ngoại mà lp em (hay nhà trưng) tổ chức.

BÀI LÀM

Hằng năm, trước khi nghỉ hè, trường em thường tổ chức cho học sinh các lớp đi du lịch dã ngoại. Năm lớp ba, lớp em được đi chơi Suối Tiên.

Từ mờ sáng, chúng em đã tập trung tại sân trường. Bạn nào cũng ăn mặc gọn gàng, mang ba lô cá nhân trên vai, đi xăng-đan hoặc giầy vải. Chúng em mang theo thức ăn và nước uống. Cô y sĩ ở phòng y tế trường cũng đi với cả lớp. Khi xe bus đến, cô giáo và các bạn tổ trưởng đưa thức ăn và nước uống lên xe. Thầy Tổng phụ trách còn mang theo cả đàn ghi-ta, mấy tấm lều bạt và một chiếc máy quay hình nhỏ. Xe khởi hành lúc bảy giờ rưỡi, xuyên qua xa lộ rồi nhập vào dòng xe cộ trên quốc lộ Một A. Một giờ sau, xe dừng sát cổng khu du lịch Suối Tiên. Cả đoàn lịch kịch chuyển đồ đạc mang theo xuống những xe đẩy nhỏ, đẩy vào cổng. Suối Tiên là một khu du lịch lớn của thành phố. Ở đây, cảnh thiên nhiên được các kiến trúc sư tô điểm thiết kế rất kì vĩ, vừa tôn nét đẹp tự nhiên của suối, núi rừng vừa pha lẫn cảnh sắc hoành tráng của văn hoá dân tộc Việt. Trên các mỏm đá cao, núi đá được đẽo, khắc tạc thành những con rồng lớn. đuôi uốn khúc rất uy dũng. Trong khu du lịch có hồ bơi, hồ nuôi cá heo. Chúng em được xem cá heo biểu diễn, chơi bóng và chúng còn biết làm toán nữa. Sau khi chúng em xem cá heo làm xiếc xong, thầy cô giáo cho chúng em sinh hoạt tập thể. Những tấm lều bạt thầy phụ trách mang theo được trải ngay ngăn dưới bóng cây. Bạn Chi đội trưởng làm người dẫn chương trình, thầy phụ trách đệm đàn cho chúng em hát. Cô giáo em tươi tắn, gọn gàng trong bộ đồ thể thao, cô tươi cười động viên các bạn còn e lệ nhút nhát xung phong hát giúp vui. Cô vỗ tay bắt nhịp cho cả lớp hát bài "Em là mầm non của Đảng". Để kết thúc chương trình sinh hoạt tập thể, cô giáo chủ nhiệm của em và thầy phụ trách cùng song ca bài "Reo vang bình minh ". Cả đoàn ăn trưa dưới bóng cây mát rượi. Sau đó chúng em giũ sạch lều bạt,dùng ba lô cá nhân làm gối, nghỉ trưa. Đúng mười bốn giờ, chúng em thức dậy, vệ sinh cá nhân rồi được các thầy cô dẫn đi xem suối và các trò chơi, gặp cảnh đẹp, thầy phụ trách lớp em lại bấm máy quay ghi hình. Chúng em ra xe trở về lúc mười sáu giờ. Trên xe, bạn Chi đội trưởng đề nghị cô y sĩ hát một bài vì lúc nãy cô chưa hát lần nào. Chúng em vỗ tay hoan hô, yêu câu cô hát. Cô hát thật hay,giọng cô trong, mạnh. Xe chạy về thành phố trong tiếng hát ấm áp của cô y sĩ và tiếng vỗtay theo nhịp của chúng em. Buổi dã ngoại kết thúc thật vui.

Sinh hoạt dã ngoại giúp chúng em được vui chơi, giải trí, tham quan nhiều phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp,mở mang nhiều kiến thức về đời sống, ứng xử. giao tiếp. Mỗi một lần đi dã ngoại., chúng em thấy yêu thiên nhiên và thân thiết với bạn bè mình hơn. Chúng em đều thấy mình lớn thêm, mạnh dạn và đoàn kết hơn.

 

Đề 9: Em vừa tham gia hội trại thiếu nhi. Em hãy kể lại buổi hội trại đó.

BÀI LÀM

Hội trại Thiểu nhi của các trường Tiểu học thường được tổ chức vào trước Tết Nguyên đán, nhân dịp mừng Đảng - mừng Xuân ngày mùng ba tháng hai hàng năm. Năm nay, hội trại lại được tổ chức ngay ở trường em. Tất cả các bạn khối bốn và năm đều được tham dự.

Chúng em chuẩn bị cho ngày hội trại từ nhiều hôm trước: lều dựng trại, tre dựng cổng trại, giấy màu cắt dán,trang trí đèn màu. Các tiết mục thể thao, văn nghệ được tập luyện và tổng dượt kĩ càng. Chúng em tập trung tại sân trường từ rất sớm, ngay vị trí đã được phân công dựng trại của lớp mình. Đúng bảy giờ, hiệu lệnh chuông vang lên, báo lệnh bắt đầu dựng trại. Trại chỉ huy được dựng giữa sân trường. Bao bọc thành hình chữ Uquanh trại chỉ huy là trại của các lớp. Thời gian dựng và trang trí trại là một giờ đồng hồ. Đúng tám giờ,tất cả các trại đều đồng loạt hoàn thành. Sân trường chỉ sau một giờ đã trở thành bãi trại cờ sao rực rỡ, dây ruy băng trang trí treo từ trại chỉ huy đến tận cổng trường, cổng trường treo cờ đỏ Tổ quốc và cờ Đảng Cộng sản Việt Nam với hàng chữ vàng dán trên băng rôn đỏ thẩm: “Nhiệt liệt chào mừng quý vị đại biểu”, cổng trường rộng mở và ngay cổng, một cổng chào bằng tre lá trang trí nghệ thuật mang hàng chữ “Hội Trại Mừng Đảng - Mừng Xuân”. Khi chuông reo dài, chúng em tập trung tại trại của mình, xếp hàng ngay ngắn đón quý vị đại biểu và tất cả cùng tham gia lễ khai mạc trại. Sau lễ khai mạc,ban chỉ huy trại chấm giải “Trại đẹp nhất Hội Xuân”. Chúng em được ăn sáng bằng thức ăn nhẹ trong vòng nửa tiếng. Hiệu lệnh trại lúc này được thay bằng tiếng trống. Một hồi trống dài báo hiệu các trò chơi bắt đầu. Sân chơi ởgiữa khu vực trại. Đội chơi của các lớp lần lượt tham dự các trò chơi: nhảy bao bố, kéo co, đi cà kheo, ngậm trứng, cướp cờ.... Khán giả xếp hàng hai bên sân chơi hò reo, cổ vũ. Tiếng trống thúc từng hồi, có lúc liên hồi, có lúc ngắt quãng, lúc dồn dập nghe tưng bừng, hồi hộp sôi động vô cùng. Đúng mười hai giờ trưa, chúng em ăn trưa. Sau giờ nghỉ trưa là hội thi nấu cơm nhanh. Đây là hội thi vui nhất vì mặt mũi thí sinh dính đầy nhọ nồi. Mỗi đội có ba bạn dự thi: bạn quạt, bạn nhóm lửa,nôn nóng chờ cơm chín vui đáo để.Hội thi nấu cơm cũng kết thúc cuộc thi các trò chơi. Chúng em ăn cơm chiều và chuẩn bị tham dự lửa trại, diễn văn nghệ. Mờ tối, sân chơi buổi sáng trở thành nơi sinh hoạt lửa trại, diễn văn nghệ. Khi lửa trại bừng cháy, màn sân khấu được kéo ra, đèn màu bật sáng. Toàn khu trại đẹp lung linh như những ngôi nhà trong truyện cổ tích “Nghìn lẻ một đêm". Thầy Hiệu trưởng đọc bài phát biểu "Mừng Đảng – Mừng Xuân”, sau đó, buổi biểu diễn văn nghệ bắt đầu. Các tiết mục văn nghệ lần lượt được trình diễn.

Hay nhất là tiết mục “Táo quân” của lớp Năm A nhưng được mọi người vỗ tay lâu nhất vẫn là tiết mục độc tẩu ghi-ta của lớp Năm C. Chúng em vô cùng thán phục và tán dương khi bé Thủy, học sinh lớp hai trình diễn đàn Organ rất thu hút, hấp dẫn. Đúng hai mươi hai giờ, chương trình văn nghệ chấm dứt. Chúng em nghỉ đêm tại các phòng học. Mờ sáng hôm sau, chúng em nhổ trại rồi tập trung ở sân cờ để nghe Ban chỉ huy trại công bố giải thưởng và dự lễ Bếmạc trại. Chúng em ra về trong tiết trời mát mẻ. Gióxuân mơn man trên các cành lá. Muôn hoa khoe sắc đón một ngày mới và một mùa xuân đẹp đang về.

Hội trại Thiếu nhi là sinh hoạt vui chơi hổ ích. Chúng em phải biết phát huy mọi sở trường của mình mới giành được chiến thắng trong các trò chơi. Nhờ đó, chúng em được tập luyện nhiều lĩnh vực, rèn luyện sự thành thạo và nhanh nhẹn, ngoài ra còn được giải trí sau một học kì học tập chăm chỉ. Em rất thích tham dự hội trại.

 

  
16 tháng 12 2016

khocroisAO hog ai chỉ hek ạ

 

9 tháng 9 2019

Tham khảo:

Nha Trang , ngày .9.. tháng .8.. năm .2019..
Vinh thân mến!
Có lẽ đã hơn hai tháng rồi chúng mình không liên hệ với nhau. Chẳng phải Vinh lười viết thư hay tại mình không siêng năng thư từ mà chỉ tại việc học cả, phải không Vinh? Đứa nào cũng đang vùi đầu vào học chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới đấy mà. Đêm nay, mình học bài xong sớm nên tranh thủ thời gian viết thư cho cậu đây. Gia đình cậu vẫn bình thường chứ? Cậu có khỏe không? Chiếc răng sâu vốn hay hành hạ cậu, cậu đã nhổ đi chưa? Anh Hùng đi bộ đội lâu nay có về phép không? Bé Vui hết khóc nhè rồi chứ. Cây mận sau vườn nhà cậu mùa này quả có nhiều không? Nhớ gửi một bọc thật to vào cho tụi mình đấy nhé! Vinh ơi! Từ lúc Vinh đi rồi lớp mình ai cũng nhắc đến cậu. Chúng mình nhớ nhất là tài kể chuyện vui của cậu. Cậu còn nhớ cô Phương chứ? Cô vẫn còn dạy lớp ba. Cô hỏi cậu luôn đấy. Còn thằng Cường "tồ" nó học tiến bộ lắm. Học kỳ vừa qua, nó xếp thứ mười lăm. Cu cậu mừng quýnh. Nó đã hết bệnh ngủ gật trong lớp rồi. Liễu "tóc vàng" học vẫn chăm và 'luôn dẫn đầu lớp. Mình cố gắng dữ lắm mà cũng đành phải "ngậm bồ hòn" đứng sau nó một bậc. À này, vừa rồi hội diễn văn nghệ toàn trường lớp mình có ba tiết mục: Kể chuyện, đơn ca và múa. Cả ba đều được xếp hạng A, dần đầu toàn trường. Tháng này, lớp mình nhận được danh hiệu "Cờ đỏ", các bạn mừng lắm. Bố mình bảo, cuối năm nếu mình đạt học sinh giỏi, bố sẽ cho đi tham quan Đà Lạt. Mình đang cố gắng đây. Khi nào có tin gì vui mình sẽ viết thư cho cậu. Cậu cũng phải tranh thủ viết thư về kẻo chúng tớ mong đấy.
Chúc cậu mạnh khỏe, học giỏi. Cho mình gửi lời chúc sức khỏe ba mẹ cậu và bé Vui nhé.
Bạn thân của cậu
Phạm Thị Diệu Huyền

9 tháng 9 2019
DÀN Ý

1. Phần đầu thư:
- Nơi viết ngày tháng năm
- Lời xưng hô
2. Phần chính thư:
- Đoạn 1: Nêu mục đích, lý do viết thư
- Đoạn 2: Thăm hỏi tình hình của người nhận thư
- Đoạn 3: Kể cho bạn nghe về tình hình học tập của mình
- Đoạn 4: Nêu ý kiến trao đổi với người nhận thư
3. Phần cuối thư:
- Lời chúc, lời cảm ơn, hứa hẹn
- Chữ ký và tên hoặc họ tên

13 tháng 12 2016

Các bạn có biết vì sao nhân dân ta tự xưng là con Rồng cháu Tiên hay không? Điều đó có liên quan đến câu chuyện sau đây:

“Ngày xưa, ngày xửa từ lâu lắm rồi, ở vùng đất Lạc Việt, nay là Bắc Bộ nước ta có một vị thần. Thần là con của Thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng sức khỏe vô địch, thường sống ở dưới nước. Thần giúp dân giệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh… Thần còn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và dạy dân cách ăn ở sao cho đúng nghĩa.. Khi làm xong thần trở về Thủy cung sống với mẹ lúc có việc cần mới hiện lên.
Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có vị tiên xinh đẹp tuyệt trần là con gái Thần Nông tên là Âu Cơ. Nàng nghe nói ở vùng Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn tìm đến thăm. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng chung sống ở Long Trang. Chung sống với nhau được chừng một năm, Âu Cơ mang thai. Đến kì sinh nở, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm đứa con da dẻ hồng hào. Không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi mặt mũi khôi ngô tuấn tú, đẹp đẽ như thần. Cuộc sống hai vợ chồng đã hạnh phúc lại càng hạnh phúc hơn.

Một hôm, Lạc Long Quân chợt nghĩ mình là dòng giống nòi rồng sống ở vùng nước thẳm không thể sống trên cạn mãi được. Chàng bèn từ giã vợ và và con về vùng nước thẳm. Âu Cơ ở lại chờ mong Lạc Long Quân trở về, tháng ngày chờ đợi mỏi mòn, buồn bã. Nàng bèn tìm ra bờ biển, cất tiếng gọi:
- Chàng ơi hãy trở về với thiếp.
Lập tức, Lạc Long Quân hiện ra. Âu cơ than thở:
- Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không ở lại cùng thiếp nuôi dạy các con nên người?
Lạc Long Quân bèn giải thích:
- Ta vốn dĩ rất yêu nàng và các con nhưng ta là giống nòi Rồng, đứng đầu các loài dưới nước còn nàng là giống tiên ở chốn non cao. Tuy âm dương khí tụ mà sinh con nhưng không sao đoàn tụ được vì hai giống tương khắc như nước với lửa. Nay đành phải chia lìa. Ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc cần phải giúp đỡ lẫn nhau, đừng bao giờ quên lời hẹn này.

Rồi Lạc Long Quân đưa năm mươi người con xuống nước còn Âu Cơ đưa năm mươi người con lên núi.
Người con trai trưởng đi theo Âu Cơ sau này được tôn lên làm vua và đặt tên nước là Văn Lang, niên hiệu là Hùng Vương. Mỗi khi vua chết truyền ngôi cho con trai trưởng. Cứ cha truyền cho con tới mười mấy đời đều lấy niên hiệu là Hùng Vương.”

Do vậy, cứ mỗi lần nhắc đến nguồn gốc của mình Người Việt chúng ta thường tự xưng là con Rồng cháu Tiên và thân mật gọi nhau là đồng bào vì ai cũng nghĩ mình là cùng một bọc sinh ra cho nên người trong một nước phải thương yêu nhau như vậy. Câu chuyện còn suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của cộng đồng người Việt và tự hào về nguồn gốc của dân tộc mình.

13 tháng 12 2016

Ấy thế mà thời gian đã thấm thót trôi nhanh nhỉ? Những ngày nô đùa bên bạn bè và học tập cùng thầy cô nay đã trở thành những kỉ niệm không thể nào quên trong tâm trí em. Từ một cô học trò nhí nhảnh mà bây giờ đã trở thành một sinh viên tuổi teen rồi. Giờ đây em đã hai mươi tuổi, cũng như bao người khác đang học trong đại học. Nhân ngày nhà giáo Viêt Nam, những người bạn thời thơ ấu đã mời tất cả mọi người ghé thăm trường Hoàng Văn Thụ - ngôi trường của tuổi thơ học trò.

Trước mắt em hiện ra một ngôi trường với nhiều kỉ niệm quen thuộc xen kẽ một chút lạ lẫm. Cổng trường năm xưa giờ đã được thay thế bằng chiếc cổng xây kín đáo và phía trên ghi rõ hàng chữ " Trường THCS Hoàng Văn Thụ". Em vẫn còn nhớ rõ ngày ấy, mỗi lần đi học đến trường , bác cổng dang tay ra chào đón các bạn học sinh , các thầy cô giáo với niềm hân hoan vô cùng. Bước vào sân trường sự thay đổi kì diệu đã xuất hiện. Dãy lớp em học năm xưa giờ được thay thế bằng một nhà cao tầng khang trang, sáng sủa. Lớp học cũ không còn nhưng đâu đây là hình ảnh của đám học trò vui vẻ nô đùa với nhau. Cái Lan chỉ cho mọi người gốc cây bàng cổ thụ năm xưa , nhưng sao giờ nó lại già hơn nhiều nhỉ? Những dòng chữ khắc ngộ nghĩnh của mấy đứa nghịch ngợm trong tụi bây giờ đã mờ dần đi chắc vì thời gian. Bước tới khu tiền sảnh, ai cũng nhìn thấy những bức tranh đạt giải nhất qua từng năm học nào là tôi yêu quê hương, con sông Sài Gòn , cánh diều tuổi thơ,... được trưng bày rất đẹp mắt. Đang mải mê với các bức tranh, em chợt nghe thấy tiếng giảng bài âm vang, trầm bỗng trong những lớp học. Nỗi nhớ thầy cô tràn về, tất cả nhớ lại khoảnh khắc chia tay mọi người với tâm trạng buồn bã riêng em thì nhớ đến cô Trang dạy văn . Ngày ấy cô rất nghiêm khắc , không ít lần đã mắng vì không ai chịu nghe giảng nên một số bạn đã tỏ ý không bằng lòng . Nhưng sau này, các bạn ấy đã tâm sự rằng :

- Khi xa cô rồi giờ mình mới thấm thía những lời cô dạy.

Thực ra ngày đó do ai cũng chỉ thích chơi nên không bao giờ nghe cô giảng. Giờ đây lớn khôn, em chỉ mong sẽ gặp lại cô để nói hết nỗi niềm của mình. Không ngờ cô Trang nhìn thấy cả lớp đi đến nói:

- Các con có phải là lớp 64 không năm xưa không?

Mọi người ngỡ ngàng vì tầm mấy năm trời mà cô vẫn nhớ rõ . Em thay mặt cả lớp trò chuyện với cô:

- Cảm ơn cô vì vẫn còn nhớ mọi người . Chuyện năm xưa cho chúng em xin lỗi vì chưa hiểu hết tấm lòng dạy dỗ của cô dành cho cả lớp .

Cô xúc động vuốt tóc em mỉm cười, một nụ cười vô cùng đôn hậu :

- Cô chỉ mong các con sau này khôn lớn , trở thành những có ích cho xã hội có dịp về ghé thăm là cô vui rồi.

Trống vào lớp vang lên nên cả lớp phải chia tay cô. Lúc này chẳng ai muốn rời xa cô, em nghĩ tết năm nay sẽ họp lớp ghé thăm mái trường này và thầy cô giáo chủ nhiệm.

Chào tạm biệt tuổi thơ yêu dấu và mái trường kính yêu. Nơi được gọi là ngôi nhà thứ hai đã chắp cánh cho em bao ước mơ hy vọng. Dù đi đâu hay về đâu chăng nữa, em sẽ luôn nhớ về một thời cắp sách tới trường của mình.

(Có vài chỗ mình làm không hay cho lắm nên bạn có thể sửa đổi lại một chút)

13 tháng 3 2018

Lời giới thiệu: Thưa hai bác, cháu xin giới thiệu từng người để hai bác biết rõ tên. Bạn này là Nam, lớp trưởng của chúng cháu. Bạn này là Tú, tổ trưởng của chúng cháu. Bạn này là Hoa, tổ phó của chúng cháu. Hôm nay chúng cháu thay mặt các bạn trong lớp đến thăm Hà và mong cho Hà sớm khỏi bệnh để lại đến trường học tập cùng chúng cháu.

 

13 tháng 3 2018

Lời giới thiệu: Thưa hai bác, cháu xin giới thiệu từng người để hai bác biết rõ tên. Bạn này là Nam, lớp trưởng của chúng cháu. Bạn này là Tú, tổ trưởng của chúng cháu. Bạn này là Hoa, tổ phó của chúng cháu. Hôm nay chúng cháu thay mặt các bạn trong lớp đến thăm Hà và mong cho Hà sớm khỏi bệnh để lại đến trường học tập cùng chúng cháu.

Câu ai là j : Bạn này là Nam, lớp trưởng của chúng cháu. Bạn này là Tú, tổ trưởng của chúng cháu. Bạn này là Hoa, tổ phó của chúng cháu

13 tháng 9 2016

Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình. Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm. Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa. Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa. Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia. Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: "Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc  đời mình”.

13 tháng 9 2016

“Tùng! Tùng ! Tùng!”- tiếng trống tan học vừa dứt, tôi vội chạy  ngay về nhà với hộp quà cầm trên tay. Ôi! Con đường hôm nay sao mà dài quá, đi mãi một lúc tôi mới về nhà. Tôi khẽ đi vào phòng khách, mẹ đang ngồi say sưa đọc báo. Nhìn thấy tôi, mẹ ngạc nhiên bảo; - Ơ, sao hôm nay về trễ thế con? Còn quà gì đó? - Mẹ ơi, hôm nay cô giáo đã cho chúng con một bất ngờ cảm động vào tiết sinh hoạt lớp đấy ạ! Để con kể cho mẹ nghe nhé! - Ừ, con kể đi!- Mẹ tôi vui vẻ trả lời. - Dạ, hôm nay vào tiết tư, chúng con đang học thực hành môn Tin ở phòng thực hành thì bỗng có vài bạn xin thầy cho về lớp trước. Mọi người còn chưa hết ngạc nhiên thì tiết tư kết thúc. Tất cả chạy ùa vào lớp . Lớp học được trang trí rất đẹp: những quả bong bong nhỏ xinh dược treo khắp các cửa sổ cùng những dải kim tuyến lấp lánh. Trên bảng được viết dòng chữ: “Chúc mừng sinh nhật” bằng phấn phấn màu rất đẹp. Con vô cùng ngạc nhiên vì không biết các bạn tổ chức sinh nhật cho ai, mà trong tháng mười này lại có ngày sinh nhât của con. - Chà, thú vị thật đó, con mau kể tiếp đi! –Mẹ tôi háo hức nói. - Vâng ạ. Thế rồi, cô giáo bước vào lớp và bắt nhịp cho các bạn hát bài “Happy birthday”. Cô và các bạn đồng thanh hát và vỗ tay rất nhịp nhàng. Rồi, cô thay mặt cho tập thể lớp phát biểu rằng: “Các con ạ, tháng Mười này lớp ta có sinh nhật của các bạn Uyên Phương, Bảo Khánh và Như Ngọc. Cô và ban cán sự lớp đã bí mật tổ chức sinh nhật cho các bạn. Cô chúc các con có một bữa tiệc sinh nhật thật vui vẻ bên tập thể lớp, ngày càng chăm ngoan, học giỏi để ba mẹ và thầy cô vui lòng nhé! Cả lớp cho các bạn một tràng vỗ tay nào!”. “Hoan hô cô giáo! Hoan hô cô giáo!”. Và, tiếng vỗ tay từ các bạn vang lên không ngớt. Cô cho chúng con lên bảng để nhận quà sinh nhật từ lớp. Rồi cả lớp ngồi thưởng thức những tiết mục văn nghệ tuyệt vời của các bạn. Chúng con xúc động vô cùng. Con được đại diện cho các bạn lên phát biểu. Mọi việc đều bất ngời khiến con lúng túng quá, phải mất mấy phút con mới nói được lời cảm ơn cô và các bạn: “Chúng con xin cảm ơn cô giáo và các bạn trong lớp đã tổ chức sinh nhật cho chúng con. Đây là bữa tiệc sinh nhật ý nghĩa nhất mà chúng con sẽ không bao giờ quên. Chúng con hứa sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để không phụ long cô giáo và các bạn.”. Cả lớp vỗ tay rào rào không ngớt khiến con sung sướng vô cùng. Thật là thú vị và cảm động phải không mẹ?- Ừ, từ nay con phải chăm ngoan, học thật tốt để xứng đáng với tình yêu thương mà cô và các bạn đã dành cho con đấy! - Vâng ạ! con xin hứa! Sau bữa tiệc sinh nhật đó, cô trò chúng tôi đã gắn bó với nhau hơn rất nhiều. Tập thể lớp 7/3 chúng tôi nhất định sẽ luôn đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Cảm ơn cô giáo và các bạn đã cho chúng tôi một bữa sinh nhật tuyệt vời và ý nghĩa.

10 tháng 11 2016

Là người cho ta sự sống, nuôi dưỡng và chăm sóc ta lên người. Người mà luôn dành thương yêu thương dạt dào, vĩ đại nhất, người mà luôn che chở, tin tưởng ta không điều kiện, đó chỉ có thể là mẹ. Người phụ nữ lớn lao và vĩ đại nhất trên đời. Đối với tôi cũng vậy, mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất, mẹ luôn hi sinh thầm lặng, ân cần quan tâm, lặng lẽ sát cánh bên tôi trong suốt cuộc đời của mẹ. Mẹ không quản nắng mưa, khó nhọc, mẹ làm tất cả chỉ mong muốn chúng tôi lớn khôn thành người.

Mẹ tôi cũng như bao người mẹ khác, thương con và sẵn sàng hi sinh, đánh đổi cả cuộc đời mình cho con. Nhưng đối với tôi, mẹ tôi đặc biệt hơn một chút, cũng có thể vì tình yêu thương, quý trọng của tôi dành cho mẹ mà tôi nhận thấy sự khác biệt đó. Mẹ tôi có cuộc sống vất vả, gian truân hơn bất kể người mẹ khác, bố tôi đi làm xa nên chuyện gia đình, công việc, con cái đều một tay mẹ tôi gánh vác, cáng đáng. Mẹ tôi chỉ là một người nông dân nghèo, ngày ngày đầu tắt mặt tối với công việc đồng áng. Nhất là vào những ngày mùa, mẹ tôi bận rộn, lúc nào cũng luôn chân luôn tay, khi đi gặt, lúc phơi thóc, phơi rơm rồi khi thóc đã khô mẹ tôi lại cần mẫn rê từng thúng thóc, sao cho no sạch bong và không bám bụi đất nữa.

Mẹ tôi không chỉ là người nông dân, mẹ tôi còn là một người buôn bán đầy cực nhọc, mẹ tôi bán rất nhiều thứ, có khi là rau cỏ, thịt thà, cũng có khi mẹ tôi làm hàng sáo. Dù làm bất cứ nghề gì thì cũng đều vất vả, cực nhọc. Mẹ tôi ngày nào cũng dậy từ sớm khuya gà gáy, mang những gánh hàng nặng đi bán rong trên các con đường trên phố, sau đó lại trở về nhà khi phố đã lên đèn, nhìn hình ảnh mẹ lặng lẽ đi trong đêm tôi rất buồn, mong muốn cho mẹ có môt cuộc sống tốt đẹp hơn, bớt vất vả, cực nhọc hơn. Nhưng dù sao tôi cũng chỉ là một đứa bé, dù rất muốn giúp đỡ mẹ nhưng lại không thể làm gì hơn để giúp mẹ ngoài những công việc nhà như: rửa bát, quét nhà… Mẹ tôi là vậy, luôn bận rộn với công việc “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng chưa bao giờ mẹ tôi lờ là hay không quan tâm, chăm sóc cho chị em tôi.

Tuy cuộc sống đầy những khó khăn, thiếu thốn nhưng mẹ tôi chưa bao giờ để cho chúng tôi thiếu thốn bất cứ thứ gì, từ quần áo, sách vở. Mẹ tôi vẫn hay nói với chúng tôi, rằng cuộc đời của mẹ có khổ đến mấy thì cũng sẽ không để cho chị em tôi thua bạn, thua bè, và dù nhà nghèo thì mẹ tôi cũng làm đủ mọi nghề để có tiền cho chị em tôi đi học, vì mẹ tôi nói, chỉ có học thì mới thoát được đói, mới thoát được nghèo. Khi nhỏ tôi chưa hiểu được nỗi vất vả, cực nhọc của mẹ nên rất vô tư, ăn những đồ ăn ngon trong khi mẹ mẹ chỉ ăn cơm trắng và những thức ăn thừa của chúng tôi, mặc những bộ quần áo đẹp trong khi mẹ chỉ có bộ quần áo lao động cũ, còn sờn rách đôi chỗ.

Cũng vì quá ngây thơ, vô tư mà tôi tin vào những lời nói dối của mẹ, rằng mẹ không đói, mẹ không mệt, mẹ không đau…Khi lớn lên rồi, bắt đầu biết nhận thức, cảm nhận được nỗi gian khó của mẹ tôi vô cùng đau lòng và xót xa. Nếu có một điều ước của ông Bụt như trong những câu chuyện cổ tích thì tôi mong cho mẹ tôi không còn vất vả, cực nhọc như bây giờ nữa, mẹ sẽ sống một cuộc sống tốt đẹp hơn, không còn những lo toan bộn bề như bây giờ nữa, mẹ có thể hạ những gánh nặng trên vai xuống để đôi vai gầy được nghỉ ngơi, không còn phải căng lên để gánh những gánh nặng không tên ấy nữa. Tuy nhiên tôi cũng biết điều ấy là rất khó xảy ra trong hiện thực, vì vậy tôi sẽ cố gắng học tập chăm ngoan, để không phụ công lao sinh thành, nuôi dưỡng khổ cực của mẹ.

Mẹ là người luôn bên cạnh tôi những lúc khó khăn, động viên tôi những lúc tôi buồn. Mẹ luôn quan tâm đến chị em chúng tôi, vì vậy dù chỉ là một biểu hiện mệt mỏi, một chút chán nản thì mẹ tôi sẽ đều nhận ra ngay. Như khi tôi buồn vì được điểm thấp môn toán, dù đã chạy ra mái hiên để khóc, tôi không muốn mẹ đi làm cực nhọc mà lại phải lo lắng gì cho tôi nữa. Nhưng khi đang chìm vào nỗi buồn của bản thân ấy thì một cánh tay dịu dàng đặt lên vai tôi, bàn tay khác thì ôm tôi vào lòng mà vỗ về.

Mẹ hỏi tôi có việc gì xảy ra, lúc ấy tôi cảm thấy tủi thân vô cùng, tôi òa khóc trong lòng của mẹ và nói ra mọi chuyện. Mẹ không những không trách mắng tôi mà an ủi tôi rất nhiều, mẹ nói được điểm thấp thì lần sau cố gắng lên là được, vì khóc cũng không giải quyết được vấn đề gì.Và câu nói làm tôi cảm động nhất của mẹ, đó là : “Mẹ tin con gái của mẹ sẽ làm được”. Mẹ tôi tin tưởng tôi như thế, tại sao tôi chỉ luôn làm mẹ thấy vọng, tôi tự hứa với mình là phải luôn cố gắng, nỗ lực để không phụ niềm tin ấy của mẹ.

Với tôi, mẹ là niềm tin, là niềm động lực để tôi cố gắng. Mỗi khi mệt mỏi hay chán nản, nghĩ đến mẹ tôi lại có thêm nguồn động lực lớn lao, như được cổ vũ về tinh thần. Mẹ tôi là người phụ nữ tuyệt vời nhất trên đời này, tôi sẽ luôn yêu mẹ, dành cho mẹ tình yêu thương dạt dào nhất. Và tôi sẽ cố gắng học hành để mẹ tôi có thể tự hào về mình.

10 tháng 11 2016

Mẹ là người luôn dành cho chúng em tình cảm nồng ấm, những cái ôm trìu miến, sự dịu dàng và khoan dung của mẹ luôn theo sát chúng em. Mẹ luôn là chỗ dựa, là sự tự hào của chúng em.

Cứ sau mỗi giờ làm việc hình ảnh mẹ lại tất bật với các công việc chăm lo các con và nội trợ. Mẹ lúc nào cũng muốn nấu cho gia đình những bữa ăn thật ngon, đảm bảo đủ dinh dưỡng cho em lớn khôn. Mẹ em năm nay ba bảy tuổi. Mái tóc dài mượt luôn được mẹ búi gọn gàng, khuôn mặt thon dài, hiền hậu, dáng mẹ cao, gầy gầy, trông rất nhanh nhẹn. Nổi bật nhất là đôi mắt to, tròn, đen lay láy với ánh mắt lúc dịu dàng, lúc nghiêm nghị như muốn bảo ban em điều gì. Chiếc mũi cao phần nào biểu lộ được sự cương trực. Miệng mẹ rộng với hàm răng trắng, đều tăm tắp nên nụ cười của mẹ rất tươi, rạng rỡ cả khuôn mặt. Mỗi lần mẹ nấu cơm em luôn tíu tít bên mẹ dành phần việc đề phụ mẹ nấu cơm. Mẹ đưa rổ gạo cho em vo rồi đổ vào nồi cơm điện và nhấn nút.

Trong khi chờ cơm chín, mẹ nhanh nhẹn chuẩn bị xoạn sẵn mâm bát. Mẹ rất khéo chọn thực phẩm, chúng lúc nào cũng tươi, ngọn. Hai mẹ con cùng nhặt rau, bàn tay mẹ thoăn thoắt lựa sạch những lá úa cọng già . Em nhanh nhẹn dành phần rửa rau để mẹ chuẩn bị nồi nấu. Những ngón tay thoăn thoắt cắt lát thịt mỏng, đều tăm tắp rồi mẹ ướp gia vị. Mẹ bắc nước lên để nấu canh, tranh thủ vừa xào thịt vừa kiểm tra bài học của em trên lớp. Với tài nấu nướng của mẹ, chẳng mấy chốc mâm cơm nóng hổi đã sẵn sàng. Mùi thơm của thức ăn mẹ nấu lan tỏa khắp gian phòng thu hút tất cả mọi thành viên trong gia đình. Em bày chén đũa ra rồi nhanh nhảu chạy lên mời ba và em trai ăn cơm. Mọi người vừa ăn vừa tấm tắc khen ngon. Em rất ngưỡng mộ mẹ vì mẹ luôn biết cách nấu cho cả nhà những bữa cơm bổ dưỡng đúng theo thể trạng mỗi người.

Em rất yêu và thương mẹ, lòng em lúc nào cũng tự nhủ phải cố gắng học tốt, ngoan ngoãn để mẹ không phiền lòng. Mẹ! con yêu mẹ rất nhiều! Con luôn biết ơn và tự hào khi có một người mẹ như mẹ! Con cảm ơn mẹ vì tất cả những gì mẹ hi sinh cho chúng con.

 

12 tháng 3 2019

cần giúp thì kêu giúp minigame nữa chớ chảnh ớn -_-

12 tháng 3 2019

 MK CHỈ CÓ TÍNH CHẤT NGHIỆP DƯ NẾU K THÍCH ĐỪNG CƯỜI NHA có 2đứa bé là bn thân của nhau.trong hai đứa đó thì có một đứa chăm học còn đứa kia thì  ngược lại. sắp đến tiết kiểm tra, bn chăm học khuyên bn lười đi ôn bài nhưng bn kia k chịu mà ham chơi. tói tiết kiểm tra, bn kia k làm đc bài liền cầu cứu bạn mình nhưng bị bạn lơ đi. sau đó bn kia giân. bn chăm học cũng tỏ ra k quan tâm.về nhà bn lười học nói với mẹ chuyện này.mẹ bn đó liền trách nhẹ bn kia và giảng cho bn kia hiểu chuyện . bn kia hiểu ra và quyết tâm sáng mai xin lỗi bạn và hứa chăm chỉ