K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2018

Ấn Độ trong suốt một thời kì dài do Đảng Quốc đại nắm chính quyền, tình hình chính trị ổn định, kinh tế, văn hóa phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đứng thứ 10 trong số những nước có nền công nghiệp phát triển cao, nhất là công nghiệp nặng

Ấn Độ đã sử dụng năng lượng hạt nhân vòa sản xuất điện. Trong những năm 80, Ấn Độ đứng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. Ấn Độ đã chế tạo được máy móc, thiết bị ngành dệt, hóa chất, máy bay, tàu thủy, đầu máy xe lửa, tivi màu…

ẤN ĐỘ có dân số cao phải sản xuất nhiều lúa gạo để nhân nhân dân tiêu thụ nên ko đủ cho xuất khẩu nhiều.nên sản lượng lúa ngày càng tăng

16 tháng 4 2019

- Sau khi giành được độc lập, Ấn Độ đã kiên trì tiến hành đường lối xây dựng một nền công nghiệp đa dạng vững mạnh trên cơ sở tự lực, tự cường.

- Ấn Độ đã nhanh chóng đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học – kĩ thuật gần 3 triệu người (đứng thứ ba thế giới sau Hoa Kì và Liên bang Nga).

- Tiến hành đổi mới, cải cách cần thiết nhằm giải quyết những khó khăn, trì trệ trong công nghiệp.

25 tháng 7 2017

a) Chiến lược công nghiệp hóa

- Ấn Độ đã theo đuổi mục tiêu xây dựng một nền công nghiệp đa dạng và vững mạnh trên cơ sở tự lực, tự cường.

- Từ thập niên 50 đến thập niên 80 của thế kỉ XX, Ấn Độ đặc biệt chú trọng phát triển công nghiệp nặng, xây dựng các ngành công nghiệp trụ cột như: điện tử, tin học, công nghiệp vũ trụ và năng lượng hạt nhân.

- Gần đây, Ấn Độ đầu tư mạnh vào công nghiệp điện tử - tin học.

b) Thành tựu của công nghiệp hóa

- Ấn Độ đã trở thành một trong 15 nước có sản lượng công nghiệp lớn nhất thế giới.

- Ấn Độ đã xây dựng được hệ thống các ngành công nghiệp cơ bản, đa dạng, có khả năng tự sản xuất được các máy móc thiết bị công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng cần thiết cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Ấn Độ đã xây dựng được một số ngành công nghiệp có trình độ kĩ thuật cao như: công nghiệp năng lượng hạt nhân, điện tử, hóa dầu, luyện kim, hàng không - vũ trụ và công nghệ thông tin.

- Hiện nay, Ấn Độ nổi tiếng trên thế giới về sản xuất các sản phẩm phần mềm với đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin hùng hậu, trình độ cao.

- Các vùng công nghiệp quan trọng của Ấn Độ:

+ Vùng Đông Bắc: với hai trung tâm công nghiệp lớn là Giam-sét-bua (luyện kim, cơ khí), Côn-ca-ta (luyện kim, dệt may, chế biến thực phẩm).

+ Vùng Tây Bắc: với trung tâm quan trọng nhất là Mum-bai (chế tạo máy bay, ô tô, đóng tàu, dệt vải, năng lượng nguyên tử,...). Ngoài ra, công nghiệp dệt phát triển mạnh ở A-ma-đa-bat, Pu-ma và dầu khí được khai thác ở vịnh Cam-bây (Bắc Mum-bai).

+ Vùng Nam Ấn: phát triển các ngành luyện kim, chế biến chè và nông sản xuất khẩu. Ban-ga-lo là trung tâm sản xuất và xuất khẩu phần mềm nổi tiếng thế giới, lớn nhất ở châu Á.

29 tháng 9 2018

Chiến lược phát triển công nghiệp của Ấn Độ và thành tựu đạt được trong quá trình công nghiệp hóa.

   - Chiến lược phát triển công nghiệp Ấn Độ:

      + Xây dựng công nghiệp đa dạng, vững mạnh trên cơ sở tự lực, tự cường.

      + Từ thập niên 50 đến thập niên 80 phát triển công nghiệp nặng.

      + Những năm gần đây đầu tư phát triển mạnh ngành công nghiệp điện tử - tin học.

   - Những thành tựu trong công nghiệp hóa:

      + Trở thành một trong 15 nước có giá trị sản lượng công nghiệp lớn nhất thế giới.

      + Xây dựng một hệ thống cơ cấu công nghiệp đa dạng, phân bố nhều vùng, nhất là những ngành có trình độ kĩ thuật cao.

21 tháng 12 2021

- Tư tưởng:  đạo Bà-la-môn (Hin- đu), đạo Phật.

- Chữ viết: Chữ Phạn xuất hiện sớm – khoảng 1500 năm TCN, là nguồn gốc của chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.

- Văn học - nghệ thuật: Phát triển phong phú với nhiều thể loại:  sử thi, kịch thơ...

- Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.

 



 

21 tháng 12 2021

 Em ấn tượng nhất với thành tựu chữ viết vì người Âns Độ cổ đại đã phát minh ra hệ thống chữ viết từ 0-9 và đặc biệt là chữ số 0.

11 tháng 1 2021

Ấn Độ là nước có nền văn hóa lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.

Cụ thể Ấn Độ đã gặt hái được những thành tựu:

Chữ viết: chữ Phạn có từ rất sớm, trở thành ngôn ngữ - văn tự để sáng tác văn học, thơ ca, các bộ kinh.Tôn giáo: Đạo Hin – đu là tôn giáo phổ biến ở Ấn Độ.Văn học: Nền văn học Hin – đu với những tác phẩm nổi tiếng như: Ma- ha- bha – ra- ta, Ra- ma- ya- na và Sơ – kun – tơ – la.Kiến trúc: Tháp Hin – đu có nhiều tầng và đỉnh tháp nhọn, kiến trúc phật giáo với những ngôi chùa xây dựng bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp.
7 tháng 11 2018

Đáp án B

21 tháng 9 2018

Đáp án B

- Tư tưởng: Là quê hương của các tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay: đạo Hin-đu, đạo Bà-la-môn, đạo Phật.

- Chữ viết: Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn trở thành ngôn ngữ để sáng tác các tác phẩm thơ ca, văn học, các bộ kinh “khổng lồ”, đồng thời là nguồn gốc của chữ Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.

- Văn học - nghệ thuật: Hàng loạt các tác phẩm chính luận, sử thi, kịch thơ,… Nổi tiếng nhất là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa - ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng.

- Nghệ thuật kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Nhiều công trình kiến trúc đền thờ, chùa mang đậm phong cách tôn giáo vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay.