K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2018

Ngày đầu tiên vào lớp Một là một ngày rất trọng đại đối với tôi và gia đình . Mẹ sợ rằng tôi sẽ khóc và đòi về. Mẹ cũng sợ rằng tôi phải tạm dừng việc học sang năm sau, khi tôi đã đủ lớn để mẹ không còn cảm thấy sợ và lo nữa.

Từ mấy tuần trước, gia đình tôi đã nhộn nhịp. Bố mẹ mua cho tôi bao nhiêu thứ lạ: bút chì, thước kẻ, cặp sách, vở và rất nhiều đồ dùng khác mà tôi không nhớ rõ. Tôi có rất nhiều váy áo nhưng lần này mẹ vẫn đi mua cho tôi một bộ đồ khác: áo trắng váy đỏ. Mẹ nói với tôi đó là đồng phục.

Tôi được bố mẹ kể nhiều về trường lớp và tôi cũng lấy làm thích thú lắm về cái trò “tập viết”. Tôi có nhiều ước mơ. Tôi thích làm lớp trưởng, muốn có nhiều bạn, muốn học thật giỏi. Tối hôm đó, tôi nghĩ rất nhiều và mong cho đến ngày mai, ngày đầu tiên đi học. Sáng hôm sau, trời sẽ trong xanh, mát dịu, tôi sẽ cùng mẹ đi đến trường. Chỉ nghĩ thôi đã thấy thích.

Đúng như tôi tưởng tượng, sáng thu ấy, một buổi sáng thật đẹp, trời rất cao và mây cũng rất xanh như tôi mong muốn. Ngồi sau mẹ, tôi nhìn ngắm con đường lạ. Tôi chưa đi con đường này bao giờ. Con đường rất đẹp, hai bên cây xanh rì rào như chào đón tôi. Mẹ hỏi tôi rất nhiều nhưng điều mẹ lo lắng nhất là sợ tôi khóc, đòi về. Mẹ đi xe chậm lại và nói: “Đến rồi! Trường của con đấy!”.

Bài văn mẫu tả ngày đầu tiên đến trường "tôi vào lớp 1 bằng nụ cười"

Tôi giật mình, rồi tò mò tự hỏi sao trường to thế? Sao nhiều người thế? Tôi chợt thấy lo. Mẹ gửi xe rồi nắm tay tôi dắt vào cánh cổng trường to rộng. Giữa biển người tôi thấy mình thật nhỏ bé. Nếu không có mẹ chắc tôi bị họ đè bẹp mất. Mẹ dẫn tôi đi một vòng rồi dừng lại ở một dãy những bạn học sinh khác. Mẹ nói: “Lớp con đấy! Bước vào đi con”. Tôi thấy sợ, níu lấy tay mẹ, tôi ước mẹ học cùng tôi mặc dù mẹ có to hơn tôi và các bạn một chút.

Xung quanh tôi có rất nhiều bạn, người thì nắm tay mẹ, người thì ôm chân bố, có bạn còn bắt cả bà bế. Cái phòng mà tôi đứng đó là lớp 1A5. Từ căn phòng có một người lạ bước ra. Cô ấy còn trẻ và rất đẹp. Cô mặc bộ áo dài màu hồng phấn. Cô cười rất tươi, ngồi xuống hỏi thăm từng bạn. Cô hỏi đến tôi, tôi hơi sợ vì mẹ tôi từng dặn: “Ai hỏi nhiều là mẹ mìn đấy! Họ hỏi để biết con ở đâu rồi đến tối bắt đi. Nên ai hỏi con thì con đừng trả lời nhé!”.

Tôi thấy cô dịu hiền quá. Cô hỏi gì tôi trả lời hết, cả việc tôi tưởng cô là mẹ mìn. Cô cười và xoa đầu tôi. Tôi lại cười và nhìn mẹ, mẹ tôi cười thật xinh, gương mặt mẹ không còn lo âu mà rạng rỡ vô cùng. Tôi thiết nghĩ: “Đi học à? Đâu có gì đáng sợ!”.

Rồi cô giáo đọc tên từng bạn, nghe đọc đến tên có một bạn khóc nấc lên. Nhưng tôi không khóc, mẹ tôi cũng không phải đẩy hay ấn, tôi tự đi. Tôi chẳng thấy lo ngại, tôi thấy mọi sự đều tốt đẹp. Tôi không muốn những cái đẹp ấy bị nước mắt làm xấu đi. Và mẹ cũng đã dặn trước sẽ phải làm gì khi đến trường, mẹ sẽ phải xa tôi. Nhưng rồi tôi lại thấy sợ, không hiểu là sợ gì nữa nên tôi tự bước vào lớp khi cô đọc tên.

Tôi ngoái lại nhìn mẹ, tạm biệt mẹ và tạm biệt cả tuổi ấu thơ. Cái tuổi thơ đầy ắp trò chơi. Tôi quay ra cửa sổ, nhìn mẹ, mẹ cười, tôi cũng cười. “Đi học à! Bình thường thôi đâu có gì đáng sợ!”. Ngoài trời nắng nhảy nhót như cũng đang “đi học”.

Ngày đầu tiên đến trường đầu tiên thật đặc biệt. Tôi không hiểu vì sao lúc ấy tôi không khóc. Tôi chỉ biết hôm đó mẹ tôi rất vui. Tôi hãnh diện vì làm cho mẹ vui. Tôi đã bước vào lớp Một bằng một nụ cười…

13 tháng 12 2018

Khi đọc lại những câu trên mỗi chúng ta đều nhớ, hàng năm cứ đến độ thu sang  đầu tháng 9, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, ngoài vườn hương thơm ngát, ong bướm bay rộn ràng, lòng em lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường, lại xôn xao khó tả. Nhưng có lẽ ngày khai giảng đáng nhớ nhất chính là ngày em bước vào lớp 1. Tạm biệt những ngày tháng rong chơi tuổi thơ, chúng ta bắt đầu bước vào một hành trình mới trong cuộc đời của mình. Đến trường để học những nét chữ, phép toán đầu tiên.

Em vẫn nhớ hôm ấy – một buổi sớm mai có tia nắng lấp ló bên ô cửa sổ. Em phải cùng mẹ đến trường để tham dự lễ khai giảng năm học mới. Hôm đó em dậy sớm. có lẽ vì em thấy mình đã khôn lớn và một lý do quan trọng hơn nữa, đó là ngày khai trường đầu tiên trong cuộc đời của mình. Em mặc bộ đồng phục mới mà mẹ đã mua cho em và tự tay chuẩn bị cặp sách. Mẹ đeo cặp cho em, và hai mẹ con bước đi trên con phố nhỏ vào sáng mùa thu dịu mát. Đi trên con đường thân thuộc hàng ngày, mà trong lòng em không khỏi lo lắng, háo hức, nôn nao chờ đợi. Chờ đợi những gì mà em sắp sửa trải qua: đó là ngày đầu tiên dự buổi khai trường năm học mới.

Khi đến cổng trường, em cảm thấy rất ngạc nhiên vì khác xa với ngôi trường mẫu giáo, trường tiểu học có rất đông bạn nhỏ cũng được bố mẹ đưa đến trường. Những chị học sinh khối 4, 5 duyên dáng trong chiếc váy đồng phục, những anh chị khăn quàng đỏ thắm trên vai, em đặc biệt chú ý những bạn cùng lứa tuổi với em, áo quần tinh tươm rụt rè nắm lấy tay mẹ đến trường. Mẹ khẽ lay tay em và nói: “Đến trường rồi kìa con!”. Trường to lớn và đồ sộ hơn trường mẫu giáo nhiều. Trước cổng trường có một tấm bảng đề chữ màu xanh biển rất to: “Trường tiểu học Quang Trung”.

 Bước vào cổng trường, có khoảng sân rộng đã đến trước cửa lớp. Em vẫn nhớ rất rõ là mình học lớp 1A do cô Phương làm chủ nhiệm lớp. Cô dìu tay em vào lớp và xếp chỗ ngồi. Em bịn rịn buông tay mẹ và chợt cảm giác hụt hẫng chiếm lấy trong long lúc ấy. Nhìn các bạn chung quanh mình trông ai cũng lạ lẫm.

Cô giáo yêu cầu phụ huynh ra về để lớp bắt đầu giờ học. Em chào mẹ qua cửa sổ. Có vài bạn khóc to lên gọi bố, gọi mẹ khi thấy bố mẹ ra về khiến em cũng cảm thấy mắ mình như nhòe ướt. Nắng ấp áp xuyên qua kẽ lá. Buổi lễ khai giảng đã bắt đầu.
Cô giáo dẫn chúng em xếp hàng theo từng tốp. Lễ khai giảng bắt đầu trong không khí trang trọng của nghi thức chào cờ. Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới được kéo lên trong bài hát Quốc ca trầm hùng. Cô hiệu trưởng trang trọng đọc báo cáo và mục tiêu cho năm học mới. Cả trường vang vội tiếng vỗ tay. Đám học trò lớp 1 cũng bắt chước anh chị vỗ tay. Sự rụt rè dần tan biến. Giờ phút thiêng liêng đã đến. Cô hiệu trưởng đánh ba hồi trống khai giảng năm học mới. Chính tiếng trống ấy đã khởi đầu tương lai cho chúng em qua con đường học vấn và đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời mình.

Giờ đây, dù đã trải qua tám mùa khai giảng nhưng những kỉ niệm vẫn mãi đọng lại trong kí ức tuổi thơ của em về ngày đầu tiên đi học. Những khoảnh khắc đẹp về mái trường, thầy cô, những người bạn đầu tiên thời học sinh đã cho em thêm nhiều động lực để cố gắng học tập ngày càng tiến bộ hơn nữa

14 tháng 12 2020

Tham khảo nhé !

Mở đoạn

- Giới thiệu về ngày đi học đầu tiên đáng ghi nhớ.

- Cảm xúc , ấn tượng chung

Thân đoạn

- Chuẩn bị tới trường

- Cảnh sắc thiên nhiên, tâm trạng (miêu tả cảnh và miêu tả nội tâm)

- Chuẩn bị đến trường : Bút thước , sách vở , các đồ dùng khác

- Trên đường đi tới trường : Cảnh vật , tâm trạng , bạn bè

- Tới trường

+ Cảnh ngôi trường : Cổng trường, sân trường, không khí náo nức, đông vui

+ Lớp học: Phòng học mới, cô giáo, bạn bè, đồ dùng trong lớp.

+ Tâm trạng, cảm xúc trước những điều mới lạ.

- Sự việc gây ấn tượng

- Cô giáo , một vài bạn trong lớp

- Sự việc hoặc người bạn cùng bàn đáng ghi nhớ.

- Bài học đầu tiên

Kết đoạn:

- Ý nghĩa của trường lớp đối với tuổi thơ.

- Ấn tượng , cảm xúc sâu sắc của bản thân , lời tự hứa

13 tháng 6 2017

- Cử chỉ: cất bước theo chồng, vừa đi vừa dùng dằng, muốn quay trở lại. Nỗi mong ngóng người yêu “tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ, tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi…

- Tâm trạng: đau đớn, xót xa, mong ngóng, chờ đợi. khi tiễn biệt thì lưu luyến, buồn đau khi người con gái phải lìa xa người yêu theo chồng

Có thể viết như sau.

Cô gái trong bài thơ Tiễn dặn người yêu thẫn thờ tạm biệt người yêu theo chồng mà “chân bước xa lòng càng đau càng nhớ”. Nỗi niềm đau xót khôn nguôi, sự quyến luyến với người yêu cũ khiến cô vừa đi vừa ngoảnh lại như muốn níu kéo thêm thời gian ở lại chờ đợi chàng trai. Cô bước đi nhưng lòng nặng trĩu nỗi buồn vì theo người không yêu, bỏ lại mối tình đẹp đẽ đầy đau đớn. Trên quãng đường dài, cô ngóng đợi, chờ trông về phía anh chàng như một sự bấu víu:

Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi

Tới rừng lá ngón ngóng trông.

Cô gái như muốn kết thúc số phận của mình để khỏi phải theo người chồng xa lạ, người chồng mà cô không hề thương, muốn được sống cạnh chàng trai. Đó cũng chính là khát vọng, ước mong muốn được tự do yêu đương của con người.

20 tháng 8 2019

Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là một buổi sang cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt - mùa thu miền Bắc trời se lạnh . Nhưng nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho người ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường? Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay mẹ sẽ là người đưa tôi đến trường. Trên đường đi học, tôi thấy có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt họ, trong đó có cả mấy đứa thường đi chơi với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như mẹ tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa dịu đi cái bồi hồi của tâm trạng.

20 tháng 4 2020

                                                                                  Bài làm 

1. Sau khi Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế trở về, bố mẹ tôi vui lắm vì bức tranh của nó được trao giải nhất. Kiều Phương muốn tôi cùng đi nhận giải trong ngày lễ phát thưởng. Tuy trong lòng không vui nhưng tôi vẫn phải cùng bố mẹ dự triển lãm tranh thiếu nhi. Người xem đông lắm. Bố mẹ kéo tay tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương được đóng khung, lồng kính treo ở một vị trí trang trọng. Dưới bức tranh có hàng chữ đề: Giải nhất – Kiều Phương – 8 tuổi. Bức tranh vẽ một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Khi nghe mẹ thì thầm hỏi: Con có nhận ra con không? thì tôi giật sững người và chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Một cảm xúc khó tả dâng lên trong lòng tôi. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng. Chú bé trong tranh kia là tôi đấy ư? Có lẽ nào như vậy được? Hóa ra những lần “Mèo” (biệt danh của em gái tôi) xét nét khiến tôi bực mình, khó chịu chính là những lúc em quan sát thật kĩ để vẽ chân dung tôi. Em đã có chủ ý chọn tôi làm đề tài cho bức tranh của nó từ trước lúc đi thi. Vậy mà vì thói ghen tị xâu xa, tôi đã không nhận ra thiện ý ấy của nó. “Mèo” yêu quý tôi thực sự nên nó phát hiện ra những nét đẹp ẩn giấu dưới vẻ mặt “khó ưa” của tôi để thể hiện lên tranh, biến tôi thành chú bé suy tư và mơ mộng. Ôi! Em gái tôi có tấm lòng vị tha và nhân hậu đáng quý biết chừng nào! Ngắm kĩ bức tranh, tôi thấy em gái tôi quả là có tài năng thật sự. Nét vẽ của nó linh hoạt và sinh động. Đôi mắt của chú bé trong tranh rất có thần, phản ánh được trạng thái tâm hồn nhân vật. Phải, tôi vốn hay suy tư và mơ mộng nhưng sự đố kị đã biến tôi thành kẻ nhỏ nhen đáng ghét. Tôi xấu hổ vì cảm thấy nhỏ bé đến tội nghiệp trước đứa em gái bé bỏng. Tôi nhủ thầm hãy vượt khỏi mặc cảm tự ti, hãy đánh giá lại mình một cách khách quan để tìm ra mặt mạnh, mặt yếu. Từ đó cố gắng phấn đấu để trở thành một người anh trai xứng đáng với cô em gái tài hoa.

2.

“Tiến ơi! Cố lên! Tiến ơi! Cố lên!”. Những tiếng hô cổ vũ đồng thanh vang dậy cùng với tiếng vỗ tay rập ràng như tiếp thêm sức mạnh cho Tiến băng băng sải những bước chân cuối cùng. Vượt qua các đối thủ, Tiến chạm đích đầu tiên và đoạt giải nhất cuộc thi chạy cự ly 100 mét dành cho học sinh lớp 6 trong Hội khoẻ Phù Đổng năm nay.

Từ hai bên đường, thầy cô và các bạn ùa ra vây quanh Tiến. Thầy Hiệu trưởng ôm chặt Tiến vào lòng và xúc động nói lời khen ngợi bạn ấy đã giành được Huy chương vàng, tô đẹp thêm thành tích thể dục thể thao vốn có của nhà trường. Cô Vân chủ nhiệm thay mặt cho lớp 6A tặng bạn Tiến một bó hoa tươi thắm.

Có lẽ chưa bao giờ lớp em vui đến thế. Các bạn nam tung Tiến lên cao rồi đỡ lấy giữa tiếng reo hò náo nhiệt. Các bạn nữ cùng hô vang: “Tiến Kều số một! Tiến Kều số một!” khiến cho mọi người cười rộ. Còn Tiến thì đỏ mặt lên vì sung sướng và xấu hổ. Chúng em đặt cho bạn ấy biệt danh là Tiến Kều vì Tiến cao lênh khênh. Đôi chân dài tạo cho Tiến lợi thế hơn hẳn đối thủ trên đường chạy.

Lớp 6A chúng em rất tự hào về Tiến bởi bạn ấy vừa học giỏi vừa tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao của lớp, của trường. Nhìn nụ cười rạng rỡ trên gương mặt ướt đẫm mồ hôi của Tiến, chúng em hiểu rằng bao công sức luyện tập của Tiến giờ đã được đền bù xứng đáng.

Em ao ước đến một ngày nào đó, em cũng sẽ đạt được thành tích như bạn Tiến hôm nay. Bạn Tiến chính là tấm gương sáng để em noi theo mà phấn đấu.

Tham khảo nha!

Hok Tốt !

# mui #

20 tháng 4 2020

Bài làm:

Câu 1:

          Người anh trai dù không muốn, nhưng trước sự khẩn khoản cùa em gái, đã cùng gia đình đi nhận giải thưởng với em.
Câu ta đứng xem bức tranh của cô em gái với một tâm trạng đầy biến động. Thoạt đầu, cậu vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là cậu ta. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Cậu đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Cậu lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và im lặng. Đến cuối truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ờ trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của cô em.
Nhân vật người anh đã vượt lên chính mình, thấy sự kém cỏi trong nhân cách của mình và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người khác. Đó là một điều thật giản dị mà cao thượng.

Câu 2:

           Có lẽ những thành tích của mỗi học sinh không chỉ là niềm tự hào của bản thân họ mà còn là niềm hãnh diện của thầy cô, gia đình, bạn bè. Em đã thấy rõ điều qua nét mặt của những người theo dõi trận thi đấu cờ vua của Hải trong giải cờ vua nhi đồng. Hải là một người bạn cùng lớp với em, cậu ấy đánh cờ vua như một “ông cụ non”. Mọi nước cờ của Hải đều có sự tính toán cẩn trọng. Trong lúc Hải thi đấu tất cả mọi người như nín thở, hồi hồi hộp theo từng cử chỉ của cậu. Và cuối cùng tất cả như òa lên, reo hò sung sướng khi Hải giơ cao cánh tay ra hiệu chiến thắng. Hải đã giành chiến thắng và đạt huy chương vàng trong giải cờ vua dành cho thiếu nhi của Tỉnh. Em vẫn nhỡ mãi hình ảnh thầy Hiệp khuôn mặt rạng ngời chạy vội tới ôm trầm lấy Hải, khiến cậu ấy dường như không thở được. Mẹ Hải không kìm nén được cảm xúc hạnh phúc mà rơi nước mắt. Bố cậu ấy đứng đó xoa đầu cậu với vẻ mặt thật tự hào. Xung quanh đó bạn bè xung quanh luôn miệng hô vang: “Ông cụ non vô địch! Ông cụ non vô địch!”. Mọi người xung quanh đều vây quanh Hải, ai nấy đều cảm thấy tự hào và không ngớt lời khen ngợi cậu. Chính em cũng cảm thấy hãnh diện thay cho chiến thắng của Hải và luôn thầm khâm phục khả năng của cậu ấy.

#Mạt Mạt#

21 tháng 2 2019

1)Bé Hà là em gái của tôi, vừa tròn mười hai tháng tuổi. Bé Hà có thân hình bụ bẫm, khuôn mặt bầu bĩnh trông rất dễ thương. Bé đang tuổi tập nói, tập đi nên bé hoạt động suốt ngày, nhất là hai bàn tay, thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay. Bé đi chưa vững, bước đi nghiêng ngả trông thật đáng yêu. Mẹ em đứng cách bé khoảng hai mét vỗ tay gọi bé đến. Đôi chân non nớt của bé tập đi từng bước. Đến gần mẹ, bé cười toe toét sà vào lòng mẹ như sợ ngã. Đôi tay của bé mũm mĩm nổi những đường ngấn. Mẹ đỡ vội, bồng lên hôn hít, nựng nịu, bé cười nắc nẻ, sung sướng. Bé đang tập nói, nên rất thích nói nhưng nói chưa được nhiều. Bé bập bẹ những tiếng nhỏ “ba...ba...”, “mẹ... mẹ” nghe thật vui tai. Bé Hà rất thích chơi búp bê, nhưng chơi một lúc rồi bé cũng chán, bé thích tắm, vì ngồi vào thau nước là em lấy tay đập làm nước bắn tung tóe, rồi mắt nhắm, miệng cười để lộ hai chiếc răng mới nhú ra trông thật dễ thương.