K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong cuộc đời ,ai cũng có cho riêng mình những kỉ niệm thời ấu thơ hồn nhiên trong sáng. Những kỉ niệm ấy là thiêng liêng và thân thiết nhất . Nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời . Tôi nhận thức sâu sắc điều đó nhờ văn bản “ Bếp lửa” của Bằng Việt . Hình ảnh người bà, bếp lửa và tình bà cháu in đậm trong tâm trí tôi . Và sự ám ảnh đó theo tôi vào giấc ngủ …
Thời gian trôi , tôi là một sinh viên ngành luật tại Maxcơva .Tôi có người bạn rất thân thiết tên là Việt Bằng.Việt Bằng rất nổi tiếng trong giới sinh viên du học tại Liên Xô. Anh làm thơ rất hay.Tôi đã đọc và rất thích bài thơ “ Bếp lửa” của anh.
Nhân dịp tết cổ truyền ở quê nhà, nhóm sinh viên xa nhà chúng tôi tổ chức nấu bánh chưng , bánh tét . Bên ánh lửa bập bùng tôi được nghe câu chuyện về tuổi thơ của anh Việt Bằng . Anh kể trong nỗi xúc động về tuổi thơ và nỗi nhớ nhung về người bà giấu yêu của mình.
Bằng giọng chậm rãi bùi ngùi , đôi mắt như đắm chìm trong quá khứ ,Anh tâm sự :
- Các bạn ơi ! Thời gian trôi qua hơn hai mươi năm rồi . nhưng mỗi lần nhìn bếp lửa tôi lại nhớ về bếp lửa , quê hương ,bếp lửa tuổi thơ .hồi ức bếp lửa làm bớt cái lạnh lẽo của mùa đông xa quê , nỗi nhớ quê ,cha mẹ . Ở trời Tây này, tuyết thường rơi trắng xoá. cái lạnh ở nơi đây làm tôi liên tưởng đến bếp lửa của quê nhà chờn vờn trong sương sớm. Bếp lửa toả sáng bập bùng, in bóng bà tôi trên vách bếp. Bếp lửa luôn vương vấn hình ảnh bà nội tôi tần tảo sớm hôm . Dáng bà cong lưng thổi bếp ,thổi mãi cho đến khi bếp cháy và tỏa luồng hơi ấm nồng nàn . Hơi ấm của tình thương, của niềm tin và hi vọng . Ôi hình ảnh bếp lửa vẫn lung linh trong kí ức của dù trải qua bao mưa nắng thời gian. Tôi nghĩ rằng chính sự quần tụ quanh bếp lửa của gia đình Việt là ấn tượng thiêng liêng mà tôi không bao giờ quên được.
Nói đến đây anh đừng lại và chìm trong suy tư. Tôi không muốn phá vỡ mạch suy nghĩ của anh nhưng trí tò mò của tôi đã thắng. tôi vội hỏi:
- Hồi nhỏ anh sống với bà à? Chắc có nhiều kỉ niệm lắm ?
- Tuổi thơ của tôi được sống bên bà, cùng bà nhóm lửa là tuổi thơ với nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn.Hồi quê hương tôi khổ lắm , chiến tranh mà ! Năm 1945 cả nước đang lâm vào cảnh đói khủng khiếp khiến hơn hai triệu người chết ,gia đình tôi cũng không ngoại lệ. Bố tôi còn con ngựa để đánh là may mắn lắm . Cả xã hội đói mòn đói mỏi . Trong những năm đói khổ đó , tôi và bà gắn bó với nhau . Bà không bao giờ để tôi đói hay thiếu bữa ăn nào . Bà mót từng củ khoai , lượm từng củ sắn để có cái ăn cho tôi . Bà như bà tiên, xua tan đi cái không khí ghê rợn đầy tử khí của năm đó . Tôi nhớ mãi cái ” mùi khói “ .Hơn hai mươi năm rồi , khói vẫn làm cay mắt tôi. Cái “ cay “ của những kỉ niêm đói khổ, càng “cay “ tôi càng nhớ bà và thương bà hơn.
Tôi lặng đi , không dám cất lời hỏi tiếp . Thời gian trôi trong thinh lặng . Một lúc sau , đè nén xúc động , Việt Bằng kể tiếp: Cả quãng đời tuổi thơ tôi sống cùng bà. Trong tám năm ấy , đất nước có chiến tranh , hai bà cháu phải đi tản cư còn bố mẹ tôi thì đi công tác . Chỉ có tôi và bà , bà phải xoay sở nuôi thân mình và nuôi cả cháu . Thời gian ấy , tuy đói khổ với tôi lại là niềm hạnh phúc vô bờ . Suốt tám năm ròng, tôi ở cùng bà, sớm sớm chiều chiều cùng bà nhóm lửa. Bà kể cho chúng tôi nghe những ngày lưu lạc ở Huế. Trong khói bếp , chập chờn mở ảo , bà như bà tiên hiện ra từ trong những câu chuyện bà kể. Đối với tôi , bà là cha , là mẹ. Trong những năm sống, cùng bà , bà chăm lo tôi từng miếng ăn , từng giấc ngủ và bà còn là người thầy đầu tiên của tôi . Tôi lớn lên trong sự chăm sóc , dạy bảo của bà.Bà dạy tôi cách sống , cách làm người và những bài học đó đi theo tôi suốt cuộc đời . Là hành trang tôi luôn mang theo bên người . Bây giờ nghĩ lại, tôi đi xa rồi bà ở với ai , ai cùng bà nhóm lửa , ai cùng bà chia sẻ những ngày ở Huế ?. Mỗi lần nghe tiếng chim tu hú kêu, lòng tôi trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong, muốn được ở gần bà, sợ phải xa bà. Đang kể bỗng Việt Bằng dừng lại , nhìn mông lung rồi đột ngột cất tiếng ngâm thơ :
“ Tu hú ơi ! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa “ .
Tôi lặng người và cảm thông cho nỗi lòng của anh , cảm thông với nỗi nhớ bà của đứa cháu nơi xứ người .Tim tôi thổn thức , lòng dâng trào cảm xúc . Hình như nơi quê nhà tôi cũng có ngươi bà đang mong chờ tôi về. Đang miên man trong suy nghĩ của mình, tôi nghe tiếng Việt Bằng kể tiếp :
- Chiến tranh khốc liệt vô cùng. Nó gây ra bao đau khổ . Bà cháu tôi cũng là một nạn nhân của chiến tranh . Gia đình tôi bị chia cắt , bố mẹ tôi công tác bận không về, nhà cửa bị đốt trụi … Nhưng cuộc sống càng khó khăn , cảnh ngộ càng ngặt nghèo thì bà càng thêm vững vàng . Nhớ năm đó túp lều tranh của bà cháu tôi bị đốt .Không còn chốn nương thân . Bà dẫn dắt tôi qua hết mọi khó khăn . Bà cấm tôi kể này ,kể nọ trong bức thư viết cho bố . Bà không muốn bố tôi đang bận việc nước , lo lắng cho nhà . Lời dặn của bà giản dị nhưng chứa biết bao tình cảm . Ôi, bà ơi ! hồi ấy đầu óc non nớt của cháu đâu thấu hiểu tấm lòng hi sinh vì nước của bà . Tấm lòng của bà cao cả chan chứa yêu thương .
Kể đến đây đôi mắt Việt Bằng đã nhòa loẹt . Tôi cũng bồi hồi xúc động lẫn khâm phục ngươi phụ nữ anh hùng.
-Bà của anh thật tuyệt vời ! Bây giờ bà của anh còn không ? Làm gì?
Đè nén xúc động , Việt Bằng cười rất tươi , vội vã trả lời :
-Còn … Bà tôi rất còn khỏe và vẫn dậy sớm nhóm bếp nấu nước , nấu cơm . Nhắc đến bà , tôi không quên được hình ảnh của bà với bếp. Hình ảnh bà tôi mái tóc bạc phơ, thân hình còm cỏi luôn đi đôi với bếp lửa rực hồng. Bếp lửa do tay bà nhóm lên toả hơi ấm khắp căn lều nhỏ và suởi ấm lòng tôi, khơi dây ở tôi những tâm tình của thời thơ dại. Bà và bếp lửa , hai hình ảnh ấy thực sự đã ghi dấu ấn lên cuộc đời tôi. Bây giờ cuộc sống đã thay đổi qua nhiều , bếp lửa truyền thống đã không còn hữu dụng nữa . Nhưng tôi mãi không bao giờ quên được hai hình ảnh đó. Bếp lửa là tình bà nồng ấm, bếp lửa là tay bà chăm chút, bếp lửa gắn với những khó khăn gian khổ của đời bà. Ngày ngày bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui , sự sống, niềm yêu thương chăm chút dành cho tôi và mọi người. Bà không những là người nhóm lửa, giữ lửa, mà còn là người truyền lửa, truyền niềm tin , sự sống cho tôi. Bà là người phụ nữ Việt Nam muôn thuở với vẻ đẹp tần tảo , nhẫn nại và đầy yêu thương. Giờ đây tôi đã trưởng thành. Tôi có những niềm vui mới, tình cảm mới, bến bờ mới. Tổ quốc đã chấp cánh cho tôi bay vào bầu trời thênh thang của tri thức khoa học,nhưng tôi không thể nào quên hình ảnh bà gắn với hình ảnh bếp lửa mà bà tôi ấp iu nhen lên mỗi sớm, mỗi chiều ở nơi quê nhà.
Lắng nghe Việt Bằng thộ lộ tâm sự , tôi bồi hồi xúc động về hình ảnh người bà thiêng liêng cao cả. Để đất nước được hòa bình , những người bà , người mẹ đã âm thầm hi sinh . Trong tôi dâng tràn lên một niềm tin cao đẹp đất nước ngày càng phát triển khi còn những người mẹ , người bà như thế . Câu truyện của Việt Bằng gợi tôi nhớ về quê hương , gia đình và càng thấm thía hơn tình cảm gia đình , ông bà , cha mẹ . Quê hương là bến bờ hạnh phúc sưởi ấm tâm hồn những đứa con xa xứ như chúng tôi
Qúa nửa đêm , giờ đã sang giờ giao thừa ở Việt Nam ,bếp lửa đã tàn , chúng tôi chia nhau về phòng để kịp gởi lời chúc xuân tốt đẹp về Việt Nam . Viết xong lời chúc , Tôi lên giường đi ngủ .
- Reng ! Reng ! Reng !
Tiếng chuông báo thức vang lên . Giời tôi mới nhận ra mình đã có một giấc mơ thật đẹp . Nhưng sao tôi vẫn cảm nhận được cái lạnh của nước Nga.Cái lạnh nhưng lại ấm áp tình cảm gia đình. Những gì là thân thiết nhât của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời phải không các bạn ? Tình yêu thương , lòng biết ơn trong gia đình chính là cội nguồn của tình yêu quê hương đất nước, con người. Tôi thầm hứa mình phải biết yêu quý và bảo vệ hạnh phúc mình đang . THEO DÕI MK NHAK <3
15 tháng 9 2018

Đây là một câu chuyện ko co thật : Ở một trường học nọ có hai bạn thúng rác ở gần nhau .Hai bạn thùng rac rất vui khi giúp cuộc sống thêm tươi đẹp sạch sẽ.một hôm có một bạn học sinh vô ý thức đã ko vất rác đúng chỗ, nhìn thấy vậy hai bạn thùng rác xi xào:"bạn ấy thật thiếu ý thức đúng không . ừ nếu trong xa hội này toàn những người như thế thì cuộc sống sẽ trở thành 1 bãi rac khổng lồ mất". từ câu chuyện này chúng ta rút ra bài học phải vất rác đúng nơi quy định

câu chuyện của tớ chỉ thế thôi

nhớ k mk nhé

#embengaytho#

20 tháng 12 2021

Tham khảo nè bà :33

Ở một nơi xa xôi của châu Âu, nơi mùa đông giá rét, ngồi bên lò sưởi lửa cháy, hơi ấm của ngọn lửa phả vào mặt khiến tôi nhớ về bếp lửa nhỏ sớm mai và hình bóng bà tôi của tuổi thơ. Hình ảnh bếp lửa nhỏ chờn vờn trong sương sớm và người bà hết mực yêu thương khiến nỗi nhớ trong tôi khôn nguôi.

Tôi sinh ra trong thời điểm đói kém, khi mà nhân dân ta cùng chống thực dân Pháp xâm lược. Đất nước chìm trong chiến tranh và khủng hoảng. Cuộc sống khó khăn và ngột ngạt nhất là người nông dân. Năm tôi lên bốn, thiên tai, hạn hán khiến cho sản xuất nông nghiệp mất mùa, thất thu. Cái đói len lỏi và từng gia đình. Tiếng người chết, khóc thương khiến khung cảnh trở nên u ám.

Bố mẹ tôi làm quần quật mưu sinh để lo cho cuộc sống, còn bà ở nhà chăm nom tôi. Cả tuổi thơ của tôi chỉ ở bên bà. Mỗi khi nhóm lửa, ngồi bên bếp lửa ấm vô cùng. Khói bếp cay xè mắt, nước mắt, nước mũi chảy. Nhớ về những hình đó khiến tôi như cay cay trên sống mũi. Bố mẹ theo cách mạng kháng chiến chống lại kẻ thù. Tôi ở cùng bà vượt qua nhiều khó khăn và tôi dần khôn lớn trong vòng tay người bà thân yêu. Thời gian trôi qua chiến tranh ngày càng ác liệt. Bố mẹ không về được. Kẻ thù tấn công ngôi làng, chúng cướp sạch, đốt sạch. Chúng gieo rắc sự sợ hãi cho nhiều người dân vô tội.

Bà con bên cạnh giúp bà tôi dựng lại túp lều tranh, gây dựng lại từ đống đổ nát, trong tâm trí của mọi người cũng không biết ngày mai thế nào? Tuy khổ nhọc nhưng bà vẫn dặn dò tôi có viết thư cho bố thì chớ kể chuyện nhà. Bảo rằng bà vẫn mạnh khỏe. Dù thế nào đi chăng nữa bà vẫn một lòng nghĩ về cuộc chiến, mong bố mẹ tôi an tâm công tác. Bà nhóm ngọn lửa như cháy lên trong tôi ngọn lửa yêu nước, niềm tin và khát vọng gửi gắm đến tương lai.

Hòa bình trở lại với chúng tôi, bố mẹ tôi trở về quê hương đoàn tụ. Bà vui mừng đến nỗi khóe mắt cứ rưng rưng. Dù nắng hay mưa, mấy chục năm qua bà vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lên bếp lửa, ngọn lửa tuổi thơ trong tôi. Ôi ngọn lửa kỳ lạ và thiêng liêng, có tắt đi rồi lại cháy lên mãnh liệt. Ngọn lửa như nhắn nhủ tôi luôn nhớ về người bà yêu thương, hi sinh vì con cháu và cả quê hương đất nước.

Dù sau này có đi xa, hưởng cuộc sống sung túc, tôi vẫn không quên hình ảnh bếp lửa và người bà hiền hậu, đồng thời luôn nhắc nhở trách nhiệm của tôi với bà cũng như quê hương, đất nước.

8 tháng 5 2019

                                                      Bài làm tham khảo

Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi. 

Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng... 

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.

Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.

​Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.

Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. 

Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.

Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.

Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.

Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ. 

Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa. 

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.

Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.

Tk cho mk đi.

17 tháng 11 2021

Giờ cũng đã gần nửa đêm, nhưng tôi vẫn không sao ngủ được vì lo lắng cho bài kiểm tra 1 tiết bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vào sáng mai. Ước gì, tôi được gặp những người chiến sĩ bộ đội Trường Sơn để có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống, con người họ mà cô giáo đã giảng trên lớp. Suy nghĩ ấy cứ dai dẳng theo tôi đi vào giấc ngủ…

Tỉnh dậy, trước mắt tôi hiện lên là một khung cảnh lạ lẫm, mịt mù .Đó là một con đường gập ghềnh những sỏi đá, từng đoàn, từng đoàn xe nối đuôi nhau chạy trên đường không ngừng nghỉ. Bỗng, một tiếng nói cất lên về phía tôi:

- Này cháu bé, sao cháu lại đứng ở đây, nguy hiểm lắm, lên đây với chú.

Đó là một chú bộ đội chừng mười tám đôi mươi, nước da ngăm đen, khỏe mạnh, chú mặc một bộ quần áo còn dính cả đất và cát trên áo nhưng nét mặt chú tươi rạng rỡ như ánh mặt trời, chú kéo tôi lên trên xe ngồi, lúc này, tôi mới kịp để ý tới những chiếc xe ở đây. Đó là xe đã cũ, lớp vỏ bên ngoài đều đã bị bong tróc, han gỉ, đặc biệt, những chiếc xe này đều không có kính, hoặc vỡ gần hết. Một chiếc xe tồi tàn như này lại có thể đi trên con đường xấu xí, chông gai thế này ư?

- Bọn chú là bộ đội đang trên đường vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí vào miền Nam. Đây là nơi cuộc kháng chiến diễn ra ác liệt nhất.

Thì ra, đây chính là con đường Trường Sơn huyết mạch nổi tiếng năm nào. Những chú bộ đội ở đây là nhân vật chính trong bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật, những người lính không ngại khó khăn gian khổ với một sức mạnh, một ý chí kiên cường bất khuất.Tôi hỏi, tại sao xe không có kính, các chú giải thích một cách hài hước:

- Không có kính không phải vì xe không có kính, bom giật bom rung kính vỡ mất rồi.

Quả vậy, nhìn cảnh vật xung quanh, ta mới thấy được sự đáng sợ của chiến tranh, cả khu rừng Trường Sơn toàn là những gốc cây trơ trụi do những đợt trải bom ác liệt, khói bụi mù mịt cùng với một mùi hăng của thuốc súng khiến ta cảm giác lảo đảo, khó chịu, chim muông tan tác, tiếng trực thăng, máy bay ngay trên đầu làm ta cảm nhận rõ ràng tử thần cận kề. Ấy vậy mà các chú vẫn ung dung, không quản ngại khó khăn, giữ tư thế ngẩng cao đầu mà bước tiếp trên con đường gian nan, hiểm trở. Qua lời kể của các chú, những khó khăn đó, những thiếu thốn đó lại trở nên rất lãng mạn, trữ tình. Trong mắt các chú không khói bom mà chỉ có gió, sao trời, cánh chim, con đường chạy thẳng vào tim…Từ buồng lái đã vỡ hết kính, làn gió đã lùa vào vừa cay vừa đắng cũng chỉ như đang xoa dịu, rồi cả những hạt mưa sa, hạt bụi bay vào làm cho những mái tóc trắng xóa như người già, họ cũng chưa cần rửa nhìn nhau cất tiếng cười ha ha. Ôi! tiếng cười của họ lạc quan làm sao! Đặc biệt hơn cả là cái cách mà những người lính chào nhau: bắt tay nhau qua ô cửa kính vỡ. Họ không hề quen biết nhau, nhưng vẫn không ngần ngại trao cho nhau những cái bắt tay, những lời động viên, thăm hỏi, tiếp sức cho nhau để cùng nhau vượt qua cung đường phía trước rồi khi dừng xe nghỉ ngơi, họ lại quây quần bên chiếc bếp Hoàng Cầm, cùng nấu cơm, cùng chung bát đũa. Họ coi nhau là một gia đình, là người một nhà.Thú tình cảm mộc mạc đơn thuần đó lại là sức mạnh giúp dân tộc ta chiến thắng quân thù, bảo vệ hòa bình tổ quốc.

Tiếng mẹ gọi dậy đi học đánh thức tôi khỏi giấc mơ đẹp, nhớ lại những lời tâm sự của người lính tôi khâm phục và biết ơn ý chí kiên cường, tình đồng chí, đồng đội của họ để con cháu được cuộc sống tươi đẹp của chúng ta ngày hôm nay.

18 tháng 11 2021

                                                                                                                                 Bài làm

 

6 tháng 4 2020

Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống, đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi. 
Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng... 

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.
Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.
​Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.
Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. 
Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.
Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.
Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ. 
Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.
Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa. 
Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.
Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để ngày càng tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.

Học tốt

6 tháng 4 2020

Gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng... 

Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân của chúng tôi thường dài nghêu nhưng mộc mạc, giản dị, thân quen. Và mỗi loại lại khoác một màu khác nhau có loài áo màu xanh, có loại màu tro, có loại lại màu vàng, nhưng tựu chung đều giản dị, dễ nhớ.

Một điểm tiếp theo cho thấy sự gần gũi của chúng tôi đối với tất cả mọi người đó là chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.

Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thủa đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù.

​Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. 

Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.

Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày.

Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre.

Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ. 

Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa. 

Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.

Em hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ trò chuyện với một cây xanh trong sân trườngOctober 24, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu HuyềnĐề bài: Em hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện với một cây xanh trong sân trường.Mục đích, yêu cẩu- Qua cuộc trò chuyện với cây xanh trong sân trường, em có thể kể về những kỉ niệm với cây, vai trò của cây xanh với khung...
Đọc tiếp

Em hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ trò chuyện với một cây xanh trong sân trườngOctober 24, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu HuyềnĐề bài: Em hãy tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ, trò chuyện với một cây xanh trong sân trường.Mục đích, yêu cẩu- Qua cuộc trò chuyện với cây xanh trong sân trường, em có thể kể về những kỉ niệm với cây, vai trò của cây xanh với khung cảnh trường và môi trường.- Để kể được câu chuyên này, các em cần dùng nhân hoá một cách tự nhiên.Dàn ýMở bài: Giới thiệu hoàn cảnh gặp và trò chuyện với cây, ví dụ: - Ngồi dưới gốc cây chờ mẹ đón và bỗng nghe tiếng cây hỏi chuyện.Tôi đã có một cuộc trò chuyện rất thú vị với cây xanh ở trường- Hoặc làm gãy cành cây và có cuộc trò chuyện.Thân bài:1. Cây kể những điều biết về bạn học sinh (nhân vật "tôi").2. “Tôi" hỏi chuyện cây:- Cây nói về cuộc đời của nó.- Cây nói suy nghĩ của về nhà trường, về học sinh của trường…- Cây nói về ước mơ của nó. Kết bài:- Chia tay với cây (ví dụ: Mẹ đến đón.). - Hiểu mỗi cây có cuộc sống riêng, cần chăm sóc, bảo vệ cây xanh

Các bạn giúp mik nha!

Cái này chép văn mẫu hay chép cái j cũng đc cả!

Mik đang cần gấp

5
12 tháng 9 2016

ai mà làm dc bài này muốn tui cho bao nhiêu like cx dc

9 tháng 9 2016

Các bạn viết một đoạn văn tầm khoảng 50 từ thôi nha

- Mở bài:

+ Nêu tình huống nghe được cuộc trò chuyện của chiếc ghế gãy đối với chiếc bàn.

- Thân bài:

Kể lại nội dung cuộc trò chuyện của ghế gãy.

+ Ghế đau đớn, kêu rên - Tâm trạng buồn chán.

+ Cái bàn, ghế bên cạnh đều có chung tâm trạng buồn, lo âu, tức giận, oán trách những cô câu học sinh ý thức kém không hiểu biết về giá trị của bàn ghế đối với học sinh.

+ Thầm ghen tị với những bàn ghế bên cạnh đã may mắn không bị như mình.

+ Ghế mong muốn các bạn học sinh được giáo dục nhiều hơn về lợi ích của bàn ghế, có ý thức bảo vệ của công.

+ Thái độ của bản thân khi nghe câu chuyện, cảm thông, tức giận cho chiếc ghế bất hạnh, tự hứa sẽ chăm sóc,hiểu giá trị của bàn ghế đối với mỗi học sinh trong học tập.

- Kết bài:

+ Suy nghĩ của bản thân về cuộc trò chuyện nghe được.

+ Nhắc nhở mọi người cẩn bảo vệ của công.

29 tháng 12 2018

- Mở bài:

+ Nêu tình huống nghe được cuộc trò chuyện của chiếc ghế gãy đối với chiếc bàn.

- Thân bài:

Kể lại nội dung cuộc trò chuyện của ghế gãy.

+ Ghế đau đớn, kêu rên - Tâm trạng buồn chán.

+ Cái bàn, ghế bên cạnh đều có chung tâm trạng buồn, lo âu, tức giận, oán trách những cô câu học sinh ý thức kém không hiểu biết về giá trị của bàn ghế đối với học sinh.

+ Thầm ghen tị với những bàn ghế bên cạnh đã may mắn không bị như mình.

+ Ghế mong muốn các bạn học sinh được giáo dục nhiều hơn về lợi ích của bàn ghế, có ý thức bảo vệ của công.

+ Thái độ của bản thân khi nghe câu chuyện, cảm thông, tức giận cho chiếc ghế bất hạnh, tự hứa sẽ chăm sóc,hiểu giá trị của bàn ghế đối với mỗi học sinh trong học tập.

- Kết bài:

+ Suy nghĩ của bản thân về cuộc trò chuyện nghe được.

+ Nhắc nhở mọi người cẩn bảo vệ của công.