K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Help me!Đọc văn bản sau & trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:                                            QUA ĐÈO NGANG                                   Bước tới đèo ngang bóng xế tà,                      Câu hỏi:                                   Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.                              1. Bài thơ đc sáng tác theo thể thơ nào?                                   Lom khom dưới núi, tiều vài chú,                         2....
Đọc tiếp

Help me!

Đọc văn bản sau & trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

                                            QUA ĐÈO NGANG

                                   Bước tới đèo ngang bóng xế tà,                      Câu hỏi:

                                   Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.                              1. Bài thơ đc sáng tác theo thể thơ nào?

                                   Lom khom dưới núi, tiều vài chú,                         2. Tìm các từ láy (.) bài thơ.

                                   Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.                         3. Qua cảnh Đèo Ngang, tác giả muốn bộc lộ tâm trạng gì?   

                                   Nhớ nc đau lòng, con quốc quốc,                     

                                   Dừng chân đứng lại, trời, non, nc,

                                   Một mảnh tình riêng, ta với ta.

                                                              Bà Huyện Thanh Quan

0

Viết đoạn văn bày tỏ tình cảm biết ơn mẹ sau khi đọc văn bản cổng trường mở ra.

Em thật cảm động và biết ơn mẹ vì mẹ đã dành cho em tình cảm tốt đẹp nhất, những điều kiện sống tốt nhất. Lòng biết ơn ấy của em được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Sáng sáng, em tự dậy tập thể dục, làm vệ sinh cá nhân mà không để mẹ phải nhắc nhở. Em chào hỏi ông bà, ba mẹ trước khi đến trường, ơ trường, em luôn lăng nghe cô giáo giảng bài, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. về nhà, em phụ giúp mẹ, nhặt rau, quét nhà. Quà sinh nhật em tặng mẹ là những điểm 9, điểm 10. Những ngày mẹ mệt, em lấy nước mẹ uống, em thay ba đi mua phở cho mẹ ăn. Những việc làm nhỏ bé ấy của em đâu có thể sánh bằng một phần nhỏ công sức, tình cảm mẹ đã dành cho em. Nằm trong chăm ấm, em thầm nói nói với mẹ em: “Mẹ ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm!”.

26 tháng 4 2018

*Gợi ý:
- Bài "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm cho ta rất nhiều bài học tư tưởng thấm thía, đáng để ta học tập. Đó là bài học làm người, muốn mau trưởng thành thì phải thường xuyên học tập, rèn luyện tu dưỡng. Để có được học vấn thì phải thường xuyên đọc sách, nhưng đọc sách cũng cần phải có cách đọc đúng. Đọc sách cần phải đọc sao để hiểu cho sâu nhớ cho kĩ, tránh cách đọc lướt qua. Đọc sách cần có sự chọn lọc, đọc từ những quyển cơ bản rồi đọc đến nâng cao, đọc nhiều, đọc rộng, đọc bao quát kiến thức rồi tóm lược lại, có như thế mới nắm chắc kiến thức.
- Người ta thường nói: " Sách mở ra một chân trời cảm xúc mới". Do vậy, ta càng đọc sách thì sách càng làm cho ta gắn bó với thế giới và cuộc đời trở nên rực rỡ và có ý nghĩa. Làm sao ta biết cuộc đời éo le của những con người cùng khổ trên mọi miền đất nước, phải chăng là do sắp đặt? Chính sách đã an ủi phần nào cho cuộc sống của ta để khi nhìn lên thì cũng chẳng bằng ai, nhìn xuống thì cũng chẳng ai bằng mình. Song, ta cũng thấy rằng, có những người sống một cách vui thú, sung sướng mà không một người nào xung quanh ta biết sống như thế!
- Sách sẽ làm Trái Đất tràn ngập những nỗi niềm buồn vui và những cái tốt đẹp. Mỗi cuốn sách đều là tâm hồn được ghi lại trên giấy với những dấu hiệu và những từ. Có lúc ta khóc khi ta đọc sách với những việc hay, với những con người tốt bụng, hiền lành. Họ thật gần gũi và đáng mến làm sao! Càng đọc sách thì càng điềm tĩnh hơn, làm việc hợp lí hơn, ít để ý đến những chuyện bực bội trong cuộc sống. Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên ta đã tách ra khỏi con thú để vươn đến con người, đến gần với quan niệm cuộc sống mà mình đang có và đang vươn tới.
( Nguồn: violet.vn)

7 tháng 1 2019

Bài Bàn về đọc sách của học giả Chu Quang Tiềm, văn bản này in trong cuốn Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách.

Tác giả đã nêu lên 3 luận điểm cơ bản: mục đích của việc đọc sách, cái khó của việc đọc sách, phương pháp đọc sách.

Hai đoạn văn đầu nói về mục đích của việc đọc sách: "Học vấn không chỉ là chuyên đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn". Học vấn là vốn kiến thức tích lũy được; người có học vấn là người giàu chữ nghĩa, học rộng, biết nhiều, cái vốn trí tuệ giàu có để làm ăn, để thi thố, để hiến dâng và phục vụ. Có nhiều cách để có học vấn, nhưng Chu Quang Tiềm đã khẳng định "đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn”.

Sách là gì? Sách là "kho tàng quý báu của di sản tinh thần nhân loại" đã được "ghi chép mà lưu truyền lại". Sách là "những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật". Ví dụ, từ thơ ca dân gian mà có thơ quốc âm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du, v.v..

Tại sao phải đọc sách? Để xây dựng nên một sự nghiệp lẫy lừng có thi sĩ đời Đường đã "độc thư phá vạn quyển”. Ức Trai phải trải nghiệm, nung nấu "thập tải độc thư bần đáo cốt” nhà bác học Lê Quý Đôn đã suốt đời "mắt không rời trang sách, tay không ngơi cuốn sách",... Chu Quang Tiềm có một cách nói khá hay về mục đích của việc đọc sách. Đọc sách để "làm điểm xuất phát" để vươn lên, tiến lên từ văn hóa học thuật. Không biết đọc sách có nghĩa là "xóa bỏ hết" thành tựu văn hóa của quá khứ, chẳng khác nào "đi giật lùi, làm kẻ lạc hậu''. Đọc sách là để kế thừa tri thức nhân loại. Đọc sách là để "trả món nợ chung", là để “ôn lại" những thành tựu, những kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại trong mấy nghìn năm. Đọc sách là để "thu nhận "và "hưởng thụ"những kiến thức, lời dạy của người xưa, để tự vũ trang cho mình một tầm cao trí tuệ, một bề dày học vấn, có thể "làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới".

Cái khó của việc đọc sách là luận điểm thứ hai mà tác giả nói đến trong đoạn văn thứ 3 bài Bàn về đọc sách. Sách ngày một nhiều, đầy ắp trong các cửa hàng, chất cao trong các thư viện, vì thế người đọc sách thường đứng trước 2 cái khó (cái hại).

Một là sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. Ngày xưa có người đọc đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh (tứ thư, ngũ kinh), họ đã "miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn". Chu Quang Tiềm châm biếm một "học giả trẻ" khoe đọc hàng vạn cuốn sách; cách đọc "liếc quatuy nhiều mà "lưu tâm" thì rất ít, "hư danh nông cạn" khác nào "ăn sống nuốt tươi"...

"Thứ hai, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng". Trước hàng biển sách, hàng núi sách, nhiều người vì "tham nhiều mà không vụ thực chất", không phân biệt được "những tác phẩm cơ bản đích thực” với những "cuốn sách vô thưởng vô phạt", học vấn chẳng được nâng cao, tâm hồn chẳng được bồi đắp, trái lại chỉ " lãng phí thời gian và sức lực". Tác giả đưa ra một so sánh, với chuyện đọc sách, làm học vấn chỉ “ đá bên đông, đấm bên tây", "tự tiêu hao lực lượng", mà không biết "đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu". Qua đó, ta càng thấy rõ, đọc sách để làm học vấn, đọc sách để tự học thật không dễ.

Ba đoạn văn cuối bài, tác giả nêu lên phương pháp đọc sách. "Đọc sách không cần nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ". Chỉ đọc "lướt qua" 10 quyển sách thì không bằng "đọc mười lần" mỗi quyển sách. Đọc 10 quyển sách "không quan trọng" thì chẳng bằng đọc 1 quyển sách "thật sự có giá trị". Một câu thơ của cổ nhân được nhắc lại rất ý vị, thấm thía:

Sách cũ trăm lần xem chẳng chán,

Thuộc lòng, ngâm kĩ một mình hay.

Đọc nhiều chưa hẳn là "vinh dự” đọc ít cũng không phải là "xấu hổ". Phải "đọc kĩ", tập thành nếp "suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất". Chu Quang Tiềm đưa ra so sánh "cưỡi ngựa đi qua chợ...", "kẻ trọc phú khoe của ” để châm biếm những kẻ "đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu", thể hiện "phẩm chất tầm thường, thấp kém".

Sách đọc có thể chia thành mấy loại, một loại là thường thức, một loại đọc để làm học vấn chuyên sâu. Loại sách thường thức thì ai cũng phải biết. Các bài học ở trung học và năm đầu đại học, nếu người học chăm chỉ học tập thì cũng đủ dùng. Đọc thuộc giáo trình "chẳng có lợi gì", mỗi môn cần phải "chọn kĩ từ 3 đến 5 quyển xem cho kĩ". Nếu thiếu lựa chọn hoặc đọc qua loa thì người đọc sách sẽ ''không thu nhận được lợi ích thực sự".

Sách thường thức "không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại" mà đối với các nhà học giả chuyên môn "cũng không thể thiếu được". Phải chuyên sâu, uyên bác. Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận, vì thế trong quá trình học tâp, nghiên cứu "không thể tách rời". Các bộ môn, các chuyên ngành như: văn, sử, triết, ngoại giao, quân sự, chính trị... đều có "quan hệ" đến nhau. Nếu không biết đến các học vấn liên quan thì "giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát". Tác giả nêu lên phương châm trong học vấn: "không biết thông thì không thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn phải biết rộng rồi sau mới nắm chắc. Người có thành tựu lớn trong một lĩnh vực học vấn nào "đều phải có cơ sở sâu sắc của nhiều môn học vấn khác ". Đó là chuyên sâu và uyên bác trong học vấn.

Vấn đề Bàn về đọc sách không có gì là mới. Đã có nhiều nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ... nói về đọc sách và kinh nghiệm đọc sách. Nhưng cách viết nhẹ nhàng, lí lẽ xác đáng, cách lập luận chặt chẽ của Chu Quang Tiềm có sức thuyết phục sâu sắc. Biết cách đọc sách để xây dựng học vấn là những ý kiến gợi mở cách đọc sách, cách tự học, cách suy nghĩ cho mỗi chúng ta. Đó là bài học, là lời khuyên chí lí, chân thành. Một nét đặc sắc trong bài Bàn về đọc sách, tác giả đã sử dụng khá hóm hỉnh một số so sánh khi nói về phương pháp đọc sách, làm cho lí lẽ thêm phần gợi cảm, thấm thía.

14 tháng 9 2016

  Mẹ ơi, giờ con đã là học sinh lớp 1 rồi. Con cảm ơn mẹ trong suốt thời gian qua đã nuôi nấng con cho đến tận bây giờ. Con vui lắm mẹ ạ, con vui vì con đã là học sinh lớp 1 đã không còn bé bỏng nữa. Con được mẹ chuẩn bị sách vở cho đến trường, được khoác chiếc cặp sách mới trên vai. Tất cả là nhờ công lao của mẹ. Mẹ chăm sóc con từ khi còn mới sinh ra biết chập chững bước đi, từng bữa ăn giấc ngủ con đều được đôi bàn tay mềm mại của mẹ ấu yếm , nuôi nấng. Con cảm ơn mẹ đã luôn bên cạnh con, đã luôn nhắc nhở dạy con từng li từng tí. Cả đời này con sẽ không bao giờ quên ơn đức của mẹ dành cho con.

Chúc bạn học tốt!

14 tháng 9 2016

mik đang cần gấp,ngày mai thi rùi

HUHUHUHUHUHUkhocroi

24 tháng 3 2020

Luận điểm của văn bản: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội .

Để khẳng định cho luận điểm đó , người viết đã đưa ra các luận cứ và dẫn chứng để khẳng định :

Luận cứ 1: Có thói quen tốt và thói quen xấu .

Dẫn chứng

- Luôn dậy sớm , luôn đúng hẹn , giữ lời hứa , luôn đọc sách là thói quen tốt .

- Hút thuốc hay cáu giận , mất trật tự là thói quen xấu .

Luận cứ 2: Có người biết phân biệt tốt và xấu nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ , khó sửa .

Dẫn chứng : vì có thói quen hút thuốc lá nên cũng có thói quen gạy tàn bừa bãi ra nhà .

Luận cứ 3: Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày là thói quen vứt rác bừa bãi . Thói quen này thành tệ nạn .

Dẫn chứng :

Ăn chuối xong là tiện tay vứt ngay ra ngoài cửa , ra đường ⇒ rác cứ ùn lên thành con sông rác , mất vệ sinh nặng nề .

Có người còn tiện tay ném cả ly , vỏ chai vỡ ra đường ⇒ trẻ em cụ già dẫm phải , chảy máu rất nguy hiểm .

Luận cứ 4:Tạo được thói quen tốt thì khó , nhưng nhiễm thói xấu thì dễ.

Nhận xét về lập luận : Văn bản có lập luận rất chặt chẽ , từ những vấn đề chung triển khai thành các ý cụ thể , sau đó rút ra lời khuyên . Cho nên mỗi người mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp , văn minh cho xã hội Như vậy với cách lập luận trên , bài văn đã làm nổi bật được luận điểm và thuyết phục người đọc bởi vì văn bản đã đặt ra một vấn đề bức thiết trong cuộc sống , cách giải quyết của tác giả chặt chẽ , xác đáng.

nếu sai mong bạn bỏ qua .

22 tháng 4

Luận điểm của văn bản: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội .

 

Để khẳng định cho luận điểm đó , người viết đã đưa ra các luận cứ và dẫn chứng để khẳng định :

Luận cứ 1: Có thói quen tốt và thói quen xấu .

Dẫn chứng

- Luôn dậy sớm , luôn đúng hẹn , giữ lời hứa , luôn đọc sách là thói quen tốt .

- Hút thuốc hay cáu giận , mất trật tự là thói quen xấu .

Luận cứ 2: Có người biết phân biệt tốt và xấu nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ , khó sửa .

Dẫn chứng : vì có thói quen hút thuốc lá nên cũng có thói quen gạy tàn bừa bãi ra nhà .

Luận cứ 3: Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày là thói quen vứt rác bừa bãi . Thói quen này thành tệ nạn .

Dẫn chứng :

Ăn chuối xong là tiện tay vứt ngay ra ngoài cửa , ra đường ⇒ rác cứ ùn lên thành con sông rác , mất vệ sinh nặng nề .

Có người còn tiện tay ném cả ly , vỏ chai vỡ ra đường ⇒ trẻ em cụ già dẫm phải , chảy máu rất nguy hiểm .

Luận cứ 4:Tạo được thói quen tốt thì khó , nhưng nhiễm thói xấu thì dễ.

Nhận xét về lập luận : Văn bản có lập luận rất chặt chẽ , từ những vấn đề chung triển khai thành các ý cụ thể , sau đó rút ra lời khuyên . Cho nên mỗi người mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp , văn minh cho xã hội Như vậy với cách lập luận trên , bài văn đã làm nổi bật được luận điểm và thuyết phục người đọc bởi vì văn bản đã đặt ra một vấn đề bức thiết trong cuộc sống , cách giải quyết của tác giả chặt chẽ , xác đáng.

nếu sai mong bạn bỏ qua .

14 tháng 9 2023

sau khi đọc sự tích Hồ Gươm, em thấy bản thân mình phải cso trách nhiêm hơn. Tự giác trong học tập, biết giúp đỡ bố mẹ, góp sức cho đất nước từ những việc nhỏ nhất như là cố gắng học hành, vâng lời cha mẹ, thầy cô

------------------ nếu thấy đúng thì cho mình 1 like nha-----------------------

10 tháng 8 2021

Tham khảo:

 Mẹ ơi, giờ con đã là học sinh lớp 1 rồi. Con cảm ơn mẹ trong suốt thời gian qua đã nuôi nấng con cho đến tận bây giờ. Con vui lắm mẹ ạ, con vui vì con đã là học sinh lớp 1 đã không còn bé bỏng nữa. Con được mẹ chuẩn bị sách vở cho đến trường, được khoác chiếc cặp sách mới trên vai. Tất cả là nhờ công lao của mẹ. Mẹ chăm sóc con từ khi còn mới sinh ra biết chập chững bước đi, từng bữa ăn giấc ngủ con đều được đôi bàn tay mềm mại của mẹ ấu yếm , nuôi nấng. Con cảm ơn mẹ đã luôn bên cạnh con, đã luôn nhắc nhở dạy con từng li từng tí. Cả đời này con sẽ không bao giờ quên ơn đức của mẹ dành cho con.

 

10 tháng 8 2021

thanks ạ

18 tháng 9 2019

Tham khảo:

"Gửi cha yêu dấu!

Con biết những ngày qua, không khí của gia đình mình đã vô cùng trầm lắng vì những lỗi lầm mà con đã gây ra. Khoảnh khắc ấy con đã quá nông nổi, không kiềm chế được cảm xúc của mình nên đã nói ra những lời không hay với mẹ. Con sẽ không biện minh cho những lời nói và hành động vô trách nhiệm của mình với ba mẹ. con biết con xứng đáng phải nhận được những hình phạt, con là một người con bất hiếu, vô tâm nhất trên trần gian này.

Điều đầu tiên, cho phép con được xin lỗi vì đã làm cho cha muộn phiền, lo lắng, và cũng là gửi đến cha lời cảm ơn chân thành nhất. Con luôn tự cho ình đã lớn khôn, trưởng thành và có thể nhìn nhận, xử lí được mọi việc như một người trưởng thành thật sự. Nhưng đến ngày hôm nay, khi đọc được những lời khuyên răn chân thành của cha thì con bỗng nhận thấy mình đã quá trẻ con, hỗn hào, con đã không biết suy nghĩ mà lấy cái trẻ con của mình ra làm tổn thương mẹ. Và con cũng nhận thức được rõ ràng nhất, đó chính là dù có trưởng thành, lớn lao đến đâu thì con cũng không được quyền làm cho những người mà mình yêu thương phải lo lắng, muộn phiền. Càng đáng trách hơn khi con làm cho mẹ buồn, người phụ nữ đã dùng cả cuộc đời để lo lắng, chăm sóc cho từng bước trưởng thành của con.

Khi con bị ốm, mẹ thức thâu đêm chăm sóc, lo lắng cho con, mỗi hơi thở yếu ớt, khó nhọc của con như từng mũi dao đâm vào tim mẹ, nhưng điều mẹ quan tâm không phải sự mệt nhọc như thế nào mà điều làm mẹợ hãi, lo lắng nhất lại chính là là sự sống của con. Con đã vô tình quên đi khoảng thời gian khó khăn ấy, quên đi tình cảm vô bờ bến mà mẹ dành cho con. Con trách mình vô tâm, trách mình vô trách nhiệm. Đôi khi con cho rằng quan tâm, chăm sóc con là trách nhiệm của bố mẹ, giờ con thấy suy nghĩ ấy thật ấu trĩ, vô tâm làm sao. Sợi dây ràng buộc khiến mẹ hi sinh tất cả vì con lại là tình cảm mẫu tử thiêng liêng nhất nhưng cũng là tự nhiên nhất.

Câu nói của cha làm cho con vô cùng cảm động, nhưng nhận thức được nó thì con lại thấy mình xấu xa đến như thế nào “…Mẹ sẽ sẵn lòng đem một năm hạnh phúc của mình để chuộc một giờ đau đớn cho con, một người mẹ sẽ vui lòng đi ăn xin để nuôi con và sẵn lòng hi sinh tính mạng để cứu lấy sinh mệnh của con”. Đọc đến đây thực sự con đã khóc, khóc vì xúc động, khóc vì sự vô tâm của mình. Sự vĩ đại, bao la của người mẹ đâu có thể dùng vật chất có thể đong đếm, có thể đo lường.

Con biết, sau này dù có lớn khôn, có thể nhận thức cuộc sống của mình và là một người thành đạt được nghìn người ngưỡng mộ nhưng nếu con là một đứa con bất hiếu, không biết tôn trọng, yêu thương chính người sinh thành ra mình thì con cũng chỉ là một kẻ khốn nạn, một kẻ đạo đức giả không hơn không kém. Con đã nhận thức được lỗi lầm của mình và giờ đây con đang vô cùng đau đớn và hối hận. Nếu thời gian có quay trở lại nghìn vạn lần con sẽ không làm cho mẹ đau lòng, dù là mảy may.

Nhưng con biết thời gian đâu có thể quay ngược đúng không cha, quá khứ lỗi lầm con sẽ cố gắng bù đắp, còn hiện tại và tương lai con sẽ tự nhắc nhở mình sẽ không bao giờ được làm điều gì khiến cho mẹ cũng như cha phải phiền lòng hơn nữa. Lời nhắc nhở của cha làm con thức tỉnh và cũng trưởng thành hơn rất nhiều. Con rất biết ơn về điều ấy, con sẽ cố gắng không phạm phải sai lầm một lần nữa, nhưng nếu con vẫn không biết sai mà tiếp tục sai phạm xin bố hãy trừng phạt con, hãy từ bỏ con. Vì chính bản thân con cũng không chấp nhận được một đứa con bất hiếu, báo đáp bố mẹ bằng những hành động vô tâm, vô tính.

Con sẽ nhớ mãi những lời bố nói với con ngày hôm nay, lấy đó làm bài học quý giá nhất đời. Con cũng sẽ yêu thương, trân trọng bố mẹ bằng tất cả những gì con có. Con sẽ xin lỗi mẹ và quỳ xuống cầu xin mẹ tha thứ cho đứa con bất hiếu là con. Xin bố hãy yên tâm về con.

Con yêu bố!

( Đại từ như là: con, bố, mẹ => đại từ xưng hô )

18 tháng 9 2019

Tham khảo:

Xi-xin-li-a ngày ... tháng ... năm ...

Bố kính mến!

Con là En-ri-cô, con trai của bố đây! Bố ơi ! Sau nhiều ngày suy nghĩ về lỗi lầm của mình, con ân hận lắm ! Hôm nay, con mạnh dạn viết lá thư này gửi tới bố. Trước hết, con xin gửi lời kính thăm sức khỏe của bố, sau là để bày tỏ nỗi lòng và mong được bố tha thứ cho con.

Thưa bố!

Vừa qua, cũng chính vì chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học hành đối với tương lai nên con đã ham chơi hơn là ham học. Con thường đến trường với vẻ mặt không vui vì nghĩ rằng kỉ luật ở đấy thật là gò bó, khó chịu. Đi học phải đúng giờ, đầu tóc, quần áo phải gọn gàng, sạch sẽ. Bài học, bài làm phải chuẩn bị ở nhà thật đầy đủ... và cùng bao quy định khác nữa đối với con thật nặng nề. Mỗi khi cô giáo kiểm tra mà con không thuộc bài, mấy chục cặp mắt của các bạn cứ nhìn xoáy vào con, khiến con ngượng đỏ cả mặt, chỉ muốn chui xuống đất cho xong. Trong khi đó thì ở ngoài bốn bức tường của trường học, cuộc sống mới thú vị làm sao ! Bao nhiêu là trò vui đang đợi con và lũ bạn nghịch ngợm của con. Nào là trèo cây, tắm sông, câu cá, lang thang trong rừng bắn chim, bắt bướm, trốn tìm... Những trò ấy chúng con chơi không bao giờ chán.

Cũng vì thế mà con bỏ học. Một ngày, hai ngày, ba ngày...và cô giáo chủ nhiệm đã đến tận nhà gặp mẹ để thông báo chuyện đó. Với tính hiếu thắng, con không nhận lỗi mà đổ thừa là do thầy cô giảng bài không hấp dẫn. Mẹ đã thay mặt con xin lỗi cô giáo. Lẽ ra, con phải biết xấu hổ nhưng ngược lại, con nhâng nháo cãi rằng: "Mẹ thì biết gì mà can thiệp vào chuyện của con !".

Nói xong câu ấy, con thấy rằng mình là một đứa con bất hiếu, dám xúc phạm tới người mẹ kính yêu. Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ, khiến trái tim ấy như tan vỡ vì đau đớn và thất vọng. Lúc đó, sắc mặt mẹ nhợt nhạt hẳn đi, đôi môi run run chực bật khóc và mắt mẹ đỏ hoe, nhòa lệ.

Bố ơi ! Con đã phạm phải một tội lỗi khó bề tha thứ. Con đã làm cho mẹ khổ tâm. Ôi ! Người mẹ đã mang nặng đẻ đau, sinh thành ra con và vất vả làm lụng để nuôi con khôn lớn ! Con biết rằng mẹ có thể hi sinh tất cả vì con, kể cả cuộc đời và mạng sống vì mẹ coi con là nguồn hạnh phúc, niềm an ủi và tin tưởng lớn lao đối với mẹ.

Vậy mà con đã...!

Vâng ! Con đã phụ lòng tin của bố mẹ. Con là một đứa con hư. Nhận ra điều này, con tự trách mắng mình thậm tệ. Tại sao con lại không nghe lời dạy dỗ, khuyên nhủ đúng đắn của mẹ cha ? Tại sao con không tự kiềm chế được những thói xấu, những đam mê bồng bột trong con ? Đã nhiều lần bố mẹ nhắc nhở con rằng nếu không học tập thì nhân loại sẽ chìm đắm trở lại trong cảnh hoang sơ; rằng phong trào học tập là sự tiến bộ, là niềm hi vọng, là vinh quang của thế giới. Thực tình, con có nghe nhưng con không chịu ngẫm nghĩ để hiểu được ý nghĩa rõ ràng như chân lí của những điều tốt đẹp ấy.

Giờ đây, con ân hận vì những ngày tháng sống hoài sống phí. Thời gian trôi qua, không có cách nào lấy lại được, bố nhỉ ! Bố cũng đã từng dạy con thời gian là vàng bạc, quý hơn cả châu báu, ngọc ngà. Ai làm chủ được thời gian thì sẽ làm chủ được bản thân và cuộc sống của mình. Vậy mà con đã để thời gian trôi qua vô ích!

Bố kính yêu!

Trong bức thư bố gửi cho con có đoạn: Hãy nghĩ kĩ điều này, En-ri-cô ạ: trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ.

Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc chiến tranh đã tôi luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khỏe mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng... Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ... tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi...

Những lời khuyên nhủ thốt ra từ đáy lòng của một người bố thương con đã làm cho trái tim bé nhỏ của con rung động. Bố ơi ! Con sẽ nghe lời bố, con sẽ xin lỗi mẹ, cầu xin mẹ hôn con để chiếc hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Liệu mẹ có rộng lòng tha thứ cho con không, hả bố ?!

Bố kính mến của con!

Con xin bố hãy nói giúp con vài lời với mẹ, như thế sẽ dễ dàng hơn cho con rất nhiều ! Tất nhiên là con sẽ thành khẩn xin mẹ thương con mà cho con cơ hội để chuộc lại lỗi lầm.

Thôi, thư đã dài, con xin dừng bút ở đây. Con xin hứa với bố sẽ không bao giờ tái phạm. Con sẽ đi học đầy đủ, nghiêm túc và tự giác, không để bố mẹ phải buồn lòng. Con chân thành cảm ơn bố đã nhắc nhở con rằng: Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.

Mong bố tha thứ cho con kính chúc bố mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn!

Con trai của bố,

En-ri-cô

Chúc bạn học tốt!

7 tháng 2 2017

Để khuyên con người đừng sợ vấp ngả, bài văn đã lập luận băng cách: Đầu tiên tác giả khẳng định vấp ngã là chuyện thường và sau đó nêu ra hàng loạt các dẫn chứng về những người nổi tiếng cũng từng vấp ngã, nhưng vấp ngả không làm họ nản chí mà là động lực thúc đẩy họ cố gắng vươn lên để mang về cho mình sự thành công. 5 dẫn chứng tác giả đưa ra rất tiêu biểu, chọn lọc. Cuối cùng, tác giá nêu ra cái đáng sợ hơn vấp ngã là sự thiếu cô' gắng. Như vậy, tác giả đã dùng các sự thật đáng tin cậy và được nhiều người công nhận để dẫn ra. Cách lập luận như vậy rất chặt chẽ, thuyết phục người đọc. Qua đó em hiểu lập luận chứng minh là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được công nhận đế chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy.

7 tháng 2 2017

Để khuyên con người đừng sợ vấp ngả, bài văn đã lập luận băng cách: Đầu tiên tác giả khẳng định vấp ngã là chuyện thường và sau đó nêu ra hàng loạt các dẫn chứng về những người nổi tiếng cũng từng vấp ngã, nhưng vấp ngả không làm họ nản chí mà là động lực thúc đẩy họ cố gắng vươn lên để mang về cho mình sự thành công. 5 dẫn chứng tác giả đưa ra rất tiêu biểu, chọn lọc. Cuối cùng, tác giá nêu ra cái đáng sợ hơn vấp ngã là sự thiếu cô' gắng. Như vậy, tác giả đã dùng các sự thật đáng tin cậy và được nhiều người công nhận để dẫn ra. Cách lập luận như vậy rất chặt chẽ, thuyết phục người đọc. Qua đó em hiểu lập luận chứng minh là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được công nhận đế chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy.