K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 9 2023

Hiện nay nhờ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên mỗi năm vẫn tăng thêm 1 triệu người. Cuối những năm 50 của thế kỉ XX , nước ta lại có hiện tượng bùng nổ dân số do nhiều nguyên nhân khác nhau : Do những tiến bộ vè khoa học -kĩ thuật, đặc biệt là y tế ; Tỉ lệ nhận thức còn hạn chế ; Tâm lí sinh mù trong chiến tranh ;... Thay vào đó những hậu quả mà con người chịu là : Dân số động tạo sức ép lớn đến tài nguyên môi trường , nâng cao kinh tế chất lượng cuộc sống. Vậy nên chúng ta nên thực hiện tốt chính sách dân số.Đề ra những biện pháp như : kế hoạch hóa gia đình, thực hiện tuyên truyền đẩy mạnh kinh tế, kĩ thuật hiện đại , kiểm dịch cơ cấu kinh tế , tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Học tốt 

6 tháng 8 2023

Quy mô và sự gia tăng dân số:

- Hoa Kỳ là nước đông dân trên thế giới, với 331,5 triệu người (năm 2020). Tỉ lệ gia tăng dân số thấp và có xu hướng giảm.

- Tác động:

+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy kinh tế phát triển.

+ Tuy nhiên, tỉ lệ gia tăng dân số thấp cũng đặt ra vấn đề thiếu hụt lực lượng lao động trong tương lai.

18 tháng 11 2021

Tác động của dân số tới phát triển kinh tế và xã hội ở Châu Phi :

+ Đói nghèo: vấn đề đảm bảo an ninh lương thực gặp nhiều khó khăn trong khi điều kiện canh tác nông nghiệp hạn chế .

+ Vấn đề nhà ở, y tế giáo dục gặp nhiều khó khăn: chất lượng đời sống nhân dân còn thấp, nhiều khu nhà ổ chuột, dịch bệnh tràn lan, đe dọa cuộc sống của hàng trăm triệu người dân châu Phi.

+ Gây sức ép về vấn đề giải quyết việc làm.

+ Kìm hãm sự phát triển kinh tế.

+ Trình độ dân trí thấp, còn nhiều hủ tục.

+ Các cuộc xung đột tại Bờ Biển Ngà, Công –gô, Xu-đăng, Xô-man-li…cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
23 tháng 12 2020

a) Tích cực :

- Dân số đông:

+ Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với những ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước nước ngoài.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển.

- Dân số trẻ:

  + Năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật.

  +  Tỉ lệ người phụ thuộc ít hơn, giúp cải thiện nâng cao chất lượng đời sống.

- Thành phần dân tộc đa dạng:

  + Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

  + Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.

b) Tiêu cực :

Dân đông và tăng nhanh gây nên sức ép lớn về vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường.

- Về kinh tế :

 + Gia tăng dân số nhanh, chưa phù hợp với tăng trưởng kinh tế, kĩm hãm sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ.

 + Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm trở nên gay gắt.

 + Dân cư phân bố không hợp lí nên việc sử dụng và khai thác tài nguyên không hợp lí, hiệu quả.

- Về xã hội :

 + Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, GDP bình quân đầu người thấp vẫn còn thấp.

 + Các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở những vùng miền núi.

- Về môi trường :

Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép lên tài nguyên và môi trường

 + Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

 + Ô nhiễm môi trường.

4 tháng 1 2019

Dân số tăng nhanh khiến môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm:

- Tắc đường: lượng người tăng lên, việc sử dụng phương tiện giao thông tăng theo ti lệ thuận gây ra tắc đường, ô nhiễm không khí, hiệu ứng bê tông, ô nhiễm tiếng ồn...

- Lượng rác thải cũng tăng lên khi số lượng người tăng lên, rác thải sinh hoạt cũng không xử lí kịp khiến môi trường sống xung quanh ô nhiễm như ô nhiễm nguồn nước, không khí.

- Nhu cầu nhà ở và sinh hoạt cũng tăng lên khi số lượng người ngày càng tăng. Việc chặt phá rừng, thu hẹp đất trồng, để làm nhà và các vật dụng sinh hoạt tăng gây nên nạn đất trống, đồi trọc, khiến thiên tai ngày càng nhiều.

Dân số tăng kéo theo nhu cầu việc làm tăng. Tuy nhiên khi nhu cầu việc làm không đáp ứng đủ sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn xã hội, làm trì hoãn sự phát triển kinh tế tại địa phương...

Câu 39. Ý nào dưới đây đánh giá đúng về nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp?A. Kinh tế Việt Nam có sự phát triển nhanh chóng.B. Kinh tế Việt Nam có sự phát triển toàn diện.C. Kinh tế Việt Nam có sự phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.Câu 40. Nhận...
Đọc tiếp

Câu 39. Ý nào dưới đây đánh giá đúng về nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp?

A. Kinh tế Việt Nam có sự phát triển nhanh chóng.

B. Kinh tế Việt Nam có sự phát triển toàn diện.

C. Kinh tế Việt Nam có sự phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.

Câu 40. Nhận xét nào sau đây đúng với giai cấp nông dân Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của thực dân Pháp?

A. Nông dân ngày càng bị bần cùng hóa, không có lối thoát.

B. Nông dân Việt Nam được làm chủ ruộng đất, tự do sản xuất.

C. Nông dân ngày càng có mối quan hệ gắn bó hơn với giai cấp địa chủ.

D. Nông dân ngày càng trưởng thành dần vươn lên làm lãnh đạo cách mạng.

2
1 tháng 8 2021

39. 

D. Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.

40.

A. Nông dân ngày càng bị bần cùng hóa, không có lối thoát.

1 tháng 8 2021

D

A

8 tháng 9 2017

- Một số hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở vùng núi: trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và chế biến lâm sản, ngành nghề thủ công gia truyền…

- Các hoạt động kinh tế này đa dạng và không giống nhau giữa các địa phương các châu lục vì phù hợp với môi trường vùng núi và tập quán dân tộc…

NG
6 tháng 11 2023

Tham khảo

- Nhận xét:

+ Số dân Cộng hòa Nam Phi đông và tăng đều qua các năm, trung bình mỗi 5 năm tăng thêm gần 4 triệu người. Năm 2000 là 44,9 triệu người, đến năm 2020 đạt 59,3 triệu người, tăng 14,4 triệu người.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số của Cộng hòa Nam Phi trong giai đoạn 2000 - 2020 có sự biến động và xu hướng giảm. Năm 2000 là 1,4%, giảm xuống 1,2% năm 2005, đến năm 2010 lại tăng thêm 0,3% đạt 1,5%, tỉ lệ này giữ nguyên đến năm 2015 và giảm xuống còn 1,2% vào năm 2020.

- Tác động của dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội Cộng hòa Nam Phi:

+ Dân số đông, tăng nhanh nên Cộng hòa Nam Phi dù có lực lượng lao động dồi dào nhưng vẫn gặp nhiều vấn đề như sức ép về việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

+ Việc phân bố dân cư không đều ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.

+ Dân cư đa dân tộc dẫn đến vấn đề phân biệt chủng tộc tuy nhiên Chính phủ đã nổ lực để chống nạn phân biệt chủng tộc và mang lại nhiều kết quả, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài.

4 tháng 5 2022

THAM KHẢO.

1. Tổ chức bộ máy chính sách nhà nước.

- Thực hiện chính sách "chia để trị" : chia VN ra thành 3 kì.

- thực hiện chế độ cai trị trực tiếp :

+ đứng đầu là toàn quyền Đông Dương người Pháp.

+ chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.

2. chính sách kinh tế.

- nông nghiệp : 

+ đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất nhằm mục đích lập đồn điền.

+ tiếp tục thực hiện: phát canh thu tô.

- công nghiệp : 

+ tập trung vào khai thác ỏ đặc biệt là than và kim loại.

+ 0 phát triển công nghiệp nặng chỉ phát triển một số công nghiệp nhẹ.

- thương nghiệp :

+ độc chiếm thị trường ở VN đánh thuế nặng vào hàng hóa các nước khác, giảm và miễn thuế cho hàng hóa của nước Pháp.

+ đánh thuế nặng vào muối, rượu, thuốc phiện và tăng 1 số loại thuế khác.

- giao thông vận tải : Pháp xây dựng một số tuyến đường giao thông, nhằm mục đích khai thác và vận chuyển.

3. chính sách văn hóa, giáo dục.

- duy trì hệ thống giáo dục phong kiến (chữ nho).

- mở trường học mới chủ yếu là dạy tiếng Pháp cho con em quan lại, người bản xứ...

6 tháng 5 2023

-Tích cực :cuộc khai thác của Pháp làm suất hiện nền công nghệ thuộc địa mang yếu tố thực dân thành thị theo hướng hiện đại ra đời.

-tiêu cực :một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương.

=> Do vậy tài nguyên thiên nhiên bị khai thác phùng phiệt, nông nghiệp dậm chân tại chỗ,  công nghiệp phát triển nhỏ giọt.

=>Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ ,lạc hậu và phụ thuộc.