K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2018

Truyện Lương Thế Vinh 

16 tháng 11 2018

trạng quỳnh,nguyễn hiền,...

21 tháng 10 2020
Toán tiếng Việt lớp5
21 tháng 10 2020
Thu Uyên lớp 3
10 tháng 3 2020

Câu 2:

- Ăn no ấm bụng: nghĩa gốc, chỉ một bộ phận của cơ thể

- Bạn ấy rất tốt bung: nghĩa chuyển, tượng trưng cho tấm lòng của bạn ấy

- Chạy nhiều bụng chân rất săn chắc: nghĩa gốc, chỉ một bộ phận của cơ thể

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
26 tháng 9 2018

1. Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên có ý nghĩa:

- Thể hiện bản lĩnh và sức mạnh của Thạch Sanh cũng như của dân tộc có thể quy phục 18 nước chư hầu.

- Niêu cơm ăn mãi lại đầy thể hiện ước mơ về một đất nước giàu mạnh, no đủ, thái bình, thịnh trị.

2. Chi tiết tiếng đàn thần Thạch Sanh:

- Đó vừa là tiếng đàn giúp Thạch Sanh giãi bày nỗi lòng trong khi bị giam ở ngục. 

- Đó là tiếng đàn chữa lành bệnh cho công chúa, là sợi dây liên kết giúp công chúa nhận ra Thạch Sanh và giải nỗi oan cho chàng.

3. Cách giải đố của em bé thông minh trong câu chuyện cùng tên dựa trên những lời giải đố hóc búa của vị vua. Vua ban cho trâu, bắt phải đẻ nghé, vua ban cho mấy con chim sẻ bắt làng phải soạn đám cỗ thật tươm,...

Những lời vua ban chỉ là thách thức để thử tài trí thông minh và tìm ra người hiền tài cứu nước.

Cách đối đáp của cậu bé thể hiện sự thông minh: 

- Biết đó là vật vua ban nên bảo cả làng mổ trâu ra ăn.

- Đưa cho sứ giả cây kim yêu cầu mài thành chiếc dao sắc để xẻ thịt chim làm cỗ.

- Kêu khóc trước công đường vì bố không đẻ em bé cho bế.

- Xứ thần nước Hoa thách xỏ dây cho chiếc vòng, cậu buộc dây vào con kiến và bôi mỡ ở đầu kia để thu hút con kiến.

=> Cách giải đó của cậu bé thông minh, linh hoạt và sáng tạo, ứng biến nhanh trước mọi tình huống.

4. Em bé thông minh khác với những truyện khác ở chỗ: không sử dụng chi tiết kì ảo, lực lượng phù trợ

- Truyện hầu như không sử dụng yếu tố kì ảo. Những chi tiết về việc ứng xử của cậu bé thể hiện sự thông minh rất chân thực, không phải là huyền thoại.

- Còn những chi tiết kì ảo được sử dụng trong chuyện Thạch Sanh, Sọ Dừa là sự trợ giúp đối với nhân vật, thể hiện ước mơ của nhân dân lao động gửi gắm vào hình tượng anh hùng hay những con người bất hạnh sẽ được hưởng hạnh phúc và có cuộc sống xứng đáng với tài năng, phẩm chất.

5. Nhân vật em bé thông minh trong truyện cổ tích cùng tên là người bộc lộ tài năng, phẩm chất ngay từ nhỏ. Những thử thách vua ban khiến cả làng run sợ và lo lắng còn em bé thì rất dũng cảm và sáng suốt khi nhìn nhận được những vấn đề ấy. Hơn nữa, trước thử thách oái oăm về con chim sẻ, em bé thông minh còn biết "đối đáp" khéo léo lại vua là: muốn thịt chim thì phải có dao sắc và yêu cầu vua rèn cây kim thành con dao sắc để sắm cỗ. Việc đối đáp này thật chí lí. Hơn nữa, khi vua yêu cầu làng nuôi đôi trâu để nó đẻ thành nghé con, cậu bé đã rất thông minh bằng cách kêu khóc trước công đường yêu cầu vua xử kiện: cha mình không chịu đẻ em bé cho mình bé. Cuộc kiện ấy khiến vua cũng phải bò lăn ra cười và phục cái tài của cậu bé. Đặc biệt hơn cả là chi tiết xỏ dây vào chiếc vòng đã khiến cả xứ thần ngoại quốc cũng phải nể phục. Như vậy chỉ qua một vài màn đối đáp, đặc biệt là vượt qua thử thách cuối cùng đã thể hiện trí tuệ của nước Việt, ngợi ca trí tuệ của con người.

7 tháng 10 2020

vào link này https://loigiaihay.com/soan-bai-em-be-thong-minh-c33a11920.html

7 tháng 10 2020

Sao mình ko thấy vậy

30 tháng 5 2016

+ Lần thứ nhất: Cậu đã hóa giải lời đố của viên quan bằng chiêu thức “gậy ông lại đập lưng ông” bằng cách hỏi lại: “Ngựa của ông đi một ngày được mấy bước”, dồn đối phương vào thế bí. Sự đối vô cùng nhanh nhạy tạo nên sự bất ngờ thú vị, khiến viên quan phải há mồm sửng sốt.

+ Lần thứ hai: Cậu bé đã hóa giải bằng cách “tương kế tựu kế” đưa nhà vua và cận thần vào “bẫy” của mình để cho ra sự vô lí: giống đực thì không thể đẻ con.

+ Lần thứ ba: Cậu đã hóa giải lời thách đố của nhà vua bằng cách đưa ra điều kiện phải rèn chiếc kim thành dao xẻ thịt thì mới có thể làm thịt một con chim sẻ thành ba cỗ thức ăn; dồn nhà vua vào thế bí. A không thực hiện được thì B cũng không thực hiện được.

+ Lần thứ tư: Trong lúc các đại thần vò đầu suy nghĩ không ra thì cậu bé vừa đùa nghịch, vừa đọc bài đồng dao để chỉ ra cách giải bằng cách dựa vào kinh nghiệm dân gian - (kiến mừng thấy mỡ).

- Đây là lần giải đố thú vị nhất, vì câu đố oái ăm, sự đấu trí không phải ở phương diện cá nhân mà là uy tín danh dự cho cả dân tộc, một lời giải có thể “cứu nguy cho cả hàng ngàn người” - Thế nhưng thái độ của người giải đố lại hết sức nhẹ nhàng tỉnh bơ, mà lời giải rất độc đáo bất ngờ.

 

2 tháng 6 2016

độc đáo ở những câu hỏi hóc búa và khó lí giải 

bài tham kháo nhỏ nhắn cho mik nha bnbanhquavui

nếu không chắc chắn hãy mở vở giáo khoa ra xem cho chắc nhé!!!!@@@@@@

7 tháng 12 2016

Ngày xưa có một ông vua anh minh. Vua sai viên quan nọ đi khắp mọi nơi để tìm kẻ hiền tài.

 

Một hôm, vị quan đó đi qua một cánh đồng bắt gặp 2 cha con bác nông dân: cha cày, con đập đất. Luc do,toi da 8 tuổi, tóc để chỏm, cặp mắt sáng như sao! Viên quan rất có cảm tình, dừng ngựa lại hỏi:

- Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

Người cha đứng ngẩn ra. Toi nói với người lạ mặt:

- Nếu ổng trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường!

Vị quan đó ngạc nhiên vô cùng, và thầm nghĩ: "…nhân tài ở đây rồi…". Ông ta hỏi rõ làng xã, quê quán của hai cha con lão nông rồi chào giã biệt.

Một thời gian sau, lệnh vua truyền xuống. Vua ban cho làng ấy 3 thúng gạo nếp, 3 con trâu đực, hẹn năm sau 3 con trâu đực ấy phải đẻ thành 9 con nghé, nếu sai hẹn cả làng phải chịu tội. Cả dân làng xôn xao, già trẻ gái trai đều lo âu, sợ hãi. Còn tôi thì mỉm cười, tôi liền bảo cha:

- Lệnh vua chẳng có gì đáng lo. Cha cứ thưa với làng đem giết 2 con trâu đực, lây 2 thúng gạo nếp đồ xôi để cả làng ăn cỗ; còn một thúng gạo nếp, một con trâu thì bán lấy tiền làm lộ phí cho 2 bố con cháu trẩy kinh. Cháu sẽ thu xếp mọi chuyện đâu vào đấy.

Sau bữa cỗ, cả làng tiễn hai cha con lão nông trẩy kinh. Đến kinh đô, họ tìm đến hoàng thành. Toi lập mưu vào được sân rồng, rồi khóc um lên. Nhà vua lấy làm lạ, sai thị vệ dẫn đứa bé vào hỏi nguyên cớ gì mà khóc làm ầm ĩ chôn đế đô. Toi quỳ xuống, vừa thút thít vừa tâu:

 

- Tâu đức vua, mẹ cháu chết đã lâu mà cha cháu không chịu đẻ em bé để chơi với cháu cho có bạn…

Nhà vua và quần thần đều cười. Vua lại phán:

- Cha cháu là giông đực sao đẻ được!…

Toi liền tâu:

- Thưa đức vua. Tại sao vua lại bắt làng cháu nuôi 3 con trâu đực sau một năm phải đẻ thành 9 con nghé ạ?

Nhà vua mừng thầm, biết là đã tìm được nhân tài, nhưng cần phải thử lại một lần nữa.

Sau đó mấy hôm, có một viên quan thị đem đến công quán một con chim sẻ, bảo hai bô" con lão nông phải giết chim bày thành 3 cỗ đại yến dâng lên vua. Toi đưa cho sứ giả một cây kim và nhờ ông ta tâu lên đức vua rèn thành con dao sắc để xẻ thịt chim. Nhà vua mừng khôn xiết, ban thưởng hai cha toi lão nông rất hậu.

Cùng dịp ấy, vua Tàu sai sứ dò xét nước Nam, âm mưu gây hấn. Sứ Tàu mang sang một vỏ ốc xoắn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu được sợi chỉ xuyên theo ruột ốc. Đương lúc nhà vua và quần thần lúng túng, thì toi xin hiến kế. Toi ung dung đọc lên một bài ca:

"Tang tình tang! Tính tình tang Bắt con kiến càng, buộc chỉ ngang lưng.
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang.
Tang tình tang…"

Triều thần làm đúng theo cách ấy. Con kiến càng đã xâu sợi chỉ xuyên qua ruột ốc xoắn. Nhà vua và trăm quan vô cùng mừng rỡ. Sứ Tàu thán phục lắm.
Liền đó, vua phong cho toi làm trạng nguyên.

26 tháng 2 2023

tác phẩm nào?

 

Đoạn văn trên được trích từ văn bản thuộc thể loại nào? Hãy kể tên 3 tác phẩm cùng thể loại mà em biết. Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”.          Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám...
Đọc tiếp

Đoạn văn trên được trích từ văn bản thuộc thể loại nào? Hãy kể tên 3 tác phẩm cùng thể loại mà em biết.

 

Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”.
          Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị :
            - Chị Tấm ơi, chị Tấm ! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
            Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp, trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình, rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu.

 

 

0