K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2018

* Vị trí địa lí - điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên:
- Vị trí địa lí: Vị trí thuận lợi - giao thông dễ dàng - giảm chi phí vận chuyển.
- Điều kiện TN: Địa hình, khí hậu, nguồn nước thuận lợi, tạo điều kiện dễ dàng cho sự phát triển sản xuất công nghiệp.
- Tài nguyên TN: Tài nguyên nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, khoáng sản là cơ sở vật chất để hoạt động công nghiệp có hiệu quả. Khi đặt các nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp thường được phân bố ở gần đầu mối giao thông, gần nguồn năng lượng, nguyên nhiên liệu, nguồn nước.............
+ Khoáng sản:là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa hàng đầu. Số lượng, chủng loại, trữ lượng, chất lượng khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.
+ Khí hậu và nguồn nước: Mức độ thuận lợi hay khó khăn trong việc cung cấp hoặc thoát nước là điều kiện quan trọng để định vị các xí nghiệp công nghiệp. Đặc điểm của thời tiết và khí hậu tác động không nhỏ đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai khoáng.

* Các nhân tố kinh tế - xã hội:
- Dân cư:
+ Nguồn lao động: Những ngành công nghiệp cần nhiều nhân lực lao động (như dệt, may, thực phẩm) được phân bố ở nơi đông dân nhiều người lao động.
+ Dân cư và nguồn lao động: Nơi nào có nguồn lao động dồi dào thì ở đó khả năng để phân bố và phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Quy mô, cơ cấu và thu nhập của dân cư có ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu của nhu cầu tiêu dùng.
- Thị trường tiêu thụ: Những ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng (may mặc, thực phẩm, hàng tiêu dùng) được phân bố ở nơi đông dân, có thị trường lớn. Đóng vai trò như chiếc đòn bẩy đối với sự phất triển phân bố và cả sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. Tác động mạnh mẽ tới việc lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất.
- Tiến bộ KH - KT: Việc phát hiện các nguồn năng lượng mới, nguyên liệu mới có tác dụng làm thay đổi sự phân bố nhiều ngành công nghiệp.
+ Tiến bộ khoa học công nghệ: tạo ra hững khả năng mới về sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm tăng tỉ trọng của chúng trong tổng thể toàn ngành công nghiệp, làm cho việc khai thác sử dụng tài nguyên và phân bố các ngành công nghiệp trở nên hợp lý, có hiệu quả cao...kép theo những thay đổi quy luật phân bố sản xuất, làm nảy sinh những nhu cầu mới, đòi hỏi xuất hiện một số ngành với công nghệ tiên tiến...
- Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật: Là tiền đề thuận lợi hoặc cản trở sự phát triển công nghiệp. Số lượng và chất lượng của cơ sở hạ tầng góp phần đảm bảo các mối quan hệ sản xuất, kinh tế, kĩ thuật...

* Phụ thuộc vào đường lối, chính sách xây dựng kinh tế XH của nước đó
Ảnh hưởng to lớn và lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp tới định hướng đầu tư và xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp.
Sự phân bố các xí nghiệp công nghiệp bảo đảm 2 mục đích:
+ Lợi nhuận cao nhất.
+ Phát triển KT - XH phù hợp với đời sống nhân dân.

* Các nhân tố khác như truyền thống, bảo đảm an ninh quốc phòng:
Các cơ sở sản xuất công nghiệp có thể dựa những vùng có những ngành nghề truyền thống hoặc đặt ở những nơi cần phải bảo đảm an ninh quốc phòng. Không nên đặt ở những vùng gần biên giới có sự tranh chấp.

13 tháng 11 2018

bn ơi đề là phân tích thuận lợikhó khăn

bn phân tích giúp mk nhé

16 tháng 12 2018

Bạn phài ghi rõ ở đâu thì mới làm được chứ!hihi

2 tháng 11 2021

Tham Khảo

 

+ Thuận lợi:

- Đất phù sa sông Hồng màu mỡ

- Điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ.

- Có mùa đông lạnh với điều kiện thời tiế thích hợp để trồng một số cây trồng ưa lạnh

* Điều kiện kinh tế – xã hội:

- Dân đông, nông dân có trình độ thâm canh cao hàng đầu của cả nước.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp phát triển hơn các vùng khác.

- Các ngành công nghiệp cơ khí nông nghiệp, chế biến lương thực tương đối phát triển.

* Khó khăn:

- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp và có xu hướng tiếp tục giảm.

- Nằm trong vùng có nhiều tai biến thiên nhiên: bão, lũ, sương muối, rét hại…

- Tình trạng suy thoái của đất trồng, nguồn nước.

1 tháng 3 2016

-Tài nguyên đất: Vô cùng quý giá, không thể thay thế được. Đất của nước ta đa dạng, quan trọng nhất là đất phù sa và đất Feralit.     

- Tài nguyên khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm thuận lợi cho cây trồng phát triển quanh năm, thâm canh, tăng vụ, năng suất cao.   

- Tài nguyên nước: sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào, là nguồn nước tưới phục vụ tốt cho nông nghiệp.       

- Tài nguyên sinh vật: phong phú, đa dạng, nhiều giống cây trồng, vật nuôi chất lượng tốt, thích nghi với môi trường.

 

20 tháng 12 2016

Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng

1, Tài nguyên đất

vai trò là tài nguyên quý giá , tư liệu sản xuất không thể thay thế được

Đặc điểm đa dạng , 2 nhóm đát chính chiếm diện tích lớn

+ Đất fù sa S 3,6 triệu ha, thuận lợi trồng cây lúa nước , cây ngắn ngày

+ Đất Feralit S 16 triệu ha, thuận lợi trồng cây CN lâu năm

2, Tài nguyên khí hậu

Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

>> Cây trồng sinh trưởng hát triển quanh năm

Khí hậu có sự fân hóa >> cây trồng đa dạng

3, Tài nguyên nước

Mạng lưới sông ngòi dày đặc >>> hát triển thủy lợi , thủy điện

4, Tài nguyên sinh vật

Động , thực vật đa dạng

>> Lai tạo , thuần dưỡng cây trồng , vật nuôi

HẾT RỒI !!!!! vui

27 tháng 5 2017

Đáp án D

28 tháng 10 2019

Các môn ngoài Toán, Anh, Văn thì bạn đăng bên h.vn sẽ có lời giải sớm hơn nhé!

Chỉ cần đăng nhập y mật khẩu và tên đăng nhập của OLM thui!

~ Chúc học tốt ~

1 tháng 10 2019

Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của miền Đông đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc

   - Miền Đông Trung Quốc từ duyên hải vào đất liền đến kinh tuyến 105°Đ.

   - Chiếm gần 50% diện tích, có thuận lợi và khó khăn về tự nhiên là:

      + Thuận lợi:

         • Các đồng bằng rộng lớn, phù sa màu mỡ, dân cư đông, khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới, nguồn nước dồi dào, vùng nông nghiệp trù phú.

         • Nổi tiếng về các khoáng sản kim loại màu.

      + Khó khăn: thường lũ lụt ở các đồng bằng , nhất là đồng bằng Hoa Nam.

   - Với tự nhiên nêu trên, Trung Quốc phát triển mạnh nông nghiệp và công nghiệp.

30 tháng 11 2018

+ Miền Đông: có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ là nơi dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nhưng thường gây lụt lội ở các đồng bằng. Giàu khoáng sản kim loại màu, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp.

+ Miền Tây: gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa khó khăn cho sản xuất và cư trú. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. Tài nguyên chính là rừng, đồng cỏ (phát triển chăn nuôi), khoáng sản.

21 tháng 2 2017

– Đất đai:
+ Đa dạng: có 14 nhóm đất khác nhau, trong đó chiếm diện tích lớn nhất là nhóm đất phù sa và nhóm đất feralit.
+ Loại đất phù sa thích hợp nhất với cây lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày, diện tích khoảng 3 triệu ha. Loại đất này tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Các loại đất feralít chiếm diện tích trên 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi; thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm (Chè, cà phê,cao su,…), cây ăn quả và một số cây công nghiệp ngắn ngày như sắn, ngô, đỗ tương,…
+ Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp hơn 9 triệu ha. Việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất có ý nghĩa to lớn đối với phát triển nông nghiệp nước ta.
– Khí hậu:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
+ Nguồn nhiệt, ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng 2 đến 3 vụ một năm.
+ Khí hậu phân hoá rõ rệt theo chiều Bắc – Nam, theo mùa và theo độ cao. Vì vậy ở nước ta có thể trồng được nhiều loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt, ôn đới. Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng khác nhau giữa các vùng.
+ Các thiên tai (bão, gió tây khô nóng, sự phát triển của sâu bệnh trong điều kiện nóng ẩm, sương muối, rét hại,…) gây thiệt hại không nhỏ cho nông nghiệp.
– Nguồn nước:
+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Các hệ thống sông lớn đều có giá trị đáng kể về thuỷ lợi.
+ Nguồn nước ngầm khá dồi dào, là nguồn nước tưới quan trọng vào mùa khô, nhất là các vùng chuyên canh cây công nghiệp như Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
+ Tình trạng lũ lụt ở nhiều lưu vực sông gây thiệt hại lớn về mùa màng, tính mạng và tài sản của nhân dân. Mùa khô, nước sông kiệt, thiếu nước tưới.
– Sinh vật: tài nguyên động thực vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi; trong đó nhiều giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương.