K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 11 2018

Cậu lên google xong cậu ấn ''soạn bài trái nghĩa'' xong rồi bạn ấn vào rồi chép vào vở

10 tháng 11 2018
Soạn bài: Từ trái nghĩa Thế nào là từ trái nghĩa

Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Các cặp từ trái nghĩa :

- Trong bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh : ngẩng – cúi

- Trong bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê : trẻ - già; đi – trở lại

Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Từ trái nghĩa với từ già trong trường hợp rau già, cau già : non.

Sử dụng từ trái nghĩa

Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trong hai bài thơ dịch trên, việc sử dụng từ trái nghĩa tạo phép đối giúp tô đậm, khắc sâu hình ảnh và tình cảm biểu đạt.

Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Một số thành ngữ sử dụng từ trái nghĩa :

+ Chết vinh còn hơn sống nhục

+ Cá lớn nuốt cá bé

+ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

+ Lá lành đùm lá rách

- Tác dụng : tạo tương phản, gây ấn tượng mạnh, thể hiện sâu đậm hơn nội dung, tình cảm muốn thể hiện.

8 tháng 4 2018

Sự bất khuất của dân tộc Việt Nam ta là bất diệt .

8 tháng 4 2018

Đặt 1 câu với từ bất diệt : 

Sách là ngọn đèn sáng bất diệt 

Từ trái tim có 2 nghĩa : 

Nghĩa gốc : Là 1 bộ phận trong cơ thể , có vai trò quan trọng trong hệ tuần hoàn 

Nghĩa chuyển : Chỉ sự nhân ái , nhân hậu , ...

Chúc bạn học tốt 

26 tháng 12 2021

Câu 1:C        Câu 2:B

8 tháng 6 2018

Bài 1 : Giải thích nghĩa và đặt câu với các từ : cho , biếu , tặng .

Nghĩa giống nhau : - Các từ cho , biếu , tặng cùng có nghĩa là trao lại cái của mình cho người khác sở hữu mà không đổ chát.

Nghĩa khác nhau :

+) "Cho" dùng với thái độ thân mật , suồng sã.

Đặt câu : Bà cho cháu quả cam.

+) "Biếu" dùng với thái độ kính trọng , lễ phép.

Đặt câu : Cháu biếu bà quả cam.

+) "Tặng" dùng với ý nghĩa trang trọng.

Đặt câu : Em tặng quà sinh nhật cho Mai.

Chúc bạn hok tốt nha !

8 tháng 8 2018

Con đường đi học hàng chặng một chặng đường dài, không dành cho những kẻ lười biếng. Người học thường rất chăm chỉ, họ dành phần lớn thời gian để học bài, nghiên cứu. Họ không chỉ dừng lại ở mức học lại những kiến thức mà còn sáng tạo thêm nhiều thứ mới luôn. Hộ luôn thức khya dậy sớm, khao khát được học hỏi kiến thức, tiếp xúc cái mới. Họ là những con người cầu tiến và đặc biệt họ phải có một tình yêu rất lớn với môn học mà họ theo đuổi.

Tk cho mn nha~

10 tháng 11 2016

- Tương phản, làm cho việc biểu cảm sâu sắc, hay hơn, hài hòa hơn và thể hiện được nỗi buồn nhớ quê.

-rau già - rau non, già - trẻ, đứng - ngồi, trắng - đen, tốt - xấu, tối - sáng, buồn - vui, có - không,...

10 tháng 11 2016

cũng dễ thôi chị ak\

 

8 tháng 10 2020

gioi-giot

cham-luoi

yeu quy -ghet bo

hok tor

8 tháng 10 2020

bạn trả lời nhầm rồi , bạn đọc đề đi

3 tháng 12 2017
Soạn bài: Con Hổ có nghĩa

Tóm tắt

Truyện Con hổ có nghĩa gồm hai câu chuyện về loài hổ.

Truyện thứ nhất: Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm nọ được hổ cõng vào rừng. Đến nơi bà thấy một con hổ cái đang sinh nở rất khó khăn bèn giúp hổ cái sinh con trót lọt. Hổ đực mừng rỡ đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc của hổ mà bà sống qua được năm mất mùa đói kém.

Truyện thứ hai: Bác tiều ở huyện Lạng Giang đang bổ củi ở sườn núi thấy một con hổ bị hóc xương bèn giúp hổ lấy xương ra. Để tạ ơn, hổ biếu bác một con nai. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Từ đó, mỗi lần giỗ bác, hổ lại đưa dê hoặc lợn về biếu gia đình bác.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Văn bản này thuộc thể loại văn xuôi. Truyện có hai đoạn:

- Đoạn một kể chuyện xảy ra giữa hổ và một bà đỡ.

- Đoạn thứ hai kể chuyện con hổ có nghĩa với người tiều phu.

Câu 2:

Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong Con hổ có nghĩa là biện pháp nhân hoá. Kể chuyện loài hổ có nghĩa là để tạo ra sự so sánh tương phản, nâng cao hiệu quả giáo dục. Con hổ vốn là loài cầm thú rất hung dữ, vậy mà trong cách cư xử còn có nghĩa tình. Con người hơn hẳn loài cầm thú, trong cuộc sống càng phải cư xử có nghĩa hơn.

Câu 3: Con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần.

- Các hành động:

+ Gõ cửa cổng bà đỡ

+ Cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt.

+ Mừng rỡ, đùa giỡn với con.

+ Đào cục bạc tặng bà đỡ.

+ Vẫy đuôi, vẻ tiễn biệt, rất chu đáo, có lễ nghi.

Con hổ hết lòng yêu thương vợ con, lo lắng đến mạng sống của cô vợ trong cuộc sinh nở đầy bất trắc. Hổ không nói được, nhưng cử chỉ cầm tay và đỡ rồi nhìn hổ cái là cách thể hiện hay nhất. Hổ đền ơn và cư xử thắm tình ân nhân với bà đỡ.

- Con hổ thứ hai với bác tiều phu:

+ Mắc xương, lấy tay móc họng.

+ Nằm ngục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu cầu cứu.

+ Tạ ơn một con nai.

+ Hơn mười năm sau, khi bác tiều chết. Hổ đến trước mộ nhảy nhót, đầu dụi vào quan tài, gầm lên ai oán và chạy quanh quan tài.

Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn bà đỡ Trần có một lần, con hổ thứ hai mang ơn nghĩa và trả nghĩa suốt đời, ngay cả khi bác tiều đã mất.

Câu 4: Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.

3 tháng 12 2017
Soạn bài: Con hổ có nghĩa

Bố cục:

- Đoạn 1 (từ đầu ... mới sống qua được): câu chuyện con hổ với bà Trần.

- Đoạn 2 (còn lại): câu chuyện con hổ với bác tiều phu.

Tóm tắt:

Một bà đỡ họ Trần người huyện Đông Triều một đêm hổ cõng vào rừng đỡ đẻ cho hổ cái. Sau đó, hổ đực đào lên một cục bạc biếu bà. Nhờ có cục bạc đó, bà sống qua được năm mất mùa đói kém.

Bác tiều ở huyện Lạng Giang một lần giúp một con hổ lấy chiếc xương bị hóc, được hổ biếu một con nai tạ ơn. Khi bác tiều mất, hổ đến viếng. Mỗi lần giỗ bác tiều, hổ đều mang dê hoặc lợn đến biếu gia đình.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Văn bản thuộc thể loại truyện trung đại. Có hai đoạn chia như phần Bố cục.

Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Biện pháp nghệ thuật cơ bản bao trùm được sử dụng là nhân hóa.

Nói về con hổ cũng là nói về con người. Con hổ là loài ăn thịt, là con thú hung dữ mà còn biết trọng tình nghĩa huống chi là con người.

Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

- Câu chuyện con hổ với bà đỡ Trần: hổ đực nhờ bà đỡ Trần đỡ đẻ cho hổ cái, biếu bà một cục bạc, còn được hổ dẫn ra tận cửa rừng.

- Câu chuyện con hổ với bác tiều: bác tiều giúp lấy cái xương bị hóc trong miệng con hổ, được hổ đền đáp và nhớ ơn mãi về sau.

→ Con hổ thứ nhất chỉ trả ơn trong lần được giúp đỡ còn con hổ thứ hai thì nhớ ơn mãi về sau, cả khi bác tiều đã mất.

Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Truyện đề cao lối sống nghĩa tình trong cuộc sống. Thấy khó thì giúp, có ơn phải đền.

Luyện tập

Câu chuyện về một con chó có nghĩa với chủ:

- Tính khôn, hiểu ý chủ, biết nghe lời của chú chó.

- Quấn quýt với mọi người, hay chơi đùa, vẫy đuôi chạy ra tận cổng khi chủ về,...

- Chú chó dũng cảm cứu chủ trong cơn hoạn nạn.