K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 11 2018

Tiết trời trở lạnh sang đông. Ngày 20/11 lại đến. Những kỷ niệm về công ơn thầy cô giáo bỗng trỗi dậy trong tiềm thức khiến mỗi chúng ta lại nao nao xúc động. Thời gian thì cứ lặng lẽ trôi, mới đó mà gần mười năm, kể từ ngày đầu tiên em cắp sách đi học.

Gần 10 năm em đến trường được thầy cô giảng dạy, 10 năm mà tình nghĩa của thầy cô ngọt ngào quyện theo mỗi bước tiến của em. Và bây giờ đây chúng em đang ở ngôi trường Bắc Ninh thân yêu, học lớp 10A1 với những thầy cô mới. Thế nhưng 2 tháng vừa qua cũng đã là quá đủ để chúng em cảm nhận được tình yêu thương mà các thầy các cô đã dành cho mình.

Điều mà em đón nhận được ở tất cả các thầy cô ấy là tình thương bao la vô bờ bến. Đã bao lần em bắt gặp ở họ nét phiền muộn ưu tư khi chúng em chưa ngoan. Và cũng bao lần em nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ làm họ trẻ hẳn lại mỗi lúc chúng em cố gắng trong học tập. Cao cả thay những "kỹ sư" tâm hồn!

Thầy cô đã vì chúng em mà có quản ngại chi. Vậy mà đôi lúc chúng em nào có hiểu ra điều đó làm cho người giáo viên của mình phiền lòng.

Tại sao chúng em đã từng không chuẩn bị bài khi đến lớp rồi viện lý do này lý do kia.

Tại sao chúng em đã không hiểu rằng để giảng dạy cho dễ hiểu, thầy cô đã tốn bao công sức chuẩn bị giáo án hằng đêm.

Tại sao chúng em không biết rằng có những đêm mất điện, trong lúc chúng em ngủ say thì thầy cô còn thức bên ngọn đèn chấm bài, sửa từng câu, từng chữ …

Còn biết bao câu hỏi tại sao, chúng em thật nông nổi và đáng trách. Nhưng họ bao giờ cũng sẵn sàng tha thứ bằng tình thương yêu học trò nồng thắm. Ôi thầy cô của chúng em!

Rồi khi em được công nhận là học sinh giỏi, cha mẹ, bạn bè và người xung quanh đều khen ngợi. Nhưng em hiểu rằng, đằng sau thành tích đó là những giọt mồ hôi và hơi ấm tình thương của cô thầy. Em như một bông hoa, còn cô là lòng đất. Hoa phải nhờ đất nuôi sống, lớn lên và xinh đẹp tô điểm cho đời. Thế nhưng người ta chỉ khen hoa đẹp, mấy ai nhớ đến nguồn gốc đã nuôi sống bông hoa.

Song, đất không bao giờ phiền lòng về điều đó, vẫn tháng tháng ngày ngày nuôi sống vẻ đẹp cho đời. Thầy cô cũng vậy, như dòng nước chảy xuôi, dạy dỗ chúng em mà không hề toan tính. Cho nên chúng em – những bông hoa phải biết cội nguồn cho mình sức sống, mà tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô. Dù biết là đền đáp công ơn thế nào cho đủ, nhưng cũng phải tỏ chút gì để thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn. Lòng biết ơn đôi khi chỉ là việc đến đi thăm thầy cô mỗi dịp Tết … nhưng nó sẽ động viên thầy cô rất nhiều trong việc giảng dạy.

Một mùa Xuân mới lại sắp về. Chúng em thêm một tuổi và tóc thầy cô cũng thêm nhiều sợi bạc, cho mùa xuân quê hương mãi mãi tươi xanh. Thầy cô, đó là tấm gương sáng tuyệt vời, là ngọn đuốc thiêng liêng soi đường cho chúng em bước tới. Rồi mai kia khi chúng em đã rời xa quê hương. Em đã vào đại học, tiếp tục con đường học vấn của mình.

Bước đường tương lai rộng mở trước mắt em. Con đường ấy chính thầy cô là người khai mở. Vì thế, cho dù đã trưởng thành đến mấy, dù giữ vị trí nào trong xã hội, thì những hình bóng kính yêu của thầy cô mãi mãi ở bên em như nhắc nhở, động viên em trong suốt cuộc đời.

Hôm nay đây, với sự họp mặt đầy đủ của các thành viên trong lớp 10A1, chúng em xin được kính tặng cô những bông hoa tươi thắm nhất, không chỉ là tấm lòng, đó còn như một lời hứa chân thực nhất chúng em muốn nói với cô: Chúng em sẽ cố gắng chăm ngoan hơn để không phụ lòng thầy cô đã mong mỏi.

Ngoài mẹ cha, thầy cô là tất cả,

Đã cho em đôi cánh bước vào đời.

Trong thâm tâm em mãi luôn thầm nhủ:

“Nhớ công ơn thầy cô đến trọn đời!”

3 tháng 11 2018

Có khi nào trên đường đời bất chợt, bạn vô tình nhớ về thầy cô của mình không? Nhớ về những người đã dìu dắt ta trong suốt quãng đời đi học?

Thầy cô! Hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự trong sâu thẳm tâm hồn ta một cách tha thiết không nguôi! Làm sao có thể kể xiết những công ơn cùng những nỗi vất vả của thầy cô. Xin kính dâng lên thầy cô ngàn lời kính yêu nhất.

“Muốn sang thì bắt cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Từ khi còn là những cô cậu bé còn bỡ ngỡ đến trường tới khi trưởng thành, đâu đâu ta cũng thấy có bóng dáng của thầy cô. Thầy cô những người dìu dắt và dạy dỗ chúng ta nên người, uốn nắn ta từng bước đi, từng nét chữ đầu đời, đến những trang văn, những dòng thơ đầy xúc cảm. Có những đêm thầy thức trắng để:

“Bên trang vở chúng em

Miệt mài ghi chăm chú

Bao khó nhọc dưới đèn”

Ôi! Thật bao la tình thầy! Dưới ngọn đèn leo lét, ánh mắt của con người phải tập trung cao độ lắm mới có thể làm việc tốt được.

Vậy mà thầy đã hy sinh giấc ngủ và sức khỏe của mình để chấm bài cho lũ học trò, để rồi sáng mai lên lớp, trong giấy trả bài kiểm tra của đứa nào cũng có những lời phê bằng mực đỏ của thầy, những lời phê đầy tâm huyết, thầy sửa từng câu chữ, từng lỗi chính tả cho học sinh.

Nhìn những đứa học trò đọc chăm chú từng lời phê và khoe nhau điểm lòng thầy rộn lên một niềm hạnh phúc vô biên. Cũng có những đêm thầy thức để soạn bài, sáng mai lên lớp cho chúng em có bài học mới.

Trên bục giảng với giọng nói ấm áp, trầm bổng, thầy cô mang đến cho chúng em những điều lý thú của cuộc sống, thầy dạy cho chúng em về đạo lý làm người, về lòng yêu thương, lòng bao dung,…

Người ta nói “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, làm sao tránh khỏi sự nghịch ngợm của lũ “thứ ba” ấy. Những lúc đó thầy khẽ chau mày, nét mặt khẽ nghiêm nghị.

Nhưng với lòng vị tha và đức hy sinh thầy đã biến buổi trừng phạt thành những buổi dạy dỗ với những lời dạy đầy thuyết phục. Ấy vậy mà sau những lần như thế, mắt đứa nào cũng đỏ hoe, lòng rưng rưng lòng kính yêu thầy vô hạn.

Thời gian vẫn cứ trôi đi như những cỗ xe vô hình lăn bánh, thầy cô vẫn lặng lẽ là người lái đò, chở hết lớp học sinh này tới lớp học sinh khác đến bến bờ tương lai.

Mấy ai qua sông còn trở lại thăm con đò xưa? Một sự thật nghiệt ngã! Nhưng những người lái đò ấy vẫn kiên trì làm công việc thầm lặng của mình.

Ôi! Cao quý thay người thầy, người cô! Thật công đức mà vĩ đại biết bao! Rồi mai đây những đàn chim bé nhỏ ngày nào sẽ tung đôi cánh trên bầu trời tri thức với hành trang trên vai là những kiến thức quý báu và những lời dạy bảo của thầy cô.

Những lời dạy bảo ấy mãi theo ta cùng năm tháng, khi khó khăn nó mãi là điểm tựa để ta dựa vào và cố gắng sống tốt.

9 tháng 11 2019

Có khi nào trên đường đời bất chợt, bạn vô tình nhớ về thầy cô của mình không? Nhớ về những người đã dìu dắt ta trong suốt quãng đời đi học?

Thầy cô! Hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự trong sâu thẳm tâm hồn ta một cách tha thiết không nguôi! Làm sao có thể kể xiết những công ơn cùng những nỗi vất vả của thầy cô. Xin kính dâng lên thầy cô ngàn lời kính yêu nhất.

“Muốn sang thì bắt cầu kiều

Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

 

Từ khi còn là những cô cậu bé còn bỡ ngỡ đến trường tới khi trưởng thành, đâu đâu ta cũng thấy có bóng dáng của thầy cô. Thầy cô những người dìu dắt và dạy dỗ chúng ta nên người, uốn nắn ta từng bước đi, từng nét chữ đầu đời, đến những trang văn, những dòng thơ đầy xúc cảm. Có những đêm thầy thức trắng để:

“Bên trang vở chúng em

Miệt mài ghi chăm chú

Bao khó nhọc dưới đèn”

Ôi! Thật bao la tình thầy! Dưới ngọn đèn leo lét, ánh mắt của con người phải tập trung cao độ lắm mới có thể làm việc tốt được.

Vậy mà thầy đã hy sinh giấc ngủ và sức khỏe của mình để chấm bài cho lũ học trò, để rồi sáng mai lên lớp, trong giấy trả bài kiểm tra của đứa nào cũng có những lời phê bằng mực đỏ của thầy, những lời phê đầy tâm huyết, thầy sửa từng câu chữ, từng lỗi chính tả cho học sinh.

Nhìn những đứa học trò đọc chăm chú từng lời phê và khoe nhau điểm lòng thầy rộn lên một niềm hạnh phúc vô biên. Cũng có những đêm thầy thức để soạn bài, sáng mai lên lớp cho chúng em có bài học mới.

Trên bục giảng với giọng nói ấm áp, trầm bổng, thầy cô mang đến cho chúng em những điều lý thú của cuộc sống, thầy dạy cho chúng em về đạo lý làm người, về lòng yêu thương, lòng bao dung,…

Người ta nói “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”, làm sao tránh khỏi sự nghịch ngợm của lũ “thứ ba” ấy. Những lúc đó thầy khẽ chau mày, nét mặt khẽ nghiêm nghị.

Nhưng với lòng vị tha và đức hy sinh thầy đã biến buổi trừng phạt thành những buổi dạy dỗ với những lời dạy đầy thuyết phục. Ấy vậy mà sau những lần như thế, mắt đứa nào cũng đỏ hoe, lòng rưng rưng lòng kính yêu thầy vô hạn.

Thời gian vẫn cứ trôi đi như những cỗ xe vô hình lăn bánh, thầy cô vẫn lặng lẽ là người lái đò, chở hết lớp học sinh này tới lớp học sinh khác đến bến bờ tương lai.

Mấy ai qua sông còn trở lại thăm con đò xưa? Một sự thật nghiệt ngã! Nhưng những người lái đò ấy vẫn kiên trì làm công việc thầm lặng của mình.

Ôi! Cao quý thay người thầy, người cô! Thật công đức mà vĩ đại biết bao! Rồi mai đây những đàn chim bé nhỏ ngày nào sẽ tung đôi cánh trên bầu trời tri thức với hành trang trên vai là những kiến thức quý báu và những lời dạy bảo của thầy cô.

Những lời dạy bảo ấy mãi theo ta cùng năm tháng, khi khó khăn nó mãi là điểm tựa để ta dựa vào và cố gắng sống tốt

9 tháng 11 2019

Trước khi viết anh cho em hỏi xã luận là gì trước nhé!^_^Bài văn đc viết theo lời anh họ em.

Tôi vốn là một cậu bé ham chơi,không hay để ý đến bài học nên thường bị la mắng.Mặc cho những lời mắng thậm tệ,lời khuyên chân tình của thầy thì tôi lại lơ đi.

Sau kì thi giữa kì,tôi lại ra về cùng đám bạn."Mấy bà có nghe chuyện gì không ?Thằng Tuấn cháu nhà Cương Mùi nó ham chơi dữ lắm,suốt ngày ăn đòn mà đã chừa đâu !"- Mấy bà hàng xóm túm tụm nói xấu tôi.Tôi hơi bực nhưng cũng kệ.

Tôi đang đi thì bỗng dừng xe thắng gấp,mẹ tôi đang cầm chổi gà hằm hằm lao tới đánh tôi.Tôi không hiểu chuyện gì đã đưa mẹ tôi đến đây.Tôi liền nói trong cơn tức giận của mẹ:"Mẹ,sao mẹ lại đánh con!" "Mày còn cãi à,vì mày mà thầy mày tìm tới đây hơn chục cây số,tai nạn đang cấp cứu kìa!" Tôi vẫn điềm nhiên đáp lại:"Bộ thầy có cái gì hay ho mà mẹ quan tâm ổng thế,suốt ngày bắt con học hành,ổng nhập viện vậy là còn may đấy."Mẹ nghe xong tức giận đập tôi một trận tơi bời mặc cho hàng xóm bu lại cổ vũ nồng nhiệt khiến tôi cảm thấy cuộc sống sao thật bất công với tôi.Mẹ tôi sau khi hả giận thì mới nói tiếp:

       "Nói thế là mày hỗn lắm rồi,thầy mày khổ cực đi làm sáng sớm mà thầy cũng có giàu sang gì.Thầy còn có gia đình,có con bệnh phải chữa mất rất nhiều tiền.Rồi mai này,gia đình thầy còn phải gánh một món nợ lớn vì tìm vốn làm ăn.May mà nhà mình đã hỗ trợ một phần cho thầy chứ không thì cũng toi mạng".

Tôi nghe xong thừ chợt tỉnh ngộ.Thầy đã vì mình mà phải xin nhà trường cho mình thi lại,thầy đã hết lời với mình cũng chỉ vì thầy muốn mình sẽ không giống như con thầy,không được đi học và ăn cũng không có ăn.Tôi vội lau nước mắt.Tôi kẻ từ đó đã trở nên chăm chỉ học hành.Hôm 20/11,trên tay tôi là một thiếp bìa cứng màu đỏ bên trong có nội dung thiếp cũng như lời tạ lỗi của tôi muốn nói với thầy Thủy.Đúng như câu nói:

                 "Muốn sang cầu thì bắc cầu kiều

              Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy".

Xã hội bây giờ mặc dù không phổ biến mấy những câu tục ngữ,thành ngữ ý nghĩa kia mà thay vào đó là sự phức tạp do sự hiện đại bây giờ.Thế nhưng,cũng có nhiều người lại ca tụng chúng,dùng chúng để dạy dỗ con cái theo như các cụ thời xưa.Một câu trân thành xin nói với các bạn:Mặc dù giáo viên của các bạn có quê mùa,lắm lời,...đi chăng nữa nhưng tất cả đều là vì tương lai của chúng ta nên chúng ta hãy giữ lấy khoảnh khắc ấy đừng để mất đi.

Tác giả:Hoàng Nhật Vi(shizuka cute)

Người anh họ(nhân vật xưng tôi có ngoài đời thật):Hoàng Gia Khánh.

Xin trân trọng cảm ơn ad đã cho em nhớ lại cảm giác thân quen ấy.

1 tháng 11 2016

Tiết trời trở lạnh sang đông. Ngày 20/11 lại đến. Những kỷ niệm về công ơn thầy cô giáo bỗng trỗi dậy trong tiềm thức khiến mỗi chúng ta lại nao nao xúc động. Thời gian thì cứ lặng lẽ trôi, mới đó mà gần mười năm, kể từ ngày đầu tiên em cắp sách đi học.

Gần 10 năm em đến trường được thầy cô giảng dạy, 10 năm mà tình nghĩa của thầy cô ngọt ngào quyện theo mỗi bước tiến của em. Và bây giờ đây chúng em đang ở ngôi trường Bắc Ninh thân yêu, học lớp 10A1 với những thầy cô mới. Thế nhưng 2 tháng vừa qua cũng đã là quá đủ để chúng em cảm nhận được tình yêu thương mà các thầy các cô đã dành cho mình.

Điều mà em đón nhận được ở tất cả các thầy cô ấy là tình thương bao la vô bờ bến. Đã bao lần em bắt gặp ở họ nét phiền muộn ưu tư khi chúng em chưa ngoan. Và cũng bao lần em nhìn thấy những nụ cười rạng rỡ làm họ trẻ hẳn lại mỗi lúc chúng em cố gắng trong học tập. Cao cả thay những "kỹ sư" tâm hồn!Thầy cô đã vì chúng em mà có quản ngại chi. Vậy mà đôi lúc chúng em nào có hiểu ra điều đó làm cho người giáo viên của mình phiền lòng.Tại sao chúng em đã từng không chuẩn bị bài khi đến lớp rồi viện lý do này lý do kia.

1 tháng 11 2016

Tập thể lớp : 6a

THCS Gia Lạc

Xã luận 20/11

Kính thưa thầy cô thân mến! Thời gian như một cố máy vĩnh cửu cứ thế trôi đi mà không bao giờ chở lại.
Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi không để ý tới những gì xung quanh nó. Thầy cô là người cảm nhận rõ nhất. Thời gian trôi đi là những ngày thầy vất vả dạy dỗ đèn em thơ, nâng niu từng nét chữ , khuyên dăn trò từng lời…
Những canh thâu không ngủ, thức trắng đêm bên bàn giáo án, những sớm hôm miệt mài trên bục giảng để rồi mai kia chứng kiến lớp lớp học trò trưởng thành là hạnh phúc mà thầy cô mong muốn. Và lúc đó, theo bước chuyển nhịp của cuộc sống bất chợt, chúng ta nhớ đến thầy cô mài trường, nhớ đến cái nôi đã đào tạo chúng ta trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
Công ơn đó to lớn biết bao, cao cả biết nhường nào…Một lời thôi làm sao tả hết công ơn to lớn như trời biển của thầy cô đối với chúng em. Thay cho lời muốn nói, chúng em xin kính gửi đến quý thầy cô những vần thơ, câu chuyện mà chúng em đã dành tất cả công sức và lòng nhiệt huyết gửi vào trong đó tất cả tấm lòng của chúng em để kính dâng thầy cô… như một món quà ý nghĩa trong những món quà mà chúng em, ba mươi học sinh của lớp … Kính tặng lên thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Chúng em kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khoẻ để luôn dìu dắt, dẫn bước chúng em trên bước đường trở thành con người có ích cho xã hội, những mầm non của đất nước…

3 tháng 11 2016

​Đã 10 năm rồi em không gặp lại Thầy, cũng chừng ấy thời gian em vẫn hằng mơ một ngày em được trở lại thời thơ bé với bao kỷ niệm lưu luyến với thầy cô và bè bạn. Chiều nay em đi qua khúc sông gặp bạt ngàn hoa lau trắng, những bông lau trắng bời bời như nỗi nhớ của em về Thầy…​
Bài học đầu tiên em học ở Thầy là bài giảng lịch sử về Đinh Tiên Hoàng – vị vua tài giỏi đã dẹp loạn 12 sứ quân, đặt nền móng xây dựng độc lập tự chủ của đất nước.​
Thầy đã kể rất sinh động việc thời nhỏ, Đinh Bộ Lĩnh cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau với trẻ con thôn khác, đánh đâu thắng đó, tất cả đều hàng phục tôn làm “chủ tướng”, chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như vua.​
Hình ảnh những cành lau trắng đã được Thầy minh họa rất xúc động và trở thành dấu ấn không bao giờ phai nhạt trong em và nhiều lứa học trò chúng em ngày ấy. Thầy đã giảng cho chúng em biết bao bài học về lịch sử, về tình yêu đất nước và tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc… nhưng có một điều, Thầy chưa bao giờ kể về mình, về cuộc đời quân ngũ của Thầy. Thầy là thương binh, Thầy trở về từ chiến trường và đã để lại nơi ấy một cánh tay. Em nhớ những dòng chữ bằng phấn trắng Thầy viết lên bảng bằng tay trái xiên xiên, chợt thấy cay cay sống mũi…​
Hồi đó, món quà mà em và các bạn trong nhóm học sinh giỏi Văn đã tặng Thầy nhân ngày 20-11 là một bó hoa lau trắng. Thầy đã xúc động đến lặng người. Thầy cẩn thận cắm “bó hoa đặc biệt” ấy của chúng em vào một bình hoa được làm bằng gốc tre ngà ở phòng làm việc của Thầy. Rồi Thầy quay lại nói với chúng em giọng xúc động: hoa lau trắng nhắc Thầy nhớ mẹ, nhớ những người đồng đội cũ. Thầy kể, chữ đầu tiên hồi đó Thầy học là chữ 0.​
Để thầy dễ nhớ, mẹ Thầy nói nếu khi con nhìn thấy nắng xuyên qua mái nhà của mình, thấy những chấm tròn, đó là chữ 0. Nhà Thầy hồi đó lợp bằng tranh mây. Những gánh tranh mây mà cha Thầy đã lặn lội mang về từ trong rừng sâu, kiên nhẫn gánh đến mấy tháng trời mới đủ làm mái nhà. Người thầy đầu tiên trong cuộc đời Thầy chính là mẹ Thầy. Những con số đầu tiên Thầy biết cũng từ mẹ. Học đếm từ số 1 đến số 10, rồi cả phép cộng, trừ, nhân, chia cũng bằng những củ khoai, những phần quà của mẹ mỗi buổi chợ chiều cho chị và mấy đứa em.​
Bài học làm người mẹ cũng dạy Thầy bằng những câu ca dao “Lá lành đùm lá rách”, “Ăn xem nồi ngồi xem hướng”, “Học ăn học nói học gói học mở”,… Chỉ đơn giản là những lời dạy thường ngày, không có cuốn giáo án nào ngoài cuốn giáo án trái tim, tấm lòng yêu thương con hết mực… Câu chuyện kể của Thầy cũng là một bài học Thầy muốn dạy lại cho em, về tình yêu và lòng nhân ái. Có lẽ em nhớ và kính trọng Thầy hơn bởi những điều thật giản dị như thế.​
Trong giấc mơ ngập trắng hoa lau, em thấy tuổi thơ mình trở về bình yên, trong trẻo. Em nhớ Thầy nói là mỗi loài hoa đều có một hồn cốt riêng, đều có những giá trị mà chưa có ai viết hết, nói hết.​
Giờ đây đứng trước triền sông bạt ngàn hoa lau trắng – loài hoa giản dị đã trở thành ký ức thiêng liêng trong em khi nhớ về Thầy, về bài học đầu tiên của Thầy. Trong trái tim em, hình ảnh của Thầy giống như một ngọn núi với những tán cây đủ chở che cho em suốt mùa nắng gắt, cũng là nơi bình yên em muốn trở về mỗi khi lòng mệt nhoài nơi đất khách.​
Mùa đông đã về hun hút gió. Ngoài triền sông hoa lau trắng lại bời bời trong gió. “Cây lau có một sức sống bền bỉ và diệu kỳ, dù gió mưa có quất bao nhiêu thì hoa vẫn nở đúng mùa và vẫn trắng đến chênh chao. Con người cần phải kiên trì hơn loài hoa lau ấy…”​
- Thầy đã dạy em như thế. Đến bây giờ em vẫn luôn mang theo bên mình hình ảnh của một màu hoa – trắng tinh khiết như những tình cảm mến thương của những cô cậu học trò dành tặng thầy cô giáo…​
Lời thầy dạy thuở ấy…​
​Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ tha là một trái tim đã chết, con người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ đá mà thôi.
Gửi những người chèo đò mải miết giữa sông xưa.​
Gửi thầy con, người mải miết chèo lái những dòng đời xuôi ngược…​
Con còn nhớ rõ hình bóng thầy trên bục giảng năm ấy. Mái tóc pha hơi sương, chiếc cặp sách cũ, nụ cười hằn những vết chân chim đượm màu thời gian đã theo chúng con đi hết những năm tháng cuối của thuở học trò có lớn mà không có khôn…​
Bụi phấn rơi rơi theo từng dòng thầy viết, rơi vào cả tâm hồn non nớt của chúng con những bài học về cuộc đời.​
Thuở ấy, chúng con nào biết làm người phải có lấy một ước mơ, dù giản dị, nhỏ nhoi hay cao sang to lớn. Chiếc bảng đen, từng trang giấy trắng, những lời giảng dạy của Thầy chính là đoạn đường dài dẫn chúng con với những ước mơ đầu tiên ấy!​
Thưở ấy, chúng con nào biết cuộc đời chỉ có những bà tiên và ông bụt, rằng Lý Thông, mụ gì ghẻ, hay quỷ dữ chỉ có trong truyện mà thôi… Cuộc đời này vẫn luôn là bài một bài toán khó, mà đi hết cả quãng đường dài chúng ta mới nhận ra chẳng có lời giải nào tốt hơn ngoài hai từ “trải nghiệm”.​
Thầy dạy rằng bước vào đời chúng con cần có một đôi mắt sáng và một trái tim biết yêu thương, để đối tốt với những người ngay và tránh xa những toan tính, bon chen của những kẻ độc ác.​
Thưở ấy, chúng con nào biết “tha thứ” là một động từ đẹp nhất chỉ sau “yêu”. Thầy dạy chúng con đừng quay lưng với những người đã nhận lỗi, đừng mang ngõ cụt đến cho những người đã biết mình sai, đừng nhẫn tâm với những người đã biết quay lại… Thầy dạy rằng trái tim không biết thứ tha là một trái tim đã chết, con người không biết tha thứ vẫn chỉ là gỗ đá mà thôi.​
Thưở ấy, chúng con nào biết cậu bạn kia lấm lem bùn đất chỉ vì giúp ba cày thêm ruộng lúa, đâu biết cô bạn thỉnh thoảng ngủ gật trong lớp kia tối qua thức khuya trông em cho mẹ ốm, đâu biết cậu bạn bên cạnh mình có người thân bệnh nặng nên bỏ học thường xuyên…​
Chúng con vẫn chỉ là những đứa trẻ ngây thơ nhìn cuộc đời bằng một ánh nhìn như vốn dĩ, mà vô tình lãng quên đi đằng sau nó có thể là cả một câu chuyện dài.​
Thầy dạy chúng con hãy biết để ý và chăm sóc đến những người xung quanh, hãy biết trân trọng những điều tưởng như rất bình thường nhưng vô cùng quý giá. Bởi có một ngày, yêu thương cũng có thể là quá muộn… khi mà hợt hời và vô tâm đã bỏ xa khoảng cách giữa những con người.​
Thưở ấy, chúng con nào biết cuộc đời luôn là những vòng quay. Những khúc gập, những quanh co, những thác ghềnh luôn là một phần không thể thiếu. Đừng mơ tưởng về cuộc đời là một đường thẳng… Nếu cuộc đời con không có những khúc ngoặt, hiển nhiên nó đã vô nghĩa đi rất nhiều rồi.​
Thầy còn dạy chúng con phải biết ngẩng đầu trước thất bại, đừng dừng lại khi phía trước còn nhiều lắm những chông gai… Quá nửa cuộc đời con đã sống như lời thầy dạy, con lớn thêm một chút rồi, thầy ơi…​
Dẫu đông dài, hạ trắng, nắng gắt hay mưa giông…​
Những người chèo đò vẫn mải miết qua sông đưa khách…​
Dẫu gió lạnh, đèn khuya, lưng áo mỏng…​
Thầy tôi trăng hắt những đêm kia, vẫn mải miết chèo đời…​

3 tháng 11 2016

Tôi sinh ra ở làng quê nhỏ. Ngôi trường tiểu học của tôi cũng là trường làng bé lắm. Ngồi trường ấy ngày ngày chào đón các em học sinh nghèo tay lấm chân trần. Vâng, trường tôi nghèo lắm. Nhưng ở nơi đó tôi đã tìm thấy nhiều niềm vui và những kỉ niệm về người thầy thân thương với lòng biết ơn sâu sắc.
Đã hơn 10 năm nhưng hình ảnh và lời nói của thầy vẫn luôn hằn sâu trong ký ức tôi. Đó là năm học lớp 5, tôi được chuyển sang học lớp mới. Ngày đầu đi học tôi đứng rụt rè ở cửa lớp vì e sợ thầy, bạn không quen. Thầy nhìn thấy tôi và hỏi han ân cần. Nhìn ánh mắt trìu mến và cầm bàn tay ấm áp của thầy, tôi bước vào lớp trong sự yên tâm lạ thường.​
Từ lần đầu được gặp thầy rồi được thầy dạy dỗ, tôi càng hiểu và thấy yêu quý thầy nhiều hơn. Với thầy, tôi có thể diễn tả bằng hai từ “yêu thương” và “tận tụy”. Thầy tận tụy trong từng bài giảng, từng giờ đến lớp. Cả những ngày nóng bức hay những ngày mưa, thầy đều đến lớp để mang cho chúng tôi nhiều điều mới lạ.​
Tôi nhớ đến mùa nước nổi, khắp đường xá, trường học đều đầy nước. Thế mà thầy trò chúng tôi vẫn đến lớp đều đặn, học bì bõm trong nước thế mà vui đến lạ. Những bài giảng của thầy dường như “đánh thắng” cả mùa nước lũ.​
Khi không đến lớp, thầy lặn lội đến nhà các học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và tạo điều kiện tốt hơn để chúng tôi yên tâm ngày hai buổi đến trường. Thầy tôi là như thế, thầy tận tụy với nghề, yêu thương tất cả học sinh. Tôi đã từng được đến chơi nhà thầy – một ngôi nhà mái lá đơn sơ nhưng gọn gàng, sạch sẽ. Căn nhà bé nhỏ ấy chứa đựng tấm lòng yêu thương bao la của thầy tôi.​
Hơn cả 1 người thầy dạy chữ, thầy còn dạy chúng tôi biết bao điều trong cuộc sống. Thầy luôn nhắc nhở chúng tôi cố gắng học tập, không khuất phục cái nghèo. Thầy vẫn tin rằng các học trò của thầy sẽ xây dựng một tương lai tươi sáng hơn. Niềm tin của thầy truyền sang niềm tin của chúng tôi – những đứa học trò nghèo chan chứa bao nhiêu là ước mơ và hoài bão. Những lời dạy dỗ của thầy đã theo tôi trong suốt những tháng năm dài.​
Riêng với tôi, tôi vẫn nhớ mãi những lần được thầy đưa đến trường. Con đường đá đến trường đã thấm biết bao giọt mồ hôi của thầy tôi. Tôi không sao quên được hình ảnh thầy với chiếc xe đạp cũ kĩ cứ kêu “kót két” theo từng vòng quay. Thế mà chỉ cần ngồi sau lưng thầy, con đường dài dường như ngắn lại; cái nóng của buổi trưa nắng gắt dường như cũng mát dịu hẳn đi. Nhìn lưng thầy ướt đẫm mồi hôi mà miệng vẫn vui cười. Ôi! Sao mà nhớ thầy đến thế!​
Trên con đường dài với lắm gập ghềnh, thầy và tôi cùng nhau trò chuyện nhiều điều thú vị. Bất chợt tôi cảm thấy thầy thật gần gũi và thân thiết như một người bạn lớn. Có lần thầy hỏi tôi rằng: “Nếu chỉ được đi qua một lần trên con đường đầy hoa dại, con sẽ chọn một bông hoa nào con cho là đẹp nhất?!”.​
Lúc bé thơ ấy tôi nào hiểu những gì thầy muốn nói, chỉ khẻ cười rồi im lặng. Rồi thầy bảo rằng “trên đường con đi sau này sẽ có nhiều “bông hoa” như thế. Con đừng đợi phải đi hết quãng đường, hãy nắm lấy cơ hội để con có thể tiến xa hơn”. Và khi đó tôi mới hiểu điều thầy muốn nói, lời nói của thầy đã cổ vũ tôi đủ can đảm bước xa làng quê bé nhỏ để lên thành phố học tốt hơn. Đúng là thầy tôi, lời khuyên nhủ thật nhẹ nhàng nhưng sâu sắc và làm người ta yên lòng lắm.​
Đến hôm nay, tôi bỗng nhớ lại những câu chuyện của người thầy năm xưa. Thầm cảm ơn thầy về những gì tốt đẹp thầy đã dành cho tôi. Đó là những lời dạy dỗ quý báu cổ vũ tôi trong những tháng năm dài. Gần 10 năm nay ít có dịp về thăm thầy cũ. Ngôi trường làng ngày xưa đã tàn phai ít nhiều. Mỗi lần về thăm lại thấy mái tóc thầy tôi bạc trắng nhiều hơn. Nhưng dù thời gian có trôi qua bao nhiêu, tấm lòng thầy vẫn như thế, vẫn tận tụy và đầy yêu thương.​
Đối với tôi, “người thầy năm xưa” là biểu tượng của một nhà giáo Việt Nam ưu tú. Ở thầy tôi là sự hy sinh cao cả xuất phát từ lòng yêu nghề, yêu trẻ. Đến hôm nay, trong lòng tôi vẫn mãi mãi kính trọng và biết ơn “người thầy giáo năm xưa”.​
Người thầy, người cha thứ 2 của đời con!​
Khi viết lên những dòng này có lẽ thầy của con đang say sưa giảng bài trên lớp cho học sinh của mình. Con biết có thể thầy sẽ không bao giờ đọc được những dòng này nhưng con vẫn muốn viết ra bằng tất cả tình cảm, lòng kính trọng của mình để tri ân thầy, tri ân người cha thứ hai trong cuộc đời của con.
Thầy là một người giáo viên tỉnh lẻ bình thường, một giáo viên vùng sâu vùng xa của đất Đồng Nai. Nhiều người cứ nghe đến Đồng Nai lại cho đó là một tỉnh giàu có, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều những vùng quê nghèo như quê ta thầy nhỉ. Con viết những dòng này trong giờ nghỉ trưa tại cơ quan, khi mà con bất chợt đọc được Nét bút tri ân trên báo Tuổi trẻ.​
Cảm xúc của con lúc này mãnh liệt và dâng trào quá, con cũng không biết viết từ đâu, viết như thế nào. Cuộc đời con thầy không sinh con ra nhưng thầy là người đã giúp con nhận thức được giá trị của cuộc sống, nhận thức được giá trị của đồng tiền, giá trị của sức lao động và là điểm tựa để con bắt đầu một cuộc đời mới sau vấp ngã đầy cay đắng và tủi nhục.​
Con lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, cái nghèo làm người ta thua thiệt và tủi thân. Chính vì thế ngay từ nhỏ con đã quen cuộc sống thiếu cái ăn cái mặc, quen những bộ quần áo cũ khi nhìn bạn bè mặc quần áo tây sơ mi thơm trắng sáng, quen đi dép nhựa rách phải hàn bằng mủ cao su bên những đôi xăng đan Bitis thơm mùi nhựa mới, quen những bữa cơm chỉ có nước mắm ăn với rau muống luộc bên những bữa cơm có thịt cá đủ đầy của chúng bạn, quen với một buổi cắp sách đến trường còn một buổi đi làm thuê cuốc mướn kiếm bát cơm no lòng.​
Cha mẹ luôn động viên chúng con cố gắng học để có cái chữ, để mà thoát nghèo. Vì thế con cố gắng học, con có thể nghèo hơn, ăn mặc rách nát hơn nhưng con sẽ học giỏi hơn những người bạn của mình, con luôn xác định như vậy để vươn lên. Con cảm thấy hạnh phúc ngập tràn khi mười hai năm liền mình làm lớp trưởng, mười hai năm đạt thành tích cao, tự hào với giấy khen của trường, của sở đào tạo cho kết quả học tập, thành tích “học sinh nghèo vượt khó học giỏi”…​
Ngày con học xong cấp ba và thi đậu đại học con đã khóc như một đứa trẻ, con đã làm được một điều tưởng như không thể khi thi đậu đại học, con là điểm sáng của cả cái xã nghèo này. Trong mười hai năm đó thầy là người giúp con rất nhiều để con có thể củng cố kiến thức học tập, ôn luyện để con thi đại học. Ngày con lên đường đi nhập học thầy không có gì nhiều ngoài những lời nhắn nhủ tâm huyết và một ít tiền dành dụm gởi con làm quà. Thầy ạ đối với con số tiền đó là nước mắt, là công sức lao động, là những đêm không ngủ soạn giáo án của thầy, cầm nó con lại nấc ngẹn không nói nên lời.​
Cuộc sống ở Sài Gòn khác xa cái cảnh ở quê nghèo và con bị choáng ngộp thật sự, con có cảm giác ở đây người ta sống nhanh quá, gấp gáp quá. Con học đại học nhưng cũng như thời ở quê một buổi lên giảng đường, một buổi đi làm thêm, con phải tiết kiệm lắm mới có thể tạm đủ sống để đi học. Ngày đó con lúc nào cũng ốm yếu vì thiếu ăn, chỉ có thầy biết rõ nhất, những bức thư hai thầy trò mình gởi con đã nói rất rõ. Thầy đã động viên con để con học, cố gắng từng ngày từng ngày một vì ước mơ thoát nghèo của con, thầy nói ước mơ thoát nghèo của con cũng là ước mơ của cả đời thầy.​
Vậy mà năm cuối đại học khi mà kỳ thực tập trước mắt con lại bị cám dỗ đồng tiền quật ngã để phải ra đi trong đau đớn, tủi hổ. Con vướng vào cá độ bóng đá và game online dẫn đến nợ nần, một phút nông nổi con đi ăn cắp điện thoại di động và tiền của bạn trong ký túc xá để tiêu xài, kết quả con bị bắt quả tang và bị buộc thôi học ngay lập tức. Với con giây phút bước ra khỏi cổng ngôi trường đại học mình gắn bó hơn bốn năm trời mãi mãi in sâu như một bài học không thể nào quên, bài học của cả đời người với riêng con.​
Con trở nên điên loạn, con mất hết phương hướng và căm thù tất cả những ai muốn động viên, giúp đỡ mình. Khi ấy con cảm thấy đó là lòng thương hại, là người ta thấy tội nghiệp và điều đó làm con không muốn đi đâu, làm gì nữa. Lại một lần nữa trong tận cùng đau đớn, tủi nhục thầy lại bên cạnh con, thầy làm bạn với con để chia sẻ và khuyến khích con. Thầy từng bước làm con quên đi mặc cảm và hướng con đi con đường mới khó khăn hơn nhưng rất thực tế với hoàn cảnh của con lúc đó. Thời gian đã trôi qua, con đã sống những giây phút khó khăn nhất đời mình dưới sự dìu dắt của thầy. Giờ đây đã trưởng thành hơn, đã thành công khi học xong bằng nghề và đi làm với thu nhập tạm ổn định con càng biết ơn thầy hơn. Chính thầy đã xác định cho con lối đi học nghề để có một công việc với thu nhập ổn định, từ đó sẽ đi học lên thêm.​
Vâng con sẽ nghe theo lời thầy, con sẽ cố gắng đi làm và học đại học tại chức vào ban đêm, con sẽ làm được vì con có lòng tin, vì con luôn có thầy bên cạnh. Khi con gục ngã, khi con phạm sai lầm mọi người coi thường con bao nhiêu thầy lại thương con bấy nhiêu. Thầy đã đánh thức được lòng tự tôn và cho con những lời khuyên đúng đắn. Con hạnh phúc lắm vì giờ đây em gái con lại được thầy chủ nhiệm, thầy lại dạy thêm cho em mà không lấy một đồng tiền công nữa, ơn nghĩa của thầy con làm sao trả được. Thầy sống và làm việc theo đúng lời dạy của Bác Hồ kính yêu, là tấm gương sáng của một người Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh.​
Hôm rồi lang thang một chút trên mạng internet vào những diễn đàn dạy và học con tìm thấy những bài học, phần mềm dạy toán ấn tượng của một thầy giáo tên Nguyễn Quốc Phong trường THPT Định Quán. Con bị xúc động mạnh, con thật sự ấn tượng khi người đó chính là người thầy kính yêu của mình. Thầy bước vào cái tuổi tóc điểm hoa râm rồi mới bắt đầu tiếp cận máy vi tính, thế mà có thể viết ra những phần mềm dạy học môn toán cấp ba đầy hữu ích và thiết thực với cộng đồng mạng như thế thật là hiếm có. Quả thật đó là những điều khó mà ai cũng làm được ở cái tuổi của thầy và ở cái xã nghèo của chúng ta thầy ạ!​
Lúc này con lại rơi nước mắt, nước mắt này không còn là nước mắt của hối hận muộn màng, của sự tự ti, xấu hổ về quá khứ đã qua, mà là của niềm xúc động, của hạnh phúc. Thầy ạ, con mà viết về thầy chắc con sẽ viết hoài, viết mãi đến khi mệt mà vẫn muốn viết vì thầy trò ta có quá nhiều tình cảm và có quá nhiều điều đặc biệt.​
Con sẽ dừng viết ở đây và con luôn luôn nhớ câu nói của thầy “Sống ở trên đời mọi thứ có thể mất đi nhưng tương lai thì vẫn còn. Người sống lâu nhất là người cảm nhận được cuộc sống này nhiều nhất, chứ không phải là người tồn tại với thời gian nhiều nhất”. Vâng. Con sẽ cố gắng, thầy yên tâm nhé!​

Bạn tham khảo nha!

22 tháng 5 2022

1) Em và Lan Anh là hai người bạn thân thiết của nhau. Lan Anh rất xinh đẹp. Bạn có khuôn mặt trái xoan. Nước da trắng hồng. Đôi mắt to và tròn. Mái tóc ngắn mềm mượt, đen nhánh. Em thích nhất là mỗi khi Lan Anh cười. Nụ cười tươi rói . Lan Anh học rất giỏi, nhất là môn Toán. Mỗi khi rảnh rỗi, em và Lan Anh thường đọc sách cùng nhau. Em rất yêu quý người bạn của mình.

22 tháng 5 2022

5) Người em yêu quý nhất trong gia đình chính là mẹ. Mẹ em tên là ... Năm nay mẹ đã 40 tuổi nhưng mẹ vẫn rất trẻ. Mẹ em làm nội trợ trong gia đình. Mỗi sáng, mẹ nấu bữa sáng cho cả nhà rồi đưa em đến trường. Sau đó mẹ đi chợ , đi làm. Mẹ em nấu ăn rất ngon. Mẹ chăm sóc em rất chu đáo Buổi tối, mẹ thường dạy em học bài. Em yêu mẹ nhất trên đời. Em hứa sẽ học thật giỏi để mẹ vui lòng.

16 tháng 11 2021

tham khảo

Nhớ Ơn Thầy Cô

Trùng khơi sóng vỗ dạt dào
Núi cao nhạn biếc lượn vào mây xanh
Công Cha nghĩa Mẹ sinh thành
Ơn thầy Cô đã cho danh cuộc đời
Đã từ bao thủa xa xôi
Ông Cha mình đã dựng đồi nghĩa cao
Biết bao tình nghĩa Thầy trao
Cô cho trí thức bay vào mộng mơ
Cuộc đời luôn đẹp vần thơ
Tình Thầy nhắc nhở ai chờ đò sang
Cho dù vất vả trăm ngàn
Nhắc nhau ta nhớ cung đàn Thầy Cô....!

16 tháng 11 2021

Tham khảo:

 Tri thức ngày xưa trở lại đây,

 Ân tình sâu nặng của cô thầy!

 Người mang ánh sáng soi dời trẻ;

 Lái chuyến đò chiều sang bến đây?

 Đò đến vinh quang nơi đất lạ;

 Cám ơn người đã lái đò hay!

 Ơn này trò mãi ghi trong dạ...

 Người đã giúp con vượt đắng cay!

 

Dòng chữ in đậm là: Tri ân người lái đò, cám ơn người!

18 tháng 5 2022

Dân số đông và tăng nhanh gây sức ép lớn tới giao thông và các vấn đề xã hội ở các thành phố lớn.

Tình trạng tắc đường thường xuyên diễn ra, đặc biệt là trong giờ cao điểm người tham gia giao thông đi lại rất khó khăn; các phương tiện giao thông công cộng quá tải, người trên xe phải chen chúc nhau. Sự tham gia của quá nhiều các phương tiện giao thông dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.

Bên cạnh đó, sức ép dân số lên các vấn đề xã hội cũng rất nghiêm trọng. Dân số đông khiến các trường học, bệnh viện thường xuyên quá tải; gia tăng các tệ nạn xã hội; thiếu nhà ở; thiếu việc làm,...