K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2021

THAM KHẢO!

- Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế sinh ra ngày và đêm. Tuy nhiên, do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi ở bề mặt Trái đất đều lần lượt được Mặt trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm.

- Trước khi có đồng hồ thì ngày xưa người ta xác định giờ trong ngày bằng cách: Đồng hồ mặt trời, đồng hồ cát, đồng hồ nước ,...

- Giờ mặt trời được xác định đựa vào vị trí của mặt trời so với kinh tuyến tại nơi quan sát: buổi sáng mặt trời ở phía đông kinh tuyến, lúc chính trưa ( hay Chính ngọ) mặt trời ở trên kinh tuyến và buổi chiều mặt trời ở phía tay kinh tuyến. 

21 tháng 9 2021

- Trái Đất luôn được mặt trời chiếu sáng một nửa, nửa còn lại thì không được chiếu sáng vì thế sinh ra ngày và đêm. Do Trái Đất quay quanh trục nên mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt được.

- Trước khi có đồng hồ người xưa xác định giờ bằng đồng hồ nắng, đồng hồ nước,đồng hồ cát,...v.v.

Học tốt√√

16 tháng 11 2021

 - Vì hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm,

- Do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

Vì sao có hiện tượng ngày và đêm? - ảnh 1

16 tháng 11 2021

Hehe cô xem bài em ạ 🌚

undefined

3 tháng 2 2023

- Có sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất do:

+ Trái Đất hình cầu => luôn được Mặt Trời chiếu sáng 1 nửa (nửa được chiếu sáng là ban ngày, nửa không được chiếu sáng là ban đêm).

+ Trái Đất tự quay quanh trục => Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.

- Nếu Trái Đất chỉ chuyển động quanh Mặt Trời mà không tự quay quanh trục thì mọi nơi trên Trái Đất sẽ có 6 tháng là ban ngày và 6 tháng là ban đêm.

=> Do trục Trái Đất luôn nghiêng 1 góc 66o33’ so với mặt phẳng Xích đạo và không đổi hướng khi chuyển động.

24 tháng 2 2022

TK

Hiện tượng Mặt trời mọc đằng đông lặn đằng tây là do chuyển động tự quay của Trái đất gây nên. Trái đất có hai loại chuyển động chính: quay xung quanh Mặt trời và tự quay quanh trục của chính mình. Trục đó đi qua tâm của Trái đất và cắt bề mặt Trái đất ở hai điểm nam và bắc cực.

Hiện tượng ngày và đêm sinh ra do Trái Đất tự quay quanh trục: Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

24 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Mặt Trời mọc và lặn

Hình khối cầu của Trái Đất luôn được chiếu sáng một nửa sinh ra ngày và đêm. Khi Trái Đất quay, góc nghiêng giữa Mặt Trời và Trái Đất dần lớn lên. Đồng thời, nó tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông, do đó ta có cảm giác Mặt Trời mọc từ thấp lên cao, mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây.

15 tháng 5 2017

Giải thích : Mục II, SGK/20 địa lí 10 cơ bản.

Đáp án: A

36. Nguyên nhân nào sau đây làm cho mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày, đêm luân phiên nhau?A. Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào một nửa Trái ĐấtB. Trái Đất quay quanh Mặt Trời trong 365 ngàyC. Trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạoD. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục37. Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ, vật mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu độ kinh tuyến?A....
Đọc tiếp

36. Nguyên nhân nào sau đây làm cho mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày, đêm luân phiên nhau?

A. Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào một nửa Trái Đất

B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời trong 365 ngày

C. Trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo

D. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục

37. Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ, vật mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu độ kinh tuyến?

A. 10                                                                        B. 20

C. 15                                                                        D. 25

38. Khi khu vực giờ gốc (GMT) là 12 giờ thì ở nước ta là mấy giờ?

A. 5 giờ                                                                   B.7 giờ

C.12 giờ                                                                  D. 19 giờ

 39. Khi Hà Nội là 12 giờ thì khu vực giờ gốc (GMT) là mấy giờ?

A. 5 giờ                                                                   B. 7 giờ

C. 12 giờ                                                                 D. 19 giờ

40. Lực làm lệch hướng của các vật chuyển động theo chiều kinh tuyến có tên gọi là gì?

A. Niu-tơn                                                              B. Ác-si-mét

C. Cô-ri-ô-lít                                                          D. Trọng lực

1
23 tháng 11 2021

36. Nguyên nhân nào sau đây làm cho mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày, đêm luân phiên nhau?

A. Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào một nửa Trái Đất

B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời trong 365 ngày

C. Trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo

D. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục

37. Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 khu vực giờ, vật mỗi khu vực giờ rộng bao nhiêu độ kinh tuyến?

A. 10                                                                        B. 20

C. 15                                                                        D. 25

38. Khi khu vực giờ gốc (GMT) là 12 giờ thì ở nước ta là mấy giờ?

A. 5 giờ                                                                   B.7 giờ

C.12 giờ                                                                  D. 19 giờ

 39. Khi Hà Nội là 12 giờ thì khu vực giờ gốc (GMT) là mấy giờ?

A. 5 giờ                                                                   B. 7 giờ

C. 12 giờ                                                                 D. 19 giờ

40. Lực làm lệch hướng của các vật chuyển động theo chiều kinh tuyến có tên gọi là gì?

A. Niu-tơn                                                              B. Ác-si-mét

C. Cô-ri-ô-lít                                                          D. Trọng lực

10 tháng 5 2023

c

10 tháng 5 2023

c. sự luân phiên mặt trời mọc và lặng

 

Câu 1: (2,5 điểm)- Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Khi đó, độ dài một ngày - đêm trên bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng một năm.- Với thời gian ngày - đêm kéo dài như vậy, phần đang là ban ngày sẽ rất nóng, vì bị Mặt Trời đốt nóng liên tục trong nửa năm; còn phần đang là ban đêm sẽ rất lạnh, vì không được Mặt Trời chiếu đến. Khi đó, vạn vật sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được cho nên trên Trái...
Đọc tiếp

Câu 1: (2,5 điểm)

- Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Khi đó, độ dài một ngày - đêm trên bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng một năm.

- Với thời gian ngày - đêm kéo dài như vậy, phần đang là ban ngày sẽ rất nóng, vì bị Mặt Trời đốt nóng liên tục trong nửa năm; còn phần đang là ban đêm sẽ rất lạnh, vì không được Mặt Trời chiếu đến. Khi đó, vạn vật sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được cho nên trên Trái Đất sẽ không thể tồn tại sự sống.

Câu 2: (2,5 điểm)

Để đo độ cao của núi, người ta thường đo bằng hai cách, đo độ cao tuyệt đối hoặc đo độ cao tương đối. Hai cách đo này có sự khác biệt nhau và không giống nhau.

- Đối với cách đo độ cao tương đối, người ta tiến hành đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi lên chân núi.

- Trong khi đó, nếu muốn đo độ cao tuyệt đối người ta lại tiến hành đo theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi đến mực nước biển trung bình.

5
24 tháng 3 2022

tham khảo 

Câu 1: 

Nguyên nhân Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm là do:

- Do trục Trái đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì sẽ có góc chiếu lớn hơn, nhận được nhiều ánh sáng và có nền nhiệt cao hơn.

- Do đó, vào thời điểm này, nửa cầu được chiếu sáng chính là mùa nóng. Nửa cầu còn lại không ngả về phía mặt trời thì góc chiếu nhỏ hơn, nhận được ánh sáng cũng như lượng nhiệt ít hơn nên lúc này nửa cầu ấy sẽ là mùa lạnh.

Chính vì vậy, trong năm thời kì nóng và lạnh ở hai nửa cầu thay đổi luân phiên nhau.

Câu 2: 

* Khái niệm:

- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.

- Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.

* Tác động của nội lực và ngoại lực:

- Nội lực có tác động nén,ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị uốn nếp đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành núi lửa hoặc động đất. Tạo nên các dạng địa hình lớn trên bề mặt đất như núi cao,…

- Ngoại lực chủ yếu có hai quá trình: quá trình phong hóa các loại đá và quá trình xâm thực (do nước chảy, do gió,…). Tạo nên các dạng địa hình bóc mòn, thổi mòn, mài mòn, bồi tụ,…

24 tháng 3 2022