K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 9 2018

-Biểu dương sự thông minh, tinh thần dũng cảm của người nông dân dám tố cáo và muốn nhà vua trừng phạt đám quan lại nhũng nhiễu nhân dân.

-Chế giễu lũ quan lại sách nhiều tham nhũng và dốt nát.

+Sự việc tập trung thể hiện chủ đề là người nông dân xin vua thưởng roi.

+Câu văn thể hiện việc này là : Xin bể hạ thưởng cho han thần năm mươi roi…

28 tháng 9 2016
Truyện chế giễu tên quan cận thần tham lam đồng thời biểu dương sự thông minh, nhanh trí của người nông dân.- Sự đề nghị của người nông dân về phần thưởng thể hiện rõ chủ đề của truyện: "Xin bệ hạ hãy thưởng cho hạ thần năm mươi roi, hạ thần không muốn gì hơn cả. Chỉ có điều là hạ thần đã đồng ý chia cho viên quan đã đưa thần vào đây một nửa số phần thưởng của bệ hạ. Vậy xin bệ hạ hãy thưởng cho mỗi người hai mươi nhăm roi."



Xem nội dung đầy đủ tại:http://123doc.org/document/434129-tiet-14-chu-de-va-dan-bai-cua-bai-van-tu-su.htm

13 tháng 9 2018

1)- Biểu dương sự trung thực, thẳng thắn không ham của cải vàng bạc của người lao động
- Phê phán, chế giễu thói tham lam, ích kỉ của bọn quan lại trong triều
- Sự việc tập trung làm nổi bật chủ đề:
+ Biểu dương việc: Một người nông dân tìm được viên ngọc quý muốn dâng nhà vua”
+ Người nông dân tố cáo sự tham lam của viên quan cận thần
- Phê phán: “ Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điều kiện… nếu không thì thôi!”

2)

Bố cục ba phần của truyện là: + Mở bài: "Một người nông dân tìm được một viên ngọc quý liền muốn đem dâng hiến nhà vua." + Kết luận: "Nhà vua bật cười, đuổi tên cận thần ra và thưởng cho người nông dân một nghìn rúp.". + Phần còn lại là thân bài.
18 tháng 9 2018

a) Chủ đề của bài văn nhằm biểu dương trí thông minh, sự thẳng thắn, lòng trung thực của người nông dân và chế giễu sự tham lam của tên quan nọ. Sự việc tập trung cho chủ đề thì ko chắc lắm, mình đoán là chỗ:xin bệ hạ...........hai mươi nhăm roi.

c)Giống nhau về bố cục là: Đều có 3 phần

   Khác nhau về chủ đề: Truyện Tuệ Tĩnh là ca ngợi lòng thương người của vị danh y lỗi lạc đời Trần(hoặc là bạn nói luôn đó là Tuệ Tĩnh cũng được). Còn truyện Phần Thưởng là biểu dương trí thông minh, sự thẳng thắn, lòng trung thực của người nông dân và chế giễu lòng tham lam của bọn quan lại trong triều.

d)Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ phần thưởng mà người nông dân đòi là 50 roi và đây là 1 bất ngờ rất lớn so với dự kiến của tên cận thần

18 tháng 9 2018

a ) Nhằm tố cáo tên cận thần tham lam và ca ngợ sự thông minh của người nông dân 
b ) Bố cục : Mở bài của bài Tuệ Tĩnh nói rõ ngay chủ đề,còn của Phần Thưởng thì chỉ giới thiệu tình huống.
                   Kết bài của Tuệ Tĩnh có tính chất ca ngợi,bài hết mà thầy thuốc lại bắt đầu một cuộc chữa bệnh mới 
                   Kết bài Phần Thưởng là viên quan bị đuổi ra,còn người nông dân được thưởng 
Chủ đề : Chủ đề của Tuệ Tĩnh nói rõ ngay ra nội dung chính của câu truyện,còn của phần thưởng thì gây chú ý,tạo sự tò mò cho người đọc. ( Ko chắc lắm bạn ạ ) 
c ) Thú vị ở chỗ : Lời xin thưởng lạ lùng của ngườ nông dân,nằm ngoài dự kiến của tên quan và người đọc,nhưng nói lên sự thông minh,tự tin,hóm hỉnh của người nông dân.
Ko chắc lắm bạn ạ,mong bạn xem xét kĩ .

12 tháng 6 2019

a, Chủ đề truyện:

- Biểu dương sự trung thực, thẳng thắn không ham của cải vàng bạc của người lao động

- Phê phán, chế giễu thói tham lam, ích kỉ của bọn quan lại trong triều

- Sự việc tập trung làm nổi bật chủ đề:

     + Biểu dương việc: Một người nông dân tìm được viên ngọc quý muốn dâng nhà vua”

     + Người nông dân tố cáo sự tham lam của viên quan cận thần

- Phê phán: “ Được, tôi sẽ đưa anh vào gặp nhà vua với điều kiện… nếu không thì thôi!”

b, Ba phần của truyện:

- Mở bài : Câu đầu tiên

- Thân bài : từ “Ông ta” đến “hai mươi nhăm roi”

- Kết bài : phần còn lại

c, Truyện “Phần thưởng” giống với truyện “Tuệ Tĩnh” ở phần cấu tạo ba phần.

- Khác nhau ở chủ đề:

     + Chủ đề truyện Tuệ Tĩnh: Tấm lòng nhân từ của bậc lương y

     + Chủ đề truyện Phần Thưởng: Sự trung thực

d, Sự việc Thân bài thú vị ở chỗ:

- Phần thưởng mà người nông dân đề nghị “thưởng cho hạ thần năm mươi roi”

- Việc chia phần thưởng bất ngờ hơn, ngoài dự kiến của viên quan

19 tháng 4 2022

REFER

Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách gợi ra những điều sâu sắc về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa người này với người khác trong cuộc sống hàng ngày. Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Không nên đố kị, ghen ghét trước tài năng của người khác mà cần phải biết vượt qua tất cả những mặc cảm, tự ti để vượt qua chính mình.

19 tháng 4 2022

ghi rõ bài ra

8 tháng 3 2023

Lời đối thoại giữa bà và Thanh trong phần đầu của tác phẩm chủ yếu xoay quanh những việc sinh hoạt nhỏ nhặt, trước mắt của nhân vật Thanh. Bà chỉ hỏi Thanh, đã về đấy ư, đã ăn cơm chưa, sao không đi xe, dặn Thanh đi nghỉ ngơi, rửa mặt cho mát…

Những lời đối thoại cho thấy hình ảnh người bà như vẫn luôn chờ đợi đứa cháu đi xa trở về. Bà không hỏi công việc, mà chỉ hỏi những chuyện vụn vặt, quan tâm đến bữa ăn, giấc nghỉ của cháu.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Đọc kĩ đoạn văn nằm ở phần đầu có lời đối thoại giữa Thanh và bà.

- Từ đoạn văn đó chỉ ra những chuyện được nhắc đến trong lời đối thoại và cách bộc lộ tình cảm của các nhân vật.

Lời giải chi tiết:

- Lời đối thoại của bà và Thanh chủ yếu xoay quanh những chuyện xảy ra trong thời gian Thanh vắng nhà, về tình trạng sức khỏe của bà và những lời hỏi han ân cần, những lời quan tâm bà nói với anh.

- Tình cảm của các nhân vật được bộc lộ trực tiếp thông qua những lời đối thoại, hỏi han giữa hai bà cháu về sức khỏe; bà quan tâm cháu, dành cho cháu những lời quan tâm, tình thương yêu vô bờ bến.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần 2.

Lời giải chi tiết:

Ở phần 2, tác giả đã nêu và muốn chứng minh với người đọc về hai câu đề của bài thơ Thu vịnh đã ghi được cái thần thái của trời thu cùng màu xanh ngắt.

29 tháng 9 2016

1.

- Tình cảm mà tác giả muốn biểu đạt qua bài văn “Tấm gương” đó là biểu dương những con người trung thực, ngay thẳng, phê phán những kẻ xu nịnh, dối trá.

 

29 tháng 9 2016

2.

Không miêu tả một con người cụ thể mà mượn hình ảnh của tấm gương làm điểm tựa cho bài văn. Qua đó, bộc lộ tình cảm của tác giả vi tấm gương luôn phản chiếu các sự vật xung quanh đúng như bản chất vốn có của nó. Do vậy, trong bài văn tác giả đã ngợi ca phẩm chất của gương nhưng là để ngợi ca đức tính trung thực ngay thẳng của con người.

3.

Bài văn có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài

- Mở bài: từ đầu đến ... “sinh ra nó” nêu phẩm chất của gương

- Thân bài: tiếp đến... “không hổ thẹn” nêu lên các đức tính của gương.

- Kết bài: khẳng định lại phẩm chất của gương.

Như vậy ta có thể dễ dàng nhận thấy mở bài, thân bài, kết bài có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Tất cả đều hướng tới chủ đề của văn bản và tập trung biểu đạt một thứ tình cảm chủ yếu là biểu dương về tính trung thực.