K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
4 tháng 9 2018

Nghệ thuật chân chính có sức mạnh kì diệu, qua Bức tranh của em gái tôi và Cây bút thần, hãy làm sáng tỏ.

- Qua Bức tranh của em gái tôi, ta thấy nghệ thuật hay chính bức tranh đoạt giải của bé Thảo Phương đã cảm hóa và làm nhân vật tôi - người anh trai có sự chuyển biến trong nhận thức. Từ căm ghét, ghen tị, không quan tâm tới em gái, người anh trai đã thấy xúc động, nghẹn ngào, hối hận vì đã đối xử không tốt với em gái. Như vậy, nghệ thuật là cầu nối, là sợi dây nối dài tình cảm giữa hai anh em.

- Trong Cây bút thần, nhân vật Mã Lương là người có tài vẽ y như thật, đến nỗi những thứ cậu vẽ ra đều bay ra khỏi trang giấy. Cậu vẽ những dụng cụ lao động cho người nghèo và giúp đỡ họ. Tiếng tăm của cậu bay tới tai tên vua gian ác. Hắn bắt cậu phải vẽ cho hắn cả núi vàng. Cậu vẽ thành sóng thần, thủy triều và ngọn núi cao trừng trị tên vua. Như thế, nghệ thuật có sức mạnh kì diệu ở chỗ: không chỉ cảm hóa mà còn trừng trị, bênh vực cái thiện, trừng phạt cái ác. Truyện có sử dụng những yếu tố kì ảo để thể hiện ước mơ tự ngàn đời của nhân dân: thiện thắng ác. 

Như vậy chỉ qua 2 câu chuyện ta phần nào có thể thấy được sức mạnh kì diệu của nghệ thuật. Nghệ thuật không chỉ đem đến những rung cảm cho tâm hồn, khiến con người thêm yêu và trân trọng cuộc sống mà nghệ thuật còn có tác dụng cải biến nhận thức, giàu giá trị nhân đạo.

28 tháng 7 2019

nghe thuat chan chinh co suc manh cam hoa nguoi khac.Ma luong da dung but than trung tri ke xau ,co em gai th da dung tai nang cua minh lam cho nguoi anh nhan ra cai sai

yeu tick giup mn nha

                                           ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU MÔN NGỮ VĂN CẤP HUYỆNCâu 1:(8đ)Nghệ thuật chân chính có sức mạnh kì diệu,theo em điều kì diệu ấy được thể hiện như thế nào qua truyện"Cây Bút Thần" và "Bức Tranh Của Em Gái Tôi"-Tạ Duy Anh.Nêu điểm gặp gỡ giữa hai truyện trên.Câu 2:(12đ):Trong bài thơ "Đất" của nhà thơ Trần Đăng Khoa,có viết:                                     ...
Đọc tiếp

                                           ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU MÔN NGỮ VĂN CẤP HUYỆN
Câu 1:(8đ)Nghệ thuật chân chính có sức mạnh kì diệu,theo em điều kì diệu ấy được thể hiện như thế nào qua truyện"Cây Bút Thần" và "Bức Tranh Của Em Gái Tôi"-Tạ Duy Anh.Nêu điểm gặp gỡ giữa hai truyện trên.

Câu 2:(12đ):Trong bài thơ "Đất" của nhà thơ Trần Đăng Khoa,có viết:
                                                                             "Đất muốn nói điều chi thế
                                                                          Mà không nói được với người"
Em hãy tưởng tượng và viết lại câu truyện tâm tình của đất nói về niềm vui nỗi buồn của đất.
                              
                                                                      Help me ! Hãy giúp mình

1
25 tháng 4 2018
Hôm nay, vừa làm xong bài toán khó, em ra ghế đá công viên ngồi chơi. Nhữùg làn gió mát dịu thoảng qua hôn lên má em, vuốt tóc em như một người mẹ hiền. Em thấy lòng mình thanh thản hơn. Bỗng em thấy đất dưới chân em như động đậy. Em nghe tiếng của đất muốn tâm tình với em thì phải. Em chăm chú lắng tai nghe. Cô bé ạ! Bây giờ tôi đang buồn lắm: Tôi chảng còn biết tâm sự với ai ngoài cô cả. Tôi sợ mọi người không hiểu được lòng tôi. Cô bé ơi, nỗi buồn đó cứ dày xéo tâm hồn tôi như một hòn đá nặng khiến tôi day dứt mãi. Cô có nhìn thấy quả đồi lớn trước mặt không? Chắc cô cũng tưởng nó ở gần đây phải không? Không phải thế đâu! Nó ở cách xa hàng cây số cơ, người dân ở đó ăn mặc khác cô nhiều. Họ ưa mặc váy dài đến chân. Cả tiếng nói của họ nữa, cũng rất khác. Cô lên đây có lẽ không hiểu họ nói gì đâu. Họ sống rất thanh bình. Hàng ngày, họ làm việc quần quật một nắng hai sương. Họ lên rẫy làm nương. Từ một quả đồi trọc, họ đã biến tôi thành những nương lúa tốt. Từ một vùng đất hoang sơ, họ đã biến tôi thành miền đất chứa đầy hạnh phúc. Chắc cô sẽ nghĩ rằng họ sẽ hạnh phúc từ đây.Nhưng không, có một sự kiện khiến tôi day dứt mãi. Khi đó, nhà nước phát động trồng rừng “Pam”. Nhân dân ở đó cũng hồ hởi khi tham gia chương trình này, cả đến các em học sinh nữa. Họ chia nhau đi tìm cây về trồng. Tôi nhìn họ làm việc mà cũng thấy trong lòng vui biết nhường nào. Chẳng mấy chốc, một nửa quả đồi đã đầy màu xanh. Màu xanh của những cây non, màu xanh của hòa bình tự do. Những người dân vừa làm vừa hát vui vẻ. Họ hát những bài hát về màu xanh, màu vàng. Tôi muốn cười thật to cho thỏa mãn nỗi lòng. Nhưng tôi sợ mọi người ngạc nhiên sẽ cản trở công việc, cho nên tôi chỉ cười một mình mà thôi. Cô biết lúc đó tôi vui như thế nào không? Chắc hẳn cô không thể nói ra đâu vì chính tôi, tôi cũng không biết sẽ nói như thế nào nữa, một niềm vui thật khó tả, chứ không như bây giờ đâu cô bé ạ! Hai năm sau, rừng cây đã tươi tốt. Ngày ngày, chim chóc ríu rít chơi với nhau trên cành cây, hót véo von nghe như một bản nhạc rừng vui tai. Bỗng từ phía đầu rừng, có một người đi đến, trên tay cầm một bao diêm và một lọ gì đó. Cô bé ơi, cô có biết không? Nỗi buồn day dứt của tôi cũng có lẽ bắt đầu từ đây. Nghĩ lại tôi càng thấy căm thù gã đó. Nhìn vẻ mặt của gã, tôi đã thấy một điều gì đó không lành rồi. Gã thu gom lá cây khô lại thành một đống to, rồi gã dùng cái lọ có đựng nước ban nãy dổ lên các cành cây, đổ xuống đống lá khô và đổ té tát xuống tôi. Thứ nước đó thấm vào lòng tôi. Trời ơi! Đắng quá. Đó không phải là thứ rượu vang trắng mà người dân lành cho tôi và những cây non mà nó là một thứ nước đáng sợ. Chúng tôi muốn gọi người đến cứu giúp. Nhưng mà, trời ơi! Người dân ở đây sao không đến? Có lẽ họ không hiểu được tiếng nói của chúng tôi đâu. Lúc đó, tôi cầu mong ông trời sẽ cho tôi tiếng nói của con người để tôi gọi người dân ở đây đến. Nhưng đã muộn rồi, một ngọn lửa hiện ra từ đống lá khô rồi bùng lẽn cao. Cả đám lá khô cháy rực lên. Lửa lan dần, lan dần và tỏa ra khắp khu rừng. Lưỡi lửa liếm dần từng gốc cây đến ngọn cây. Cả khu rừng kêu thất thanh. Tiếng kêu cứu lúc đầu còn to, càng về sau càng nhỏ dần, nhỏ dần. Chim chóc bay nháo nhác. Chỉ mấy phút sau, ngọn lửa giận dữ đã lan tỏa khắp khu rừng, cả khu rừng đã chìm trong biển lửa đỏ. Tôi đau đớn vô cùng. Hỡi ôi! Sao mà tàn nhẫn thế! Đất đây, cây đây, chúng tôi có tội tình gì mà con người nỡ hành hạ? Chẳng lẽ họ không hề biết rằng kết quả sẽ ra sao ư? Những trận mưa to sẽ đổ xuống, nước sẽ ào ào chảy, sẽ cuốn phăng những ngôi nhà của họ vì không có rừng cây bảo vệ. Đó, cô có nhìn thấy không, thân cây đang gục ngã đó. Còn đâu vùng đất xanh tươi đẹp giàu nữa! Tôi cầu xin cô hãy chặn bàn tay phá hoại cây rừng, đừng để chúng tôi phải đau khổ. Thế rồi, mặt đất bỗng im lặng. Một giọt nước rơi xuống tay em, rồi hai giọt, rồi nhiều dần. Mưa lã chã rơi. Hình như bây giờ ông trời mới thấu hiểu nỗi buồn của đất, nhưng đã muộn rồi. Em lủi thủi đi về nhà dưới trời mưa. Chợt nhớ tới lời nói của đất, em mong sao có một lời khuyên nhủ với những người đốt rừng kia để họ có thể hiểu ra sai lầm của mình và sửa chữa nhanh chóng cho đất đỡ buồn.
25 tháng 5 2021

Lời nói tuy vô hình nhưng lại có tác động to lớn đối với chúng ta. Lời nói là sự diễn đạt bằng ngôn ngữ nói tạo thành một ý hoặc một văn bản hoàn chỉnh nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó. Trong lời nói, ngoài giá trị về mặt ngữ nghĩa còn có thái độ giao tiếp và hàm ý của người nói. Nó không chỉ là một phương tiện giao tiếp, biểu lộ tâm tư, tình cảm mà còn là một phương tiện hữu hiệu để thực hiện các mục đích khác trong cuộc sống này. Trước hết, lời nói là một phương tiện giao tiếp không thể thay thế được của con người. Chính khả năng biểu đạt tư duy bằng lời nói định sự khác biệt của con người và các loài vật khác. Lời nói có sức mạnh gắn kết con người lại với nhau. Những lời nói tốt đẹp chẳng khác gì phép màu khiến người khác cảm thấy được thấu hiểu, được động viên mà vui vẻ. Một lời nói đúng đắn có thể xua đi căng thẳng, hàn gắn được vết thương ở trong lòng. Khi người khác buồn phiền, một lời động viên đúng lúc có thể khiến họ vui lên, vơi bớt nỗi buồn đau. Đôi khi ta cũng buộc phải nói dối. Dẫu biết rằng nói dối là xấu, đi ngược lại với đạo đức và chuẩn mực làm người. Nhưng, trong một hoàn cảnh nào đó, ta phải buộc lòng nói dối để bảo vệ chân lí, bảo vệ con người. Lời nói vô hình nhưng sắc như dao nhọn và độc hơn rắn rết. Những lợi ích nó mang lại là hết sức lớn lao và những tổn thương của nó cũng rất khủng khiếp, không thể lường trước hết được. Lời nói không tử tế có thể gây ra những vết thương lớn, không thể nào hàn gắn nổi. Bởi thế, hãy cẩn thận với những gì mình nói. Trong thực tại, có nhiều người lợi dụng những lời nó ngọt ngào, dễ nghe để thực che đậy bản chất xấu xa của mình hay cố tình dùng lời lẽ thô bỉ để sỉ nhục, gây tổn thương cho người khác. Những kẻ như thế thật đáng lên án. Như vậy, ta có thể thấy rằng, sức mạnh của lời nói vô cùng to lớn và hơn hết “Lời nói có sức mạnh kì diệu trong cuộc sống của con người”. 

3 tháng 3 2021

 Trong cuộc sống của con người, văn nghệ luôn mang đến những tác động vô cùng kì diệu. Văn nghệ tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, lòng nhân đạo, sự cảm thông giữa con người với con người. Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. Văn nghệ còn giúp cho tâm hồn thanh thản không chút phiền muộn, khiến ta quên đi những nỗi cơ cực, vất vả thường ngày. Không chỉ vậy, những tác phẩm văn nghệ còn nuôi dưỡng tinh thần, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, nó gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Qua đó, giúp con người trở nên lạc quan, biết rung động và biết ước mơ. Nhờ có văn nghệ mà ta được tiếp thu những bài học triết lí sâu sắc để mở rộng khả năng của tâm hồn, khiến mỗi người tự thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, văn nghệ còn là tiếng nói của cảm xúc, chứa đựng tất cả tình yêu ghét, niềm vui hay nỗi buồn. Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của con người ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy tin yêu cuộc sống, có những nhận thức mới lạ và suy nghĩ sâu sắc. Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, ta nào có thể quên được hình ảnh anh thanh niên trẻ tuổi hi sinh những năm tháng đẹp nhất đời mình, sống trên đỉnh núi cao để hết lòng với công việc thầm lặng nhưng có ích cho đất nước. Phẩm chất đẹp đẽ đó của anh khiến người đọc trân trọng, khâm phục, đồng thời thêm yêu, thêm quý những con người biết cống hiến hết mình phục vụ lí tưởng sống cao đẹp. Từ đó, mỗi người đều nhận thấy cần soi lại chính mình xem bản thân đã sống xứng đáng và đóng góp được gì cho đất nước hay chưa. Thế đấy, văn nghệ luôn có một sức mạnh kì diệu, lay động và lan tỏa đến mọi suy nghĩ, hành động và nhận thức của chúng ta. Có thể nói, cuộc sống của con người không thể thiếu văn nghệ và nó sẽ luôn đồng hành cùng ta trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

3 tháng 3 2021

 Trong cuộc sống của con người, văn nghệ luôn mang đến những tác động vô cùng kì diệu. Văn nghệ tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, lòng nhân đạo, sự cảm thông giữa con người với con người. Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. Văn nghệ còn giúp cho tâm hồn thanh thản không chút phiền muộn, khiến ta quên đi những nỗi cơ cực, vất vả thường ngày. Không chỉ vậy, những tác phẩm văn nghệ còn nuôi dưỡng tinh thần, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, nó gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Qua đó, giúp con người trở nên lạc quan, biết rung động và biết ước mơ. Nhờ có văn nghệ mà ta được tiếp thu những bài học triết lí sâu sắc để mở rộng khả năng của tâm hồn, khiến mỗi người tự thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, văn nghệ còn là tiếng nói của cảm xúc, chứa đựng tất cả tình yêu ghét, niềm vui hay nỗi buồn. Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của con người ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy tin yêu cuộc sống, có những nhận thức mới lạ và suy nghĩ sâu sắc. Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, ta nào có thể quên được hình ảnh anh thanh niên trẻ tuổi hi sinh những năm tháng đẹp nhất đời mình, sống trên đỉnh núi cao để hết lòng với công việc thầm lặng nhưng có ích cho đất nước. Phẩm chất đẹp đẽ đó của anh khiến người đọc trân trọng, khâm phục, đồng thời thêm yêu, thêm quý những con người biết cống hiến hết mình phục vụ lí tưởng sống cao đẹp. Từ đó, mỗi người đều nhận thấy cần soi lại chính mình xem bản thân đã sống xứng đáng và đóng góp được gì cho đất nước hay chưa. Thế đấy, văn nghệ luôn có một sức mạnh kì diệu, lay động và lan tỏa đến mọi suy nghĩ, hành động và nhận thức của chúng ta. Có thể nói, cuộc sống của con người không thể thiếu văn nghệ và nó sẽ luôn đồng hành cùng ta trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

  
23 tháng 10 2016

trả lời nhanh lên nhé thứ 3 mình phải nộp rồi

 

Hãy sắp xếp lại những câu dưới đây để có đoạn đối thoại về anh Nguyễn Ngọc Ký trong câu chuyện Bàn chân kì diệu.1. Em: Anh ơi, ý chí và nghị lực có thể giúp con người làm được những việc phi thường anh nhỉ?2. Anh: Anh rất khâm phục anh ấy.3. Em: Vâng, đúng đấy anh ạ, đúng là về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay mà tập viết và viết được bằng chân. Đúng là bàn...
Đọc tiếp

Hãy sắp xếp lại những câu dưới đây để có đoạn đối thoại về anh Nguyễn Ngọc Ký trong câu chuyện Bàn chân kì diệu.

1. Em: Anh ơi, ý chí và nghị lực có thể giúp con người làm được những việc phi thường anh nhỉ?

2. Anh: Anh rất khâm phục anh ấy.

3. Em: Vâng, đúng đấy anh ạ, đúng là về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay mà tập viết và viết được bằng chân. Đúng là bàn chân kì diệu anh nhỉ?

4. Em: Em sẽ luyện chữ thật đẹp anh ạ, em còn cả đôi bàn tay lành lặn mà.

5. Anh: Anh tin em sẽ làm được điều ấy.

6. Em: Anh ơi! Hôm nay đi học em được nghe câu chuyện Bàn chân kì diệu anh ạ.

7. Anh: Đó là câu chuyện nói về Nguyễn Ngọc Ký phải không em?

8. Anh: Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng cho anh em ta học tập đấy em ạ!

1
5 tháng 4 2018

Hướng dẫn giải:

6. Em : Anh ơi! Hôm nay đi học em được nghe câu chuyện Bàn chân kì diệu anh ạ.

7. Anh : Đó là câu chuyện nói về Nguyễn Ngọc Ký phải không em ?

3. Em : Vâng, đúng đấy anh ạ, đúng là về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay mà tập viết và viết được bằng chân. Đúng là bàn chân kì diệu anh nhỉ.

2. Anh : Anh rất khâm phục anh ấy.

4. Em sẽ luyện chữ thật đẹp anh ạ, em còn đôi bàn tay lành lặn mà.

5. Anh tin em sẽ làm được điều đấy.

1. Em : Anh ơi, ý chí và nghị lực có thể giúp cho con người làm được những việc phi thường anh nhỉ ?

8. Anh : Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng cho anh em ta học tập đấy em ạ!