K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 8 2018

Cuối thế ki XVIII đầu thế kỉ XIX, tưởng chừng như cùng với sự kết thúc của chế độ xã hội phong kiến suy tàn, lạc hậu, nền văn học Việt Nam trung đại sẽ rơi vào ngõ cụt của sự bế tắc với một phương thức phản ánh đã lỗi thời. Nhưng thật kì lạ là trong sự suy thoái tưởng chừng đã đến đỉnh điểm ấy lại xuất hiện một tài năng thơ ca vào hàng xuất chúng như Nguvễn Khuyến. Ông giống như một dấu cảm thán khẳng định tính cổ điển có sức lay động lòng người của văn học trung đại vào giai đoạn cuối cùng của thời kì văn học dài hàng chục thế kỉ này. Ông để lại cho quê hương, cho đất nước một di sản văn chương phong phú, đồ sộ. Nhưng nói đến nhà thơ Nguyễn Khuyến, người đọc mệnh danh ông là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, vì ông đã viết nhiều bài thơ hay về cảnh làng quê. Đặc biệt là chùm thơ thu của ông, trong đó có bài thơ Thu điếu:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối buông cần, lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Chùm thơ ba bài Thu vịnh, Thu ẩm và Thu điếu. Bài nào cũng hay, cũng đẹp cho thấy một tình quê dạt dào. Riêng Thu điếu, mà nhà thơ Xuân Diệu đã khẳng định là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam, là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc: Cảnh mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu đẹp gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết.

Bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ngôn ngữ tinh tế, hình tượng là biểu cảm. Cảnh thu, trời thu của làng quê Việt Nam như hiện lên trong dáng vẻ và màu sắc tuyệt vời dưới ngòi bút thần tình của Nguyễn Khuyến.

Hai câu đầu:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Nhà thơ hầu như không hứng thú gì với chuyện câu cá mà đắm say với không khí cảnh sắc mùa thu, ngay câu đầu nhà thơ đã gọi cái ao của mình là ao thu, và với tính chất lạnh lẽo nước trong veo thì đó đúng là ao thu chứ không phải là môi trường thích hợp cho việc câu cá, bên cạnh đó cảm hứng của nhà thơ hoàn toàn đắm chìm trong cảnh sắc mùa thu, một cảnh trong và tĩnh gần như tuyệt đối, nước trong veo, trời xanh ngắt, khách vắng teo, giác quan của nhà thơ cực kì tinh nhậy và phải hết sức chăm chú thì mới nhận ra được những biểu hiện nhỏ nhặt tinh vi chỉ làm tôn thêm cho cái trong và tĩnh của một khung cảnh đầy màu sắc:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Màu biếc của sóng hòa hợp với sắc vàng của lá vẽ nên bức tranh quê đơn sơ mà lộng lẫy. Nghệ thuật trong phần thực rất điêu luyện, lá vàng với sóng biếc, tốc độ vèo của lá bay tương ứng với mức độ tí của gợn sóng. Nhà thơ Tản Đà đã hết lời ca ngợi chữ "vèo" trong thơ Nguyễn Khuyến. Ông đã nói một đời thơ của mình may ra mới có được câu thơ vừa ý trong bài Cảm thu, tiễn thu:

Vèo trông lá rụng đầy sân

Đến câu luận:

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Không gian được mở rộng, bức tranh thu có thêm chiều cao của bầu trời xanh ngắt với những tầng mây lơ lửng trôi theo chiều gió nhẹ. Trong chùm thơ thu, Nguyễn Khuyến nhận diện sắc trời thu là xanh ngắt. Ở Thu vịnh là "Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao", Thu ẩm là "Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt", và Thu điếu là "Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt."

Xanh ngắt là xanh mà có chiều sâu. Trời thu không mây (xám) mà xanh ngắt, thăm thẳm. Xanh ngắt đã gợi ra cái sâu, cái lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà thơ, của ông lão đang câu cá. Thế rồi ông lơ đãng đưa mắt nhìn về bốn phía làng quê. Xóm thôn vắng lặng, tĩnh mịch, con đường quanh co, heo hút, không một bóng người qua lại.

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Cảnh vật êm đềm, thoáng một nỗi buồn cô tịch, hiu hắt. Người câu cá như đang chìm trong giấc mộng thu. Tất cả cảnh vật, từ mặt nước, "ao thu lạnh lẽo" đến "chiếc thuyền câu bé tí teo", từ "sóng biếc" đến "lá vàng", từ "tầng mây lơ lửng" đến "ngõ trúc"... đều hiện lên với đường nét, màu sắc, âm thanh thoáng chút bâng khuâng, man mác, rất gần gũi, thân thiết với mọi người Việt Nam.

Biết bao thời gian trôi qua trong không gian của sáng tĩnh mịch ấy, tư thế ngồi câu cá của ông như cũng bất động trong thời gian:

Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

Tựa gối buông cần là tư thế đợi chờ mòn mỏi của người câu cá. Người xưa có kẻ lấy câu cá làm việc đợi thời, đợi người xứng đáng để phò tá. Văn thơ truyền thống lấy việc câu cá để từ chối việc làm quan và coi câu cá là việc câu người, câu quạnh, câu lưỡi. Bài thơ Thu điếu này cũng thể hiện khát vọng câu thanh, câu vắng cho tâm hồn của một nhà thơ có phẩm chất thanh cao.

Cái âm thanh cá đớp động gợi lên sự mơ hồ xa vắng, đánh thức tỉnh.

Bài thơ Câu cá mùa thu là một bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Khuyến. Cảnh sắc mùa thu quê hương được miêu tả bằng những gam màu đậm nhạt, nét vẽ xa gần tinh tế gợi cảm. Âm thanh của tiếng lá rơi đưa vèo trong làn gió thu, tiếng cá đớp động chân bèo - đó là tiếng thu dân dã, thân thuộc của đồng quê đã khơi gợi trong lòng chúng ta bao hoài niệm đẹp về quê hương đất nước.

Thơ là sự cách điệu tâm hồn, Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên mùa thu, yêu cảnh sắc đồng quê với tất cả tình đồng quê nồng hậu. Ông là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Đọc Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh, chúng ta thêm yêu quê hương, thêm yêu xóm thôn, đồng nội, đất nước. Với Nguyễn Khuyến, tả mùa thu, yêu mùa thu đẹp cũng là yêu quê hương đất nước. Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiệt xuất đã chiếm một địa vị vẻ vang trong nền thơ ca cổ điển Việt Nam.

28 tháng 8 2018

link : https://loigiaihay.com/cam-nhan-ve-bai-tho-thu-dieu-cau-ca-mua-thu-cua-nguyen-khuyen-c38a736.html

25 tháng 10 2021

(Tham khảo)

Đã là học sinh thì phải biết đến đến bài thơ Lượm do Tố Hữu – một nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ nói về Lượm, một cậu bé liên lạc thông minh, dũng cảm, nhanh nhẹn. Cậu đi thoăn thoắt, cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Ở những câu thơ cuối, vẫn là Lượm vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như một người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ. Dù "đạn bay vèo vèo", cái chết luôn rình rập nhưng cậu không hề sợ hãi. Trước nhiệm vụ phải truyền tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt qua tất cả, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. "Bỗng lòe chớp đỏ", Lượm đã hi sinh trên đất mẹ quê hương và hóa thân vào dáng hình xử sở. Tinh thần dũng cảm, sự thông minh và lòng yêu nước của Lượm sẽ là tấm gương để thế hệ trẻ Việt học hỏi.

10 tháng 8 2016

"Đồng chí" là bài thơ hay nhất của Chính Hữu viết về người nông dân mặc áo lính trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Bài thơ được viết vào đầu xuân 1948, sau chiến tháng Việt Bắc thu đông 1947, nó đã đi qua một hành trình nửa thế kỉ làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu.

Hai mươi dòng thơ, với ngôn ngữ bình dị, giọng điệu thủ thỉ tâm tình, cảm xúc dồn nén, hình tượng thơ phát sáng, có một vài câu thơ để lại nhiều ngỡ ngàng cho bạn đọc trẻ ngày nay.

Bài thơ "Đồng chí" ca ngợi tình đồng đội gian khổ có nhau, vào sinh ra tử có nhau của các anh bộ đội Cụ Hồ, những người nông dân yêu nước đi bộ đội đánh giặc trong những năm đầu gian khổ thời 9 năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954).

Hai câu thơ đầu cấu trúc song hành, đối xứng làm hiện lên hai “gương mặt" người chiến sĩ rất trẻ, như đang tâm sự cùng nhau. Giọng điệu tâm tình của một tình bạn thân thiết:

"Quê hương anh nước mặn, đồng chua,

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá".

Quê hương anh và làng tôi đều nghèo khổ, là nơi "nước mặn, đồng chua", là xứ sở "đất cày lên sỏi đá". Mượn tục ngữ, thành ngữ để nói về làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu của mình, Chính Hữu đã làm cho lời thơ bình dị, chất thơ mộc mạc, đáng yêu như tâm hồn nguời trai cày ra trận đánh giặc. Sự đồng cảnh, đồng cảm và hiểu nhau là cơ sở, là cái gốc làm nên tình bạn, tình đồng chí sau này.

Năm câu thơ tiếp theo nói lên một quá trình thương mến: từ "đôi người xa lạ" rồi "thành đôi tri kỉ", về sau kết thành "đồng chí". Câu thơ biến hóa, 7, 8 từ rồi rút lại, nén xuống 2 từ, cảm xúc vần thơ như dồn tụ lại, nén chặt lại. Những ngày đầu đứng dưới lá quân kì: "Anh với tôi đôi người xa lạ - Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau". Đôi bạn gắn bó với nhau bằng bao kỉ niệm đẹp:

 

"Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

 Đồng chí!"

"Súng bên súng" là cách nói hàm súc, hình tượng: cùng chung lí tưởng chiến đấu; "anh với tôi" cùng ra trận đánh giặc để bảo vệ đất nước quê hương, vì độc lập, tự do và sự sống còn của dân tộc. "Đầu sát bên đầu" là hình ảnh diễn tả ý hợp tâm đầu của đôi bạn tâm giao. Câu thơ "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ" là câu thơ hay và cảm động, đầy ắp kỉ niệm một thời gian khổ. Chia ngọt sẻ bùi mới "thành đôi tri kỉ". "Đôi tri ki" là đôi bạn rất thân, biết bạn như biết mình. Bạn chiến đấu thành tri kỉ, về sau trở thành đồng chí! Câu thơ 7, 8 từ đột ngột rút ngắn lại hai từ "đồng chí” làm diễn tả niềm tự hào xúc động ngân nga mãi trong lòng. Xúc động khi nghĩ về một tình bạn đẹp. Tự hào về mối tình đồng chí cao cả thiêng liêng, cùng chung lí tưởng chiến đấu của những người binh nhì vốn là những trai cày giàu lòng yêu nước ra trận đánh giặc. Các từ ngữ được sử dụng làm vị ngữ trong vần thơ: bên, sát, chung, thành - đã thể hiện sự gắn bó thiết tha của tình tri ki, tình dồng chí. Cái tấm chăn mỏng mà ấm áp tình tri kỉ, tình đồng chí ấy mãi mãi là kỉ niệm đẹp của người lính, không bao giờ có thể quên:

"Ôi núi thẳm rừng sâu

Trung đội đã về đâu

Biết chăng chiều mưa mau

Nơi đây chăn giá ngắt

Nhớ cái rét ban đầu

Thấm mối tình Việt Bắc..."

("Chiều mưa đường số 5" - Thâm Tâm)

Ba câu thơ tiếp theo nói đến hai người đồng chí cùng nhau một nỗi nhớ: nhớ ruộng nương, nhớ bạn thân cày, nhớ gian nhà, nhớ giếng nước, gốc đa. Hình ảnh nào cũng thắm thiết một tình quê vơi đầy:

"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay,

Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính".

Giếng nước gốc đa là hình ảnh thân thương của làng quê được nói nhiều trong ca dao xưa: "Cây đa cũ, bến đò xưa... Gốc đa, giếng nước, sân đình...", được Chính Hữu vận dụng, đưa vào thơ rất đậm đà, nói ít mà gợi nhiều, thấm thía. Gian nhà, giếng nước, gốc đa được nhân hóa, đang đêm ngày dõi theo bóng hình anh trai cày ra trận ?

Hay "người ra lính” vẫn đêm ngày ôm ấp hình bóng quê hương ? Có cả 2 nỗi nhớ ở cả hai phía chân trời, tình yêu quê huơng đã góp phần hình thành tình đồng chí, làm nén sức mạnh tinh thần để người lính vượt qua mọi thử thách gian lao, ác liệt thời máu lửa. Cùng nói về nỗi nhớ ấy, trong bài thơ "Bao giờ trở lại", Hoàng Trung Thông viết:

"Bấm tay tính buổi anh đi,

Mẹ thường vẫn nhắc: biết khi nào về ?

Lúa xanh xanh ngắt chân đê,

Anh đi là để giữ quê quán mình.

Cây đa bến nước sân đình,

Lời thề nhớ buổi mít tinh lên đường.

Hoa cau thơm ngát đầu nương,

Anh đi là giữ tình thương dạt dào.

(...) Anh đi chín đợi mười chờ,

Tin thường thắng trận, bao giờ về anh?"

Bảy câu thơ tiếp theo ngồn ngộn những chi tiết rất thực phản ánh hiện thực kháng chiến buổi đầu! Sau 80 năm bị thực dân Pháp thống trị, nhân dân ta đã quật khởi đứng lên giành lại non sông. Rồi với gậy tầm vông, với giáo mác,... nhân dân ta phải chống lại xe tăng, đại bác của giặc Pháp xâm lược. Những ngày đầu kháng chiến, quân và dân ta trải qua muôn vàn khó khăn: thiếu vũ khí, thiếu quân trang, thiếu lương thực, thuốc men.... Người lính ra trận "áo vải chân không đi lùng giặc chinh", áo quần rách tả tơi, ốm đau bệnh tật, sốt rét rừng, "Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi":

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

 Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

 Miệng cười buốt giá chân không giày..."

Chữ "biết" trong đoạn thơ này nghĩa là nếm trải, cùng chung chịu gian nan thử thách. Các chữ: "anh với tôi", "áo anh... quần tôi" xuất hiện trong đoạn thơ như một sự kết dính, gắn bó keo sơn tình đồng chí thắm thiết cao dẹp. Câu thơ 4 tiếng cấu trúc tương phản: "Miệng cười buốt giá" thể hiện sâu sắc tinh thần lạc quan của hai chiến sĩ, hai đồng chí. Đoạn thơ  được viết dưới hình thức liệt kê, cảm xúc từ dồn nén bỗng ào lên: "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay". Tình thương đồng đội được hiểu hiện bằng cử chỉ thân thiết, yêu thương: "tay nắm lấy bàn tay". Anh nắm lấy tay tôi, tôi nắm lấy bàn tay anh, để động viên nhau, truyền cho nhau tình thương và sức mạnh, để vượt qua mọi thử thách, "đi tới và làm nên thắng trận".

Phần cuối bài thơ ghi lại cảnh hai người chiến sĩ - hai đồng chí trong chiến dấu. Họ cùng "đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". Cảnh tượng chiến trường là rừng hoang sương muô. Và, một đêm đông vô cùng lạnh lẽo hoang vu giữa núi rừng chiến khu. Trong gian khổ ác liệt, trong căng thẳng "chờ giặc tới", hai chiến sĩ vẫn "đứng cạnh bên nhau", vào sinh ra tử có nhau. Đó là một đêm trăng trên chiến khu, một tứ thơ đẹp bất ngờ xuất hiện:

"Đầu súng trăng treo".

Người chiến sĩ trên đường ra trận thì "ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. Người lính đi phục kích giặc giữa một đêm đông "rừng hoang sương muối" thì có "đầu súng trăng treo". Cảnh vừa thực vừa mộng, về khuya trăng tà, trăng lơ lửng trên không như đang treo vào đầu súng. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp đất nước thanh bình. Súng mang ý nghĩa cuộc chiến đấu gian khổ hi sinh. "Đấu súng trăng treo” là một hình ảnh thơ mộng, nói lên trong chiến đấu gian khổ, anh bộ đội vẫn yêu đời, tình đồng chí thèm keo sơn gắn bó, họ cùng mơ ước một ngày mai đất nước thanh bình. Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" là một sáng tạo thi ca mang vẻ đẹp lãng mạn của thơ ca kháng chiến, đã được Chính Hữu lấy nó đặt tên cho tập thơ - Đóa hoa đầu mùa của mình. Trăng Việt Bắc, trăng giữa núi ngàn chiến khu,trăng trên bầu trời, trăng tỏa trong màn sương mờ huyền ảo. Mượn trăng để tả cái vắng lặng của chiến trường, để tô đậm cái tư thế trầm tĩnh "chờ giặc tới". Mọi gian nan căng thẳng của trận đánh sẽ diễn ra (?) đang nhường chỗ cho vẻ đẹp huyền diệu, thơ mộng của vầng trăng, và chính đó cũng là vẻ đẹp cao cả thiêng liêng của tình đồng chí, tình chiến đấu.

Bài thơ "Đồng chí" vừa mang vẻ đẹp giản dị, bình dị khi nói về đời sống vật chất của người chiến sĩ, lại vừa mang vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng, thơ mộng khi nói về đời sống tâm hồn, về tình đồng chí của các anh – người lính binh nhì buổi đầu kháng chiến.

Ngôn ngữ thơ hàm súc, mộc mạc như tiếng nói của người lính trong tâm sự, tâm tinh. Tục ngữ thành ngữ, ca dao được Chính Hữu vận dụng rất linh hoạt, tạo nên chất thơ dung dị, hồn nhiên, đậm đà. Sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và màu sắc lãng mạn chung đúc nên hồn thơ chiến sĩ.

"Đồng chí" là bài thơ rất độc đáo viết về anh bộ đội Cụ Hồ - người nông dân mặc áo lính, những anh hùng áo vải trong thời đại Hồ Chí Minh. Bài thơ là một tượng đài chiến sĩ tráng lệ, mộc mạc và bình dị, cao cả và thiêng liêng.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Dựa vào khả năng và sở thích của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ:loading...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

15 tháng 7 2018

Vừa nhận được mệnh lệnh của cấp trên, Lượm bất chấp hiểm nguy, băng qua mặt trận đỏ lừ lửa đạn. Những viên đạn bay vèo vèo như muốn xới tung những thửa ruộng vàng rực trước mặt. Lượm thận trọng bỏ thư vào cái xách nhỏ vắt chéo ngang trước ngực rồi phóng như bay về phía trước. Kẻ thù tàn ác đã chĩa nòng súng theo hướng chiếc mũ ca lô nhấp nhô đang tiến lại gần. Một tiếng nổ vang dội cả đất trời, Lượm đã ngã xuống trên một cách đồng quê sực nức mùi lúa chín. Lượm đã hoá thân vào thiên nhiên và trở thành bất tử…

14 tháng 7 2018

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.

Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

Bài thơ Qua Đèo Ngang gây nức lòng người đọc qua bao thế kỷ. Nó ấn tượng không phải bằng lời văn nhẹ nhàng sâu lắng giàu cảm xúc mà còn bởi chính lối nói mà các thi nhân xưa thường dùng: tả cảnh ngụ tình.

Đèo Ngang là chặng dừng chân đầu tiên trên đường vào Nam nhận nhiệm vụ. Xa quê hương, gia đình, người thân lòng nữ sĩ không khỏi bâng khuâng. Tín hiệu nghệ thuật đầu tiên người đọc nhận thấy là bóng xế tà. Tới đây mặt trời sắp lặn, hoàng hôn buông xuống, vũ trụ đang chìm dần vào cõi hư vô vắng lặng. Có chăng chỉ còn lại những tia sáng yếu ớt cuối chiều. Từ tà diễn tả một khái niệm sắp tàn lụi, biến mất. Không gian và thời gian gợi nỗi buồn man mác, đặc biệt của người lữ thứ tha hương:

Vẳng nghe chim vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau

Buổi chiều mà lại là chiều tà gợi cho người ta thêm nhớ hơn. Nữ sĩ cũng vậy, khoảng thời gian ấy thích hợp nhất cho sự bộc lộ tâm trạng nhớ nhung khắc khoải. Lữ thứ chân bước vội cũng như cánh chim chiều mau cánh tìm chỗ trú ngụ, lũ trẻ chăn trâu gọi bạn hồi thôn. Không chỉ có trong bài thơ này, trong bài Chiều hôm nhớ nhà ta cũng bắt gặp tâm sự đó.

Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn

Ráng chiều gợi tâm trạng nhớ thương. Hoành sơn vốn nổi tiếng hùng vĩ hoang sơ. Trong khung cảnh ấy trước mắt thi nhân cỏ cây hoa lá chen chúc nhau tìm chút ánh sáng mặt trời. Một mình trên đỉnh núi non hiểm trở lại càng cảm thấy trống vắng. Mặc dù cảnh vật hữu tình: cỏ cây, hoa lá, sông nước, biển khơi ... Có lẽ lòng nữ sĩ chợt nhớ, hay nói cho đúng hơn hình ảnh người thân, gia đình, quê hương chợt hiện về. Đây cũng là lúc bữa cơm chiều đang đón đợi, cả nhà sắp tụ họp bên nhau... Vậy mà giờ đây một mình cất bước nơi đất khách quê người.

Đang nao lòng buồn bã, phía xa xa dưới chân đèo xuấi hiện hình ảnh:

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà

Cảnh vật sự sống thật vắng vẻ: mấy bác tiều phu lom khom đốn củi, vài ngôi nhà chợ liêu xiêu. Lối đảo ngữ được vận dụng rất thần tình, hình ảnh này gợi một sự so sánh liên tưởng tới cuộc sống tẻ nhạt, tiêu xơ. Nó khác hẳn chốn kinh kỳ náo nhiệt đua chen. Nhà thơ đi tìm sự sống, nhưng chốn Đèo Ngang khiến cho lòng Bà đầy thất vọng. Hai câu thơ đối nhau rất chỉnh tạo nên hình ảnh tiêu điều xơ xác của cuộc sống chốn đèo Ngang.

Trong sự vắng lặng ấy xa xa nghe có tiếng kêu đều khoan nhặt man mác nhớ thương của quốc quốc, gia gia. Tương truyền sau khi vua Thục là Lưu Bị bại trận trước Lục Tốn của Đông Ngô, ông chạy về thành Bạch Đế và mất tại đó. Sau khi mất Thục Đế đã hoá thành con chim quốc thể hiện niềm đau xót mất nước. Khung cảnh da diết tiếng chim kêu chiều buồn bã gợi ta nhớ những câu thơ:

Đây bốn bề núi núi

Hiu hắt vắng tăm người

Đèo cao và lưng hẹp

Dăm túp lều chơi vơi

Tiếng chim quốc, gia gia do chính bà cảm nhận hay là nghệ thuật ẩn dụ để nói lên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn nữ sĩ. Đến đây nỗi lòng thi nhân đồng điệu với ông vua Thục muốn níu kéo những kỷ niệm xưa, hoài niệm về một thời dĩ vãng vàng son. Tiếng chim gợi nỗi niềm nhớ nước thương nhà đến nao lòng. Nhớ về gia đình, nhớ về đất nước - phải chăng chính sự hoài niệm về triều đại nhà Lê mà bà từng sống. Thái độ của nữ sĩ là phủ nhận thực tại, tìm về quá khứ. Nhà thơ Nguyễn Du đã từng nói “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?” trong hoàn cảnh này điều đó hoàn toàn hợp lý.

Khép lại bài thơ là cả một tâm trạng dồn nén:

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta

Nhà thơ có tâm sự u hoài, đứng trước không gian vời vợi bao la: trời, non, nước. Khung cảnh càng rộng lớn thì con người càng bé nhỏ cô đơn. Và như vậy chỉ có ta với ta, mình với mình mà thôi. Ta là cá nhân nữ sĩ - con người của vật chất đối diện với ta - con người của tâm hồn.

Một mình dối diện với không gian cảnh vật, với cuộc sống và để rồi với chính mình. Trong lòng thi nhân chất chứa bao nỗi niềm biết chia sẻ cùng ai? Một mảnh tình riêng trong một khối tình rộng lớn có chăng mình lại nói chuyện với mình. Nỗi buồn được nhân lên gấp bội. Đây là tâm sự của chính tác giả và cũng là tâm sự của những con người xót xa trước thế sự đổi thay, của những thế hệ từng sống với quá khứ, xót xa với thực tại.

Có rất nhiều những nhà thơ mượn cảnh để tả tình, nhưng có lẽ thành công nhất là Bà Huyện Thanh Quan. Hình ảnh thơ gần gũi, giàu sức biểu cảm. Điều đáng nói ở đây là bà đã lựa chọn được những tín hiệu nghệ thuật đắt giá để từ đó diễn tả tâm sự của chính mình. Trong bài thơ đã có đầy đủ cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng nhà thơ gửi gắm vào đó. Lời thơ nghe xúc động bồi hồi làm cho người đọc cũng băn khoăn day dứt.



 

18 tháng 9 2021

"đoạn văn ngắn" này mà chép ra thì mất khoảng 1 mặt A4 chứ mấy:V

 

28 tháng 11 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

28 tháng 11 2019

Phê ak ĂN CỨT CHÓ HÍT CỎ MỸ AK