K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 8 2018

Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các nước trên thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam đang sử dụng hệ thống lịch Gregorian (Dương lịch) làm công cụ chính thức để phân chia thời gian trong một năm. Được biết, lịch Gregorian xuất hiện vào năm 1582, do Giáo hoàng Gregorian XIII ban hành.

Hệ lịch này chia 1 năm thông thường thành 365 ngày với 12 tháng. Mỗi tháng trong năm sẽ có khoảng 30-31 ngày, duy chỉ có tháng hai vỏn vẹn 28 ngày, 4 năm một lần lại được bổ sung thêm 1 ngày và tạo thành năm nhuận. Chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc rằng: “Tại sao tháng hai lại đặc biệt như vậy?”. Để tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, chúng ta cần quay ngược bánh xe thời gian về quá khứ, trở lại thời điểm tổ tiên của bộ lịch Dương được khai sinh bởi người La Mã.

Theo các sử sách ghi chép, bộ lịch chuẩn đầu tiên của người La Mã lại chia một năm thành 10 tháng, thay vì 12 tháng như hiện nay. Sau đó, hoàng đế Numa Pompilius (La Mã) đã bổ sung thêm tháng một (January ) và tháng hai (February) vào bộ lịch này, để có thể tương thích nhất với năm mặt trăng. Cũng vì dựa trên chu kỳ của mặt trăng, 1 năm trong hệ lịch này chỉ kéo dài 355 ngày. Vấn đề thực sự phát sinh khi hoàng đế Pompilius tìm cách chia ngày cho các tháng trong năm.

Trước hết, chúng ta cần biết rằng, với người La Mã coi các số lẻ là biểu trưng cho sự may mắn và số chẵn là xui xẻo. Do đó, vị hoàng đế này đã tìm cách phân bổ để hầu hết các tháng trong năm sở hữu số ngày lẻ (29 và 31 ngày). Tuy nhiên, để có đủ 355 ngày, vẫn phải có 1 tháng mang số ngày chẵn. Chính vì vậy, Pompilius đã quyết định bớt của tháng hai (February) 1 ngày để thành 28 ngày. Bởi vì trong năm, đây là thời gian mà người Roma tổ chức các lễ nghi liên quan đến sự chết chóc.

Sau cải cách của hoàng đế Numa Pompilius, hệ thống thống phân chia thời gian này còn được sửa đổi thêm nhiều lần nữa, để đi đến bộ Dương lịch gần như chính xác hoàn toàn mà chúng ta đang sử dụng, ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, điều thú vị là số lượng ngày của tháng hai vẫn nguyên si từ đó cho đến nay.

26 tháng 8 2018

liên quan đến kiến thức địa lý:

Trái đất quay quanh mặt trời 1 vòng hết 365 + 1/4 ngày. Vì vậy nên mỗi 4 năm thì tháng 2 lại có 29 ngày để bù lại phần 1/4 ngày còn thiếu.

hk tốt

28 tháng 1 2021

- Tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày. Do trong chu kỳ từ ngày lạnh đến ngày nóng và từ ngày nóng đến ngày lạnh, mặt trăng thay đổi tròn khuyết hơn 12 lần, nên người xưa lấy 12 tháng (tháng âm lịch) thành một “năm” (năm âm lịch).

- Vì năm nào cũng sẽ bị dư 0,25 ngày, nên người ta sẽ gộp bốn phần dư này lại thành một phần, tức là sẽ sinh ra một ngày vào năm thứ 4. Vì thế cứ 4 năm chúng ta sẽ có một năm 366 ngày, trong khi 3 năm kia là 365 ngày. 

28 tháng 1 2021

- Năm âm lịch được tính bằng chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng (mặt trăng còn được gọi là sao “Thái âm”). Người xưa phát hiện ra mặt trăng tròn khuyết rất có quy luật, bình quân mỗi lần mặt trăng tròn khuyết là 29,53 ngày. Họ đã lấy khoảng thời gian đó làm đơn vị đo thời gian và gọi là “tháng”. Tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày.

- 1 năm có 365 ngày 6 giờ, cứ 1 năm ta lại dư ra 6 giờ, vậy 4 năm dư ra 24 giờ (1 ngày) vậy 4 năm có 1 năm nhuận là năm đó có thêm 1 ngày. Vậy tháng 2 có 28 hay 29 ngày.

4 tháng 12 2017

MÌNh chịu câu đầu nhưng vì sao âm lịch 4 năm có một năm nhuận

1 năm có 365 ngày và dư 6 giờ => 4 năm sẽ có : 365 x4 + 6 x4 = 1460 ngày và 24 giờ

Vì 24h = 1 ngày nên cứ 4 năm lại có một 5 nhuận

4 tháng 12 2017

tại vì ko cần biết

chỉ bết sống là được rùi......

hìhì

12 tháng 7 2017

a) A={1;3;5;7;8;10;12}

b) B={2;4;6;9;11}

c) C={2}

d) D={\(\Phi\)}

11 tháng 9 2015

Trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch :
Cơ sở tính âm lịch dựa vào sự di chuyển Mặt Trăng quanh Trái Đất, cách tính này có liên quan chặt chẽ đến thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, lịch ghi cả ngày, tháng âm lịch để nông dân thực hiện sản xuất theo đúng thời vụ.

 

Hỏi dễ - đáp khó đây:1/Tại sao số 13 được xem là con số xui xẻo?2/Có nhiều nơi vắng vẻ hơn ở chùa, nhưng vì sao người ta lại nói "vắng như chùa bà đanh"?3/Cóc, nhái, chẫu chàng cùng loài với ếch, tại sao người ta lại chọn cho ếch ở vị trí "ngồi đáy giếng"?4/Ve thường "cất tiếng hát" vui vẻ, tại sao người ta lại gọi chúng là ve sầu?5/Mặc áo ấm để giữ nhiệt cho cơ thể, nhưng...
Đọc tiếp

Hỏi dễ - đáp khó đây:

1/Tại sao số 13 được xem là con số xui xẻo?

2/Có nhiều nơi vắng vẻ hơn ở chùa, nhưng vì sao người ta lại nói "vắng như chùa bà đanh"?

3/Cóc, nhái, chẫu chàng cùng loài với ếch, tại sao người ta lại chọn cho ếch ở vị trí "ngồi đáy giếng"?

4/Ve thường "cất tiếng hát" vui vẻ, tại sao người ta lại gọi chúng là ve sầu?

5/Mặc áo ấm để giữ nhiệt cho cơ thể, nhưng tại sao người ta lại gọi là "áo rét"?

6/Người đầu tiên lên Mặt Trăng thì đã rõ, ai là người đầu tiên có mặt trên Trái Đất?

7/Vì sao chỉ có Tết Nguyên đán mới gọi là Tết nhất?

8/Nhiều con vật khác cũng có đuôi, tại sao người ta lại chỉ nói "mèo khen mèo dài đuôi"?

9/Vì sao số người thuận tay phải lại đông hơn số người thuận tay trái?

10/Tại sao chỉ có loài ngựa khi chạy nhanh được gọi là phi nước đại?

11/Tại sao tháng 2 chỉ có 28 ngày hoặc 29 ngày (năm nhuận)?

12/Tại sao trong lễ khánh thành người ta lại cắt băng vải màu đỏ?

3
2 tháng 1 2015

1) theo truyền thuyết
2) vì chùa bà đanh vắng người
3) theo 1 câu ca dao và vì ếch có đầu nhỏ
4) mặt chúng rất sầu
5) áo chống rét thôi...người ta quen gọi thế
6) thượng đế hoặc ông trời
7) là cái Tết vui nhất, được lì xì nhiều nhất......nói chung nó là nhất và là cái Tết giúp chúng ta bước sang 1 hành trình mới trong cuộc đời
8) đó là câu ca dao
9) vì tay phải làm được nhiều việc hơn
10) vì khi ngựa chạy nhanh có thể sẽ không thắng lại được và cứ chạy mãi
11) vì do các nhà khoa học chia lịch
12) để tỏ lòng kính thành và trân trọng
Bạn đố hơi khó nhưng mình khuyên bạn không nên như vậy vì có thể sẽ bị ném đá còn các câu trả lời thì mình chỉ trả lời theo suy nghĩ của mình thôi....

 

3 tháng 1 2015

1. 1+3=4 (4 được coi là số tử)

2. Vì ai cũng không muốn ở chùa có thờ bà "đanh"

3. Thì ếch thích ngồi ở đó

4. Ve hát suốt ngày làm cho người ta điếc tai họ buồn vì không ngủ được họ buồn rầu nên mới gọi nó là ve sầu

5. Thì đó là áo chống rét

6. A-đam và Ê-va

7. Vì tết nguyên đán được nghỉ nhiều nhất

8. Vì câu đó ám chỉ những người tự cao tự đại

9. Vì trên trái đất có số người cụt tay phải ít hơn số người có 2 tay

10. Chẳng ngựa chạy nhanh gọi là phi nước tiểu?

CÂU 11,12 MÌNH HỔNG BIẾT

2 tháng 11 2017

 tháng 2 là “trường hợp đặc biệt” khi chỉ có 28 hoặc 29 ngày (nếu năm nhuận).

Theo tài liệu thu thập được từ các nhà khảo cổ, dương lịch ngày nay bắt nguồn từ người La Mã. Lịch dựa theo chu kì Mặt trăng làm ra

2 tháng 11 2017

còn mình thì nghĩ là vì 1 năm có 365 ngày 6 giờ mà người ta lấy làm chẵn là 365 ngày và 6 giờ dồn lại một năm chia hết cho 4 (ví dụ: năm 2020 chia hết cho 4) thì tháng 2 được 29 ngày (vì 6 . 4 = 24 giờ = 1 ngày, 1 ngày này được cộng vào tháng 2)

31 tháng 3 2017

Nếu tổng hợp câu trả lời của 2 em sẽ tạo nên một câu trả lời đúng...

Khi trả lời về âm lịch thì chúng ta hãy liên hệ với những gì thiết thực nhất trong đời sống của chúng ta nhé.

Chúc các em học tốt!

28 tháng 9 2016

Trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch là bởi vì đây là cơ sở để tính âm lịch dựa vào sự di chuyển Mặt Trăng quanh Trái Đất và cách tính này có liên quan chặt chẽ đến thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Vậy nên, lịch ghi cả ngày, tháng âm lịch để nông dân thực hiện sản xuất theo đúng thời vụ.

Ngày 19/5 là ngày sinh của Bác Hồ

29 tháng 1 2017

a) Các tháng có 30 ngày là: Tháng 4, 6, 9, 11

Các tháng có 31 ngày là: Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12

Tháng có 28 (hoặc 29) ngày là Tháng 2

b) Năm nhuận có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày.

Nói thêm: Cứ 4 năm liên tiếp thì có 1 năm nhuận. Đó là năm có hai chữ số tận cùng tạo thành một số chia hết cho 4. Ví dụ:

- Năm 2008 là năm nhuận vì số 08 (tức là 8) chia hết cho 4

- Năm 2005 là năm không nhuận vì số 05 (tức là 5) không chia hết cho 4

30 tháng 11 2023

Hội Gióng Phù Đổng chính thống được tổ chức vào hai ngày mùng 8 và 9 tháng 4 Âm lịch hàng năm tại xã Phù Đổng, nơi sinh ra Thánh Gióng với huyền thoại “Phù Đổng Thiên Vương“. Không đi Hội Gióng cũng hư mất người"… Lễ hội Gióng được bắt đầu tổ chức từ khoảng thế kỷ XI, vào đời Vua Lý Thái Tổ.