K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 8 2018

đề 1

Trong cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là lứa tuổi học trò. Bút bi là một vật dụng quen thuộc vì nó đã gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn.
Cây bút bi là một vật dụng rất phổ biến đối với học sinh. Nó có nguồn gốc từ phương tây. Sau một thời gian dài, nó đã du nhập vào nước ta khoảng từ những năm 70,80 của Thế kỉ XX.
Bút bi có nhiều bộ phận tạo thành. đầu tiên là vỏ bút chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn). nó được sử dụng để bào vệ các thiết bị bên trong, ngoài ra còn làm đẹp và làm sang trọng hơn nữa cho cây bút. Thứ hai là khoảng chân không có chức năng phân cách phần vỏ bút với phần bên trong và chứa không khí. tiếp theo là ruột bút có vai trò quan trọng trong số các bộ phận của cây bút vì nó có chứa mực (mực xanh, mực đỏ, mực đen,...)có tác dụng giữ mựcđể đẩy mực ra ngoài. Trong ru6ột bút ở phần đầu có một viên bi nhỏ để làm điều hòa lượng mực có trong bút. Ở phần vỏ có một lớp đệm làm bằng cao su mềm và daigiúp người cầm bút có một cảm giác dễ chịu, êm ái . Lò so hoặc ren để gắn kệt các bộ phận. Nhìn chung, bút bi có hình dạng trụ tròn, dài. Chiều dài có kích thước khoảng 13 đến 15cm, đường kính khoảng 1cm. Màu sắc bút có rất nhiều như trắng, xanh, đen.
Về chủng laọi gồm có hàng ngoại nhập và nội nhập. Có người cho rằng :"hàng ngoại nhập là tốt nhất" nhưng thực ra chưa phải là như thế. So về mặt giá cả, bút bi nội nhập có giá trung bình từ 1000 đồng đến 4000 đồng một chiếc còn bút ngoại nhập có giá từ 5000 đồng đến 10000 đồng, thậm chí còn lên đến 15000 đồng một chiếc. Về chết lượng , bút bi nội nhập và bút bi ngoại nhập cũng có cùng dung tích mực, đeộ bền như nhau. Nhìn chung , bút bi nội nhập và ngoại nhập cũng tương tự v6è mọi mặt nhưng về giá cả thì có sự chênh lệch khá lớn nên bút nôi nhập được lứa tuổi học sinh sử dụng nhiều hơn. 
Cách sử dụng bút bi thì rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần vặn nhẹ và rút nắp bút lên. Sau đó thì dặt bút xuống để viết. Nấu ực nhạt , ta chỉ cầm phần cuối thân bút vẩy nhẹ vài cái để lưu thông mực. Khi viết xong, chúng ta cần đậy nắp bút lại cẩn thận, tráh làm rớt bút. 
Cây bút bi là đồ vật không thể thiếu đối với người học sinh, nó vừa tiện lợi mà cũng rất thông dụng lại hiệu quả cao cho mọi công việc. Không chỉ học sinh mà cả giới doanh nghiệp cũng cần đến bởi họ luôn phài kí những hợp đồng hay những công trình nhận thi công. Bởi lẽ thế nó luôn gắn bó với con người .
Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. nó luôn có tác dụng và hiệu quả cao nên có rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng vì thế em rất yeu quý nó.

đề 2

Trong cuộc sống ta thường thấy có những người hút thuốc lá. Một thời, thuốc lá có mặt trong đời sống con người Việt Nam như một phần tất yếu. Thuốc lá trong công sở, trong gia đình, ngoài đường phố. Thuốc lá trong các bữa tiệc mừng, trong đám cưới, đám tang... Thế nhưng thuốc lá lại vô cùng nguy hiểm với sức khoẻ con người. Điều này không phải ai cũng hiểu hết. Thậm chí hiểu rồi vẫn không có những động thái tích cực để loại bỏ nó ra khỏi cuộc sống.

   Thuốc lá là tên gọi của một loại sản phẩm được làm chủ yếu từ nguyên liệu lá thuốc lá đã thái sợi, được cuốn hay nhồi định hình băng giấy, có dạng hình tròn. Thuốc lá điếu thường được đốt cháy ở một đầu, để cháy âm ỉ nhằm mục đích tạo khói và khói này theo dòng khí vào miệng người hút từ đầu đổi diện. Thuật ngữ thuốc lá thường được dùng theo nghĩa chung liên quan đến thuốc lá trong khi thuốc lá điếu nhằm chỉ cụ thể loại sản phẩm thuốc lá sợi đã cuốn thành điếu. Các loại thuốc lá thường dùng là: thuốc lá có đầu lọc, thuốc lá không đầu lọc, thuốc lào, xì gà...

   Trong thực tế có rất nhiều người hút thuốc lá. Vậy vì sao họ hút? Có rất nhiều lí do để giải thích cho một thói quen nào đó, đặc biệt là thói quen (nghiện) hút thuốc lá. Nhiều người cho rằng hút thuốc tạo cảm giác: thư giãn, khoan khoái, tập trung được cho công việc, để vơi đi, quên đi nỗi buồn. Có người hút thuốc lá là do bắt chước người khác, vì người khác rủ rê. Các bạn trẻ mới lớn thì cho rằng hút thuốc lá trông có vẻ: người lớn, nam nhi, sành điệu... Dù vì bất cứ lí do gì thì việc hút thuốc lá là việc làm hết sức tai hại. Thuốc lá gây nghiện không kém gì cocain hay heroin. Nghiện thuốc lá rất nguy hiểm và sẽ thật khó bỏ thuốc nếu không đánh giá đúng mức sự “xảo quyệt” của nó. Người ta vô tư hút vì thói quen, vì đã nghiện dù biết hay chưa biết về tác hại của thuốc lá.

   Trong khói thuốc lá có tới hơn 400 chất hoá học, phần lớn là chất độc hại, trong đó 43 chất được biết là tác nhân gây ung thư. Khi hút thuốc, tất cả các chất này sẽ đi vào cơ thể, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Nicotin là một chất gây nghiện và rất độc trong thuốc lá. Một giọt nicotin có thê làm chết một con thỏ, bảy giọt làm chết một con ngựa. Khi bắt đầu hút thuốc lá là làm cho cơ thề dần dần phải phụ thuộc vào nicotin. Nicotin gây cảm giác thím đối với người sử dụng giống như thuốc phiện và heroin làm người nghiên rất khó bỏ thuốc lá. Các chứng bệnh do thuốc lá gây ra gồm: Bệnh đường tiêu hóa: viêm dạ dày tá tràng, loét dạ dày lá tràng. Bệnh lí về tai - mũi - họng. Bệnh hô hấp: viêm khí quản, viêm thanh quản, viêm lợi răng. Nhũng rối loạn về da: xuất hiện sớm các vết nhăn trên mặt, nicotine làm da của các ngón tay cầm điếu thuốc trở nên màu vàng nâu.

   Là một trong những nước có tỉ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất thế giới, Việt Nam có số ca tử vong hàng năm vì các bệnh liên quan đến thuốc lá khoảng 40. 000 người, cao gần gấp 4 lần số tử vong vì tai nạn giao thông. Ông Giám đốc Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương, cho biết, một nửa số người thường xuyên hút thuốc sẽ chết sớm do các bệnh liên quan đến thuốc lá; họ phải chấp nhận mất đi 12-25 năm tuổi thọ. Thuốc lá phải chịu trách nhiệm trong 87% tổng số ca ung thư phổi. Nó cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư lên 10-15 lần. Thuốc lá cũng gây suy thoái giống nòi do làm giảm khả năng sinh sản ờ cả nam và nữ. Với hơn 400 chất độc, nó làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, tăng bạch cầu trong tinh dịch, giảm khả năng phóng tinh. Tỉ lệ mắc bệnh liệt dương tăng gấp đôi ở những người hút thuốc. Đối với phụ nữ, thuốc lá gây mãn kinh sớm, giảm khả năng mang thai, tăng nguy cơ sẩy, sinh con thiếu tháng, nhẹ cân, thai chết lưu. Người hút thuốc không chỉ gây bệnh tật cho mình mà còn làm hại người khác, nhất là người thân, vì việc hút thuốc lá thụ động cũng đem lại hậu quả nghiêm trọng không kém so với hút chủ động. Khói thuốc đặc biệt có hại cho trẻ em. Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi, làm bệnh hen trở nên nặng nề hơn. Nếu mỗi ngày bạn ở trong phòng với người hút thuốc lá một giờ, nguy cơ mắc ung thư phổi của bạn sẽ cao gấp 100 lần so với những người sống 20 năm trong một toà nhà chứa thạch tín (asen). Mồi năm, thế giới có 5 triệu người chết vì thuốc lá, nhiều hơn số tử vong do tai nạn, bị lao và AIDS cộng 1 lại. Nếu không có biện pháp ngăn chặn, sau 25 năm nữa, con số này sẽ là 10 triệu ca; 2/3 trong số đó thuộc các nước đang phát triển.

   Ở Việt Nam, do tỉ lệ người hút thuốc rất cao (56% nam giới) nên số người bị phơi nhiễm khói thuốc cũng rất lớn. Trên 50% số người không hút phải tiếp xúc với khói thuốc ít nhất 30 phút/ngày. Theo khảo sát ở 5 tỉnh đại diện cho 5 vùng kinh tế, cứ 10 học sinh thì có 6 em bị phải nhiễm khói thuốc tại nhà. Bệnh tật sẽ trầm trọng hơn ở những người làm trong ngành công nghiệp thuốc lá. Phần lớn trong số họ bị bệnh xanh thuốc lá do chất nicotin thấm dần qua da sau những ngày tiếp xúc với lá thuốc. Các triệu chứng thường thấy gồm buồn nôn, nôn oẹ, ốm yếu, nhức đầu chóng mặt, thậm chí co thắt vùng bụng, khó thở, rối loạn huyết áp và nhịp tim.

   Không chỉ gây bệnh, thuốc lá còn gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho xã hội. Món hàng độc hại này còn là thủ phạm khiến 1,3 triệu người Việt Nam rơi xuống mức đói nghèo. Với kinh tế gia đình: người hút thuốc lá sẽ tiêu phí một khoản tiền khá lớn để mua thuốc lá, làm ảnh hường đến thu nhập của gia đình, đặc biệt ở những gia đình kinh tế khó khăn. Hút thuốc lá chắc chắn sẽ gây ra những bệnh tật nguy hiểm như đã trình bày phần trên, chi phí để chăm sóc y tế cho chính bản thân người hút và người bị hút thuốc lá thụ động trong gia đình là rất lớn, có gia đình không thể chịu đựng nổi (chưa nói đến những bệnh nan y như ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... ).Với kinh tế quốc gia: đất canh tác dùng cho sản xuất các loại cây lương thực bị thu hẹp, nhường chỗ để trồng cây thuốc lá vì có lợi nhuận cao hơn. Một lượng giấy khổng lồ phục vụ cho việc vân các điêu thuốc lá, và các loại bao bì. Rác thái do hút thuốc còn ảnh hưởng xấu đến môi trường sống. Chi phí chăm sóc y tế cho những người hút thuốc lá và việc giảm ngày công lao động của họ là những tổn thải thất rất lớn cho một quốc gia có nhiều người nghiện thuốc lá. Ngoài ra thuốc lá còn có nguy cơ gây ra những vụ hỏa hoạn dữ dội và những vụ cháy rừng tàn phá lãi nguyên quốc gia! Mỗi năm, một người có hút thuốc ở Việt Nam chi sản 700.000 đồng cho thuốc lá. Với 12  triệu người hút, một năm chúng ta tốn hơn 8.200 tỉ đồng cho mặt hàng này. số tiền đó đủ để mua lương thực nuôi sống 10,6 triệu người, số tiền mà những người hút thuốc lá tại Việt Nam dùng để mua thuốc hàng năm có thể mua được 1,5 triệu tấn gạo.

   Cũng như xu hướng chung của thế giới, số người hút thuốc tại Việt Nam tập trung nhiều nhất ở nhóm thu nhập thấp. Tiền chi cho thuốc lá chiếm một phần không nhỏ trong ngân quỹ vốn đã eo hẹp của họ và ảnh hưởng đến các chi tiêu về quần áo, giáo dục, y tế. Một khảo sát gần đây cho thấy, chi tiêu cho thuốc lá ở nước ta cao gấp 3,6 lần phí tổn học hành, gấp 2,5 lần mức chi cho quần áo và gần gấp đôi mức chi cho khám chữa bệnh. Mặt khác, bệnh tật mà thuốc lá đem lại đã tăng thêm gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và làm mất đi lực lượng lao động. Vì thuốc lá, những người nghèo ngày càng trờ nên kiệt quệ.

   Vậy chúng ta đã và đang làm gì để loại bỏ thuốc lá khỏi cuộc sống đặc biệt là các bạn trẻ? Cả thế giới đã vào cuộc để loại bỏ thuốc lá. Ngày thế giới không thuốc lá được chọn vào ngày 31-5 hàng năm. Gần đây Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố báo cáo “Thuốc lá và quyền trẻ em”. Báo cáo này đưa ra những quyền của trẻ em không bị đe dọa bởi thuốc lá, phù họp với Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em. Việt Nam hưởng ứng bằng Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá. Từ năm 2007, chính phủ đã qui định in những khuyến cáo về tác hại của thuốc lá trên vỏ bao. Tuy nhiên dòng chữ khiêm tốn “Hút thuốc lá có thể gây ung thư” chưa làm người nghiện thuốc lá lo ngại. Cũng từ ngày 1/1/2010, tại Việt Nam quyết định cấm hút thuốc lá nơi công cộng sẽ có hiệu lực, theo Công văn số 1315 của Thủ tướng Chính phủ. Những địa điểm cấm nhả khói bao gồm trường, lớp học, thư viện, cơ sở y tế, nhà hát, nhà văn hóa, khu vực sản xuất, nơi làm việc trong nhà, nơi có nguy cơ cháy nổ cao, trên các phương tiện giao thông công cộng. Còn cá nhân mỗi người, đặc biệt là các bạn trẻ phải luôn nhớ không thử thuốc lá dù chỉ một lần, trong mọi trường hợp phải nói không với thuốc lá. Người đã nghiện dù cai thuốc rất khó khăn nhưng nếu có quyết tâm và nghị lực vẫn bỏ được thuốc lá.

   Cái vòng luẩn quẩn nghèo đói - thiếu hiểu biết - hút thuốc - bệnh tật, nghèo đói... sẽ không bao giờ kết thúc nếu thuốc lá chưa được loại trừ ra khỏi cuộc sống người dân. Với việc tham gia Công ước khung về kiêm soát thuốc lá, Việt Nam đang cố gắng tiến dần tới mục tiêu này. Còn chúng ta cũng cùng chung tay vì một thế giới không khói thuốc. Có như thế mới mong loại bỏ được thuốc lá ra khỏi cuộc sống.

tham khảo:

Thời học sinh mỗi chúng đi đều gắn liền với rất nhiều loại đồ dùng học tập. Trong đồ dùng đều đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu, ví như thước để giúp ta vẽ hình, kẻ đường thẳng sao cho ngay ngắn sạch đẹp, vở giúp chúng ta lưu lại kiến thức, sách là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích, cặp sách đóng vai trò là người bảo vệ, chứa đựng tất cả những đồ dùng học tập. Và tôi muốn nhắc đến cây bút viết, vật không thể thiếu trong giảng đường, và sau sau này khi lớn lên thì bút vẫn luôn xuất hiện trong cuộc sống của ta mọi lúc. Ngày xưa người ta dùng bút máy, bút chì nhiều, đến hôm nay bút bi lại là loại được yêu thích hơn cả vì tính tiện lợi.

Bút đã ra đời từ rất lâu trước đây, tuy nhiên bút bi mới chỉ xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, do John J. Loud tạo ra, với cấu tạo đơn giản bao gồm một hòn bi được cố định bởi khung thép, có thể chuyển động tròn dùng để đánh dấu trên các bề mặt khô nhám, sần sùi như gỗ, da,…Tuy nhiên đáng tiếc vì loại bút này không được thương mại hóa, thế nên nó dần bị người ta lãng quên. Mãi đến những năm 1930, thì loại bút này mới được tiếp tục tạo ra bởi László Bíró một cộng tác viên của 1 tạp chí nhỏ. Nguyên nhân là bởi ông rất phiền não với việc bút máy liên tục làm bẩn giấy và tay, đồng thời dễ hỏng, điều đó thôi thúc ông sáng tạo ra một loại bút mới bao gồm 1 hòn bi gắn vào đầu một ống mực tròn, khi viết liên giấy hòn bi chuyển động kéo theo mực trong ống ra, tạo thành nét chữ nhanh khô và đẹp, lại bền và tiện dụng. Phát hiện được tiềm năng của loại bút này László Bíró đã hợp tác với người anh trai học chuyên ngành hóa học là George để tạo ra loại bút với nguyên lý làm việc như trên và tiến hành thương mại hóa nó.

 

Bút bi có hai loại chính là loại có thể nạp mực và loại không nạp mực, trong đó loại không nạp mực được sử dụng vô cùng phổ biến, bởi sự tiện dụng, sạch sẽ và khá rẻ, người ta có thể dễ dàng mua nó ở mọi nơi. Cấu tạo của bút khá đơn giản bao gồm một ống mực bằng nhựa dẻo, một ngòi bằng kim loại không gỉ, trên ngòi này người ta gắn một viên bi bằng thép có kích thước tí hon, có thể dễ dàng lăn tròn 360 độ trong ngòi bút đảm bảo mực thoát ra đều và không bị lem. Về phần mực bút, có hai kiểu mực chính là mực nước và mực dầu. Đối với mực nước, khi viết lượng mực thoát ra nhiều hơn, nét chữ đằm thắm và ổn định, nên thường đẹp hơn, tuy nhiên loại mực này đọng lại trên giấy lâu, nét chữ lâu khô dễ gây nhòe, bẩn khi viết. Đối với loại mực dầu, thì lượng mực thoát ra khá ít, mau khô, nhưng màu sắc không được tươi, và do dầu gây trơn ngòi nên viết loại bút này nét chữ hay run, không được đẹp lắm. So sánh thì bút bi mực nước thường dùng để cho học sinh tiểu học luyện chữ, cnf bút mực dầu thường dùng cho học sinh trung học, người lớn vì cần viết nhanh, và viết nhiều. Không chỉ vậy bút mực dầu còn là loại bút khá tiết kiệm mực, giá lại rẻ, đông thời khá bền, thế nên được ưa chuộng hơn. Thông thường người ta dùng bút đến khi hết mực rồi bỏ, nhưng đối với bút mực nước ra có thể mua riêng ruột bút để thay thế cho tiết kiệm. Đối với phần vỏ bút, là một ống rỗng làm bằng nhựa hoặc kim loại, bên trên có in họa tiết, tên, logo của đơn vị sản xuất và các thông số kỹ thuật như cỡ ngòi, loại mực,… Đóng vai trò bảo vệ ruột bút đồng thời cung cấp cho tay người viết một tư thế cầm thuận tiện, vừa phải. Về thiết kế sẽ có kiểu bút dùng lò xo để đẩy ngòi ra khi viết, loại này có một bộ phận đẩy bằng nhựa hoặc kim loại đặt phía đầu bút. Kiểu thiết kế này phù hợp với những người hay quên, không cẩn thận, như vậy phần vỏ bút sẽ đóng vai trò làm bộ phận bảo vệ ngòi luôn, trên vỏ bút cũng gắn thêm bộ phận cài. Ngược lại, có kiểu bút bi dùng nắp để bảo vệ, trên nắp có gắn đầu cài, để cài bút vào sách vở hoặc túi áo, tránh thất lạc, nhược điểm là lỡ làm mất nắp bút thì khả năng cao là bút sẽ bị hỏng khi vô tình làm rơi.

 

Về công dụng, thì quá rõ ràng bút là vật dụng học tập, làm việc vô cùng quan trọng, thậm chí được coi là một vật phẩm thiết yếu trong cuộc sống. Nó kết hợp với vở để giúp con người lưu lại những kiến thức, những dữ liệu cần ghi nhớ. Bút cũng là một loại quà tặng khá thông dụng, được nhiều người ưa thích, bởi nó có ý nghĩa chúc người nhận được thành công, học hành tấn tới, đặc biệt là đối với người kinh doanh hoặc làm những công việc liên quan đến văn thư, văn hóa, hành chính thì lại càng là thứ quà tặng thích hợp.

Như vậy có thể thấy bút dẫu rằng có cấu tạo đơn giản, thế nhưng nó lại đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, chắp cánh cho con đường học tập, làm việc của nhiều đối tượng. Vì vậy chúng ta hãy trân trọng và sử dụng bút một cách có hiệu quả, không nên lãng phí.

27 tháng 12 2021

Trong cuộc sống hiện nay bút bi là một vật dụng viết rất quen thuộc đối với con người. Đặc biệt là đối với học sinh, sinh viên. Trong tủ sách và túi đựng dụng cụ học tập của họ không thể thiếu cây bút bi.Người đã sinh ra chiếc bút bi là một nhà Lazo Biro. Do ông cảm thấy phiền khi viết bút máy mà mực cứ làm bẩn các tờ giấy. Nhà báo này đã nghĩ đến chiếc bút bi khi nhìn thấy đứa trẻ chơi viên bi trên đường. Sau khi được sự giúp đỡ của người anh, phóng viên này đã được cấp bằng sáng chế.Sau đó chiếc bút bi đã được sáng chế sang châu Âu và mở rộng sang Mỹ sang thế chiến thứ hai. Ở Việt Nam ta, bút bi mới trở nên thông dụng trong vài chục năm gần đây và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, trở thành loại bút được sử dụng nhiều nhất trong đời sống.Phần vỏ thường làm bằng nhựa cứng, chiều dài của chiếc bút thường từ 15 - 18 cm, tiết diện hình trụ, nhỏ bằng ngón tay út dễ cầm, dễ viết,giá thành thì tuỳ loại bút . Tuy chất liệu chủ yếu bằng nhựa cứng ít khi bằng nhựa dẻo. Nhưng màu sắc hiện nay rất phong phú, đa dạng: đen, trắng cho đến xanh đỏ, tím vàng để chiều theo thẩm mỹ các cô cậu học sinh. Bên trong vỏ là ruột bút gồm có ống mực và ngòi bút.Ống mực vỏ ngoài là nhựa, bên trong chứa đầy mực gắn với đầu bút nhọn, đầu ngòi bút có gắn một viên bi nằm trọn trong một hốc. Khi vết đầu bút bi lăn tròn để mực ra. Mực khô ngay sau đó nên viết bút bi rất sạch, không lo bị loang mực ra giấy. Thường khi viết người ta mới ấn bút bi xuống. Khi thôi sử dụng thì ấn nắp cho ngòi bút thụt vào. Bộ phận giúp chúng ta ấn bút xuống hoặc khiến nó thụt vào chính là chiếc lò xo rất nhỏ nằm trong ruột bút.Ngoài loại bút bi ấn nắp còn loại nắp gài để người viết sau khi sử dụng gài vào sách hoặc túi áo. Ngày nay, bút bi có rất nhiều loại, có loại có tới ba đến sáu ống mực. Nhưng phổ biến và được dùng nhiều hơn cả vẫn là loại bút bi một ống mực. khi dùng hết có thể thay ngòi khác thật tiện lợi, vừa tiết kiệm nên mọi người rất hay dùng.Hiện nay, kiểu dáng và màu sắc rất đa dạng và phong phú. Nhưng người ta vẫn thích dùng cái bút thon, gọn dễ cầm. Trên thế giới rất nhiều loại bút bi nổi tiếng, nhưng ở Việt Nam có hai thương hiệu nổi tiếng là: Thiên Long, Biến Nghé.Bút bi rất dễ sử dụng và bảo quản. Hầu như những học sinh nhỏ cũng biết cách sử dụng bút bi. Khi viết chúng ta nên viết nhẹ nhàng, tránh làm rơi xuống đất dễ làm hỏng đầu bút bi hoặc làm vỡ vỏ. Thông thường, khi sử dụng chúng ta mới ấn đầu bút ra còn không thì nên để đầu bút thụt vào tránh làm rơi xuống đất. Nếu thời tiết quá lạnh, chúng ta có thể ngâm đầu bút trong nước nóng hoặc vảy liên tục. Mặc dù nó không đắt tiền nhưng chúng ta cũng nên trân trọng và bảo vệ nó .Trong xã hội hiện nay, công nghệ phát triển dịch vụ Internet tràn lan, người ta có thể gửi Fax hoặc email cho nhau. Tuy nhiên chiếc bút bi vẫn có một vai trò quan trọng trong đời sống của chúng ta.

6 tháng 9 2017

Dàn ý

2.1. Thuyết minh về bút bi

A. Mở bài:

- Giới thiệu về loại bút định thuyết minh (bút bi)

B. Thân bài:

1. Nguồn gốc

- Bắt nguồn từ nhu cầu in khắc, ghi chép, đánh dấu,… các loại bút viết lần lượt ra đời.

- Tên gọi bút bi được vay mượn từ tiếng Pháp, ban đầu gọi là bút bic (theo tên 1 công ty Pháp chuyên sản xuất bút)

- Bút bi bắt đầu xuất hiện từ cuối thế kỉ 19, khi công nghệ in ấn đã bắt đầu phát triển. Đa phần trong các phát minh về bút viết, mực sẽ được đặt trong một ống nhỏ, đầu ống được chặn lại bằng một bi nhỏ để lăn và ngăn không cho mực chảy ra.

- Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, bút bi được sử dụng phổ biến trên toàn thế giớ, phục vụ như cầu ghi chép của nhân loại với rất nhiều mẫu mã, chủng loại khác nhau, giá thành rẻ.

2. Cấu tạo

- Bút bi gồm 3 bộ phận chính: vỏ bút, ruột bút và bộ phận điều chỉnh bút

   + Vỏ bút: được làm từ nhựa cứng, nhẹ, hình thon dài, dùng để bảo vệ ruột bút.

   + Ruột bút: là một ống nhỏ được làm từ nhựa dẻo, dùng để chứa mực, phần ngòi bút tiếp xúc trực tiếp với mực trong ống. Đặc biệt, đầu ngòi có một bi nhỏ dùng để lăn mực trên giấy và ngăn không cho mực chảy ra. Đây là phần quan trognj nhất của bút bi.

   + Bộ phận điều chỉnh bút: gồm lò xo và bộ bấm bút, dùng để điều chỉnh bút khi viết và khi không dùng đến. Một số loại bút khác điều chỉnh bằng nắp đậy.

- Bút bi được thiết kế ngày càng có tính thẩm mĩ và hữu dụng cao, giá thành lại rẻ.

3. Phân loại bút bi

- Bút bi được chia ra làm hai loại chính: loại bút dùng một lần và loại có thể bơm thêm mực khi hết. Tuy nhiên đối với loại bút dùng một lần, chúng ta vẫn có thể thay ngòi khác mà vẫn giữ nguyên vỏ và bộ phận điều chỉnh, giúp tiết kiệm chi phí hơn.

- Ngoài bút bi còn có rất nhiều loại bút khác phục vụ nhu cầu ghi chép đa dạng của con người: bút chì, bút máy, bút dạ, bút highlight,…

4. Công dụng và cách bảo quản

- Công dụng của bút bi là ghi chép, đánh dấu lên giấy và một số vật khác như gỗ, gạch,…

- Cách bảo quản: Bút bi có giá thành rẻ và độ bền cao, khi sử dụng chúng ta chỉ cần chú ý không để bút rơi xuống đất, tránh va đập khiến vỏ bút vỡ, và đặc biệt là tránh làm hỏng bi bút.

C. Kết bài:

- Khái quát công dụng và ý nghĩa của bút bi trong đời sống con người.

2.2. Thuyết minh về bút máy

A. Mở bài

– Từ xưa đến nay, muốn viết, muốn vẽ ta đều phải dùng bút.

– Có nhiều loại bút: Bút lông, bút dạ, bút bi, bút máy…

– Mỗi loại bút lại có cấu tạo và công dụng ít nhiều khác nhau.

– Bút máy là loại bút được nhiều người sử dụng và yêu thích.

B.Thân bài

1.Nguồn gốc, lịch sử của chiếc bút

Bút viết có từ rất lâu đời.

– Trong nền văn minh Ai Cập, những người chép sử đã dùng cây sậy, nhai dập đầu rồi chấm vào chất màu để viết.

– Thế kỉ XVI, người ta dùng lông chim thiên nga để viết bằng cách vót nhọn đầu lông, đổ mực vào ruột rỗng của lông rồi viết.

– Giữa thế kỉ XIX, chiếc bút máy đầu tiên xuất hiện ở Mĩ.

– Khoa học phát triển, qua nhiều lần cải tiến, chúng ta có chiếc bút như ngày nay.

2. Cấu tạo của chiếc bút máy

Bút máy gồm có 3 phần: Vỏ bút, ruột bút và ngòi bút:

– Vỏ bút: Nắp bút và thân bút. (Dùng để bảo vệ ngòi bút và ruột bút). Có khi vỏ bút được làm bằng nhôm, nhôm mạ đồng, bằng nhựa. Thậm chí, có một số chiếc bút vỏ được làm bằng vàng.

– Ruột bút: Ống nhựa nhỏ, deo, mềm dùng đế đựng mực.

– Ngòi bút: Làm bằng kim loại. Khi viết, mực từ ruột bút theo đường ống chảy xuống ngòi bút.

3. Các loại bút:

- Bút Hồng Hà, bút Hê-rô, bút Trung Quốc 307, bút Kim Tinh …

4. Tác dụng, cách bảo quản:

- Bơm mực đầy ống nhựa bằng cách bóp mạnh rồi cấm phần đầu bút vào bình mực vào buông tay từ từ, mực bị hút vào ruột rất nhiều có thể sử dụng suốt buổi học rất tiện lợi. Không bị mực đổ vấy bẩn áo quần, tay chân, tập vở rất sạch sẽ.

- Phần ngòi bút là phần quan trọng cho nên khi mua bút, người sử dụng cần lựa chọn ngòi thật kĩ. Ấn nhẹ mũi ngòi xuống giấy để tạo chữ kiểm tra độ êm tay của ngòi.

- Cần giữ ngòi không bị tróc ra (gai) thì sẽ không thể viết được. Tránh mạnh tay để xuống bàn, ngòi đâm mạnh vào vật cứng tứa ra, đầu viết sẽ bị sốc, khó viết. Khi viết xong phải đậy nắp bút lại rồi mới đặt xuống bàn.

- Mực lọc không có cặn để không làm tắc ống dẫn mực. Khi sử dụng lâu lâu ta cần phải rửa bút bằng nước nóng, lau khô bơm mực sử dụng tiếp.

- Không vặn nắp bút quá chặt tay, nắp sẽ bể. Bỏ bút vào trong hộp dựng tránh rớt xuống đất dễ hư ngòi, bể và hỏng

C. Kết bài

– Dẫu cho có rất nhiều loại bút khác nhau thì bút máy vẫn được nhiều người yêu thích và sử dụng.

– Bút máy sẽ mãi là đồ dùng không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta.

29 tháng 11 2022

Đời học sinh là sự gắn bó thân thiết với nhiều các dụng cụ, văn phòng phẩm trong đó có những thứ cực kỳ quan trọng, phục vụ chủ yếu trong việc học tập ấy là sách vở, bút thước. Trước khi khi chưa có sự ra đời của nhiều loại bút bi, bút mực như hiện nay, thì hình ảnh các cô cậu học sinh mang bên mình chiếc bút máy và lọ mực tím là một trong những ký ức đẹp đẽ và đáng nhớ nhất tuổi học trò.

Bút máy còn có tên gọi khác là viết máy, hoặc bút bơm mực, là loại bút có cấu tạo đơn giản và ra đời từ rất lâu trước đây, do một nhà thư pháp người Ai Cập tên Al-Muizz Lideenillah, chế tạo ra để phục vụ cho công cuộc luyện chữ của mình, sau đó được biết đến và sử dụng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây. Ở Việt Nam, với nền văn hóa truyền thống lâu đời, quen sử dụng bút lông, thế nên mãi đến khoảng đầu thế kỷ 20, bút máy mới được du nhập vào nước a, và đến gần 50 năm sau người dân ta mới sử dụng bút máy một cách phổ biến trong công việc học tập, văn thư.

Bút máy có cấu tạo khá đơn giản, bao gồm một ruột bút và phần ngòi bút dẫn mực, bên ngoài là phần vỏ bút. Thuở trước bút máy đa phần là loại bút có ruột bút hay còn gọi là bầu chứa mực bằng cao su, khi muốn bơm mực, người ta tháo phần vỏ bên ngoài rồi nhúng ngòi bút vào lọ chứa mực, dùng tay bóp nhẹ ruột bút để hút mực lên. Ngày nay với sự cải tiến của công nghệ, ruột bút máy được cấu tạo có phần tinh vi và tiện lợi hơn khi vận dụng nguyên lý piston trong bơm kim tiêm để giúp công cuộc bơm mực nhanh chóng và dễ dàng hơn. Về phần ngòi bút, có hai phần, phần lưỡi gà được làm từ nhựa, nối liền với phần ruột bút chứa mực ở bên trên có công dụng điều hòa dòng mực chảy xuống và là nơi để giữ ngòi viết. Còn phần ngòi viết được làm từ các kim loại không han gỉ, gồm một miếng kim loại mỏng, được thiết kế uốn cong theo chiều dọc ôm sát lấy phần lưỡi gà. Ở giữa được cắt một đường mỏng nhỏ, kéo dài đến tận chót ngòi viết, từ đó dựa trên nguyên lý mao dẫn đưa mực viết xuống đều và nét chữ được mỏng đẹp. Phần ngòi ngọn ngày xưa đa số được thiết kế thẳng và mài nhẵn để nét chữ trên vở được trơn tru, dễ viết. Ngày nay khi công nghệ phát triển, cũng như trong một số yêu cầu luyện chữ nét thanh nét đậm, người ta còn chế tạo ra cả loại ngòi cong, khiến giới viết chữ ưa chuộng. Một điểm đặc biệt của bút máy ấy là xét về mặt vật lý, ngòi bút dễ bị hư hỏng khi đánh rơi, hoặc viết tì mạnh trong một thời gian dài, thế nhưng ngòi bút lại dễ dàng có thể thay thế và tìm mua ở bất kỳ hiệu sách nào. Về phần vỏ bút, trong quá khứ khi công nghệ chế tạo vật chất dẻo còn chưa phát triển, thì vỏ kim loại là lựa chọn hàng đầu, bởi lẽ nó bảo vệ ruột bút cực kỳ tốt, cũng như tăng độ bền cho bút. uyển sang làm vỏ bút máy bằng nhựa cứng, để làm giảm trọng lượng bút. Tuy nhiên với một số những loại bút đắt tiền và các thương hiệu nổi tiếng người ta vẫn ưa chuộng vỏ kim loại, bởi tính bền, sáng, đẹp và sang trọng mà kim loại mang lại. Phần vỏ bút cấu tạo khá đơn giản, gồm một phần vỏ có thể tháo rời để tiến hành bơm mực, phần nắp bút được thiết kế chắc chắn, khi đóng nắp dù làm rơi rớt, cũng không hề bung ra, giúp bảo vệ ngòi tuyệt đối. Bên cạnh đó trên nắp bút người ta còn thiết kế thêm một mắc cài, để thuận tiện cho việc cài bút vào tài liệu, túi áo, tránh thất lạc.

 

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại bút máy, cũng như các thương hiệu bút khác nhau, với các mức giá cũng khác nhau tương đối lớn. Một cây bút viết cho học sinh thông thường có giá khoảng vài chục ngàn đồng, nhưng cũng có những cây bút giá lên tới hàng triệu đồng, chủ yếu dùng để làm quà tặng. Tuy ngày nay bút máy không còn phổ biến như xưa, thế nhưng với những người ưa luyện chữ, hoặc trân trọng từng nét chữ của mình thì bút máy là một trong những lựa chọn hàng đầu. Bởi lẽ viết chữ bằng bút máy là một biểu hiện của tính cẩn thận, cầu kỳ và tỉ mỉ cả từ trong khâu bơm mực, bảo quản bút, cho đến việc nắn nót từng con chữ. Bút máy không thích hợp cho những người cẩu thả, thích viết ngoáy, viết nhanh, chỉ phù hợp với những bạn kiên nhẫn, trân trọng từng nét chữ. Chính vì vậy trong bậc giáo dục tiểu học, người ta vẫn thường yêu cầu các em học sinh tập viết bút máy để định hình nét chữ, tránh sự cẩu thả, tùy tiện trong việc học tập, đồng thời rèn luyện cho các em được tính cẩn thận, chu đáo.

Về việc bảo quản và sử dụng bút máy cũng khá cầu kỳ, yêu cầu người sử dụng phải có sự chú tâm. Khi bơm mực phải chú ý cẩn thận tháo rời bút, đồng thời thao tác nhẹ nhàng tránh để mực dây ra quần áo sách vở, bơm đầy một ruột bút là có thể sử dụng vài ngày liền mà không cần phải bơm mực liên tục. Khi viết thì phải dùng lực tay vừa phải, không tì quá mạnh làm rách vở, lem mực và hỏng ngòi bút, đặc biệt nhớ phải đóng nắp bút ngay khi không cần sử dụng tránh việc rơi rớt làm hỏng ngòi. Đặc biệt khâu lựa chọn mực cùng cần kỹ càng cẩn thận, nên chọn loại mực tốt, đều màu, không quá loãng hoặc quá đặc, và tuyệt đối phải là mực sạch, không chứa cặn. Bởi nếu mực chứa cặn sẽ làm tắc ngòi, ảnh hưởng đến chất lượng chữ viết. Trong quá trình sử dụng bút cách một khoảng thời gian ta cũng cần phải vệ sinh lau chùi bút, đồng thời dùng nước ấm để súc rửa ruột bơm mực.

Bút máy là một trong những dụng cụ học tập quen thuộc với học sinh nhiều thế hệ, vừa rèn chữ vừa luyện nết người. Sự biến mất và không phổ biến ngày nay của bút máy cũng khiến chúng ta không khỏi nuối tiếc một thời quá vãng. Tôi thực lòng mong rằng một ngày nào đó bút máy lại có thể lấy lại được vị thế của nó trên con đường tri thức của nhiều bạn trẻ. Hãy nhớ rằng bút máy không phải là một loại bút gây nhiều phiền phức mà nó là một loại bút thanh cao, cần sự chăm chút và nâng niu của người dùng, chỉ có ai thực sự yêu quý mới có thể thấu hiểu và trân trọng.

1 tháng 11 2019

RA LỆNH KIỂU ĐẤY THÌ AI LÀM CHO

1 tháng 11 2019

I.Mở bài: Giới thiệu chung về tầm quan trọng của bút bi.
“Nét chữ là nết người”. Thật vậy, câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dânViệt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tuơi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc, xuất xứ:
Được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930
quyết định và nghiênàÔng phát hiện mực in giấy rất nhanh khô cứu tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế

2. Cấu tạo: 2 bộ phận chính:
- Vỏ bút: ống trụ tròn dài từ 14-15 cm được làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất.
- Ruột bút: bên trong, làm từ nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
-Bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, nắp đậy, trên ngoài vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở.

3. Phân loại:
- Kiểu dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo lứa tuổi và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Màu sắc đẹp, nhiều kiểu dáng(có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong bài)
-Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng.
4. Nguyên lý hoạt động, bảo quản (có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh , nhân hoá trong bài viết)
- Nguyên lý hoạt động: Mũi bút chứa viên bi nhỏ, khi viết lăn ra mực để tạo chữ.
- Bảo quản: Cẩn thận.

5. Ưu điểm, khuyết điểm:
-Ưu điểm:
+ Bền, đẹp, nhỏ gọn, dễ vận chuyển.
+ Giá thành rẻ,phù hợp với học sinh.
- Khuyết điểm:
+ Vì viết được nhanh nên dễ giây mực và chữ không được đẹp. Nhưng nếu cẩn thận thì sẽ tạo nên những nét chữ đẹp mê hồn.
- Phong trào: “Góp bút Thiên Long, cùng bạn đến trường” khơi nguồn sáng tạo.
6. Ý nghĩa:
- Càng ngày càng khẳng định rõ vị trí của mình.
- Những chiếc bút xinh xinh nằm trong hộp bút thể hiện được nét thẫm mỹ của mỗi con người
- Dùng để viết, để vẽ.
- Những anh chị bút thể hiện tâm trạng.
Như người bạn đồng hành thể hiện ước mơ, hoài bão...của con người.
“ Hãy cho tôi biết nét chữ của bạn, tôi sẽ biết bạn là ai.”

III. Kết bài: kết luận và nhấn mạnh tầm quan trong của cây bút bi trong cuộc sống.
Ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng cần thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc.

CM
Cô Mỹ Linh
Manager VIP
16 tháng 12 2022

 Em tham khảo nhé!

   Với những đặc điểm và công dụng của mình, bút bi trở thành một dụng cụ không thể thiếu trong đời sống con người. Hi vọng trong tương lai, con người sẽ sáng tạo thêm nhiều loại bút bi có mẫu mã đẹp hơn, đem lại nhiều lợi ích hơn cho con người.

5 tháng 1 2022

Trong cuộc đời học sinh, có lẽ bút bi đã trở thành một đồ dùng học tập vô cùng quen thuộc đối với mọi người . Cây bút bi đã gắn bó đồng hành với mỗi chúng ta trên những trang giấy hay những bài kiểm tra. Có lẽ vì vậy mà không sai khi nói rằng, bút bi chính là một người bạn đồng hành với mỗi người trong cuộc sống đặc biệt là đối với những bạn học sinh.

Có rất nhiều ý kiến khác nhau về lịch sử ra đời của cây bút bi tuy nhiên có một câu chuyện rất phổ biến và khá đáng tin cậy về xuất xứ của cây bút bi như sau: Một người Mỹ tên John Loud đã xin cấp bằng sáng chế bút bi vào năm 1888. Cho đến năm 1938, một nhà báo người Hungary mới giới thiệu loại bút bi hiện đại. Vào những năm 1930, László Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Một hôm, Bíró ra công viên, thấy một bọn trẻ chơi bi. Một viên bi vô tình chạy qua vũng nước, để lại sau một vệt dài. Viên bi đó khiến ông nảy ra một ý tưởng đặt viên bi ở đầu bút để nó truyền mực trong ống ra giấy. Rồi ông lại được mời đi thăm một xưởng in báo. Bíró để ý rằng, loại mực dùng để in báo rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra một loại bút sử dụng loại mực giống như vậy. Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một kĩ sư hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào năm 1938. Và sau đó nhiều chiếc bút bi hiện đại khác cũng được sáng chế và ra đời.

Cấu tạo của bút bi gồm có hai phần chính đó là ruột bút và vỏ bút. Vỏ bút bi hầu hết đều được làm bằng nhựa có màu sắc khác nhau tùy theo từng loại bút hoặc cũng có một số loại bút có vỏ được làm bằng kim loại nhẹ để bảo vệ lớp ruột ở bên trong . Vỏ bút không dài lắm, chỉ từ 12-15cm, rất phù hợp để chúng ta cầm tay viết một cách dễ dàng. Bên trên vỏ có thể in các hình ảnh hoạt hình hoặc các chữ để trang trí cho chiếc bút thêm xinh xắn. Và hầu hết ở phía dưới của vỏ sẽ có ghi tên hãng bút,tên nhà sản xuất và kích cỡ của đầu bút bi. Bên trong chiếc vỏ xinh xắn đó chính là phần ruột của bút. Bộ phận này khá đơn giản chỉ gồm một chiếc ruột bút rỗng bên trong chứa mực để viết và một chiếc lò xo cố định phía đầu bút để thuận tiện cho việc viết lách. Điều đặc biệt là ở đầu ruột bút sẽ có một viên bi nhỏ, kích cỡ chỉ tầm khoảng 5-12mm. Đây chính là bộ phận giúp cho bút có thể viết được và mực có thể ra đều đều. Còn mực bút cũng có rất nhiều loại mực phong phú như đen, xanh, đỏ… rất tiện lợi cho chúng ta lựa chọn thỏa thích. Ngoài ra chiếc bút bi còn có các bộ phận khác như phần nắp bút, nắp bấm… góp phần tạo nên được một chiếc bút bi hoàn hảo.

Chiếc bút bi có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi người trong cuộc sống. Nhờ có nó mà mọi người có thể lưu giữ thông tin trên giấy, sử dụng để ghi chép những tài liệu quan trọng. Đây cũng là phương tiện để chúng ta bày tỏ cảm xúc trên trang giấy thay vì nói ra bằng lời. Đặc biệt đối với học sinh, chiếc bút bi là một đồ dùng không thể thiếu và luôn đồng hành với họ trong mọi lúc mọi nơi. Một chiếc bút bi tốt sẽ giúp học sinh viết nên được một bài văn hay, giải được bài toán khó. Một chiếc bút bi tốt có thể giúp người học sinh viết nên ước mơ tươi đẹp của mình. Một chiếc bút bi tốt sẽ giúp gắn kết những người học sinh lại với nhau qua những dòng lưu bút chia tay… Có thể nói bút bi đã trở thành một người bạn đồng hành của mỗi người học sinh trên con đường bước tới tương lai. Chính vì vậy mà chúng ta càng cần phải biết trân trọng và gìn giữ chiếc bút bi của mình, không để nó bị xây xước hay hỏng hóc.

Mặc dù ngày nay đã có rất nhiều các loại thiết bị điện tử có thể thay thế cho bút bi như máy tính, điện thoại…. nhưng có lẽ chiếc bút bi sẽ mãi là đồ dùng tiện ích nhất đối với tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh. Cây bút bi đã, đang và sẽ mãi là đồ dùng đóng vai trò vô cùng quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của mọi người.

5 tháng 1 2022

.

Bút bi là một dụng cụ học tập quen thuộc của mỗi một học sinh và nó sẽ luôn gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn cũng như công việc.

“Nét chữ là nết người” – câu thành ngữ ngắn gọn đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam, nhắc nhở ta về học tập cũng như tầm quan trọng của nét chữ. Bởi học tập là một quá trình đầy khó khăn vất vả để xây dựng những nhân tài phục vụ cho tổ quốc ngày càng tươi đẹp. Và trong quá trình gian nan đó, đóng góp một công lao không nhỏ chính là cây bút bi.

Bút bi được phát minh bởi nhà báo Lazo Biro vào những năm 1930. Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, ông Biro phát hiện ra được một loại mực in giấy rất nhanh khô. Từ đó, ông đầu tư thời gian nghiên cứu và chế tạo ra một loại bút sử dụng loại mực như thế.

Bút bi được tạo thành từ hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Ở bộ phận thứ nhất là vỏ bút thường có chất liệu làm bằng nhựa (hay kim loại được phủ sơn) được sử dụng để bảo vệ các thiết bị bên trong, đồng thời làm cho cây bút được đẹp và sang trọng hơn. Vỏ bút thường có dạng hình ống trụ tròn dài từ 14-20cm, trên thân bút thường được in tên nhà sản xuất và một vài thông số kỹ thuật (tùy loại bút).

Để thu hút người dùng, các nhà sản xuất thường tạo ra nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú; hấp dẫn về màu sắc, kết hợp nhiều màu sắc (trắng – xanh – đỏ – vàng – tím – lục – lam…) để tăng tính mỹ thuật và làm đẹp thêm cho cây bút. Để hấp dẫn đối tượng học sinh, bút có thể mang hình dáng bắp ngô, hay hình Doremon hoặc in hình các nhân vật truyện tranh, ngôi sao điện ảnh lên thân bút. Để tăng tính sang trọng cho cây bút, phục vụ người làm việc công sở, kinh doanh, bút có thể được làm bóng óng ánh, mạ màu vàng hay màu bạc sáng chói, nhìn là biết sản phẩm cao cấp, mắc tiền.

Trong cuộc sống hiện đại hiện nay, việc sử dụng các loại viết để học tập và làm việc là không thể thiếu nhưng để lựa chọn loại viết phù hợp với thời đại công nghệ thông tin sao cho vừa nhanh, tiện lợi và ít tốn kém cũng là điều vô cùng quan trọng và sự ra đời của bút bi đáp ứng nhu cầu đó.

Từ những năm bắt đầu việc học người ta đã biết sử dụng các công cụ để có thể viết chữ. Thô sơ nhất là sử dụng lông vịt, lông ngỗng chấm vào mực, mực được bào chế từ các loại lá, quả, hoa có màu sắc giã nát ra. Nhưng đó là trong những năm còn lạc hậu. Việc sử dụng viết lông ngỗng để viết rất bất tiện vì lúc nào cũng phải mang theo lọ mực, sử dụng xong lại phải lau sạch và việc cứ phải liên tục chấm đầu lông ngỗng vào mực cũng rất mất thời gian.

Và sau đó một nhà báo người Hungari đã chế tạo ra cây viết mực Lazso Biro. Việc sử dụng bút mực để rèn chữ là một điều rất tốt vì nét chữ sẽ đẹp song giá thành một cây bút máy khá đắt, nặng và khi viết khá chậm. Cho đến những năm gần đây người ta mới phát minh ra bút bi. Nó vừa đáp ứng nhu cầu rẻ, tiện lợi và nhẹ nữa phù hợp với nhiều đối tượng, nhất là học sinh, sinh viên.

Cấu tạo bên trong của bút cũng khá là đơn giản: vỏ bút được làm bằng nhựa hoặc bằng các kim loại dẻo trong suốt. Bên trong là ruột bút, ống dẫn mực, ngòi bút, lò xo. Ngòi bút có đường kính từ 0,25mm đến 0,7mm tùy theo nhu cầu của người sử dụng. Còn về việc sử dụng bút cũng khá là dễ dàng, khi cần thiết chỉ cần ấn vào đầu bút ngòi bút sẽ tự động lộ ra để chúng ta có thể sử dụng.

Khi không sử dụng nữa ta chỉ cần ấn lại đầu bút, ngòi bút sẽ tự động thụt lại, lúc đó bạn có thể mang bút đi khắp mọi nơi mà vẫn yên tâm tránh được các tác nhân bên ngoài va chạm vào ngòi bút. Hiện nay người ta còn tìm ra cách để chế tạo những bút lạ hơn như bút nhũ, bút nước, bút dạ quang… phù hợp với người tiêu dùng, vừa phù hợp với túi tiền vừa có thể theo học sinh đến trường, theo các nhân viên văn phòng đến cơ quan,…

Ngoài ra còn có các phát minh về một số loại viết có thể viết được dưới nước, ở những nơi có áp suất khí quyển thấp. Nói gì thì nói, ta cũng không thể phủ nhận những khuyết điểm còn có ở bút bi là rất khó rèn chữ vì ngòi bút nhỏ, trơn và rất cứng không phù hợp với những học sinh cấp Một đang luyện chữ vì khi nào nét chữ đã cứng và đẹp ta hãy sử dụng, ngoài ra bút còn rất dễ bị tắc nghẽn mực trong khi sử dụng có thể là do lỗi của các nhà sản xuất hoặc cũng có thể do chúng ta làm rơi viết xuống đất và làm ngòi bút va chạm vào các vật cứng.

Do vậy, sử dụng bút tuy là đơn giản nhưng chúng ta cũng nên biết cách bảo quản bút sao cho bút có thể sử dụng được lâu và bền hơn như: sau khi sử dụng bút xong thì nên bấm đầu bút thụt lại để không bị rớt xuống đất, khô mực hoặc va chạm vào các vật cứng sẽ dễ làm vỡ vỏ bút hoặc làm bể đầu bi.

Một đặc điểm nhỏ mà ít ai nghĩ đến là có thể biến những cây bút bi thành những món quà nhỏ, xinh xắn, dễ thương và vô cùng ý nghĩa để làm món quà tặng người thân, bạn bè, thầy cô. Bút còn là người bạn đồng hành với những anh chiến sĩ ngoài mặt trận, để các anh có thể viết nhật kí, viết thư về cho gia đình. Viết xong, các anh có thể giắt cây bút vào túi áo không sợ rơi mất, khi cần thiết có thể lấy ra dễ dàng và sử dụng ngay.

Bút là người bạn nhỏ, luôn sát cánh đồng hành trong công việc, học tập của mọi người, không tốn kém nhiều chi phí lại có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta hãy biết ơn những người đã chế tạo ra cây bút để nhờ đó chúng ta có sự hỗ trợ đắc lực trong học tập và trong công việc hiện nay vẫn đáp ứng được theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

7 tháng 1 2022

tk:

 

Bút bi là một đồ dùng quen thuộc và rất phổ biến trong đời sống con người. Đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh, sinh viên và những người làm việc văn phòng, công sở, bút bi là một dụng cụ không thể thiếu.

Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. Điều khiến ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn làm ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938, ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi ra đời, bút bi đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và trở nên thông dụng khắp thế giới.

Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng và giá cao hơn.

Bút bi có cấu tạo 3 phần cơ bản là vỏ, ruột và bộ phận điều chỉnh bút. Vỏ thường được làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp nhẹ mà cứng để bảo vệ phần ruột bút bên trong.

Ruột bằng nhựa dẻo hình trụ bên trong rỗng để chứa mực gọi là ống mực. Ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, ngay sau khi được viết lên giấy. Độ thanh hay đậm của nét bút là do kích thước của viên bi này. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này. Loại ống mực không nạp được thì chỉ sử dụng một lần và không thể bơm thêm mực.

Bộ phận điều chỉnh gồm phần bấm và lò xo, ngoài ra còn có thể có nắp. Bộ phận điều chỉnh bút chính là phần ngòi bút. Ngòi bút được làm bằng kim loại không gỉ để tránh bị gỉ sét theo thời gian. Bên trong nó là một viên bi cũng làm bằng kim loại. Viên bi này khi viết sẽ giúp cho mực được ra đều hơn.

Bút bi có thế có nắp để dậy lại khi không dùng đến, hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.

 

So với các loại bút khác thì bút bi phổ biến hơn cả. Bút bi có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn mà giá lại rẻ, thuận tiện và dễ dàng khi sử dụng, không xảy ra nhiều vấn đề lỗi, cũng không cần phải bảo dưỡng nghiêm ngặt. Nếu như bút máy chỉ được dùng trong những trường hợp yêu cầu nét chữ đẹp trong các trường hợp đặc biệt, bút ký dùng để ký tên hay bút chì dùng để vẽ, viết nháp thì bút bi có thể được sử dụng trong nhiều trường hợp, nhất là khi vừa lắng nghe, vừa ghi chép lại một cách nhanh chóng và dễ dàng. Bên cạnh đó, bút bi không khiến nét chữ bị nhòe lem nhem như bút máy, cũng không dễ bị tẩy xóa mất chữ như bút chì. Do đó, có thể nói bút bi có tác dụng rất rõ ràng, là người bạn đồng hành với mỗi chúng ta qua những năm tháng, giai đoạn khác nhau của mỗi người.

Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn,… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kì như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu,… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh…

Có cây bút vẻ ngoài mộc mạc, đơn giản song cũng có cây được mạ vàng sáng loáng. Nhìn bút, người ta biết được “đẳng cấp” của nhau, nhưng nhìn vào nét chữ người ta mới đoán được tính cách hay đánh giá được trình độ của nhau. Một cây bút tốt, đắt tiền đến cỡ nào cũng chỉ là vật để trang trí nếu vào tay kẻ đầu rỗng. Bút là vật vô tri, nên nó không tự làm nên những câu chữ có ý nghĩa nhưng nếu nằm trong tay người chủ chuyên cần, hiếu học, nó sẽ cho ra đời những bài văn hay, những trang viết đẹp. Để trở thành người chủ “tài hoa” của những cây bút, người học sinh cần rèn luyện cho mình thói quen vở sạch, chữ đẹp và luôn trau dồi kiến thức học tập,…

Khoa học tiến bộ, nhiều công cụ ghi chép tinh vi hơn, chính xác hơn lần lượt xuất hiện nhưng bút bi vẫn được nhiều người sử dụng bởi nó rẻ và tiện lợi. Cầm cây bút bi trên tay, nắn nót từng chữ viết cho người thân yêu, chúng ta mới gửi gắm được trong đó bao nhiêu tình cảm, hơn hẳn những dòng email vô hồn. Bây giờ lật lại từng tờ lưu bút, từng trang vở cũ, ta mới cảm nhận được những gì quý giá của thời học sinh đã qua cũng như thấy được giá trị của cây bút bi, phải không bạn!

Cùng với sách, vở,… bút bi là dụng cụ học tập quan trọng của người học sinh, vì vậy chúng ta cần phải bảo quản bút cho tốt: dùng xong phải đậy nắp ngay để tránh làm rơi bút, hư đầu bi, bộ phận quan trọng nhất của bút. Đặc biệt là luôn để bút ở tư thế nằm ngang giúp mực luôn lưu thông đều, không bị tắc. Một số loại bút bi có thể thay ruột khi hết mực và mình xin mách các bạn một mẹo nhỏ là nếu để bút bi lâu ngày không dùng bị khô mực thì đừng vội vứt bỏ mà chỉ cần lấy ruột bút ngâm trong nước nóng độ 15 phút… cây bút của bạn có thể được phục hồi.

Bất cứ ai có thể viết đều ít nhất một lần trong đời sử dụng bút bi. Rẻ tiền, thuận tiện và không cần bảo dưỡng, bút bi đã cách mạng hóa cách viết của con người. Mặc dù ngày nay, sự phát triển của công nghệ đã giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc ghi chép hay gửi một bức thư, văn bản nào đó bằng công nghệ điện tử, nhưng bút bi vẫn là sự lựa chọn trong những trường hợp đặc biệt, thể hiện được tâm tư, tình cảm và ý nguyện của người viết gửi gắm vào những dòng chữ đó. Chiếc bút bi giá rẻ nhưng sẽ mãi không thể bị thay thế bởi bất kỳ sản phẩm nào được. Như vậy, nhìn lại quá khứ về lịch sử cây bút bi cho ta thấy bút bi có nguồn gốc ra đời từ khá lâu rồi, nó đã tạo cho xã hội ngày nay một sự tiện dụng mà hoàn toàn kinh tế trên mọi hoạt động văn bản

7 tháng 1 2022

Tk: Suốt quãng đời thời học sinh, những đồ dùng  học tập như sách, vở, bút... luôn là những người bạn đồng hành không thể thiếu. Trong đó, cây bút bi là người bạn tuy nhỏ bé nhưng lại giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Ngày xưa, con người thường sử dụng bút lông ngỗng, lông chim để viết nhưng sau đó thì bút máy ra đời. Tuy nhiên, việc sử dụng và bảo quản bút máy rất bất tiện nên một phóng viên người Hungary đã phát minh ra cây bút bi. Bút bi đang bày bán trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau. Tuy thế nhưng đa số có cấu tạo chung giống nhau. Vỏ bút được làm bằng nhựa, hình dáng thon dài còn ruột bút thì gồm đầu bút bi và mực đựng đầy trong ống nhỏ. Đầu bấm cũng rất quan trọng, nó giúp ta dễ dàng bấm mở mỗi khi sử dụng. Bút bi là một dụng cụ quan trọng và cũng là người bạn thân thiết của chúng ta vì nhờ có bút mà có những bài văn, thơ hay, những bức tranh đẹp. Bút bi là một trong những đồ dùng có ích cho mỗi người học sinh nên ta phải giữ gìn thật kĩ, không nên vứt hay làm rơi vì bút dễ vỡ.

Xem thêm tại: https://doctailieu.com/doan-van-ngan-thuyet-minh-ve-cay-but-bi

12 tháng 12 2016

MB: Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, ai đã từng cắp sách đến trường thì đều sử dụng đến bút. Trong đó có bút bi – một phương tiện, một dụng cụ gần gũi, gắn bó và vô cùng cần thiết. Bút bi không chỉ là vật dụng không thể thiếu của người đi học mà còn với cả những công việc liên quan đến sổ sách, giấy tờ.

KB: Bút là người bạn nhỏ, luôn sát cánh đồng hành trong công việc, học tập của mọi người, không tốn kém nhiều chi phí lại có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh, điều kiện ở mọi lúc mọi nơi. Chúng ta hãy biết ơn những người đẽ chế tạo ra cây bút để nhở đó chúng ta có sự hỗ trợ đắc lực trong học tập và trong công việc hiện nay vẫn đáp ứng được theo xu hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

12 tháng 12 2016

Mở bài:

Trong cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là lứa tuổi học trò. Bút bi là một vật dụng quen thuộc vì nó đã gắn bó với chúng ta suốt chặng đường tiếp thu học vấn.

Kết bài:

 

Bút bi có vai trò quan trọng trong học tập và làm việc. nó luôn có tác dụng và hiệu quả cao nên có rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng vì thế em rất yeu quý nó.