K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 6 2018

Trình bày cấu tạo của tim ( các ngăn tim , thành cơ tim ) liên quan đến chức năng của từng thành phần

+ Cấu tạo bên ngoài:

- Màng tim: bao bọc bên ngoài tim

- Động mạch vành: dẫn máu đi nuôi tim

+ Cấu tạo trong:

* Tim có 4 ngăn:

- Tâm nhĩ phải (thành cơ mỏng nhất): bơm máu đến tâm thất phải

- Tâm nhĩ trái: bơm máu đến tâm thất trái

- Tâm thất phải: bơm máu đến động mạch phổi

- Tâm thất trái (thành cơ dày nhất): bơm máu đến động mạch chủ

* Các van tim giúp máu chảy theo 1 chiều

mô tả hoạt động của tim

Tim hoạt động như cái bơm: Hút máu từ các tĩnh mạch về hai tâm nhĩ, đẩy máu từ hai tâm thất vào động mạch chủ và động mạch phổi. Đem máu đến các tế bào để cung cấp các chất dinh dưỡng đồng thời nhận chất thừa đào thải ra ngoài.

Sự hoạt đông của tim thể hiện bằng sự co bóp tự động, mỗi lần co bóp như thế gọi là một chu kỳ tim

phân biệt động mạch , tĩnh mạch , mao mạch

Cấu tạo:

*Động mạch:

-Thành dày

-Thành có 3 lớp :mô liên kết,cơ trơn,biểu bì

-Lòng hẹp

-Có các sợi đàn hồi

*Tĩnh mạch:

-Thành mỏng

-Thành có 3 lp tương tự động mạch

-Lòng rộng

-không có sợi đàn hồi

*Mao mạch:

-Thành rất mỏng

-Chỉ có 1 lớp tế bào biểu bì

-Lòng hẹp nhất

-Các sợi đàn hồi nhỏ và phân nhiều nhánh

Chức năng:

*Động mạch:

Vận chuyển máu từ tim đến các tế bào

*Tĩnh mạch:

Vận chuyển máu từ các tế bào về tim

*Mao mạch:

Là nơi thực hiện trao đổi chất và khí giữa máu và tế bào

31 tháng 5 2018

Câu 1:

Cấu tạo tim: tĩnh mạch chủ trên, tâm nhĩ phải, động mạch vành phải, tâm thất phải, tĩnh mạch chủ dưới, cung động mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, tâm nhĩ trái, động mạch vành trái và tâm thất trái. Hay ta nói ngắn gọn hơn: Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết tạo thành các ngăn tim (tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái) và các van tim (van nhĩ- thất và van động mạch).

- Nhờ có tim mà quá trình vận chuyển máu dễ dàng hơn, lượng máu độc trong cơ thể đc lưu giữ, lượng máu tươi đi nuôi cơ thể.

Cấu tạo hệ mạch: gồm có 3 mạch; ĐỘNG MẠCH, TĨNH MẠCH VÀ MAO MẠCH.

- ĐỘNG MẠCH: gồm biểu bì, cơ trơn và mô liên kết.

- TĨNH MẠCH: gồm biểu bì, cơ trơn, mô liên kết (cũng giống như động mạch) nhưng có thêm van.

- MAO MẠCH chỉ có duy nhất một lớp biểu bì do nó có rất nhiều sợi.

Câu 2:

Tim đập suốt đời không cần nghỉ bởi chu kì làm việc của tim gồm 3 pha (0,8s). Pha thất co(0,3s), pha nhĩ co(0,1s), và pha dãn chung (0,4s), khi pha này hoạt động thì pha kia không hoạt động. Như vậy pha thất co hoạt động 0,3s và nghỉ 0,5s; pha nhĩ co hoạt động 0,1s và nghỉ 0,7s; pha dãn chung hoạt động 0,4s và nghỉ 0,4s nên tim có thể hoạt động không mệt mỏi

Câu 3:

Quả tim có chức năng như một cái bơm , bơm máu đi nuôi cơ thể , động mạch là khi quả tim bóp tống máu đi nuôi cơ thể , nên động mạch là mạch dẫn máu đi .Tỉnh mạch, là khi máu đã nuôi cơ thể bị ô nhiểm trở thành đen bầm, máu được tỉnh mạch dẫn về phổi trở về phổi để nhờ o xy của sự thở ở phổi để lọc máu thành đỏ lại rồi lại dẫn vào tim nhờ động tác phồng của tim tạo nên sức hút . Động mạch và tỉnh mạch là những mạch chính ,đưa máu đi và về theo nhịp bóp , phồng của tim . Còn hệ thống mạch nhỏ li ti chằng chịt khắp cơ thể phụ thuộc 2 hệ thống đi và về đó thì gọi là mao mạch.
Ga rô là miếng vải được thắt bên trên chỗ bị thương để không cho máu thoát ra chỗ bị thương , máu ra nhiều quá , hết máu, người bị thương sẽ tử vong , mặc dù vết thương không gây tử vong , tử vong như thế này là do mất hết máu , thường thường nếu vết thương làm đứt động mạch thì máu tuôn ra thành từng vòi . Thắt ca rô bên trên vết thương để ngăn máu chảy ra , nhưng thỉnh thoảng phải nới ra để cơ thể phần dưới ca rô được nuôi bằng máu , nếu không, phần đó sẽ bị hoại tử vì không có máu . Thắt ga rô có người trông coi , thỉnh thoảng nới lỏng ra một chút rồi cột lại chứ không thắt luôn 100%. Đó là sơ cứu khi người bị thương , điều quan trọng là chở người bị thương gấp đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời .

3 tháng 5 2017

Đáp án D

I. Chu kỳ hoạt động của tim gồm các pha theo thứ tự: thất co, nhĩ co, giãn chung. à sai, thứ tự co là nhĩ co, thất co, giãn chung

II. Trong mỗi chu kỳ hoạt động của tim, có sự xen kẽ giữa co cơ và giãn cơ. à đúng

III. Áp lực của máu lên thành mạch tạo ra huyết áp, huyết áp cao nhất ở động mạch và thấp nhất ở mao mạch. à sai, huyết áp thấp nhất ở tĩnh mạch

IV. Tốc độ máu trong tĩnh mạch là thấp nhất so với động mạch và mao mạch vì tĩnh mạch xa tim nhất. à sai, tốc độ máu ở mao mạch thấp nhất.

11 tháng 7 2018

Đáp án D

I. Chu kỳ hoạt động của tim gồm các pha theo thứ tự: thất co, nhĩ co, giãn chung. à sai, thứ tự co là nhĩ co, thất co, giãn chung

II. Trong mỗi chu kỳ hoạt động của tim, có sự xen kẽ giữa co cơ và giãn cơ. à đúng

III. Áp lực của máu lên thành mạch tạo ra huyết áp, huyết áp cao nhất ở động mạch và thấp nhất ở mao mạch. à sai, huyết áp thấp nhất ở tĩnh mạch

IV. Tốc độ máu trong tĩnh mạch là thấp nhất so với động mạch và mao mạch vì tĩnh mạch xa tim nhất. à sai, tốc độ máu ở mao mạch thấp nhất.

6 tháng 11 2017

Câu 1: Trình bày cấu tạo của tim ( các ngăn tim, thành cơ tim) liên quan đến chức năng của từng thành phần.

Cấu tạo tim: tĩnh mạch chủ trên, tâm nhĩ phải, động mạch vành phải, tâm thất phải, tĩnh mạch chủ dưới, cung động mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, tâm nhĩ trái, động mạch vành trái và tâm thất trái. Hay ta nói ngắn gọn hơn: Tim được cấu tạo bởi cơ tim và mô liên kết tạo thành các ngăn tim (tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái) và các van tim (van nhĩ- thất và van động mạch).

- Nhờ có tim mà quá trình vận chuyển máu dễ dàng hơn, lượng máu độc trong cơ thể đc lưu giữ, lượng máu tươi đi nuôi cơ thể.

Cấu tạo hệ mạch: gồm có 3 mạch; ĐỘNG MẠCH, TĨNH MẠCH VÀ MAO MẠCH.

- ĐỘNG MẠCH: gồm biểu bì, cơ trơn và mô liên kết.

- TĨNH MẠCH: gồm biểu bì, cơ trơn, mô liên kết (cũng giống như động mạch) nhưng có thêm van.

- MAO MẠCH chỉ có duy nhất một lớp biểu bì do nó có rất nhiều sợi.

Câu 2: Mô tả hoạt động của tim.

Tim đập suốt đời không cần nghỉ bởi chu kì làm việc của tim gồm 3 pha (0,8s). Pha thất co(0,3s), pha nhĩ co(0,1s), và pha dãn chung (0,4s), khi pha này hoạt động thì pha kia không hoạt động. Như vậy pha thất co hoạt động 0,3s và nghỉ 0,5s; pha nhĩ co hoạt động 0,1s và nghỉ 0,7s; pha dãn chung hoạt động 0,4s và nghỉ 0,4s nên tim có thể hoạt động không mệt mỏi

Câu 3: Phân biệt động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

Quả tim có chức năng như một cái bơm , bơm máu đi nuôi cơ thể , động mạch là khi quả tim bóp tống máu đi nuôi cơ thể , nên động mạch là mạch dẫn máu đi .Tỉnh mạch, là khi máu đã nuôi cơ thể bị ô nhiểm trở thành đen bầm, máu được tỉnh mạch dẫn về phổi trở về phổi để nhờ o xy của sự thở ở phổi để lọc máu thành đỏ lại rồi lại dẫn vào tim nhờ động tác phồng của tim tạo nên sức hút . Động mạch và tỉnh mạch là những mạch chính ,đưa máu đi và về theo nhịp bóp , phồng của tim . Còn hệ thống mạch nhỏ li ti chằng chịt khắp cơ thể phụ thuộc 2 hệ thống đi và về đó thì gọi là mao mạch.
Ga rô là miếng vải được thắt bên trên chỗ bị thương để không cho máu thoát ra chỗ bị thương , máu ra nhiều quá , hết máu, người bị thương sẽ tử vong , mặc dù vết thương không gây tử vong , tử vong như thế này là do mất hết máu , thường thường nếu vết thương làm đứt động mạch thì máu tuôn ra thành từng vòi . Thắt ca rô bên trên vết thương để ngăn máu chảy ra , nhưng thỉnh thoảng phải nới ra để cơ thể phần dưới ca rô được nuôi bằng máu , nếu không, phần đó sẽ bị hoại tử vì không có máu . Thắt ga rô có người trông coi , thỉnh thoảng nới lỏng ra một chút rồi cột lại chứ không thắt luôn 100%. Đó là sơ cứu khi người bị thương , điều quan trọng là chở người bị thương gấp đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời .

Câu 4: Thử tìm cách xác định động mạch và tĩnh mạch trên cổ tay của mình và nêu ra những dấu hiệu để nhận biết chúng?

Động mạch thì rờ vào nó có nhịp mạch đập theo nhịp tim, còn tĩnh mạch thì không. Khi bị đứt, động mạch có máu đỏ tươi và xịt thành tia theo nhịp tim đập, còn tĩnh mạch thì chỉ chảy 1 ít máu, máu có màu đỏ thẫm, không xịt thành tia.

Câu 5: Nhìn đồng hồ và đặt tay lên ngực trái ( nơi thấy rõ tiếng đập của tim ) rồi tự đếm nhịp tim/phút cho bản thân mình trong 2 trạng thái ( mỗi trạng thái đếm 3 lần, mỗi lần cách nhau 1 phút ):

- Lúc nghỉ ngơi:..............

-Sau khi chạy tại chỗ 5 phút:....................

Pạn tự làm nha

29 tháng 11 2021

-Tim gồm___các ngăn____và các van tim.

 -Các mạch máu(động mạch, tĩnh mạch, và mao mạch) tạo thành ______tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch_________.

 

 

Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch. Mỗi lần tim đập, huyết áp của chúng ta tăng rồi giảm giữa các nhịp. Huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu được gọi tương ứng là huyết áp tâm thu và tâm trương. Chỉ số huyết áp của chúng ta...
Đọc tiếp

Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch. Mỗi lần tim đập, huyết áp của chúng ta tăng rồi giảm giữa các nhịp. Huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu được gọi tương ứng là huyết áp tâm thu và tâm trương. Chỉ số huyết áp của chúng ta được viết là huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp 120/80 là bình thường. Giả sử huyết áp của một người nào đó được mô hình hóa bởi hàm số

                                            p(t)=115+25sin(160πt)

Trong đó p(t) là huyết áp tính theo đơn vị mmHg (milimet thủy ngân) và thời gian t tính theo phút.

a) Tìm chu kì của hàm số p(t)

b) Tìm số nhịp tim mỗi phút.

c) Tìm chỉ số huyết áp. So sánh huyết áp của người này với huyết áp bình thường.

1

a: Chu kì của hàm là: 2pi/160pi=1/80

b: Thời gian giữa hai lần tim đập là T=1/80

Số nhịp tim mỗi phút là 1/T=80(nhịp)

c: -1<=sin(160pi*t)<=1

=>-25<=25*sin(160*pi*t)<=25

=>90<=P(t)<=140

=>Chỉ số huyết áp là 140/90 

=>Cao hơn người bình thường

Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch. Mỗi lần tim đập, huyết áp của chúng ta tăng rồi giảm giữa các nhịp. Huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu được gọi tương ứng là huyết áp tâm thu và tâm trương. Chỉ số huyết áp của chúng ta...
Đọc tiếp

Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch. Mỗi lần tim đập, huyết áp của chúng ta tăng rồi giảm giữa các nhịp. Huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu được gọi tương ứng là huyết áp tâm thu và tâm trương. Chỉ số huyết áp của chúng ta được viết là huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương. Chỉ số huyết áp 120/80 là bình thường. Giả sử huyết áp của một người nào đó được mô hình hóa bởi hàm số

                                            \(p\left( t \right) = 115 + 25\sin \left( {160\pi t} \right)\;\)

Trong đó p(t) là huyết áp tính theo đơn vị mmHg (milimet thủy ngân) và thời gian t tính theo phút.

a) Tìm chu kì của hàm số p(t)

b) Tìm số nhịp tim mỗi phút.

c) Tìm chỉ số huyết áp. So sánh huyết áp của người này với huyết áp bình thường.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 9 2023

a) Chu kỳ của hàm số \(p\left( t \right)\) là \(T = \frac{{2\pi }}{{160\pi }} = \frac{1}{{80}}\)

b) Thời gian giữa hai lần tim đập là \(T = \frac{1}{{80}}\) (phút)

Số nhịp tim mỗi phút là: \(\frac{1}{{\frac{1}{{80}}}} = 80\) (nhịp)

c) Ta có: \( - 1 \le sin\;\left( {160\pi t} \right)\; \le 1,\;\;\forall t \in R\)

\( \Leftrightarrow  - 25 \le 25sin\;\left( {160\pi t} \right)\; \le 25,\;\forall t \in R\;\)

\( \Leftrightarrow 115 - 25 \le 115 + 25sin\;\left( {160\pi t} \right)\; \le 115 + 25,\;\forall t \in R\)

\( \Leftrightarrow 90 \le p\left( t \right) \le 140,\;\forall t \in R\)

Do đó, chỉ số huyết áp của người này là 140/90 và chỉ số huyết áp của người này cao hơn mức bình thường.

13 tháng 4 2017

Hình vẽ mô tả hệ tuần hoàn kín. Hệ tuần hoàn kín:

- Gặp ở mực ng, bạch tuộc, giun đốt chân đầu và động vật có xương sống.

- Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào thông qua thành mao mạch.

- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ nhanh.

- Hệ tuần hoàn kín có 2 loại: hệ tuần hoàn đơn cá, hệ tuần hoàn kép ở các nhóm động vật có phổi.

Vậy: C đúng

9 tháng 10 2017

Đáp án C

Hình vẽ mô tả hệ tuần hoàn kín. Hệ tuần hoàn kín:

- Gặp ở mực ng, bạch tuộc, giun đốt chân đầu và động vật có xương sống.

- Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào thông qua thành mao mạch.

- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ nhanh.

- Hệ tuần hoàn kín có 2 loại: hệ tuần hoàn đơn cá, hệ tuần hoàn kép ở các nhóm động vật có phổi.