K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2021

Đúng, 2 trang giấy

27 tháng 3 2022

Tham khảo
Trong mỗi chúng ta ai cũng đã biết vai trò của người phụ nữ trong gia đình đã được hình thành từ rất lâu đời. Họ vừa làm đóng vai trò làm mẹ, làm vợ, đảm đang quán xuyến tất cả những việc nội trợ trong gia đình và sẵn sàng chấp nhận hy sinh mọi thứ để giữ gìn mái ấm của chính họ. Điển hình như Bà Trưng Trắc là một người phụ nữ bình thường, chân yếu tay mềm nhưng đã vì sự an nguy của chồng mà xông pha ra trận giết giặc…Cho đến một người phụ nữ xấu xí như Thị Nở cũng biết nấu “bát cháo hành” chăm sóc Chí Phèo lúc bị bệnh, đánh thức lòng trắc ẩn trong Chí Phèo khiến cho một người suốt ngày chỉ biết “rạch mặt và ăn vạ” cũng phải hoàn lương. Điều đó cho ta thấy được vai trò người phụ nữ trong gia đình là hết sức quan trọng, nhưng có lẽ phẩm chất làm mẹ, làm vợ của người phụ nữ đã được lưu truyền từ rất lâu đời nên trong mỗi chúng ta ngày nay đều cảm thấy rất đỗi bình thường khi nhận được sự chăm sóc từ mẹ mà quên đi vai trò thiêng liêng ấy.

Ngay đến chính bản thân tôi từ thuở nhỏ cũng đã ngộ nhận điều đó. Lúc còn thơ dại, mỗi khi nhận được những cử chỉ quan tâm chăm sóc từ mẹ, tôi chỉ nghĩ đây là trách nhiệm của mẹ đối với tôi. Lớn lên một chút, khi đã có những cách suy nghĩ của riêng của chính mình. Tôi luôn bất đồng ý kiến với mẹ trong mọi vấn đề mà chúng tôi thảo luận và nghĩ rằng mẹ hoàn toàn không hiểu tôi. Với lý lẽ đó, tôi thản nhiên đổ tất cả lỗi cho người đã sinh thành ra tôi thay vì đứng ở vị trí của mẹ để hiểu được là mẹ làm tất cả những điều đó vì mẹ quan tâm tôi không muốn tôi lầm đường lỡ bước, bị vấp ngã trước những sóng gió của cuộc đời. Thời gian tôi ở bên mẹ thấm thoát trôi qua, những xung đột, những trách cứ, giận hờn cứ diễn ra và cũng như mọi lần tôi không bao giờ cảm thấy mình là người có lỗi. Ở bên tôi, mẹ luôn nói “Đối với mẹ con mãi là đứa trẻ không bao giờ lớn” lúc đó tôi nghĩ câu đó thật không đúng chút nào, vì tôi đã lớn rồi, đã có cách suy nghĩ riêng, tôi đâu còn là một đứa trẻ ngây ngô chưa biết gì nên tôi hoàn toàn không thể hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu nói ấy. Cho đến khi tôi lập gia đình, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ gia đình nhỏ của chính mình đã được hình thành trong tôi. Khi lần đầu tiên mang sinh linh bé nhỏ trong bụng, tôi có cảm giác thật khó tả, tôi cảm nhận được dòng máu đang chảy trong người tôi đang nuôi lớn dần hình hài bé bỏng ấy. Chính lúc đó tôi mới biết được tình mẫu tử thiêng liêng là như thế nào và những lúc như thế tôi lại càng nghĩ đến mẹ nhiều hơn. Chăm sóc một đứa con nhỏ hoàn toàn không dễ chút nào,đặc biệt là đối với người lần đầu làm mẹ như tôi. Mỗi khi con tôi bệnh thì tôi cũng đứng ngồi không yên, lo đến mất ăn mất ngủ. Tuy vai trò của người mẹ đối với tôi vất vả là thế, nhưng khi nhìn thấy con tôi ngày một khôn lớn, khỏe mạnh thì mọi sự vất vả đều tan biến. Thế nhưng, con tôi ngày càng lớn khôn thì mâu thuẫn hai mẹ con tôi thường xuyên xảy ra vì con tôi luôn có cách nghĩ của riêng nó. Những lúc như vậy tôi cảm thấy giận lắm, đau lòng lắm và trách rằng “Tại sao con tôi đã không đứng ở vị trí của mẹ nó để hiểu rằng mẹ nó làm như vậy là quan tâm đến nó thôi”. Khi nghĩ đến điều đó, bỗng nhiên khóe mắt tôi cay cay, những giọt nước mắt cứ thi nhau lăn dài trên má, và tôi đã khóc…khóc rất nhiều…tôi khóc không phải vì con tôi không chịu hiểu cho tôi mà tôi khóc vì tôi cảm thấy hối hận khi nghĩ đến mẹ tôi. Bây giờ tôi mới biết tâm trạng của mẹ thế nào mỗi khi tôi cãi lời mẹ và luôn cho mình là đúng. Tôi thấy mình đã sai, sai rất nhiều… nhưng tôi luôn biết rằng mẹ vẫn luôn tha thứ cho đứa con thơ dại này vì bây giờ trong thâm tâm tôi cũng đang tha thứ cho lỗi lầm của con tôi. Những lúc như vậy tôi lại cười và nói với con tôi rằng “Đối với mẹ con mãi là đứa trẻ không bao giờ lớn” tôi lại nhận được cái nhìn đầy bất ngờ của con tôi. Đương nhiên tôi biết chắc rằng con tôi cũng sẽ mãi mãi không bao giờ hiểu đúng nghĩa của câu nói ấy cho đến khi bản thân nó ở vai trò vị trí như tôi.
Bây giờ tôi mới hiểu vai trò của mẹ, người phụ nữ trong gia đình là thiêng liêng, quan trọng như thế nào. Nó không đơn thuần là công việc chăm sóc con cái, chăm lo cho gia đình hằng ngày mà nó còn chứa đựng cả tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu của của một người vợ đối với chồng. Chính vì những thứ tình cảm đó đã làm mẹ tôi,cho tôi hay nói đúng hơn là cho những người phụ nữ khác trong gia đình có đủ nghị lực để chấp nhận hy sinh tất cả để bảo vệ tổ ấm của họ.

2 tháng 10 2021

Tham khảo:

Trong cuộc đời của mỗi người có nhiều đều đáng để chúng ta trân quý. Một trong những điều ấy chính là tình cảm gia đình. Tình cảm gia đình là sự gắn kết giữa những người có cùng máu mủ, huyết thống và sống chung với nhau dưới một mái nhà. Rộng hơn, đó còn là sợi dây nối kết những con người dẫu không chung cội rễ nhưng luôn gắn bó, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng dù hiểu theo cách nào, tình cảm gia đình vẫn là món quà thiêng liêng và quý giá nhất mà chúng ta có thể có được. Vì sao ư? Vì gia đình chính là điểm tựa tinh thần vô cùng vững chãi, là nơi mà bất cứ khi nào chúng ta cũng có thể tìm thấy niềm tin, hi vọng và sức mạnh để vượt qua những thử thách khó khăn. Thiếu đi thứ tình cảm ấy, trái tim ta sẽ dần bị bóp nghẹt bởi cái cảm giác cô đơn, lạc lõng và cứ mãi bơ vơ trên nẻo đường kiếm tìm hạnh phúc. Vậy nhưng, đâu phải ai cũng biết trân trọng tình cảm gia đình, một số người cứ mải chạy theo tiền tài danh vọng hay những mối quan hệ phù phiếm. Để rồi khi nhận ra xung quanh chẳng còn một cánh tay nào sẵn sàng nắm lấy mình, đã không còn cơ hội nào cho họ sửa chữa thì tất cả đã quá muộn. Để tránh đi vào những vết xe đổ ấy, ngay từ hôm nay mỗi chúng ta cần dành tâm sức để giữ gìn tình cảm gia đình từ những hành động thường ngày. Một lời chúc nhẹ nhàng mỗi sáng, một bữa cơm ấm áp trong ánh chiều tà, một bông hoa thơm nhân ngày đặc biệt…, những việc làm nhỏ thôi nhưng chắc chắn sẽ giúp ngọn lửa gia đình mãi cháy sáng, soi đường và sưởi ấm cho bạn đến hết cuộc đời này. Xin được mượn một câu nói của Euripides để thay cho lời kết: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận”.

13 tháng 9 2018

Gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, là yếu tố quyết định đối với việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Việc bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em cần được thực hiện một cách khoa học với những kiến thức, kỹ năng phù hợp. Gia đình chính là nơi an toàn nhất cho trẻ em.
Bảo vệ trẻ em trước hết là đảm bảo cho trẻ em được thực hiện các quyền của mình đồng thời phòng ngừa không để trẻ em bị thiệt thòi, không bị xâm hại đến các quyền đã được pháp luật thừa nhận. Bảo vệ chăm sóc trẻ em còn là ngăn ngừa không để các cháu rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: bị mồ côi cha mẹ, khuyết tật, bị xâm hại tình dục, trở thành tội phạm vị thành niên, nghiện ma túy, tệ nạn xã hội…
Khi thực hiện chức năng chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em, gia đình không thể tách rời khỏi những thiết chế khác là nhà trường và cộng đồng xã hội. Không chỉ quan tâm tới những vấn đề của trẻ em khi sinh hoạt với gia đình mà còn phải biết được những hoạt động của các cháu tại trường học tại những nơi sinh hoạt cộng đồng để kịp thời ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra.
Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định khá giả vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai, hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình.
Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hóa trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em. Tuy nhiên gia đình vẫn là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Đó là bởi vì gia đình có trách nhiệm, là tình cảm và cũng là quyền uy (ông bà, cha mẹ, anh, chị). Gia đình thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dậy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.
Để thực hiện tốt chức năng giáo dục, mỗi thành viên trong gia đình tùy thuộc vị trí của mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị) phải trở thành những tấm gương sáng cho con trẻ học tập, làm theo. Hiện nay, phong trào: ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền đang thực sự phát huy hiệu quả, tác động quan trọng trong giáo dục của gia đình. Gia đình thông qua thái độ, tình cảm, tâm lý, mối liên hệ thường xuyên bền vững với trẻ em, khéo léo truyền thụ cho chúng những hành vi ứng xử trong nhà và ngoài xã hội. Không thể có sự hình thành và phát triển nhân cách đầy đủ và hoàn thiện nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Gia đình là thể chế đầu tiên, quan trọng nhất hình thành nhân cách ở tuổi thơ. Những mối liên hệ của trẻ em với các thành viên của gia đình, nhất là cha mẹ đã quyết định cách thức ứng xử đặc biệt là tình cảm của chúng sau này với chính những người thân trong gia đình và ngoài xã hội.
Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em! Đó là thông điệp chung của nhân loại. Quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em là trách nhiệm không chỉ của mỗi gia đình mà còn là của toàn xã hội. Để thế hệ trẻ hôm nay thực sự là những chủ nhân tương lai của đất nước, gia đình phải thực sự là tổ ấm, là nơi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách con trẻ, là thành trì an toàn, phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình và trẻ em.

13 tháng 9 2018

Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định, vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình. Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em quan trọng. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời  của mỗi con người. Bởi gia đình có trách nhiệm thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dạy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.