K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2018

- Số phận thảm thương của người dân thuộc địa đóng thuế máu trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa. Ở nội dung thứ nhất, chú ý những từ ngữ, hình ảnh được tác giả đặt trong ngoặc kép (nhắc lại lời lẽ tâng bốc giả dối của các quan cai trị) tạo nên giọng điệu giễu nhại.

Ở nội dung thứ hai, chú ý một loạt hình ảnh xác thực, mang ý nghĩa trào phúng vừa sắc sảo vừa xót xa. Chúng được viết trong cảm hứng mỉa mai chua chát, cay đắng cho số phận thảm thương của người dân thuộc địa khi trở thành bia đỡ đạn phục vụ cho quyền lợi của kẻ cầm quyền.

Phân tích xem hệ thống hình ảnh ở phần này chứng tỏ thái độ, tình cảm gì của người viết, đem tới cho người đọc những nhận thức, cảm xúc như thế nào.

10 tháng 3 2018

Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào ở phần I? cách sử dụng từ ngữ, kiểu câu của tác giả trong phần này có tác dụng gì trong việc khắc họa số phận thảm thương của người dân thuộc địa?

* Người ở chiến trường :

- "đột ngột lìa xa vợ con", "phơi thây trên bãi cát chiến trường", "xuống tận đáy biển",... bảo vệ tổ quốc... thủy quái, "bỏ xác tại những miền hoang vu... "đưa thân cho người ta tàn sát", "lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế...", "lấy xương mình chạm lên chiếc gậy"

*Người ở hậu phương :

- "kiệt sức trong cách xưởng thuốc súng", "nhiễm phải luồng khí độc" , "khạc ra từng miếng phổi"

=> Số phận thê thảm của người bản xứ.

8 tháng 3 2018

Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu qu‎í gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.”

Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.

19 tháng 3 2018

Theo mình , nên thu gọn một tí >< Chứ dài quá

27 tháng 2 2019

- Thái độ cai trị của bọn thực dân trước và khi xảy ra chiến tranh: thay đổi đột ngột khiến người ta nghi ngờ về độ trung thực.

   + Trước chiến tranh: Người dân chỉ là những tên "An-nam-mít bẩn thỉu", chỉ biết kéo xe tay, ăn đòn của quan cai trị.

   + Khi chiến tranh nổ ra: họ thành " con yêu", người "bạn hiền" của quan phụ mẫu, quan toàn quyền lớn bé.

  - Số phận thảm thương của người dân thuộc địa.

   + Trả giá đắt cho cái vinh dự "chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do".

   + Đột ngột lìa xa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng, phơi thây trên các chiến trường châu Âu.

   + Bỏ xác ở những miền hoang vu.

   + Lấy máu mình tưới cho những vòng nguyệt quế .

   + Tám vạn người chết.

   + Người ở hậu phương vắt kiệt sức mình trong các xưởng thuốc súng, nhiễm khí độc, hít phải hơi ngạt.

   → Thân phận của người dân thuộc địa: họ phải bỏ mạng ở chiến trường, họ bị lợi dụng, bị lừa dối bằng giọng điệu bịp bợm xảo trá của bọn thực dân.

16 tháng 3 2018

họ ko được hưởng một tí gì phải

-xa lìa vợ con

-rời bỏ quê hương, mảnh đất , ruộng vườn, đàn cừu

-phơi thây trên các bãi chiến trương(châu âu, miền tây hoang vu, đại dương,....

=>ở hậu phương:+nhiễm khí độc, khạc ra từng miếng phổi,...

- 70 vạn người đi lính trong đó 8 vạn người ko còn thấy quê hương mik nữa

27 tháng 2 2019

Trong phần “chiến tranh và người bàn xứ”, tác giả đã khái quát lên được bản chất đểu giả của bọn thực dân Pháp. Trước chiến tranh, chúng chỉ xem người bản xứ chúng ta là những tên An-nam-mít bẩn thỉu, chỉ biết làm cu li, kéo xe tay và giỏi ăn đòn của các quan cầm quyền. Ấy vậy mà khi chiến tranh xảy ra, những người bản xứ lại được yêu quí, được xem như những đứa “con yêu”, “bạn hiền”, những người bình thường bỗng dưng trở thành “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”. Nhưng thực chất thì chúng có yêu qu‎í gì dân ta đâu, chúng chỉ tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, xảo quyệt để bắt buộc dân ta đi lính. Và chắc hẳn các bạn đã biết số phận của họ ra sao rồi! Để trả giá cho những “vinh dự” ấy họ phải rời bỏ quê hương của mình, đi làm bia đỡ đạn cho lính của nước mẹ, được vào cung cấm của vua Thổ, “lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngày thống chế”. Không những thế, họ còn được xuống bảo vệ các loại thủy quái sau khi được chứng kiến trò bắn ngư lôi. Chịu những cái chết vô nghĩa, tàn khốc, bi thảm. Đó là cái giá của người bản xứ phải trả cho cuộc sống nô lệ, cho những người tự xưng là “khai phá văn minh” đất nước họ. Nguyễn Ái Quốc đã dùng những con số biết nói rất cụ thể, cho ta thấy có rất nhiều người một đi không trở về: “tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp, và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa.”

Khi viết tác phẩm, Người đã những thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, hàng loạt mĩ từ, có tác dụng mỉa mai, châm biếm được sử dụng như: “con yêu”, “bạn hiền”, “chiến tranh vui tươi”, “lập tức”..., nhằm vạch trần bộ mặt xảo trá, lật lọng của bọn thực dân Pháp. Chỉ ra rõ ràng thái độ của bọn cai trị đã thay đổi mau chóng như thế nào khi chiến tranh xảy ra với “Mẫu quốc” và mục đích của chúng chỉ là muốn lợi dụng xương máu của đồng bào ta mà thôi! Không chỉ vậy, Người còn rất linh hoạt trong việc kết hợp các phép đối lập, miêu tả, những giọng văn chua cay, thêm phần bình luận giúp người người đọc thấy rõ sự nham hiểm của chế độ thực dân Pháp đối với người bản xứ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Phần thú: phần non nớt, bản năng, hoang dã, man rợ.

- Phần người: phần cao quý, có được nhờ quá trình học tập, tu dưỡng, trau dồi lẽ sống vươn tới tình thương yêu và khát vọng những điều gì tốt đẹp, xứng đáng với con người.

- Giữa hai phần này luôn có đấu tranh không dễ dàng: Pê-xcốp luôn khao khát chiến thắng phần con thú” trong bản thân, khao khát “tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”. Con đường ấy như việc bước dần lên những bậc thang và là một quá trình rèn luyện lâu dài, không mệt mỏi; mỗi thành công chỉ là một bậc thang nhỏ nên cần phải nỗ lực vươn lên không ngừng.

- Ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn qua nhân vật “tôi” - Pê-xcốpđã giúp thể hiện cuộc đấu tranh giữa phần “thú” và phần “người” sâu sắc, tác động mạnh mẽ tới người đọc, người đọc nhận thức được những khó khăn trên hành trình ấy.

23 tháng 6 2020

Bài thơ là lời của người cháu nói với bà, nói về kỉ niệm tuổi thơ bên bà và những suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa.

Mạch cảm xúc của bài thơ: Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, bài thơ giống như lời tâm sự của người cháu hiếu thảo gửi cho người bà.

Bắt đầu ngọn nguồn cảm xúc từ hình ảnh bếp lửa. Từ đó gợi lại kỉ niệm tuổi thơ được bà chăm sóc, nuôi nâng. Từ những kỉ niệm người cháu thấu hiểu, suy ngẫm về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị và cao quý. Mạch cảm xúc thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm tới suy ngẫm.

23 tháng 6 2020

a) Xét theo mục đích nói , câu trên thuộc kiểu câu cảm thán. Dấu hiệu : Ôi. Câu trên diễn tả sự ngạc nhiên , ngỡ ngàng.

b) Mặc dù tác giả đã có ý sắp xếp theo trật tự thời gian nhưng toàn bài vẫn cứ là một dòng chảy tự nhiên xáo động. Những thương nhớ cứ xô đẩy trật tự sắp đặt, cảm xúc cứ giành lấy quyền dẫn dắt ý tứ.Mặc dù tác giả đã có ý sắp xếp theo trật tự thời gian nhưng toàn bài vẫn cứ là một dòng chảy tự nhiên xáo động. Những thương nhớ cứ xô đẩy trật tự sắp đặt, cảm xúc cứ giành lấy quyền dẫn dắt ý tứ.

c)-vì bếp lửa là hình ảnh gợi lên sự đầm ấm của gia đình hay nói rõ hơn , trong bài thơ này chính là người bà kính yêu.Bếp lửa là hình ảnh tả thực xuyên suốt bài thơ thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.Đồng thời , bếp lửa vốn thân thuộc trong mỗi gia đình bỗng trở nên kì lạ => bếp lửa kì diệu thiêng liêng có kỉ niệm và hồi ức gọi nhớ về bà , tỏa sáng, nâng đỡ tâm hồn cháu trong suốt cuộc đời.

-thành phần gạch chân là thành phần  phụ chú được ngăn cách bởi  dấu gạch ngang

25 tháng 12 2020

Tiếng suối chảy trong đêm yên tĩnh nghe trong trẻo như tiếng hát xa. Trăng sáng lồng bóng cây cổ thụ, rồi xuyên qua từng khe lá rải xuống mặt đất như hoa. Cảnh trong hai câu thơ đầy thơ mộng, trong trẻo, dịu dàng và ấm áp.

Biện pháp nghệ thuật: So sánh+ Động tả tĩnh.+ Tả cảnh khuya núi rừng chiến khu Việt Bắc.+ Tiếng suối trong trẻo rì rầm vọng đến như tiếng hát xa.+ gợi tả núi rừng đêm chiến khu mang sức sống hơi ấm con người.

_ Nghệ Thuật: Tiểu đối,Điệp từ, nhân hoá. Hiện lên cảnh trăng chiến khu với cảnh vật hoà quyện, ấm áp, quấn quýt.

- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên? vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm với đất nước, lo cho vận mệnh của đất nước , lòng yêu nước sâu sắc.=> Tình yêu thiên nhiên + đất nước = chất thi sĩ + chất chiến sĩ; truyền thống - hiện đại, .

31 tháng 12 2021

NGU

1.Nhận xét về cách đặt tên chương, tên tác phẩm trong văn bản. 2. So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi có chiến tranh và khi chiến tranh đã xảy ra. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào? 3.Nêu rõ các thủ đoạn, mánh khóe bắt lình của bọn thực dân....
Đọc tiếp

1.Nhận xét về cách đặt tên chương, tên tác phẩm trong văn bản.

2. So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi có chiến tranh và khi chiến tranh đã xảy ra. Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào?

3.Nêu rõ các thủ đoạn, mánh khóe bắt lình của bọn thực dân. Người dân thuộc địa có thực “tình nguyện” hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không?

4. Kết quả, sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh như thế nào? Nhận xét về cách đối xử của chính quyền thực dân với họ sau khi đã bóc lột hết “thuế máu” của họ.

5. Nhận xét về trình tự bố cục các phần trong chương. Phân tích nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình của tác giả thể hiện qua cách xây dựng hình ảnh, qua giọng điệu.

6. Nhận xét về yếu tố biểu cảm trong đoạn trích được học

7
27 tháng 4 2017

Câu 1. Nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản.
+ Thuế máu: cái tên gợi lên sự dã man tàn bạo của chính quyền thực dân, bóc lột con người đến tận xương tuỷ, đồng thời thể hiện số phận bi thảm của những người bản xứ và thái độ căm giận của tác giả.
+ Tên các phần trong văn bản: văn bản được chia làm ba phần.
- Phần một: Chiến tranh và người bản xứ, thủ đoạn dụ dỗ để mộ lính ở các thuộc địa của thực dân Pháp và số phận bi thảm của họ.
- Phần hai: Chế độ lính tình nguyện, thủ đoạn dùng vũ lực để bắt lính của thực dân Pháp ở Đông Dương.
- Phần ba: Kết quả của sự hi sinh, sự tráo trở đê hèn của thực dân Pháp đối với người lính thuộc địa.
Tên các phần của chương sách gợi lên quá trình lừa bịp và bóc lột một cách tàn ác người bản xứ của thực dân Pháp.
Thể hiện thái độ mỉa mai châm biếm của tác giả trước những thủ đoạn gian xảo của thực dân Pháp.
Câu 2. So sánh thái độ của các quan cai trị thực dân dối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm: trước khi có chiến tranh và sau khi chiến tranh xảy ra. Số phận bi thảm của họ được miêu tả như thế nào?
a) Thái độ của các quan cai trị đối với người dân thuộc địa
Trước khi chiến tranh xảy ra:
- Bị gọi: những tên da đen bẩn thỉu, những tên An-nam-mít bẩn thỉu => bị coi như súc vật.
- Công việc: kéo xe và ăn đòn của các quan cai trị.

Sau khi chiến tranh xảy ra:
- Được gọi: những đứa “con yêu” những người bạn hiền của các quan cai trị, của toàn quyền lớn, toàn quyền bé, chiến sĩ bảo vệ tự do công lí.
- Công việc: lính đánh thuê, đổ máu đem lại quyền lợi cho kẻ thống trị => Sự bịp bợm giả dối của bọn thực dân.
b) Số phận bi thảm của họ:
Họ không được hưởng tí nào về quyền lợi.
• Phải xa vợ con, quê hương.
• Phải làm việc kiệt sức trong những kho thuốc súng ghê tởm, khạc ra từng miếng phổi.
• Phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu, xuống tận đáy biển bảo vệ Tổ quốc của loài thuỷ quái, bỏ xác ở những miền hoang vu vùng Ban-căng, lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế.
• Kết quả: tám vạn người không bao giờ thấy mặt trời trên quê hương mình nữa.
=> Những người bản xứ đã trở thành vật hi sinh cho các quan cai trị thực dân. Họ phải xa gia đình, quê hương, tố quốc, hi sinh cả tính mạng một cách đau đớn chua xót. Đó là nỗi khổ đau của kiếp người nô lệ.
Câu 3. Nêu rõ các thủ đoạn mảnh khoé bắt lính của bọn thực dân. Người dân thuộc địa có thực tình nguyện hiến dâng xương máu như lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền không?.
a) Thủ đoạn bắt lính của thực dân Pháp
Bọn thực dân tiến hành những cuộc lùng ráp lớn trên toàn cõi Đông Dương, và đủ các ngón xoay xở tinh vi nhất để làm tiền.
+ Tìm những người nghèo khổ khoẻ mạnh, những người này thân cô thế cô chỉ có chịu chết chứ không kêu cứu vào đâu được.
+ Đòi đến con cái nhà giàu để bắt bí họ một là đi lính hoặc xì tiền ra, đây mới là cái chúng cần.
b) Thái độ của người bị bắt lính
Việc đi lính đối với người dân bản xứ là sự bắt buộc, họ tìm mọi cơ hội để trốn thoát, chứ không hề có sự tình nguyện như chính phủ rêu rao:
+ Bỏ trốn.
+ Tự làm mình nhiễm phải bệnh nặng nhất (bệnh đau mắt toét chảy mủ) bởi vì đi lính đối với họ đáng sợ hơn cả bệnh tật.
c) Luận điệu bịp bợm của phủ toàn quyền
+ Dùng sự hứa hẹn để phỉnh nịnh người đi lính: ban phẩm hàm cho người sống sót, truy tặng cho người hi sinh.
+ Dùng lời lẽ tán dương: các bạn đã tấp nập đầu quân, đã không ngần ngại rời bỏ quê hương. Tất cả những điều này hoàn toàn trái ngược với những gì mà thực tế đã diễn ra.
d) Sự vạch trần của tác giả
Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự bịp bợm của thực dân Pháp bằng cách đưa ra hàng loạt câu hỏi chất vấn:
+ Các ông nói người An Nam phấn khởi đi lính tại sao có cảnh những người đi lính bị xích tay, bị nhốt trong trường học lại có lính Pháp canh gác?
+ Các ông bảo người An Nam “tấp nập”, không “ngần ngại đi lính” tại sao có những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn liên tục xảy ra?
Lập luận của tác giả đã khiến cho ngài toàn quyền cứng họng không thể trả lời.
Câu 4. Kết quả sự hi sinh của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh như thế nào? Nhận xét về cách đối xử của chính quyền thực dân đối với họ sau khi đã bóc lột hết “thuế máu” của họ?.
+ Sự đối xử của chính quyền thực dân:
- Sau khi đã đổ máu để bảo vệ công lí chính nghĩa họ trở về chế độ bản xứ không biết gì đến công lí chính nghĩa.
- Từ người con yêu, bạn hiền mặc nhiên họ trở lại giống người An-nam mít bẩn thỉu.
- Họ bị lột tất cả các của cải, cho đến vật kỉ niệm.
- Bị đánh đập, kiểm soát vô cớ, đối xử với họ như đối xử với lợn từ thức ăn đến chỗ nằm.
+ Nhận xét về cách đối xử:
- Chính quyền thực dân đối xử với những người đi lính trở về như đối xử với súc vật và người có tội, chứ không phải là người đã có công đổ máu tưới cho vòng nguyệt quế của họ được tươi thắm.
- Cách đối xử ấy là sự tráo trở, đê hèn bịp bợm của một chính quyền mà vẫn thường vỗ ngực tự hào là mẫu quốc.
Câu 5. Nhận xét về trình tự bố cục, phân tích nghệ thuật chăm biếm, đả kích sắc sảo của tác giả qua cách xây dựng hình ảnh, giọng điệu?.
+ Nhận xét về trình tự bố cục:
Bố cục của văn bản được sắp xếp theo trình tự thời gian.
+ Tác dụng:
- Lật tẩy bộ mặt giả nhân giả nghĩa, bịp bợm, xảo trá của chính quyền thực dân.

- Nói lên thân phận thảm thương của những người nô lệ.
+ Nghệ thuật châm biếm đả kích:
- Hình ảnh: để lật tẩy bộ mặt xảo trá của chính quyền thực dân tác giả đã đưa ra rất nhiều hình ảnh so sánh ấn tượng thể hiện một cách chính xác bản chất của chúng.
• Lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế.
• Khi đại bác đã ngấy thịt đen, thịt vàng rồi thì những lời tuyên bố tình tứ các ngài cầm quyền nhà ta bỗng dưng im bặt như có phép lạ... chúng tôi lên án bọn cá mập thực dân.
- Giọng điệu: hài hước, châm biếm, trào phúng, sắc sảo, dùng những từ ngữ có tính chất mỉa mai: con yêu, bạn hiền, bảo vệ vương quốc của loài thuỷ quái, lời tuyên bố tình tứ...
Câu 6. Nhận xét về yếu tố biểu cảm trong đoạn trích?
- Trong văn bản yếu tố tự sự biểu cảm, nghị luận xen kẽ với nhau một cách chặt chẽ.
- Yếu tố biểu cảm còn được thể hiện qua việc lựa chọn các chi tiết hình ảnh, cách dùng từ ngữ, nhưng nhiều nhất qua các câu hỏi tu từ và những câu văn chất chứa căm hờn của một tấm lòng yêu nước thiết tha.

29 tháng 3 2018

Câu 1: Trang 91 sgk Ngữ Văn 8 tập hai

Nhận xét về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản.

  • Nhận xét nhan đề và tên các phần trong văn bản
    • Thuế máu - một thứ thuế lạ, khơi gợi sự tò mò của người đọc, là những thứ thuế nặng nề, vô lí gông vào cổ của nhân dân An Nam. Họ phải dùng cả nước mắt, máu xương, tính mạng của mình để đóng cho đủ những thứ thuế ấy
    • Tên của các phần trong văn bản: Chiến tranh và "Người bản xứ" - Chế độ lính tình nguyện - Kết quả của sự hi sinh là quá trình lừa bịp trắng trợn, vắt đến tận xương tủy nhân dân của thực dân Pháp
  • Cách đặt tên nhan đề và các phần trong văn bản cho ta thấy được một niềm phẫn uất, căm hận, cả sự bất bình, đau đớn của một người khi chứng kiến cảnh nhân dân, đất nước, quê cha đất tổ bị chà đạp, phỉ nhổ. Đó cũng là cơ sở tiền đề cho những lí luận sắc bén và lời kết tội đanh thép của Bác sau này.
1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều...
Đọc tiếp

1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều gì?  - Tác giả dân gian đã sử dụng phép tu từ đặc sắc nào khi nói về công lao của cha mẹ trong lời hát ru ?  - Em hiểu như thế nào về những hình ảnh so sánh đặc sắc và ẩn dụ trong bài ca dao này ?( diễn giải cách hiểu của mình về những hình ảnh so sánh…)  - Qua những hình ảnh so sánh đó, tác giả dân gian muốn khẳng định điều gì ?  - Em hiểu như thế nào về nghĩa của cụm từ Cù lao chín chữ trong câu cuối bài ca dao?  - Như vậy qua lời hát ru của tác giả dân gian, cha mẹ muốn nhắn nhủ tới con cái điều gì ?  - Em hãy tìm đọc những bài ca dao khác có nội dung tương tự với bài ca cao này   - Em có suy nghĩ gì về chữ “hiếu” của đạo làm con trong xã hội ngày nay?  (  trình bày suy nghĩ của mình bằng đoạn văn ngắn. Chú ý trình bày cả những hiểu biết về mặt tích cực và thậm chí cả những mặt tiêu cực của vấn đề này tùy theo hiểu biết của các MN.)  b. Chủ đề “ Nhưng câu hát về tình yêu quê hương, đát nước, con người” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 4 “ Đứng bên ni đồng , ngó bên tê đồng …nắng hồng ban mai !”  - Hai dòng thơ đầu bài ca dao số 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ đó trong việc miêu tả như thế nào ( gợi ra được vẻ đẹp gì của cánh đồng )  - Hai dòng cuối bài ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu tác dụng của phép tu từ ấy?  - Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ láy trong câu ca cuối bài ?  - Bài ca dao này là lời của ai ? Người ấy muốn thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước ?

7

Mình giỏi văn nhưng mình ko biết bài này

Sorry 

Nhưng mình sẽ cố gắng

20 tháng 9 2021

SAO THẤY TRẢ LỜI MÀ CHẲNG THẤY GÌ