K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

bn tự điền vào bảng giúp mình nhé!

-Khu vực vùng núi đông bắc :có vị trí nằm ở tả ngạn sông Hồng ,đi từ dãy Con Voi đến vùng đồi núi ven biển.đặc điểm nổi bật về địa hình:có những cánh cung lớn và vùng đồi phát triển rộng.địa hình cacxto khá phổ biến

-Khu vực vùng núi tây bắc:có vị trí nằm giữa sông Hồng và sông Cả.đặc điểm nổi bật về địa hình:có những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam

-Khu vực vùng núi trường sơn bắc:vị trí:từ phía nam sông cả tới dãy núi bạch mã .đặc điểm nổi bật về địa hình:thấp,có 2 sườn không đối xứng,hẹp và dốc,có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đb duyên hải Trung Bộ

-Khu vực vùng núi trường sơn nam:vị trí:tiếp dãy trường sơn bắc tới hết vùng tây nguyên.đặc điểm nổi bật về địa hình:có các cao nguyên rộng lớn,mặt phủ đất đỏ badan

17 tháng 10 2018

Đặc điểm:

Hỏi đáp Địa lý

17 tháng 10 2018

Bạn giúp mk trả lời vế sau được không: Địa hình vùng núi Trường Sơn Nam ảnh hưởng gì đến tự nhiên và kinh tế của vùng này?

18 tháng 10 2018

Chọn: B.

Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc của nước ta chủ yếu là do tác động của gió mùa (gió mùa đông bắc) với hướng các dãy núi (hướng Tây Bắc - Đông Nam).

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ gồm những khu vực nào ? a. Phía phải sông Hồng từ Lai Châu đến Thừa Thiên Huế b. Khu đồi núi phía trái sông Hồng và Đồng bằng Bắc Bộ c. Từ phía bên phải và phía bên trái Sông Hồng d. Phía trái sông Hồng và Bắc Trung Bộ 2. Hãy cho biết phạm vi lãnh thổ của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ a. Từ vùng Tây Bắc...
Đọc tiếp
  1. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ gồm những khu vực nào ?

a. Phía phải sông Hồng từ Lai Châu đến Thừa Thiên Huế

b. Khu đồi núi phía trái sông Hồng và Đồng bằng Bắc Bộ

c. Từ phía bên phải và phía bên trái Sông Hồng

d. Phía trái sông Hồng và Bắc Trung Bộ

2. Hãy cho biết phạm vi lãnh thổ của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

a. Từ vùng Tây Bắc đến Nha Trang

b. Từ núi Tam Đảo đến vùng Bình – Trị - Thiên

c. Từ vùng núi Tây Bắc đến vùng Bình – Trị - Thiên

d. Từ núi Tam Đảo đến Nha Trang

3. Địa hình ở miền Tây Bắc và bắc Trung Bộ có đặc điểm gì

a. Núi thấp, hướng vòng cung mở rộng về phía Bắc và Đông Bắc

b. Núi non trùng điệp, nhiều núi cao, thung lũng sâu

c. Đồng bằng phù sa trải dài

d. Cao nguyên đất đỏ bazan màu mỡ

4. Mùa đông ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm gì ?

a. Mùa kéo dài đến 2/3 năm

b. Mùa đông đến sớm về kết thúc muộn

c. Mùa đông ẩm, không mưa, chậm dần từ Bắc xuống Nam

d. Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm

5. Tại sao gió mùa Tây Nam ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ lại biến chuyển tính chất

a. Do có nhiều sơn nguyên và cao nguyên

b. Do bị trộn lẫn với gió mùa Đông Bắc

c. Do chịu ảnh hưởng của nền nhiệt độ cao của chí tuyến Bắc

d. Do phải vượt qua các dải núi phía Tây trên biên giới Việt – Lào

0
13 tháng 9 2023

Tham khảo!

     Mùa xuân ở Tây Bắc cuốn hút với khói mờ sương tỏa, với màu trắng tinh khiết của hoa ban, hoa mai, hoa mơ, hoa mận trên khắp các nẻo đường, với từng chồi non lộc biếc nhú lên trên những thân cây xù xì, với rực rỡ sắc áo của trẻ em vùng đồng bào dân tộc, với vẻ đẹp ngây ngất của các cô sơn nữ... Tất cả đều nguyên sơ, mộc mạc nhưng sâu sắc và đi vào tâm cam đến lạ. Xuân nơi vùng cao Tây Bắc không ồn ào náo nhiệt kiểu thành thị mà đến lặng lẽ, yên bình, nên thơ. Tết của mỗi dân tộc mang những đặc trưng khác nhau nhưng tự chung lại tết là dịp gia đình sum vầy bên nhau, cùng cầu mong một năm mới mua thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cầu mong một năm mới hạnh phúc, một tươi sáng. Tết vùng cao thêm vui tươi, rộn rã với những điệu múa, lời ca như há ví, mo, múa Lạp Lì Lò Sất Sảy, múa khèn, ...và những trò chơi dân gian đặc sắc như chơi cù, ném pao, bắn nỏ,..

14 tháng 11 2017

1:- Những đặc điểm chung:
+ Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở nửa cầu Bắc.
+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Thời tiết thay đổi thất thường do các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực tràn tới.
+ Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ấm và ẩm vào đất liền làm thời tiết luôn biến động, rất khó dự báo.
+ Thiên nhiên thay đổi rõ rệt theo thời gian với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và theo không gian từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
* Các kiểu môi trường đới ôn hòa:
- Môi trường ôn đới hải dương;
- Môi trường ôn đới lục địa;
- Môi trường Địa Trung Hải;
- Môi trường cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới ẩm;
- Môi trường hoang mạc ôn đới.
Chúc bạn học tốt.


3:Vì đới lạnh cũng có lượng mưa ít, rất khô hạn, biên độ nhiệt ngày và năm lớn, có rất ít người sinh sống, thực động vật nghèo nàn nên
cũng được coi như hoang mạc nhưng nhiệt độ quá thấp nên gọi là hoang mạc lạnh.

4:Khí hậu khắc nghiệt, lạnh lẽo khiến cho đới lạnh là nơi có rất ít dân. Dù đã thích nghi, các dân tộc sống lâu đời ờ phương Bắc cũng chỉ sống được trong cái đài nguyên ven biển phía bắc châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ. Người La-pông . Bắc Àu và người Chúc, người I-a-kut, người Xa-mô-y-et ở Bắc Á sống bằng nghề chăn nuôi tuần lộc và săn thú có lông quý. Người I-nuc ở Bắc Mĩ và ở đảo Grơn-len sống bằng nghề đánh bắt cá hoặc săn bắn tuần lộc, hải cầu, gấu trắng... để lấy mỡ thịt và da. Họ di chuyển trên các xe trượt do chó kéo.

5: - Các nguồn tài nguyên chính của đới lạnh là : khoáng sản. hải sản, thú có lông quý.

- Nhiều nguồn tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác là do khí hậu quá lạnh, mặt đất đóng băng quanh năm, có mùa đông kéo dài, thiếu nhân lực, thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật tiên tiến.

6: -Ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.

Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.

Chúc bạn học tốt!
15 tháng 11 2017

thanks

15 tháng 1 2019

cái này là địa lí 7 mà ?

26 tháng 10 2018

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có nhiều thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế. Đó là:

  • Đất feralit rộng, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông đông lạnh thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt.
  • Có nhiều cao nguyên với đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn.
  • Có vùng trung du Bắc Bộ với địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng là địa bàn thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp và đô thị.
  • Tiềm năng thuỷ điện trên các sông lớn, đặc biệt ở sông Đà.
  • Tài nguyên khoáng sản đa dạng: than, sắt, chì, kẽm, thiếc, bôxit, apatit, pirit, đá xây dựng; trong đó có than đá với trữ lượng và chất lượng tốt nhất Đông Nam Á.
  • Vùng biển có nhiều tiềm năng để phát nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản, du lịch (vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới)
5 tháng 12 2017

câu 4 nếu trả lời thì phải kể tên hết các khu vực ở châu á hả mọi ng 

5 tháng 12 2017

Châu Á là nơi ra đời của những tôn giáo lớn như: Đạo Hồi, Phật giáo, Kito giáo, 

Dân cư chủ yếu thuộc chủng tộc Mô-gô-lô-it, Ốt-xtra-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it

Châu Á có dân số đông nhất thế giới, nhưng vấn đề về bùng nổ dân số cũng đang xảy ra rất nghiêm trọng.

Vị trí : Châu Á kéo dài từ điiểm cực Bắc đến phía xích đạo

Tiếp giáp với Thái BÌnh Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, các châu Âu, Phi

Sông ngòi dày đặc nhiều sông lớn nhưng không đồng đều.

+ Bắc Á: sông dày đặc : Lê-na, I-ê-nit-xây, Ôbi

+Đông, NAm, Đông NAm Á: dày đặc, nhiều sông lớn

+Tây Nam Á, Trung Á: kém phát triển: Ti giơ, Ô-phrat