K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2018

Kết quả hình ảnh cho những hình ảnh về đức tính giản dị của bác

- Đây là hình ảnh Bác đang chặt củi , thể hiện Bác là 1 con người bình dị.

3 tháng 2 2018

Kết quả hình ảnh cho quần áo của bác

- Đây là bộ quần áo mà Bác hay mặc , nó rất đơn giản , thể hiện Bác là 1 con người giản dị , thanh bạch.

28 tháng 2 2017

Từ trước tới nay đã có rất nhiều bài nghiên cứu về hình tượng Hồ Chí Minh trong thơ ca, bài viết ngắn này chỉ tập trung một khía cạnh nhỏ, đó là sự giản dị của Bác Hồ được thể hiện trong một số bài thơ tiêu biểu ở Việt Nam.

Tố Hữu là một trong những nhà thơ có nhiều tác phẩm viết về Bác Hồ, đã khắc họa thành công hình tượng Hồ Chí Minh - nhân vật sử thi đẹp nhất trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Riêng về đức tính giản dị của Bác Hồ được tác giả nêu bật trong nhiều bài thơ, tạo điểm sáng trong tấm gương đạo đức cách mạng của Bác. Trong bài Sáng tháng năm Bác xuất hiện đầy thân mật và giản dị:

Bác kêu con đến bên bàn

Bác ngồi Bác viết, Nhà Sàn đơn sơ.

Một ngôi nhà đơn sơ nơi làm việc của Bác cũng nói lên được nhiều điều về một lãnh tụ. Và sau đó không lâu chúng ta được gặp lại từ đơn sơ này một lần nữa trong thơ Tố Hữu:

Làng Sen quê Bác đây rồi

Hàng phi lao đứng giữa trời reo vui

Sông Lam nước chảy xanh trời

Bên hàng dâm bụt bồi hồi tiếng chim

Ngôi nhà lá dựng trang nghiêm

Đơn sơ phên liếp thân quen thuở nào

Ngát đưa hương bưởi ngọt ngào

Vườn cam phơi ánh nắng đào gió bay.

Hoặc:

Ba gian nhà trống, nồm đưa võng

Một chiếc giường tre, chiếu mỏng manh.

(Theo chân Bác)

Sự đơn sơ ấy không chỉ là ngôi nhà ở Làng Sen, mà chính ngay giữa Thủ đô Hà Nội, nơi ở của một vị Chủ tịch Nước vẫn là một cốt cách thanh bạch, giản dị:

Nhà gác đơn sơ một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn

Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.

(Theo chân Bác)

Vừa qua, trong các cuộc thi kể chuyện Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh từ cơ sở đến quận, huyện, tỉnh thành…hầu như ở đâu cũng nhắc lại bốn câu thơ Tố Hữu viết về sự giản dị mà vĩ đại của Cụ Hồ:

Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị

Màu quê hương bền bỉ đậm đà

Ta bên Người, Người toả sáng trong ta

Ta bỗng lớn ở bên Người một chút.

(Sáng tháng năm)

Chế Lan Viên cũng là nhà thơ lớn của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX, khối lượng tác phẩm rất đồ sộ và nhiều thể loại. Ông có khoảng 30 bài viết về Bác Hồ rất thành công. Có lẽ mọi thế hệ người Việt khó quên được bài thơ Người đi tìm hình của nước, khó quên được hình ảnh “viên gạch hồng” chống lại cả một mùa băng giá nơi xứ người trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (đã được Chế Lan Viên tái hiện lại trong bài thơ này). Ở một bài thơ khác của Chế Lan Viên, chúng ta gặp lại từ đơn sơ để diễn tả phẩm chất giản dị của cụ Hồ:

Giường lãnh tụ là hai hàng đá ghép

Manh áo chàm, Bác mặc quá đơn sơ.

Nói về sự giản dị của Người có rất nhiều bài thơ viết về chiếc áo vải, áo ka ki bạc màu, đôi dép lốp cao su... Trong trường ca Mặt đường và khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm viết:

Đôi dép của Người mòn vẹt gót

Người đã đi khắp ngả đường đất nước hành quân.

Cũng là đôi dép của Bác Hồ, nhưng nhà thơ Bằng Việt trong bài Gửi lòng con đến cùng cha lại thể hiện ở một góc độ khác:

Hành trang Bác chẳng có gì

Một đôi dép mỏng đã lì chông gai

Cho con núi rộng sông dài

Cho con lưỡi kiếm đã mài nghìn năm.

Riêng Hải Như thì tâm tình:

Đôi dép lốp như cùng ta kể rõ

Người quên Người dành hết thảy cho ta

(Chúng cháu canh giấc ngủ, Bác Hồ ơi…)

Trở lại với nhà thơ Chế Lan Viên, bằng sự cảm nhận tinh tế đầy trí tuệ, thi sĩ đã khái quát Hồ Chí Minh giản dị như một chân lý:

Là chân lý Bác chẳng nói nhiều hơn chân lý

Cả nước nghe, khi im lặng Bác cười

Chẳng phải lật sách nào ra tìm hiểu Bác

Bác sống trong ta, Bác ở giữa đời.

(Bác)

Nói về Bác Hồ, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng có lần đã nói rằng Hồ Chủ tịch “càng vĩ đại, càng giản dị”. Đức tính giản dị của Bác ngày hôm nay vẫn là bài học lớn của mỗi cán bộ, đảng viên. Học tập đạo đức của Bác trước tiên nên học tập cách sống giản dị hàng ngày.

26 tháng 2 2017

*Thơ nha:

-Bác kêu con đến bên bàn

Bác ngồi Bác viết, Nhà Sàn đơn sơ.

-Làng Sen quê Bác đây rồi

Hàng phi lao đứng giữa trời reo vui

Sông Lam nước chảy xanh trời

Bên hàng dâm bụt bồi hồi tiếng chim

Ngôi nhà lá dựng trang nghiêm

Đơn sơ phên liếp thân quen thuở nào

Ngát đưa hương bưởi ngọt ngào

Vườn cam phơi ánh nắng đào gió bay.

-Hành trang Bác chẳng có gì

Một đôi dép mỏng đã lì chông gai

Cho con núi rộng sông dài

Cho con lưỡi kiếm đã mài nghìn năm.

* Chuyện nha:

-

Giản dị là tính tự nhiên của Bác Hồ. Người giản dị thì có nhiều, nhưng lại có ít người đã đạt thành công to lớn trong sự nghiệp xã hội mà tính giản dị tự nhiên cũng không thay đổi. Tuần báo Đây Paris ra ngày 18/6/1946 là một trong những bài viết sớm nhất, tương đối đầy đủ nhất về phong cách giản dị của Bác. Chủ tịch nước Việt Nam là một người giản dị quá đỗi. Quanh năm ông chỉ mặc một bộ áo ka ki xoàng xĩnh và khi những người cộng tác quanh ông để ý, nói với ông rằng với địa vị ông ngày nay, nhiều khi cần phải mặc cho được trang trọng, thì ông chỉ mỉm cười trả lời: “Chúng ta tưởng rằng chúng ta đang được quý trọng vì có áo đẹp mặc, trong khi bao nhiêu đồng bào mình trần đang rét run trong thành phố và các vùng quê?” Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ Bác nhịn ăn một bữa, không phải là để hành hạ mình cho khổ sở mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào để làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh Bác đều học tập theo hành động đó của Bác. Trong những ngày thường Bác dùng cơm ở Bắc Bộ phủ, Bác ngồi chung với hết thảy mọi người . Người ta thấy quây quần xung quanh bàn ăn: các Bộ trưởng, những thư ký và cả những cậu thiếu niên phục vụ bàn giấy. Nhờ có đức tính giản dị của Bác mà khi ngồi ăn với mọi người, Bác không làm ai phải giữ kẽ nhiều quá mà trái lại, không khí chung lúc nào cũng thân mật, cũng vui vẻ, tạo cho bữa ăn một vẻ ấm áp như gia đình. Tính giản dị và thân mật của Bác còn biểu lộ ra trong những bài diễn văn. Không bao giờ Bác tỏ vẻ thông thái, vốn rất rộng của mình. Bác thông thạo bảy thứ tiếng khác nhau và nói được rất nhiều tiếng thổ âm nhưng Bác chỉ dùng những câu nôm na khiến cho một người dù quê mùa, chất phác nghe cũng hiểu được ngay. Khi Bác viết xã luận cho báo Cứu Quốc, trước khi đem bài cho nhà in, bao giờ Bác cũng đem đọc cho một số người không biết chữ và những người lớn tuổi cùng nghe. Nếu Bác thấy thính giả tỏ vẻ không hiểu mấy những ý tưởng trong bài viết, lập tức Bác viết lại ngay bài khác. Tất cả đức tính Hồ Chí Minh bao gồm trong một cử chỉ bé nhỏ đó. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất ghét lối nói khoa trương, văn vẻ. Mỗi bài diễn văn của Bác là một bài học nhỏ kết luận bằng một ý kiến đạo đức. Bởi những ý tưởng hết sức giản đơn ấy mà bài diễn văn của Bác có một tiếng vang lớn trong giới trí thức và dân chúng. Năm 1971- sau khi Bác Hồ đã mất, một nhà báo, nhà văn người Mỹ, đã viết: “Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại này - hơi giống Găng đi, hơi giống Lênin, hoàn toàn Việt Nam. “Có lẽ hơn bất kỳ một người nào khác của thế kỷ này, đối với dân tộc của ông và đối với cả thế giới, ông là hiện thân của một cuộc cách mạng. Thế nhưng đối với hầu hết nông dân Việt Nam, ông là biểu tượng của cuộc sống, hy vọng, đấu tranh, hy sinh và thắng lợi của họ. Ông là một người Việt Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hòa nhã, không màng địa vị, luôn luôn mặc quần áo đơn giản nhất - cách ăn mặc của ông không khác mấy người nông dân nghèo nhất, một phong cách mà phương Tây đã chế giễu ông trong nhiều năm, cười ông thiếu nghi thức quyền lực, không có đồng phục, không theo thời trang. Cho đến một ngày họ mới tỉnh ngộ và nhận thấy chính cái tính giản dị ấy, cái sùng bái sự giản dị ấy, cái khả năng hòa mình vào nhân dân ấy là cơ sở cho sự thành công của ông.” Như vậy, giản dị là đức tính cơ bản của đạo đức Hồ Chí Minh, vì có giản dị mới thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, mới chống được quan liêu, tham ô, lãng phí, phục vụ dân, phục vụ đất nước. Chúng ta học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thiết nghĩ trước tiên chúng ta nên học tập và rèn luyện đức tính giản dị, vì có giản dị mới gần được dân, sát dân, học tập dân và phục vụ nhân dân. Thưa các đồng chí, điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng: "Đạo đức của Bác mênh mông lắm, cao siêu lắm, phi thường lắm, khó mà học cho hết được". Vâng, có thể là chúng ta không đạt được những điều phi thường như Bác, nhưng chí ít, nếu phấn đấu nỗ lực, ta có thể học và làm được những điều bình thường của Bác, mà trước hết đó là tính giản dị: giản dị trong cách ăn uống, giản dị trong ăn mặc, giản dị trong những chuyến công tác, khiêm tốn trong cách hành văn và ngay trong cách ứng xử, giao tiếp của chúng ta cần lắm sự giản dị. * Ảnh nè: Ôn tập ngữ văn lớp 7 SORRY PẠN NHA MÌNH CHỈ SƯU TẦM ĐƯỢC THUI
25 tháng 8 2019

5 tháng 2 2018

Nhà gác đơn sơ một góc vườn

Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn

Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.

5 tháng 2 2018

Là chân lý Bác chẳng nói nhiều hơn chân lý

Cả nước nghe, khi im lặng Bác cười

Chẳng phải lật sách nào ra tìm hiểu Bác

Bác sống trong ta, Bác ở giữa đời.

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu

 

Trâu ơi ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy ai mà quản công,

Bao giờ cây lúa còn bông,

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

25 tháng 5 2017

Em chủ động hoàn thành bài tập.

8 tháng 8 2019

Nay mừng những kẻ nông phu,

Cầu cho hòa cốc phong thu bình thời,

Vốn xưa nông ở bậc hai,

Thuận hòa, mưa gió nông thời lên trên.

Quý hồ nhiều lúa là tiên,

Rõ ràng phú túc bình yên cả nhà.

Bốn mùa xuân hạ thu đông.

Muốn cho tiền lúa đầy nhà hán sương.

Bước sang hạ giá thu tàng,

Thu thu liễn hoạch giàu ngang Thạch Sùng.

Quý nhân cùng kẻ anh hùng,

Rắp toan muốn hỏi nhà ông ê đề.

Thực thà chân chỉ thú quê,

Chuyên nghề nông nghiệp là nghề vinh quang.

Một số bài viết về đức tính giản dị của Bác Hồ :

+ Đôi dép của Bác Hồ - đức tính giản dị

+ Bài học về giản dị và tiết kiệm

+ Sinh hoạt giản dị của Bác

+ Chú sang xông nhà cho Bác

+...

2 tháng 4 2020

Sau thời gian bôn ba ở nước ngoài, năm 1941 Bác Hồ quay trở về nước và đã chọn Pác Bó làm nơi dừng chân để  xây dựng lực lượng cách mạng kháng chiến.

Vào những năm 1940 – 1941, đời sống người dân Pác Bó khổ cực, chủ yếu chỉ là ngô ăn hàng ngày. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài để kiếm sống. Còn có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng và kia, đến khi nhìn lại thì không còn nhận ra đâu là miếng vải may từ lúc đầu tiên nữa. Người về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống đạm bạc cũng chỉ cháo ngô và rau rừng. Thấy Bác lớn tuổi, vất vả, ăn cháo ngô sợ Người không đủ sức khoẻ nên các đồng chí bàn bạc với nhau là phải mua gạo để nấu cho Bác. Khi nghe các chiến sĩ bàn bạc Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay để lâu ngày mới nấu nên nồi cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng Bác vẫn không nghe. Bác hỏi các đồng chí:

– Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?

Các đồng chí trả lời rằng:

– Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.

– Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ. Một hạt bắp vô cùng đáng quý.

Người Pháp nói gì về Bác?

Tuần báo Đây Paris ra ngày 18-6-1946 là một trong những bài viết sớm nhất, tương đối đầy đủ nhất về phong cách của Bác Hồ.

“Chủ tịch nước Việt Nam là một người giản dị quá đỗi. Quanh năm ông chỉ mặc một bộ áo ka ki xoàng xĩnh và khi những người cộng tác quanh ông để ý, nói với ông rằng với địa vị ông ngày nay, nhiều khi cần phải mặc cho được trang trọng, thì ông chỉ mỉm cười trả lời: 

“Chúng ta tưởng rằng chúng ta được quý trọng vì có áo đẹp mặc, trong khi bao nhiêu đồng bào mình trần đang rét run trong thành phố và các vùng quê”?

Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hành hạ mình cho khổ sở mà là để nêu một tấm gương dè sẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông.

Trong những ngày thường, ông dùng cơm ở Bắc Bộ phủ, ngồi chung với hết thảy mọi người. Người ta thấy quây quần xung quanh bàn ăn: các bộ trưởng, những thư ký và cả những cậu thiếu niên phục vụ bàn giấy. Nhờ có đức tính giản dị của ông mà khi ngồi ăn với mọi người ông không làm ai phải giữ kẽ nhiều quá, mà trái lại, không khí chung lộ ra, lúc nào cũng thân mật, cũng vui vẻ, gây cho bữa ăn một vẻ gia đình.

Tính giản dị và thân mật của ông còn biểu lộ ra trong những bài diễn văn. Không bao giờ ông tỏ vẻ thông thái, vốn rất rộng của ông. Ông thông thạo bảy thứ tiếng khác nhau và nói được rất nhiều tiếng thổ âm, trái lại ông chỉ dùng những câu nôm na, khiến cho một người dù quê mùa, chất phác nghe cũng hiểu ngay được. Ngày ông viết xã luận cho báo Cứu Quốc, trước khi đem bài cho nhà in, bao giờ ông cũng đem đọc cho một số người không biết chữ, ông già, bà già cùng nghe. Nếu ông thấy thính giả tỏ vẻ không hiểu mấy những ý tưởng trong bài viết lập tức ông viết lại ngay bài khác. Tất cả đức tính Hồ Chí Minh bao gồm trong một cử chỉ bé nhỏ đó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất ghét lối nói khoa trương, văn vẻ. Mỗi bài diễn văn của ông là một bài học nhỏ kết luận bằng một ý kiến đạo đức. Bởi những ý tưởng hết sức giản đơn ấy mà bài diễn văn của ông có một tiếng vang lớn trong giới trí thức và dân chúng”.

 Đôi dép Bác Hồ - Lối sống giản dị

Đôi dép của Bác “ra đời’’ vào năm 1947, được ‘’chế tạo’’ từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.

Trên đường công tác, Bác nói vui với các cán bộ đi cùng:

- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa... Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được.

Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép...

Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy... Các chiến sĩ cảnh vệ cũng đã đôi ba lần “xin’’ Bác đổi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được’’.

Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì mọi người trong tổ cảnh vệ lập mẹo dấu dép đi, để sẵn một đôi giầy mới...

Máy bay hạ cánh xuống Niu-đê-li, Bác tìm dép. Mọi người thưa:

- Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi... Thưa Bác....

- Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự - Bác ôn tồn nói.

Vậy là các anh chiến sĩ phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi...

Trong suốt thời gian Bác ở Ấn Độ, nhiều chính khách, nhà báo, nhà quay phim... rất quan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép... làm tổ cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ “đôi hài thần kỳ” ấy.

Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép “thâm niên” ấy, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Các chiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác hơn. Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:

- Thôi, các cháu dẫm làm tụt quai dép của Bác rồi...

Nghe Bác nói, mọi người dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:

- Thưa Bác, cháu, cháu sửa...

- Thưa Bác, cháu, cháu sửa được ạ...

Thấy vậy, các chiến sĩ cảnh vệ trong đoàn chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải đóng đinh sửa mấy lần rồi...Bác cười nói:

- Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ! Bác “lẹp xẹp” lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra:

- Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác...Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, “vượt vây” chạy biến... 

Bác phải giục:

- Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ.Anh chiến sĩ, lúc nãy chạy đi đã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:

- Cháu, để cháu sửa dép...Mọi người dãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong.Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:

- Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ..

.Bác nhìn các chiến sĩ nói:

- Các cháu nói đúng... nhưng chỉ đúng có một phần... Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì nó còn ‘’thọ’’ lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên... Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo...

2 tháng 4 2020

Sau thời gian bôn ba ở nước ngoài, năm 1941 Bác Hồ quay trở về nước và đã chọn Pác Bó làm nơi dừng chân để  xây dựng lực lượng cách mạng kháng chiến.

Vào những năm 1940 – 1941, đời sống người dân Pác Bó khổ cực, chủ yếu chỉ là ngô ăn hàng ngày. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài để kiếm sống. Còn có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng và kia, đến khi nhìn lại thì không còn nhận ra đâu là miếng vải may từ lúc đầu tiên nữa. Người về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống đạm bạc cũng chỉ cháo ngô và rau rừng. Thấy Bác lớn tuổi, vất vả, ăn cháo ngô sợ Người không đủ sức khoẻ nên các đồng chí bàn bạc với nhau là phải mua gạo để nấu cho Bác. Khi nghe các chiến sĩ bàn bạc Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay để lâu ngày mới nấu nên nồi cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng Bác vẫn không nghe. Bác hỏi các đồng chí:

– Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?

Các đồng chí trả lời rằng:

– Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.

– Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ. Một hạt bắp vô cùng đáng quý.