K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Em cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ

30 tháng 9 2016

Câu chuyện tồn tại đến ngày nay như một bài học nhắc nhở cho thế hệ mai sau luôn chiến đấu, đối mặt với thiên tai. Hàng năm, bão lũ vẫn về nhưng nhờ những công trình thủy lợi, đê điều mà cuộc sống của chúng ta ngày một đầy đủ, ấm no. Có thể nói ước mơ, khát vọng của người Việt xưa đã và đang được thế hệ sau gìn giữ, tiếp nối và thực hiện. Câu Chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh vẫn còn mang giá trị lớn cho đến ngày nay.

4 tháng 10 2016

Em rút ra bài học rằng từ xa xưa đất nước ta đã bị lũ lụt tàn phá nhiều lần nhưng các vua Hùng vẫn dựng nước và nước chúng ta đang sinh sống chính là công lao mà xưa người Việt và vua Hùng đã bảo vệ . Bác Hồ có nói rằng : '' Các vua Hùng đã có công dựng nước , bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước '' và chúng ta phải có ý thức trồng nhiều cây xanh , bảo vệ rừng và không xả rác nơi công cộng để đất nước ta không bị lũ lụt tàn phá nữa

Chúc bạn học tốt ! banhqua

17 tháng 6 2016

Bài 2: Số học sinh trung bình chiếm:

             52 . 7/13 = 28 (hs)

         Số học sinh khá chiếm:

             (52 - 28) . 5/6 = 20 (hs)

         Số học sinh giỏi chiếm:

            52 - 28 - 20 = 4 (hs)

19 tháng 2 2017

Đức tính giản dị là đơn giản một cách tự nhiên trong cách sống, trong việc diễn đạt câu từ dễ hiểu, ko rắc rối.

Giản dị là nét đẹp của 1 nhân cách lớn. Nó biểu hiện đức tính khiêm tốn mà vĩ đại. Chúng ta phải luôn rèn luyện cho mình lối sống và cách viết giản dị. Đó là sự rèn luyện về nhân cách.

Phải bền bỉ và phải có ý thức cao chúng ta mới đạt được sự giản dị. Chỉ có giản dị chúng ta mới hòa đồng và khiến mọi người nể phục, yêu thương.

19 tháng 2 2017

iup minh vs minh dag can gapgianroi

11 tháng 2 2018

văn bản j vậy bạn ???

11 tháng 2 2018

bộ ko bt hả ?????????????

thưa ông vb ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ

26 tháng 11 2016

Từ nội dung bài " Ếch ngồi đáy giếng " em rút ra bài học là :

  • Dù môi trường sống có hạn hẹp tù túng vẫn phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình
  • Khi môi trường sống thay đổi cần khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi
  • Không đc chủ quan , kiêu ngạo nếu ko sẽ phải trả giá đắt , có khi là cả tính mạng

Chúc bn hok tốt !

26 tháng 11 2016

Từ truyện Ếch ngồi đáy giếng ,em rút ra bài học :

- Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.
- Khi sống lâu trong một môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.
- Sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.
- Dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết.
- Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.

15 tháng 3 2021

                                                     1 bai hoc duong doi dau tien

- Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội

- Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

 

- Ông có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật

II. Đôi nét về tác phẩm: Bài học đường đời đầu tiên

1. Xuất xứ

- “Bài học đường đời đầu tiên”(tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí”

- “Dế Mèn phiêu lưu kí” được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi

2. Tóm tắt

Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt- người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

3. Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi”): Vẻ ngoài và tính tình của Dế Mèn

- Phần 2 (còn lại): Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn

4. Giá trị nội dung

 

Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình

5. Giá trị nghệ thuật

- Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn

- Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc

- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình

 
15 tháng 3 2021
2I. Đôi nét về tác giả: Đoàn Giỏi 

- Đoàn Giỏi (1925-1989), quê ở tỉnh Tiền Giang

- Ông viết văn từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)

- Tác phẩm của ông thường viết về thiên nhiên, cuộc sống và con người Nam Bộ

II. Đôi nét về tác phẩm: Sông nước Cà Mau

1. Xuất xứ

- Bài văn “Sông nước Cà Mau” (tên bài do người biên soạn đặt) trích từ chương XVIII truyện “Đất rừng phương Nam”

- “Đất rừng phương Nam” sáng tác nawm1957 là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi

2. Tóm tắt

Bài văn miêu tả cảnh quan thiên nhiên, sông nước vùng Cà Mau, mảnh đất tận cùng phía nam của Tổ quốc. Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy.

3. Bố cục (3 phần)

  

- Phần 1 (từ đầu đến “màu xanh đơn điệu”): Cảm nhận chung về sông nước Cà Mau

- Phần 2 (tiếp đó đến “khói sóng ban mai”): Cảnh kênh rạch và con sông Năm Căn

- Phần 3 (còn lại): Vẻ đẹp chợ Năm Căn

4. Giá trị nội dung

Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc.

5. Giá trị nghệ thuật

- Ngôi kể thứ nhất, tự nhiên, chân thực

- Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ,…

- Vốn hiểu biết phong phú của tác giả

- Cảm nhận bằng nhiều giác quan…

3

I. Đôi nét về tác giả: Võ Quảng 

- Võ Quảng (1920-2007), quê ở tỉnh Quảng Nam

- Ông là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi

II. Đôi nét về tác phẩm: Vượt thác

1. Xuất xứ

- Bài “Vượt thác” (tên do người biên soạn đặt), trích từ chương XI của truyện “Quê nội”

- “Quê nội” xuất bản năm 1974 là một trong số những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng

2. Tóm tắt

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

3. Bố cục (3 phần)

  

- Phần 1 (từ đầu đến “thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”): Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi tới chân thác

- Phần 2 (tiếp đó đến “thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò”): Thuyền qua đoạn sông nhiều thác dữ

- Phần 3 (còn lại): Thuyền khi đã qua thác dữ

4. Giá trị nội dung

Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ

5. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa

- Trí tưởng tưởng tượng phong phú, tài tình

- Tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động

25 tháng 12 2017

MK CX CẦN

20 tháng 12 2017

Trả lời :

- An Dương Vương thất bại là vì chủ quan ,mất cảnh giác với kẻ thù,nội bộ mất đoàn kết.

- Thất bại của An Dương Vương đã để lại cho con cháu đời sau bài học phải luôn luôn tuyệt đối cảnh giác trước kẻ thù.

- Vua phải tin tưởng ở trung thần và dựa vào sức dân để chống giặc.

9 tháng 3 2022

- An Dương Vương thất bại là vì chủ quan ,mất cảnh giác với kẻ thù,nội bộ mất đoàn kết.

- Thất bại của An Dương Vương đã để lại cho con cháu đời sau bài học phải luôn luôn tuyệt đối cảnh giác trước kẻ thù.

- Vua phải tin tưởng ở trung thần và dựa vào sức dân để chống giặc.