K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2021

cậu đọc lại bài thư gửi các học sinh đi//

17 tháng 4 2022

Đặt câu hỏi cho phần gạch chân:
It is 2 kilometers from my house to the market

 

17 tháng 4 2022

Mỗi người mỗi nghề đều có một nghĩa vụ riêng. Nhất là những học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường như chúng ta vậy. Học sinh có những nghĩa vụ là:

- Nghĩa vụ thức nhất là học tập, để thực hiện nghĩa vụ này chúng ta cần thực hiện như sau:

    + Đi học đầy đủ

    + Không cúp tiết

    + Trung thực trong học tập

    + Chăm học

- Nghĩa vụ thứ hai là lao động, để thực hiện nghĩa vụ này chúng ta cần thực hiện như sau:

    + Tham gia lao động bảo vệ cảnh quan nhà trường

    + Dọn rác xung quanh sân trường

    + Làm những việc vừa sức mình

14 tháng 12 2020

Nói chuyện riêng trong lớp còn tạo ra thói quen xấu cho bản thân. Các em có biết để tạo ra một thói quen tốt và từ bỏ một thói quen xấu là rất khó, nhưng làm nên một thói quen xấu lại rất dễ. Hơn nữa thói quen nói chuyện riêng trong lớp lại gây ấn tượng không tốt trước bạn bè và thầy cô. Các em thử nghĩ mà xem khi bạn mình đang chăm chú nghe giảng còn mình lại đang thao thao nói chuyện thì bạn ấy sẽ rất khó chịu. Thầy cô đang giảng bài mà phải dừng lại vì một số học sinh nói chuyện riêng thì không chỉ mất thời gian cho bài giảng mà còn gây ức chế, nản lòng và ấn tượng không tốt của thầy cô với mình, với lớp mình.Nói chuyện riêng trong lớp lúc đầu chỉ là dăm ba câu chuyện tầm phào, nhưng dần chuyển sang bàn tán nói “xấu người khác sau lưng”. Các em nghĩ thế nào khi nếu bạn mình vô tình biết được nội dung câu chuyện đó hoặc bạn mình cũng nói về mình như thế?Nói chuyện riêng trong lớp chỉ đem lại kết quả xấu đúng không các em? Nó không chỉ ảnh hưởng đến mình, bạn mình, lớp mình và cả uy tín của nhà trường nữa. Thế mà nhiều em chưa nhận ra, có những em đã nhận ra nhưng vẫn cố tình mắc phải. Có một bạn học sinh nói với rằng: “ Ai nói chuyện riêng trong lớp là thiếu tôn trọng thầy cô, bạn bè và chính bản thân mình”. Cô nghĩ câu nhận xét này của bạn khiến những ai hay nói chuyện riêng trong lớp cần phải suy nghĩ lại.Vậy để loại bỏ hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp chúng ta phải làm như thế nào? Đầu tiên mỗi học sinh cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình về nhiệm vụ học tập của học sinh. Thứ hai chúng ta cần phải rèn luyện từ bỏ thói quen xấu bằng cách chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài học. Còn nữa tất cả các em cần hỗ trợ thầy cô giảng dạy bộ môn, cô giáo chủ nhiệm, cán bộ lớp và cả bản thân kiên quyết loại trừ hiện tượng nói chuyện riêng trong lớp. Nếu làm được như vậy thì chúng ta sẽ có những giờ học hiệu quả hơn."

14 tháng 12 2020

Cảm ơn 

 

15 tháng 12 2020

Dân gian có câu: "Lời chào cao hơn mâm cỗ". Đúng vậy, trong cuộc sống hằng ngày lời chào hỏi đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Trước hết, ta cần hiểu chào hỏi là biểu lộ sự thân thiện, quen biết, đồng thời là một phương tiện đặc biệt để gây thiện cảm.Văn hóa chào hỏi là văn hóa ứng xử thể hiện sự lễ phép, lịch sự của cho ông ta. Lời chào cũng thể hiện sự tôn trọng, tình cảm gắn bó, thân thiết của người chào đối với người được chào hỏi. Thế nhưng hiện nay, vẫn tồn tại một bộ phận người dân hay cụ thể hơn là học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước đang đi ngược lại với văn hóa tốt đẹp này. Họ cho rằng chào hỏi là một lời lẽ màu mè, đã quen nhau rồi sao còn phải chào nhau nữa. Một số khác thì lại cho rằng mình đã chào nhiều lần mà người kia không để ý, thì thôi không phải chào nữa. Một số khác thì lại chào kiểu chống đối chào quá to như hét vào mặt người ta. Lại có những người ngại giao tiếp, không thích chào hỏi, thấy người quen đi qua lờ đi, giả vờ như không quen biết, sợ tốn mất một lời chào. Một câu chào chỉ đơn giản thôi, sao lại khó đến vậy? Không chào hỏi là một hành động tự biến mình thành một người vô lễ, không biết cách chào hỏi biến mình thành một người không biết cách tôn trọng người khác. Hậu quả của nó không chỉ dừng ở đó, mà việc không chào hỏi hay không biết cách chào hỏi sẽ làm rạn nứt tình cảm vốn có của hai bên. Đành rằng chào hỏi mình không được gì, nhưng nếu không chào hỏi mình sẽ mất nhiều thứ. Chúng ta có thể đánh mất niềm tin của mọi người đặt vào chúng ta, việc có niềm tin của mọi người là vô cùng khó. Tại sao học sinh bây giờ lại quên mất văn hóa chào hỏi như vậy? Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nước ta đã mở cửa và tiếp nhận nhiều luồng văn hóa khác nhau, nhưng làm sao để hòa nhập mà không tan thì là một câu hỏi lớn đặt ra.  Bên cạnh đó với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ai cũng bộn bề lo toan, miếng cơm manh áo, dường như văn hóa ứng xử, văn hóa chào hỏi bị lãng quên, xem nhẹ, thay vào đó là việc kiếm tiền. Chính vì bận rộn nên việc giáo dục con cái từ khi còn nhỏ cũng rất ít, ở thành phố mọi việc đều giao cho người giúp việc, giao cho cô giáo vì vậy việc giáo dục con càng khó hơn. Chính vì vậy mà ra đường, đến trường chúng ta không thấy ngạc nhiện vì trẻ nhỏ không chào người quen biết, học sinh không biết chào thầy cô, thậm chí còn không để ý là thầy cô đang đi hoặc đứng trước mặt mình. Một lời chào tuy giản đơn nhưng mang lại thật nhiều lợi ích. Nhưng đáng tiếc thay một bộ phận học sinh ngày nay đang quên mất điều đó. Vì vậy, không bây giờ thì bao giờ hãy tự tạo cho mình kĩ năng chào hỏi, một kĩ năng sống vô cùng cần thiết trên con đường đời, các bạn học sinh nhé!

 

15 tháng 12 2020

Dân gian có câu: "Lời chào cao hơn mâm cỗ". Đúng vậy, trong cuộc sống hằng ngày lời chào hỏi đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Trước hết, ta cần hiểu chào hỏi là biểu lộ sự thân thiện, quen biết, đồng thời là một phương tiện đặc biệt để gây thiện cảm.Văn hóa chào hỏi là văn hóa ứng xử thể hiện sự lễ phép, lịch sự của cho ông ta. Lời chào cũng thể hiện sự tôn trọng, tình cảm gắn bó, thân thiết của người chào đối với người được chào hỏi. Thế nhưng hiện nay, vẫn tồn tại một bộ phận người dân hay cụ thể hơn là học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước đang đi ngược lại với văn hóa tốt đẹp này. Họ cho rằng chào hỏi là một lời lẽ màu mè, đã quen nhau rồi sao còn phải chào nhau nữa. Một số khác thì lại cho rằng mình đã chào nhiều lần mà người kia không để ý, thì thôi không phải chào nữa. Một số khác thì lại chào kiểu chống đối chào quá to như hét vào mặt người ta. Lại có những người ngại giao tiếp, không thích chào hỏi, thấy người quen đi qua lờ đi, giả vờ như không quen biết, sợ tốn mất một lời chào. Một câu chào chỉ đơn giản thôi, sao lại khó đến vậy? Không chào hỏi là một hành động tự biến mình thành một người vô lễ, không biết cách chào hỏi biến mình thành một người không biết cách tôn trọng người khác. Hậu quả của nó không chỉ dừng ở đó, mà việc không chào hỏi hay không biết cách chào hỏi sẽ làm rạn nứt tình cảm vốn có của hai bên. Đành rằng chào hỏi mình không được gì, nhưng nếu không chào hỏi mình sẽ mất nhiều thứ. Chúng ta có thể đánh mất niềm tin của mọi người đặt vào chúng ta, việc có niềm tin của mọi người là vô cùng khó. Tại sao học sinh bây giờ lại quên mất văn hóa chào hỏi như vậy? Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nước ta đã mở cửa và tiếp nhận nhiều luồng văn hóa khác nhau, nhưng làm sao để hòa nhập mà không tan thì là một câu hỏi lớn đặt ra.  Bên cạnh đó với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ai cũng bộn bề lo toan, miếng cơm manh áo, dường như văn hóa ứng xử, văn hóa chào hỏi bị lãng quên, xem nhẹ, thay vào đó là việc kiếm tiền. Chính vì bận rộn nên việc giáo dục con cái từ khi còn nhỏ cũng rất ít, ở thành phố mọi việc đều giao cho người giúp việc, giao cho cô giáo vì vậy việc giáo dục con càng khó hơn. Chính vì vậy mà ra đường, đến trường chúng ta không thấy ngạc nhiện vì trẻ nhỏ không chào người quen biết, học sinh không biết chào thầy cô, thậm chí còn không để ý là thầy cô đang đi hoặc đứng trước mặt mình. Một lời chào tuy giản đơn nhưng mang lại thật nhiều lợi ích. Nhưng đáng tiếc thay một bộ phận học sinh ngày nay đang quên mất điều đó. Vì vậy, không bây giờ thì bao giờ hãy tự tạo cho mình kĩ năng chào hỏi, một kĩ năng sống vô cùng cần thiết trên con đường đời, các bạn học sinh nhé!

Cho đoạn văn sau:Học tập là một quá trình lâu dài bền bỉ kiên trì đòi hỏi mỗi người phải luôn tích cực phấn đấu. Mục đích của học tập chính là " Học hỏi được rất nhiều kiến thức xã hội để xây dựng nền tảng cho con người có thể làm việc và thực hiện các giấc mơ của mình. Lê Nin đã từng nói:" Học, hoc nữa, học mãi " nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập....
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Học tập là một quá trình lâu dài bền bỉ kiên trì đòi hỏi mỗi người phải luôn tích cực phấn đấu. Mục đích của học tập chính là " Học hỏi được rất nhiều kiến thức xã hội để xây dựng nền tảng cho con người có thể làm việc và thực hiện các giấc mơ của mình. Lê Nin đã từng nói:" Học, hoc nữa, học mãi " nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập. Học chẳng bao giờ là đủ. Mỗi ngày cuộc sống lại dạy cho ta thêm những bài học mới, nhân loại laị cho ra đời những phát minh sáng tạo mới. Mục đích của chúng ta chính là : Học hỏi hết công suất, cố gắng tìm hiểu chuyên sâu được càng nhiều càng tốt mục đích học tập văn nghị luận xã hội

Đoạn văn trên được viết theo phép lập luận nào? Chỉ ra phép lập luận cho đoạn văn đó?

1
7 tháng 4 2018

mik nghĩ :

lập luận giải thích

phép giải thích : chính là giải thích câu nói của Lê Nin đó 

bn tự tìm nha

hok tốt

5 tháng 2 2022

Tham khảo:

Bạo hành trẻ em được xem chính là một trong những vấn nạn kinh khủng mà nó vẫn đang tồn tại trong xã hội hiện nay. Khi tình trạng này ngày càng xảy ra với mức độ cao thì nó đã dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người phải thay đổi thái độ sống, phải quan tâm, chăm sóc nhiều hơn nữa tới trẻ em cũng đồng nghĩa là quan tâm đến chính tương lai của đất nước chúng ta. Bởi trẻ em chính là tương lai của đất nước, chăm lo cho trẻ em chính là chăm lo cho tương lai của nước nhà. Trong những năm gần đây ta không thể nào không nhắc đến khi mà dư luận lên sóng “sôi sùng sục” bởi đã xuất hiện quá nhiều vụ bạo hành trẻ em xảy ra ở mọi địa điểm. Bạo hành trẻ em xuất hiện ở xung quanh cuộc sống của chúng ta có thể là trong gia đình, quán kinh doanh và cả trường học. Tuy nhiên ta cũng nhận thấy được rằng cũng chính những điều đáng buồn là trẻ em không những bị bạo hành về thể xác mà còn bị bạo hành về tinh thần. Thế rồi chính những biểu hiện cho sự bạo hành về thể xác là các hành vi bóc lột sức lao động, hay lại đánh đập, ngược đãi trẻ em đến thậm tệ. Có trường hợp còn đánh đập những trẻ em còn quá nhỏ như mới 2 tháng tuổi chưa có ý thức. Không thể bỏ qua những ngày vừa qua báo chí và các phương tiện giao thông đại chúng đưa tin làm cả dư luận xôn xao và phải bàng hoàng bé Hảo, 4 tuổi bị ngay chính người mẹ của mình bạo hành một cách tàn nhẫn. Làm sao mà không bất bình trước cảnh người mẹ tàn nhẫn ấy thú tội những lời lạnh tanh: Khi mà thấy con nghịch tờ tiền, bà đã dùng kéo cắt ngón tay để “cảnh cáo” bé. Thực sự đây là một người mẹ vô lương. Bạo hành trẻ em thực sự là một trong những hiện tượng đời sống mà cả xã hội quan tâm. Hãy chung tay và đẩy lùi nạn bạo hành trẻ em, để tiếng cười của trẻ thật trong sáng, để trẻ sống trong tình yêu thương của cha mẹ và chắc chắn rằng tương lai của đất nước sẽ thực sự tốt đẹp hơn trong tương lai vì một thế hệ trẻ em không có bạo hành.

5 tháng 2 2022

Tham khảo :

Bạo hành trẻ em trong gia đình chính là tình trạng những người cha, người mẹ hoặc những người thân trong gia đình sử dụng những hành động xâm phạm đến thân thể hoặc tinh thần của các em. Đó có thể là cha mẹ ruột đánh đập con cái. Hay cũng có thể là cảnh mẹ kế, cha dượng ghẻ lạnh, hắt hủi con riêng của vợ hoặc chồng. Hay đơn giản, đó là những lời chê bai, chửi bới, xúc phạm đến tâm hồn, tinh thần con trẻ. Bạo hành trẻ em giống như một tội ác khó dung thứ, khi mà nạn nhân chỉ là những đứa trẻ non nớt, vô tội. Bạo hành không chỉ ảnh hưởng tới thân thể mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của các em rất nhiều. Những thân thể non nớt với những vết thương rướm máu chằng chịt, những vết bầm tím nối dài khắp cơ thể, những vết sẹo mãi chẳng lành. Như bé G.K trong ví dụ trên, việc gãy xương sườn và sạn sọ não không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tính mạng của bé thời điểm đó mà còn để lại những di chứng xấu về sau này. Nếu không được chăm sóc, thể chất bé sẽ không thể phát triển bình thường như bao bạn khác được nữa. Nếu như nỗi đau thể xác ám ảnh, đau đớn ảnh hưởng một thì những tổn thương, những ám ảnh tâm lý ảnh hưởng tới các bé gấp mười lần. Thay vì việc vui cười, chạy nhảy như bao bạn đồng trang lứa khác thì các bé lại sống trong cảnh hoang mang, sợ hãi thường trực với những trận đòn roi không ngớt, những câu mắng chửi ác độc. Dần dần, nó tạo tâm lý trầm cảm, sợ hãi và tự ti cho các bé. Sự phát triển của trẻ ngày một lệch lạc hơn khi chúng không được định hướng đúng đắn. Và rất có thể, sau này khi lớn lên, chúng cũng sẽ lại trở thành những kẻ vũ phu, những kẻ bạo hành người khác… Bản thân những người bạo hành cũng sẽ bị pháp luật xử lý, bị xã hội lên án hay chính lương tâm họ cũng sẽ bị căn dứt trước những hành động nhẫn tâm của mình.