K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 12 2017

Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Họ hàng ếch nhà chúng tôi cũng phải đi học như con người. Bài học đầu tiên của chúng tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch.

Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

Các bạn hiểu vì sao câu chuyện này lại là bài học đầu tiên của chúng tôi rồi chứ? Giống như chú Dế Mèn trong câu chuyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của họ nhà dế, lão ếch trong họ chúng tôi ít kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nhưng lại có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh. Chính vì thế nên ếch mới làm những việc kém hiểu biết. Vì vậy, những người trẻ tuổi như chúng ta phải cố gắng mở rộng kiến thức của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không nên chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa. Các bạn thấy vậy có đúng không?

26 tháng 11 2017

b)Định nghĩa của truyện ngụ ngôn: Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí, khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sốngTên các truyện ngụ ngôn đã học: Ếch a)ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; a)Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

26 tháng 11 2017

cảm ơn nhìu

2 tháng 12 2017

- Định nghĩa truyện ngụ ngôn: Xem chú thích (*) SGK – trang 100.

- Các truyện ngụ ngôn đã học: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

* Giống: Mượn chuyện về đồ vật, loài vật, cây cỏ,…để gián tiếp nói chuyện con người, nêu lên triết lý nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.

* Khác: Được kể bằng văn vần, lấy nhân vật là các bộ phận trên cơ thể người để nêu lên bài học về lòng đoàn kết.

6 tháng 12 2020

Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Họ hàng ếch nhà chúng tôi cũng phải đi học như con người. Bài học đầu tiên của chúng tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch.

Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

Các bạn hiểu vì sao câu chuyện này lại là bài học đầu tiên của chúng tôi rồi chứ? Giống như chú Dế Mèn trong câu chuyện "Dế Mèn phiêu lưu kí" của họ nhà dế, lão ếch trong họ chúng tôi ít kinh nghiệm, thiếu hiểu biết nhưng lại có tính cách hung hăng, huyênh hoang, ngông nghênh. Chính vì thế nên ếch mới làm những việc kém hiểu biết. Vì vậy, những người trẻ tuổi như chúng ta phải cố gắng mở rộng kiến thức của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không nên chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa. Các bạn thấy vậy có đúng không?

Đó. Bn nên tìm hiểu ở trên internet nha. Chúc bn hc tốt!

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Tục ngữ, như đã nói, hình thành trong thực tiễn lao động, sản xuất của nhân dân. Tục ngữ biểu đạt những kinh nghiệm của con người về công việc lao động và các hiện tượng tự nhiên mà họ tích lũy được trong quá trình lao động sản xuất. Ở một nước nông nghiệp mà khoa học kỹ thuật còn rất thô sơ, công việc phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên – thời tiết, khí hậu như nước ta, những kinh nghiệm được đúc kết và truyền lại cho đời sau trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Nó giúp cho nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh sinh tồn với tự nhiên, trong lao động ở mọi lãnh vực ngành nghề phong phú khác nhau có thể tự tin hơn, đạt được hiệu quả thành công cao hơn, hạn chế những sai lầm không đáng có, là lời hướng dẫn đáng tin cậy mỗi khi người đời sau vấp phải khó khăn, trở ngại (thường thì sự thất bại bao giờ cũng để lại những bài học kinh nghiệm đáng quý).

Đó là những câu tục ngữ dự báo thời tiết (nắng, mưa, gió, bão…) như “Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa / Tháng ba bà già chết cóng / Trăng quần thì hạn trăng tán thì mưa / Tháng bảy heo may chuồn chuồn bay thì bão…;”Những câu tục ngữ nói về những kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi như “Làm ruộng ba năm không bằng chăn tằm một lứa / Cày ruộng tháng năm xem trăng rằm tháng tám, cày ruộng tháng mười, xem trăng mồng tám tháng tư / Gió đông là chồng lúa chiêm gió may gió bấc là duyên lúa mùa / Khoai ruộng lạ mạ ruộng quen…”

Mặc dù phần lớn những câu tục ngữ dân gian chỉ mới dừng lại ở mức độ kinh nghiệm thực tiễn chứ chưa nâng lên thành những kiến thức khoa học hoàn chỉnh. nhưng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, những kinh nghiệm ấy, những tri thức ấy trở nên vô cùng quí báu.

Sở dĩ tục ngữ về thời tiết, về lao động sản xuất chiếm một vị trí đáng kể là vì nước ta là một nước nông nghiệp. Nền nông nghiệp ấy đã tồn tại trong một thời gian lạc hậu thủ công thô sơ kéo dài. Nền sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, vào thiên thời địa lợi là chính. Đó là mảnh đất màu mỡ cho tục ngữ mang nội dung này nảy sinh, tồn tại và phát triển. Ta có thể thấy mọi vấn đề liên.
quan đến lĩnh vực này trong tục ngữ. Nào là đặc tính các loại lúa (Lúa chiêm bóc vỏ, lúa mùa xỏ tay / Lúa chiêm đào sâu chôn chặt, lúa mùa vừa đặt vừa đi / Chiêm cập cời, mùa đợi nhau…); nào là kinh nghiệm làm mạ (cơm quanh rá, mạ quanh bờ…); nào là kinh nghiệm cày bừa (Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa / Nhất cày ải, nhì rải phân…); rồi thì kinh nghiệm chăm bón (Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân / Một lượt tát, một bát cơm …); rồi thì kinh nghiệm trồng các loại cây khác ( khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen)….

Ngoài ra là kinh nghiệm một số ngành nghề khác chẳng hạn như kinh nghiệm đi lưới: Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông; Kinh nghiệm nuôi tằm: Một nông tằm năm nong kén / Làm ruộng ăn cơm nằm , chăn tằm ăn cơm đứng ; Kinh nghiệm chọn giống gia súc: Lấy vợ xem bà vải, tậu trâu xem con nái đầu đàn / Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua – Gà trắng chân chì mua chi giống ấy).vv …và vv… (Sưu tầm: Nguyễn Tùng Chinh, Giáo trình văn học dân gian Việt Nam).

8 tháng 9 2023

Tham khảo!

Một số truyện ngụ ngôn đã học: Thầy bói xem voi, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay,…

29 tháng 11 2018

Trong truyện ngụ ngôn em thích nhất là Ếch ngồi đáy giếng. Vì :

Câu chuyện về chú ếch ngốc nghếch đã mang lại cho người đọc nhiều bài học có ích trong cuộc sống. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. Khi sống lâu trong một môi trường khép kín, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo. Bởi vậy, chúng ta phải biết mở rộng các mối quan hệ bạn bè, thầy cô; biết "đi một ngày đàng" để "học một sàng khôn". Bên cạnh đó, sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia. Vì vây, dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. Và khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi; tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.

16 tháng 7 2019

Từ các câu chuyện ngụ ngôn đã học, em rút ra được bài học gì cho bản thân trong cách ứng xử với bạn bè, trong học tập, trong thái độ với mọi người. Chúng ta không nên có những thói hư tật xấu như huênh hoang, khoe khoang, cho là mình tài giỏi. Chúng ta cần tôn trọng người đối diện và cũng như khéo léo trong ăn nói và giao tiếp. Cần có lập trường của bản thân , tránh làm trò cười cho thiên hạ.

12 tháng 12 2017

a.RÚt ra kết luận làm thành luận điểm:

- Thầy bói xem voi: Phải có cái nhìn toàn diện trước sự vật, hiện tượng.

- Ếch ngồi đáy giếng: Không được chủ quan, kiêu ngạo.

b.

- Xây dựng lập luận chính:

- Thầy bói xem voi: Muốn hiểu biết được sự vật, hiện tượng nào đó cần phải có cái nhìn toàn diện. (quan hệ điều kiện – kết quả)

- Ếch ngồi đáy giếng: Không được chủ quan, kiêu ngạo mà phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình. (quan hệ suy luận bác bỏ – khẳng định)

– Chẳng hạn, với đề "Không được chủ quan, kiêu ngạo", có thể lập luận theo quan hệ tổng phân hợp như sau:

  - Mở bài: Không được chủ qua, kiêu ngạo mà phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình.

  - Thân bài:

    + Thói huênh hoang, chủ quan, kiêu ngạo vẫn thường thấy trong thực tế.

    + Tác hại của thói huênh hoang chủ quan, kiêu ngạo.

    + Phải cố gắng khiêm tốn, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết của mình.

  - Kết bài: hiểu biết của con người hạn hẹp, cần phải không ngừng mở rộng hiểu biết và khiêm tốn học hỏi.

19 tháng 2 2021

Thanks bạn