K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 11 2017

Vai trò của quốc lộ 1A đối với sự phát triển kinh tế của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ: là tuyến đường bộ xuyên quốc gia, nối từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau). Tuyến đường này có ý nghĩa quan trọng kết nối các vùng kinh tế của đất nước, là tuyến đường xương sống của quốc gia (dài 2300 km)

21 tháng 12 2022

 

Vai trò :Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ,có vai trò quan trọng như thế nào và có thế mạnh nào để phát triển kinh tế

14 tháng 6 2018

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã có tác động mạnh đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; thúc đẩy các vùng này phát triển năng động hơn.

15 tháng 11 2019

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

- Vùng kinh tế trọng đim miền Trung đã có tác động mạnh mẽ tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên; thúc đẩy các vùng này phát triển năng động hơn.

1 tháng 4 2017

Tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên:
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam nước ta, là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của Tây Nguyên. Hiện đang thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, có nhiều dự án lớn tầm cỡ quốc gia.
+ Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lí hơn tiềm năng tự nhiên và lao động, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư của các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.

2 tháng 3 2016

* Giới hạn lãnh thổ vùng duyên hải Nam Trung Bộ :

- Phía Bắc giáp Bắc Trung Bộ.

- Phía Tây giáp : Tây Nguyên

- Phía Đông giáp Biển Đông (quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa )

* Vai trò

- Về vị trí: Đây là dãi đất liên kết vùng Bắc Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nguyên.

- Về quốc phòng: Kết hợp quốc phòng đất liền với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên biển Đông.

- Về kinh tế: Sự phong phú của các điều kiện tự nhiên tạo cho vùng này một tiềm năng để phát ttriển một nền kinh tế đa dạng , đặc biệt kinh tế biển.

 

5 tháng 5 2022
 

1.Trong phát triển kinh tế- xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì?

Bài làm:

*Những thuận lợi:

-Vị trí địa lí nằm trên trục giao thông Bắc – Nam, giáp biển Đông với bở biển dài: thuận lợi giao lưu, hợp tác, thu hút đầu tư của trong và ngoài nước, phát triển nền kinh tế mở.

– Vùng đồi trước núi có các đồng cỏ, thích hợp chăn nuôi trâu, bò đàn.

– Rừng có một số loại gỗ quý và các đặc sản như: quế, trầm hương, sâm qui…

– Đất nông nghiệp ở các đồng bằng tuy không lớn nhưng thích hợp để trồng lúa, ngô, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp như: dừa, mía, bông…

– Vùng nước lợ, nước mặn ven bờ và các rạn san hô ven các đảo thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản.

– Vùng biển có nhiều bãi cá, bãi tôm, có các ngư trường Ninh thuân – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hoàng Sa – Trường Sa với nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, cá thu, cá mực, tôm, mực, cua, ghẹ… và các đặc sản như tổ yến, tôm hùm…

– Bờ biển và các đảo có nhiều bãi tắm tốt: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Ninh Chữ, Mũi Né…, nhiều cảnh quan đẹp: Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà.. có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học…

– Các sông tuy ngắn nhưng có giá trị về thủy lợi, thủy điện.

– Khoáng sản không giàu nhưng có trữ lượng lớn về cát thạch anh, đá xây dựng. Ngoài ra, còn có titan, vàng, đá quý, vùng thềm lục địa ở cực nam có dầu khí.

-Dân cư có đức tính cần cù trong lao động, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác các nguồn lợi kinh tế biển.

– Có các đô thị ven biển, là hạt nhân phát triển kinh tế – xã hội của vùng.

– Là địa bàn có nhiều di tích văn hóa – lịch sử, tiêu biểu như: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn là lợi thế để thu hút khách du lịch.

* Những khó khăn:

– Thường xuyên chịu tác động của bão, lũ, hạn. Quá trình sa mạc hóa có xu hướng mở rộng ở các tỉnh cực nam (Ninh Thuận, Bình Thuận).

– Đồng bằng hẹp và bị chia cắt, đất canh tác có độ phì thấp.

– Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

– Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, phân bố dân cư tập trung nhiều ở vùng ven biển.

– Thiếu vốn đầu tư.

Câu 11: Giao thông vận tải có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Bắc Trung Bộ doA. nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế.B. nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua.C. là địa bàn trung chuyển hàng hóa Bắc - Nam và Tây - Đông.D. có nhiều tuyến đường nối các cảng biển của Việt Nam với Lào.Câu 12: Vai trò quan trọng nhất của việc phát triển mô hình nông - lâm kết hợp ở Bắc Trung Bộ làA. tạo việc làm,...
Đọc tiếp

Câu 11: Giao thông vận tải có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Bắc Trung Bộ do
A. nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế.
B. nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua.
C. là địa bàn trung chuyển hàng hóa Bắc - Nam và Tây - Đông.
D. có nhiều tuyến đường nối các cảng biển của Việt Nam với Lào.
Câu 12: Vai trò quan trọng nhất của việc phát triển mô hình nông - lâm kết hợp ở Bắc Trung Bộ là
A. tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng.
B. phát triển nông nghiệp, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường.
C. bảo vệ nguồn lợi thực, động vật, tạo việc làm cho người dân.
D. tạo nguồn gỗ xuất khẩu lớn, nâng cao thu nhập cho nền kinh. 

Câu 16: Tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung là:
A. Phú Yên. 
B. Quảng Nam. 
C. Thừa Thiên Huế.
D. Quảng Trị.
Câu 17: Loại khoáng sản nào sau đây tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Bắc?
A. Sắt.
B. Đồng. 
C. Pyrit. 
D. Than.

Câu 19: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nhiệt và ôn đới là do
A. khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao.
B. khí hậu có mùa đông lạnh.
C. khí hậu có sự phân mùa.
D. lượng mưa hàng năm lớn.
Câu 20: Vùng Tây Bắc có thế mạnh về ngành kinh tế nào sau đây?
A. Thủy điện.
B. Trồng rừng.
C. Kinh tế biển.
D. Chăn nuôi lợn

 

 

 

2

Câu 11: B

Câu 16: B

Câu 17: A

Câu 20: A

3 tháng 1 2022

nhiều thế