K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2017

Tham khảo !

Việt Nam đất nước ta ơi, Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Lời thơ quả không sai, lịch sử Việt Nam đã chứng minh Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Đất nước ta khởi nghiệp là nghề trồng lúa mà lại, bên những bản làng xóm thôn, những triền sông, con suối những cánh đồng xanh thẳm trải dài tận chân trời như dấu hiệu cho du khách nhận ra đất nước chúng ta- một đất nước có nghề nông với sự gắn bó của con người cùng cây lúa nước. Lúa là cái tên có từ bao giờ trong lời ăn tiếng nói cũng như trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính từ việc ươm mầm những hạt thóc căng tròn vàng óng. Hạt thóc được người nông dân ngâm ủ lên mầm gieo xuống một lớp bùn dặc sếnh phát triển thành những cây mạ xanh non. Sau khi người nông dân cày bừa kĩ, đầy tháng được nhổ lên bó lại thành bó trông như những cô thiếu nữ thắt đáy lưng ong trong bộ đầm mầu xanh khuyến rũ. Rồi dưới bàn tay khéo léo nhẹ nhàng người mẹ, người bà, người chị thoăn thoắt cắm xuống bùn sâu mầu mỡ. Người nông dân ngày đêm chăm chút cho cây lúa lớn nhanh và khoẻ mạnh, không phụ lòng người chăm sóc cây lúa phát triển rất nhanh thành những ruộng lúa mênh mông, bát ngát, bờ nối bờ, thăm thẳm. Chẳng mấy chốc, ba, bốn tháng trôi qua từ cây mạ non đã trở thành cánh đồng lúa màu vàng như thảm lụa, báo hiệu mùa bội thu. Lúa phát triển theo ba giai đoạn chính: Giai đoạn mạ non, mảmh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo cũng như đe doạ của những côn trùng gây hại. Dưới bàn tay cần cù và tình thương yêu của người nông dân cây mạ cũng trải qua được mùa đông giá rét của vụ đông xuân. nắng ửng hồng, bà già mùa đông cũng mệt mỏi đi nghỉ nhường chỗ cho chị mùa xuân ấm ạp trở về. Chỉ chờ có thế cây mạ xanh non trở lại, cây mạ lại được những bà mẹ nhổ lên đem ra ruộng cấy . Họ thi nhau cấy lúa thẳng hàng với lời ca và cũng là lời nhắc nhở nhau cấy đúng kĩ thuật để cây lúa cho năng xuất cao “Ngửa tay cấy lúa thẳng hàng, vừa hàng sông, đông hàng con, tròn cây lúa, nó múa nó lên”. Lúa cứ thế mà lớn lên dưới bàn tay chăm sóc của người nông dân. Nó sinh sôi nảy nở thành những khóm lúa to chật đất, lúa rì rào trong gió như kể chuyện ngày xưa lang Liêu cấy lúa lấy hạt gạo làm bánh chưng bánh giầy trong ngày lễ tiên vương. Những lá lúa như lưới lề nhưng yểu điệu duyên dáng như hàng nghìn cánh tay đùa giớn với gió tạo thành những đợt sóng lúa nhấp nhô dưới nắng chiều vàng óng. Với câu ca của người nông dân khuyên nhủ nhau “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, họ đã chăm sóc cho cây lúa phát triển, không phụ lòng dân, cây lúa ba tháng mười ngày sau khi cấy đã trổ bông rồi làm mẩy chín vàng cho những hạt gạo trắng ngần nuôi sống con người. Cây lúa nước thích nghi với nhiều loại đất: đất cát pha, đất phèn, đất thịt, đất mỡ gà ...cũng giống người nông dân cây lúa cần cù chắt lọc tinh tuý từ đất mẹ mà lớn lên trỏ thành cây lương thực chủ lực của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.. Cây lúa ở Việt Nam được người nông dân canh tác hai vụ chính là lúa chiêm (từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5) và lúa mùa (từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10)âm lịch. Cây lúa cũng có rất nhiều loại, nhưng có hai loại khác biệt là: lúa tẻ, và lúa nếp. Lúa tẻ không thể thiếu được trong bữa cơm của con người Việt Nam từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ dân tộc kinh đến dân tộc tiểu số lúa vẫn là cây lương thực chính, gạo lấy từ cây lùa là thực đơn số 1 trong bữa cơm của người Việt Nam. Lúa lếp ngoài việc làm lương thực hạt gạo nếp to tròn thơm lừng người nông dân còn đem chế biến thành các lôại bánh như : Bánh cốm hay còn gọi là bánh hạnh phúc làm từ hạt thóc nếp không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của chủ rể trong ngày lễ đính hôn, bánh chưng bánh giầy trong ngày tết, thổi xôi trong mâm cỗ cúng gia tiên. Cứ như vậy cây lúa cùng với người nông dân gắn bó bao đời nay. Cuộc sống của người Việt Nam cũng như người châu á mãi mãi đồng hành với cây lúa. Năm tháng trôi qua nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thịnh hành nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển của đất nước chẳng những thế mà nó còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.
1 tháng 11 2017

Nói thật với bạn mình thấy bài này không hẳn là văn thuyết minh vì nó không miêu tả thân hình cây lúa thì làm sao mà hình dung được. Nhưng dù sao cũng cảm ơn.

26 tháng 1 2022

đáng lẽ cái này về GDĐP , do môn ko có nên mik chọn chủ đề kia

 

26 tháng 1 2022

Tham khảo

Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi dân tộc mỗi quốc gia. Những làng nghề này như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế. Một cách giới thiệu sinh động về đất, nước và con người của mỗi vùng, miền, địa phương. Phát triển du lịch làng nghề chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc. Đó là những lợi ích lâu dài không thể tính được trong ngày một ngày hai.

Tham khảo:

1. Phố Hiến – điểm du lịch nổi tiếng tại Hưng Yên đầy hoài cổ 

Địa danh đầu tiên nằm trong danh sách những điểm du lịch nổi tiếng ở Hưng Yên đó chính là Phố Hiến. Khu phố tọa lạc trên hai phường Lam Sơn và Hồng Châu, Hưng Yên, trải rộng khoảng 5km2 và được hình thành từ khoảng thế kỷ XIII. Trước đây phố Hiến đã từng là một thương cảng sầm uất nhất cả nước vào thể kỷ XVII – XVIII.

 

Những điểm du lịch nổi tiếng tại Hưng Yên không thể bỏ qua Phố Hiến Hưng Yên được hình thành từ thế kỷ XIII

Trải qua biết bao những đổi thay của lịch sử, địa danh phố Hiến ngày nay đã không còn bóng dáng của thương cảng nổi tiếng ngày nào nhưng những giá trị văn hóa, những ngôi chùa cổ, những kho tượng Phật nghìn năm vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn. Tại Phố Hiến có một số quần thể kiến trúc lớn nổi bật như: đền Mẫu, hồ Bán Nguyệt, chùa Hiến, chùa Chuông,... Mỗi một công trình đều mang đậm dấu ấn văn hóa lịch sử lâu đời. 

Những điểm du lịch nổi tiếng tại Hưng Yên không thể bỏ qua Phố Hiến hiện nay đang lưu giữ nhiều công trình kiến trúc nổi bật 

Du lịch đến Phố Hiến du khách không chỉ được chiêm ngưỡng các công trình cổ mà còn có dịp để thưởng thức nhiều món ăn ngon của Hưng Yên như: bún thang lươn, nhãn lồng, chả gà tiểu quan,... 

Những điểm du lịch nổi tiếng tại Hưng Yên không thể bỏ qua
7 tháng 2 2022

Du lịch Quy Nhơn Bình Định được rất nhiều du khách nhắc đến trên bản đồ du lịch Việt Nam trong thời gian gần đây. Không những sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh hoang sơ, tài nguyên thiên nhiên biển đảo hùng vĩ, Quy Nhơn Bình Định còn được biết đến là địa danh gắn liền với nhiều danh nhân nổi tiếng cũng như lịch sử võ thuật hào hùng của dân tộc.
1. Giới thiệu du lịch Quy Nhơn – Bình Định

Quy Nhơn – Bình Định – nơi có biển nghìn năm sóng vỗ với những bãi cát dài thơ mộng

Quy Nhơn – Bình Định – nơi có sự u huyền cổ kính của những tháp Chàm và nhiều di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng.

Quy Nhơn – Bình Định – nơi núi non hùng vĩ đã ghi dấu bao chiến công hiển hách của người anh hùng dân tộc áo vải cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ vào cuối thế kỷ XVIII, của quân dân Quy Nhơn – Bình Định trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Quy Nhơn – Bình Định – nơi hòa quyện giữa đồng bằng, đồi núi, sông suối và biển cả với những danh thắng nổi tiếng như: Kỳ Co, Eo Gió, Hòn Khô, Ghềnh Ráng Tiên Sa, đầm Thị Nại, bán đảo Phương Mai, Đảo Yến, bãi biển Quy Hòa, Cù Lao Xanh v.v…

 

Quy Nhơn – Bình Định – Nơi hội tụ của các lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc, các làng nghề truyền thống độc đáo, phong cách ẩm thực đặc trưng… cùng biết bao điều kỳ thú khác.

Quy Nhơn – Bình Định, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành của biển, của rừng, được cảm nhận cái gió, cái nắng miên man của vùng đất nhiệt đới, được tham quan những làng nghề truyền thống đặc sắc, được thưởng thức các sản phẩm độc đáo, đặc trưng của vùng quê biển và được chào đón bằng tình cảm thân thiện đầy lòng mến khách của người dân nơi đây

2. Các điểm du lịch nhất định phải đến tại Quy Nhơn – Bình Định dành cho du khách
2.1 Bãi tắm Kỳ Co

Nằm cách thành phố Quy Nhơn gần 25km, thuộc xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Kỳ Co mang một vẻ đẹp nguyên sơ quyến rũ  với biển xanh, cát trắng, nắng vàng đẹp tựa một bức tranh vừa nên thơ vừa hùng vĩ, Kỳ Co còn được mệnh danh là nơi cách thiên đường chỉ một bước chân, một Maldives của Việt Nam

Nơi đây hấp dẫn du khách, đặc biệt là những người ưa du lịch khám phá, bởi không chỉ có cảnh đẹp làm say lòng người mà còn biết bao điều thú vị… Tại đây du khách có thể hòa mình vào dòng nước trong sạch hiếm có và đùa nghịch trên bãi cát trắng xóa. Bãi Kỳ Co rất thích hợp cho những chuyến đi của gia đình, đặc biệt nếu có trẻ nhỏ, các bé sẽ vô cùng thích thú khi được ngâm mình trong một hồ bơi tự nhiên, cùng bắt sò, bắt ốc và chơi đùa với những con cá nhỏ bị sóng đánh vào bờ. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Kỳ Co một không gian đầy sáng tạo tuyệt vời.

2.2 Đảo Hòn Khô

Nằm cách Quy Nhơn khoảng 16km, đảo Hòn Khô như một tấm bình phong khổng lồ che chắn cho Làng chài Nhơn Hải. Gọi là Hòn Khô bởi đảo chẳng có gì ngoài những dãy núi đá cheo leo, khô khốc cố ngoi ra biển.

Ở đảo, bốn mùa gió biển thi nhau đùa cợt xô đẩy vào vách đá, những con sóng bạc đầu thích thú với việc tạo hình cho đá. Chúng miệt mài đêm ngày chăm chút, tỉa tót khiến đá cũng mềm lòng mà uốn éo, ngả nghiêng.

 

 

Du lịch Quy Nhơn Bình Định được rất nhiều du khách nhắc đến trên bản đồ du lịch Việt Nam trong thời gian gần đây. Không những sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh hoang sơ, tài nguyên thiên nhiên biển đảo hùng vĩ, Quy Nhơn Bình Định còn được biết đến là địa danh gắn liền với nhiều danh nhân nổi tiếng cũng như lịch sử võ thuật hào hùng của dân tộc.


1. Giới thiệu du lịch Quy Nhơn – Bình Định

Quy Nhơn -Bình Định – nơi có biển nghìn năm sóng vỗ với những bãi cát dài thơ mộng

Quy Nhơn – Bình Định – nơi có sự u huyền cổ kính của những tháp Chàm và nhiều di tích lịch sử – văn hóa nổi tiếng.

Du khách check in Tháp Bánh Ít Bình Định. Ảnh: Phan Nguyên Khiêm

Quy Nhơn – Bình Định – nơi núi non hùng vĩ đã ghi dấu bao chiến công hiển hách của người anh hùng dân tộc áo vải cờ đào Quang Trung – Nguyễn Huệ vào cuối thế kỷ XVIII, của quân dân Quy Nhơn – Bình Định trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Quy Nhơn – Bình Định – nơi hòa quyện giữa đồng bằng, đồi núi, sông suối và biển cả với những danh thắng nổi tiếng như: Kỳ Co, Eo Gió, Hòn Khô, Ghềnh Ráng Tiên Sa, đầm Thị Nại, bán đảo Phương Mai, Đảo Yến, bãi biển Quy Hòa, Cù Lao Xanh v.v…

Bãi tắm Kỳ Co – Điểm du lịch nhất định phải đến khi đi du lịch Quy Nhơn

 

Quy Nhơn – Bình Định – Nơi hội tụ của các lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc, các làng nghề truyền thống độc đáo, phong cách ẩm thực đặc trưng… cùng biết bao điều kỳ thú khác.

Quy Nhơn – Bình Định, du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành của biển, của rừng, được cảm nhận cái gió, cái nắng miên man của vùng đất nhiệt đới, được tham quan những làng nghề truyền thống đặc sắc, được thưởng thức các sản phẩm độc đáo, đặc trưng của vùng quê biển và được chào đón bằng tình cảm thân thiện đầy lòng mến khách của người dân nơi đây

2. Các điểm du lịch nhất định phải đến tại Quy Nhơn – Bình Định dành cho du khách
2.1 Bãi tắm Kỳ Co

Nằm cách thành phố Quy Nhơn gần 25km, thuộc xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Kỳ Co mang một vẻ đẹp nguyên sơ quyến rũ  với biển xanh, cát trắng, nắng vàng đẹp tựa một bức tranh vừa nên thơ vừa hùng vĩ, Kỳ Co còn được mệnh danh là nơi cách thiên đường chỉ một bước chân, một Maldives của Việt Nam

Nơi đây hấp dẫn du khách, đặc biệt là những người ưa du lịch khám phá, bởi không chỉ có cảnh đẹp làm say lòng người mà còn biết bao điều thú vị… Tại đây du khách có thể hòa mình vào dòng nước trong sạch hiếm có và đùa nghịch trên bãi cát trắng xóa. Bãi Kỳ Co rất thích hợp cho những chuyến đi của gia đình, đặc biệt nếu có trẻ nhỏ, các bé sẽ vô cùng thích thú khi được ngâm mình trong một hồ bơi tự nhiên, cùng bắt sò, bắt ốc và chơi đùa với những con cá nhỏ bị sóng đánh vào bờ. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Kỳ Co một không gian đầy sáng tạo tuyệt vời.

 

Du khách Quy Nhơn Tourist check in Bãi tắm Kỳ Co Quy Nhơn

Tham khảo: Tour Kỳ Co Eo Gió

2.2 Đảo Hòn Khô

Nằm cách Quy Nhơn khoảng 16km, đảo Hòn Khô như một tấm bình phong khổng lồ che chắn cho Làng chài Nhơn Hải. Gọi là Hòn Khô bởi đảo chẳng có gì ngoài những dãy núi đá cheo leo, khô khốc cố ngoi ra biển.

Ở đảo, bốn mùa gió biển thi nhau đùa cợt xô đẩy vào vách đá, những con sóng bạc đầu thích thú với việc tạo hình cho đá. Chúng miệt mài đêm ngày chăm chút, tỉa tót khiến đá cũng mềm lòng mà uốn éo, ngả nghiêng.

Hòn Khô mang cho mình vẻ đẹp quyến rũ. Ảnh: Phan Nguyên Khiêm

Hòn Khô cũng thật biết chiều chuộng những đôi chân ưa khám phá mạo hiểm. Nó buộc khách xa phải thở hổn hển trèo hết vách này đến dốc khác để rồi trả công bằng cảm giác khi lên tới đỉnh, người ta cảm hết được sự khoáng đạt, bao la của biển cả. Phía xa xa là toàn cảnh TP Quy Nhơn được thu gọn trong tầm mắt…

Bãi tắm ở Hòn Khô vẫn giữ được nét hoang sơ, mộc mạc. Không chỉ sở hữu làn nước biển xanh trong, đảo còn được bao bọc bởi những rặng san hô muôn màu. Lặn ngắm san hô trở thành một đặc sản du lịch của đảo Hòn Khô. Bên cạnh đó du khách sẽ được thưởng thức những món đặc sản tươi ngon miền biển do người dân nơi này chế biển đặc biệt là món “Bánh xèo Hải sản”, cùng nhâm nhi ly rượu Bàu Đá cay nồng mang đậm bản sắc văn hóa Bình Định ấn tượng khó phai.2.3 Đảo Cù Lao Xanh

Ai đã đến Bình Định đều biết đến câu ca quen thuộc: “Bình Định có núi Vọng Phu, có đầm Thị Nại, có Cù Lao Xanh”. Và nếu bạn đã một lần đặt chân lên đảo Cù Lao Xanh, bạn sẽ không thể nào quên cái màu xanh quyến rũ của biển trời non nước.

Là hòn đảo cách TP. Quy Nhơn khoảng 22km (khoảng 30 phút đi cano và gần 2 tiếng đi thuyền gỗ), Cù Lao Xanh là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho người dân Bình Định. Bởi đến với nơi đây, du khách sẽ được đắm mình trong một không gian xanh bất tận của biển xanh, trời xanh và đảo xanh. Được ngắm nhìn hoàng hôn trên cầu cảng với những chiếc thuyền con dập dền trên sóng biển, ngắm nhìn cuộc sống của những người dân làng chài dung dị trong khung cảnh bình yên phía bờ nam của đảo; hoặc du khách cũng có thể khám phá nét hoang sơ với những hòn đá đủ hình thù, với sự hùng vĩ, bao la của trời – biển và núi non nơi phía bắc Đảo.Đến với Cù Lao Xanh, du khách còn được chiêm ngưỡng ngọn Hải Đăng có chiều cao 118m so với mặt nước biển được xây dựng cách đây hàng trăm năm. Được tắm nước suối Giếng Tiên mà tương truyền xưa kia vào những đêm trăng sáng, các nàng tiên trên trời thường xuống đây để du ngoạn, tắm mát và vui đùa!2.4 Eo Gió

 

Eo Gió thuộc khu vực 3, thôn Lý Lương, xã đảo Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tình Bình Định. Là một eo biển xanh, đẹp hình vòng cung được những rặng núi đá cao uống cong ôm trọn vào lòng. Không biết từ bao giờ hay xuất phát từ lòng mến mộ cảnh đẹp của các nhiếp ảnh gia và du khách khi đến tham quan tại đây, mà địa danh Eo Gió – đã được “phong tặng” là nơi có cảnh hoàng hôn đẹp nhất Việt Nam.

Ghé thăm Eo Gió, du khách có thể nghe tiếng gió vi vu thổi vào vách đá, luồn qua những hang động và hòa quyện tiếp với sóng dạt dào ngày đêm xô vào bờ; để nhìn những phiến đá kỳ vĩ đầy hình thù đang cố dang tay ôm lấy đại dương ngút ngàn; thấp thoáng xa xa từng đàn chim én lượn chao nghiêng trông đẹp ngỡ ngàng.

2.5 Khu du lịch Ghềnh Ráng – Tiên Sa

Nằm ở phía đông nam TP Quy Nhơn, là tác phẩm thiên tạo với quần thể sơn thách chạy sát biển, nơi những dãy đá núi nhấp nhô, chập trùng tạo thành hang, thành rạng, thành gành, với một bên là những bãi cát dài trắng mịn và mặt biển xanh màu ngọc bích rì rào sóng vỗ… tất cả tạo nên một Ghềnh Ráng nguyên sơ, một bức tranh thủy mặc hữu tình kỳ vĩ và thơ mộng.

Bên cạnh sườn đồi là nơi yên nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử – một thi sĩ nổi tiếng trong làng thi ca Việt Nam. Từ đây du khách có thể ngắm bao quát toàn bộ phía đông thành phố Quy Nhơn và xa hơn là bán đảo Phương Mai với đầm Thị Nại như một bức tranh nhiều cảm xúc

Ghềnh Ráng được vua Bảo Đại chọn là nơi nghỉ mát cho hoàng gia từ những năm 1927.

2.6 Tháp Đôi Quy Nhơn

Được xây dựng vào cuối thể kỉ XII, nằm ở Phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo gồm 2 tháp. Tháp Đôi được xếp vào loại đẹp “độc nhất vô nhị” của nghệ thuật kiến trúc Chămpa. Cả 2 ngôi tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống của Tháp Chăm mà là một cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông và phần đỉnh hình tháp mặt cong, các góc tháp hiện lên những tượng chim thành Garuda hai tay đưa cao như muốn nâng đỡ mái tháp. Vòm trên của các cửa vút cao lên như những mũi tên. Kiến trúc của Tháp Đôi chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ giáo. Tháp được Bộ văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích Kiến trúc Nghệ thuật năm 1980.

Bên cạnh sườn đồi là nơi yên nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử – một thi sĩ nổi tiếng trong làng thi ca Việt Nam. Từ đây du khách có thể ngắm bao quát toàn bộ phía đông thành phố Quy Nhơn và xa hơn là bán đảo Phương Mai với đầm Thị Nại như một bức tranh nhiều cảm xúc

 

Ghềnh Ráng được vua Bảo Đại chọn là nơi nghỉ mát cho hoàng gia từ những năm 1927.

2.6 Tháp Đôi Quy Nhơn

Được xây dựng vào cuối thể kỉ XII, nằm ở Phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo gồm 2 tháp. Tháp Đôi được xếp vào loại đẹp “độc nhất vô nhị” của nghệ thuật kiến trúc Chămpa. Cả 2 ngôi tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống của Tháp Chăm mà là một cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông và phần đỉnh hình tháp mặt cong, các góc tháp hiện lên những tượng chim thành Garuda hai tay đưa cao như muốn nâng đỡ mái tháp. Vòm trên của các cửa vút cao lên như những mũi tên. Kiến trúc của Tháp Đôi chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ giáo. Tháp được Bộ văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích Kiến trúc Nghệ thuật năm 1980.

2.7 Bảo tàng Quang Trung

Nằm cách Quy Nhơn khoảng 45km về hướng Tây Bắc, Bảo tàng Quang Trung được nhà nước xây dựng năm 1978, kiến trúc theo kiểu cổ, dáng vẻ uy nghiêm, gồm 9 phòng trưng bày các hiện vật liên quan đến phong trào Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung (1771 – 1789)

Đến bảo tàng, ngoài việc được chiêm ngưỡng những di vật thể về chiến tích lừng lẫy của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII, du khách còn được thưởng thức các chương trình biểu diễn phong phú, độc đáo, hấp dẫn về võ Tây Sơn, trống trận Quang Trung, ca múa nhạc dân tộc,… các chương trình này sẽ đưa du khách ngược dòng lịch sử trở lại với những trận chiến hào hùng của phong trào Tây Sơn cuối thế kỳ XVIII.

NG
25 tháng 10 2023

Tràng An Ninh Bình là một trong những khu du lịch đẹp nhất của Bắc bộ. Mọi thứ đẹp nhất ở đây được thiên nhiên ban tặng. Từ những dãy núi uốn lượn hùng vỹ, bao quanh là dòng nước trong vắt, ngồi trên thuyền mộc bạn sẽ được khám phá các hang động kỳ bí đến những cánh đồng lúa bên suối đẹp bình dị. Tất cả tạo nên một khung ảnh ảo mộng, đẹp như trong tranh cứ dần dần mở ra trước mắt. 

1 tháng 10 2021

nói về đăc sản món ăn truyền thống , danh lam thắng cảnh nổi tiếng , kể về truyền thuyết , nguồn gốc con ng việt 

25 tháng 12 2021

tham khảo

https://lazi.vn/edu/exercise/454073/neu-nhu-em-la-mot-huong-dan-vien-du-lich-hay-gioi-thieu-cho-khach-tham-quan-biet-ve-di-tich-lich-su-o-binh-dinh

2 tháng 1 2017

Giả sử được làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan động Phong Nha, khi giới thiệu về "Đệ nhất kì quan" này, em cần chú ý:

- Em sẽ chọn giới thiệu những gì? (đặc điểm khái quát của cả khu quần thể, cách thức, phương tiện sử dụng cho chuyến tham quan, ...)

- Em sẽ lựa chọn thứ tự giới thiệu ra sao? (giới thiệu tổng thể trước chuyến đi của khách du lịch để họ có điều kiện tự khám phá hoặc giới thiệu từng địa điểm nếu được đi theo cùng đoàn khách tham quan).

- Em sẽ chuẩn bị như thế nào về ngôn ngữ (cách xưng hô, các từ ngữ sử dụng khi thuyết minh,…).