K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2017

Tham khảo !

Việt Nam đất nước ta ơi, Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Lời thơ quả không sai, lịch sử Việt Nam đã chứng minh Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Đất nước ta khởi nghiệp là nghề trồng lúa mà lại, bên những bản làng xóm thôn, những triền sông, con suối những cánh đồng xanh thẳm trải dài tận chân trời như dấu hiệu cho du khách nhận ra đất nước chúng ta- một đất nước có nghề nông với sự gắn bó của con người cùng cây lúa nước. Lúa là cái tên có từ bao giờ trong lời ăn tiếng nói cũng như trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính từ việc ươm mầm những hạt thóc căng tròn vàng óng. Hạt thóc được người nông dân ngâm ủ lên mầm gieo xuống một lớp bùn dặc sếnh phát triển thành những cây mạ xanh non. Sau khi người nông dân cày bừa kĩ, đầy tháng được nhổ lên bó lại thành bó trông như những cô thiếu nữ thắt đáy lưng ong trong bộ đầm mầu xanh khuyến rũ. Rồi dưới bàn tay khéo léo nhẹ nhàng người mẹ, người bà, người chị thoăn thoắt cắm xuống bùn sâu mầu mỡ. Người nông dân ngày đêm chăm chút cho cây lúa lớn nhanh và khoẻ mạnh, không phụ lòng người chăm sóc cây lúa phát triển rất nhanh thành những ruộng lúa mênh mông, bát ngát, bờ nối bờ, thăm thẳm. Chẳng mấy chốc, ba, bốn tháng trôi qua từ cây mạ non đã trở thành cánh đồng lúa màu vàng như thảm lụa, báo hiệu mùa bội thu. Lúa phát triển theo ba giai đoạn chính: Giai đoạn mạ non, mảmh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo cũng như đe doạ của những côn trùng gây hại. Dưới bàn tay cần cù và tình thương yêu của người nông dân cây mạ cũng trải qua được mùa đông giá rét của vụ đông xuân. nắng ửng hồng, bà già mùa đông cũng mệt mỏi đi nghỉ nhường chỗ cho chị mùa xuân ấm ạp trở về. Chỉ chờ có thế cây mạ xanh non trở lại, cây mạ lại được những bà mẹ nhổ lên đem ra ruộng cấy . Họ thi nhau cấy lúa thẳng hàng với lời ca và cũng là lời nhắc nhở nhau cấy đúng kĩ thuật để cây lúa cho năng xuất cao “Ngửa tay cấy lúa thẳng hàng, vừa hàng sông, đông hàng con, tròn cây lúa, nó múa nó lên”. Lúa cứ thế mà lớn lên dưới bàn tay chăm sóc của người nông dân. Nó sinh sôi nảy nở thành những khóm lúa to chật đất, lúa rì rào trong gió như kể chuyện ngày xưa lang Liêu cấy lúa lấy hạt gạo làm bánh chưng bánh giầy trong ngày lễ tiên vương. Những lá lúa như lưới lề nhưng yểu điệu duyên dáng như hàng nghìn cánh tay đùa giớn với gió tạo thành những đợt sóng lúa nhấp nhô dưới nắng chiều vàng óng. Với câu ca của người nông dân khuyên nhủ nhau “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, họ đã chăm sóc cho cây lúa phát triển, không phụ lòng dân, cây lúa ba tháng mười ngày sau khi cấy đã trổ bông rồi làm mẩy chín vàng cho những hạt gạo trắng ngần nuôi sống con người. Cây lúa nước thích nghi với nhiều loại đất: đất cát pha, đất phèn, đất thịt, đất mỡ gà ...cũng giống người nông dân cây lúa cần cù chắt lọc tinh tuý từ đất mẹ mà lớn lên trỏ thành cây lương thực chủ lực của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.. Cây lúa ở Việt Nam được người nông dân canh tác hai vụ chính là lúa chiêm (từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5) và lúa mùa (từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10)âm lịch. Cây lúa cũng có rất nhiều loại, nhưng có hai loại khác biệt là: lúa tẻ, và lúa nếp. Lúa tẻ không thể thiếu được trong bữa cơm của con người Việt Nam từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ dân tộc kinh đến dân tộc tiểu số lúa vẫn là cây lương thực chính, gạo lấy từ cây lùa là thực đơn số 1 trong bữa cơm của người Việt Nam. Lúa lếp ngoài việc làm lương thực hạt gạo nếp to tròn thơm lừng người nông dân còn đem chế biến thành các lôại bánh như : Bánh cốm hay còn gọi là bánh hạnh phúc làm từ hạt thóc nếp không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của chủ rể trong ngày lễ đính hôn, bánh chưng bánh giầy trong ngày tết, thổi xôi trong mâm cỗ cúng gia tiên. Cứ như vậy cây lúa cùng với người nông dân gắn bó bao đời nay. Cuộc sống của người Việt Nam cũng như người châu á mãi mãi đồng hành với cây lúa. Năm tháng trôi qua nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thịnh hành nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển của đất nước chẳng những thế mà nó còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.
1 tháng 11 2017

Nói thật với bạn mình thấy bài này không hẳn là văn thuyết minh vì nó không miêu tả thân hình cây lúa thì làm sao mà hình dung được. Nhưng dù sao cũng cảm ơn.

* Nét đẹp văn hóa khi đến Huế : Ca Huế

Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi nên có thần thái của ca nhạc thính phòng, thể hiện theo hai dòng lớn điệu Bắc và diệu Nam, với trên sáu mươi tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc...". Ca Huế là sự hoà quyện, giao lưu giữa chất dân gian mộc mạc và chất bác học trau chuốt, đạt tới độ hoàn thiện, hoàn mĩ. Vì thế, thưởng thức ca Huế trên sông Hương và nhất là trong khung cảnh đêm trăng ngời sáng, trên sông nước Hương Giang bồng bềnh, cận kề ngay cạnh các nghệ sĩ nam thanh nữ tú là một thú vui tao nhã đầy sức quyến rũ. Nói khác đi, đây là một sinh hoạt văn hoá thanh cao, lịch sự, dễ gây được cảm tình và lòng yêu mến giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm. Hà Ánh Minh, người viết văn bản này, người được trực tiếp dự một đêm ca Huế trên sông Hương đã cảm nhận được vẻ đẹp như thế về con gái Huế, và chắc cũng đã nhiều phút xao xuyến, đắm say, yêu mến những bài ca, khúc nhạc, ánh trăng, mặt nước, con thuyên rồng, đất trời cùng tất cả con người xứ Huế. Còn chúng ta đọc bài bút kí này, dự một đêm ca Huế trên sông Hương, qua ngôn từ, hình ảnh, nhạc điệu, ý và tình của văn chương, cũng thấy lòng bồi hồi thích thú. Ca Huế vốn phong phú đa dạng. Cảnh và người xứ Huế mộng và thơ. Tác giả đã sử dụng ngòi bút miêu tả hài hoà với kể chuyện ; biểu ý hài hoà với biểu cảm, liệt kê được khá nhiều danh từ gọi tên các bài ca, các khúc nhạc, nhạc cụ ; hài hoà với nhiều tính từ, động từ đặc tả tính chất, động tác ; câu văn dài ngắn, khoan nhật, co duỗi, lên bổng, xuống trầm,... đã tái hiện được một bức tranh sinh động của đêm nghe ca Huế trên sông Hương. Nghệ thuật ấy, ý và tình ấy phần nào đã tương xứng với những nét đẹp văn hoá của xứ Huế..

Trong số các di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam, có lẽ di sản được chú ý nhiều nhất là cố đô Huế. Đây là một quần thể di tích lịch sử – văn hóa lớn của nước ta do triều Nguyễn xây dựng. Ngày nay, cố đô Huế là một địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn thu hút rất nhiều lượt du khách tới tham quan mỗi năm. Những công trình kiến trúc đồ sộ, các tòa thành, cung đình của vua chúa, những lễ hội, nét văn hóa cung đình còn lưu giữ nơi đây là một nét vô cùng đặc sắc, riêng biệt mà chỉ có ở Huế. Đó cũng là điều hấp dẫn riêng cho du lịch nơi đây.

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Cố đô Huế là thủ đô của nước Việt Nam thống nhất dưới triều nhà Nguyễn từ năm 1802, sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, mở đầu cho nhà Nguyễn, một vương triều phong kiến cuối cùng của nước ta. Đến năm 1945, khi vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến là vua Bảo Đại thoái vị, Huế từ đó cũng không còn là thủ đô của nước ta và kinh đô Huế xưa trở thành cố đô cũng từ đó.

Khi chọn Huế là kinh đô, vua Gia Long đã cho xây dựng Huế thành một kinh thành có tính phòng thủ cao. Ông cho xây dựng một loạt tường thành, cung điện, công sở, đồn lũy ở bờ bắc sông Hương như Kinh Thành cùng với các phòng, bộ nha viện trong kinh thành, các công trình phòng thủ quân sự dọc bờ nước sông Hương, sông Hộ Thành và cửa biển Thuận An. Các công trình này đều được xây dựng theo kiểu kiến trúc truyền thống, kết hợp nhiều kiểu kiến trúc khác nhau.

Tại cố đô Huế, không chỉ có các kiến trúc kiểu phương Đông truyền thống mà còn có các công trình kiến trúc được thiết kế và xây dựng theo kiểu phương tây, điều này đã làm nên sự đa phong cách cho kiến trúc nơi đây. Cố đô Huế đã trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử. Đã có thời kỳ phát triển hưng thịnh trở thành kinh đô bậc nhất nước ta từ trước đến giờ, cũng đã có lúc bị tàn phá một cách ghê gớm, rồi sau đó lại được xây dựng và phục hồi trở lại. Sức sống của cố đô này thật lâu bền và mãnh liệt.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cố đô Huế bị tàn phá một cách nặng nề, tử cấm thành gần như bị xóa sổ, các khu vực lăng tẩm đền miếu trong ngoài Kinh Thành bị hư hỏng nặng. Ngoài ra những tàn phá của tự nhiên cùng với việc bảo vệ và trùng tu khu di tích này không được tiến hành sát sao nên đã khiến cho cố đô Huế càng trở nên tàn tạ. Cho đến năm 1981, khi UNESCO ra lời kêu gọi cứu vãn Huế và phát động cuộc vận động quốc tế giúp đỡ thì cố đô Huế đã bắt đầu được tôn tạo cẩn thận và trở lại quỹ đạo ban đâu.

Cố đô Huế là một di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam, một địa điểm du lịch hấp dẫn và lôi cuốn. Nơi đây mang những giá trị vô cùng to lớn về văn hóa và du lịch. Hệ thống kiến trúc của kinh thành Huế biểu thị cho quyền uy của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, một chế độ phong kiến tập trung mọi quyền lực vào tay nhà vua. Hệ thống này gồm ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc.

3 tháng 10 2023

   Bãi biển Mỹ Khê lâu nay đã khá nổi tiếng với khách du lịch trong và ngoài nước. Không còn quá xa lạ khi nhắc đến tên bãi biển này. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều điều thú vị cần biết khi đến du lịch và tham quan cảnh đẹp này.

   Bãi biển Mỹ Khê là một địa danh ở thành phố Đà Nẵng - một thành phố du lịch ở miền Trung Việt Nam. Cụ thể, bãi biển Mỹ Khê nằm trên đường Võ Nguyên Giáp, thuộc phường Phước Mỹ, địa phận quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Biển Mỹ Khê là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Nẵng nhờ vẻ đẹp của nước biển xanh, bãi cát vàng cùng với thời tiết trong lành của đất xứ Đà đã làm nên cái tiếng ở nơi đây. 

   Đến với Đà Nẵng, không chỉ có Cầu Rồng, Bà Nà Hills, chùa Linh Ứng, mà bãi biển Mỹ Khê cũng chính là một địa điểm du lịch và vui chơi quan trọng. Được tờ tạp chí Forbes liệt kê vào danh sách 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh, bãi biển này đã thu hút được sự quan tâm của các đoàn khách du lịch Việt Nam và quốc tế khi lần đầu Việt Nam có được một bãi biển được công nhận vào danh sách thế giới. Từ những năm 2016 đến nay, bãi biển Mỹ Khê luôn là điểm đến nổi bật ở Đà Nẵng, chỉ đứng sau Bà Nà Hills và núi Ngũ Hành Sơn. Qua nhiều năm, bãi Mỹ Khê càng củng cố được vẻ đẹp và nâng tầm trong con mắt bạn bè quốc tế.

   Đến với Mỹ Khê, du khách không chỉ được trải nghiệm tắm biển. Nổi tiếng với bãi cát vàng, nước biển xanh, những người quản lí du lịch đã khai thác nơi đây để cung cấp thêm nhiều hoạt động vui chơi giải trí cho khách du lịch. Tính đến thời điểm hiện tại, khi tới Mỹ Khê, du khách có thể trải nghiệm lặn san hô, dù lượn, moto nước, cano kéo phao...Việc khai thác hợp lí đã giúp Đà Nẵng phát triển du lịch và được bình chọn là 1 trong những tỉnh có du lịch phát triển nhất Việt Nam. 

   Bãi biển Mỹ Khê là một bãi biển đẹp và nổi tiếng. Với vẻ đẹp hài hòa của thiên nhiên, biển cả và những hoạt động vui chơi đầy thú vị, đây chính là là điểm đến lý tưởng cho hành trình khám phá Đà Nẵng của khách du lịch trong và ngoài nước.

CHÚC EM HỌC TỐT NHAleuleu

Sau đây là gợi ý của mình. Tham khảo:

I. Mở bài:

- Giới thiệu chung về địa danh bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng.

- Cảm nghĩ khái quát về bãi biển Mỹ Khê: một bãi biển rất đẹp, thu hút nhiều du khách đến tham quan, du lịch.

II. Thân bài:

a. Giới thiệu tổng quát:

Vị trí địa lí: Cách trung tâm thành phố khoảng 2km, bãi biển Mỹ Khê thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, có chiều dài khoảng 900m, với bãi cát trắng mịn, sóng biển ôn hòa, nước ấm quanh năm, cùng hàng dừa thơ mộng, tuyệt đẹp bao quanh. Với độ mặn vào khoảng 60% và không bị ô nhiễm, nước được đánh giá có độ an toàn cao. 

b) Giới thiệu về lịch sử hình thành bãi biển Mỹ Khê:

Trước năm 1975, quân đội Mỹ đã chiếm đóng và thiết lập tại đây một số cơ sở dịch vụ để phục vụ nhu cầu giải trí, vui chơi của binh lính Mỹ. Sau năm 1975, nhiều cựu binh Mỹ đã quay lại nơi này cùng với gia đình, bè bạn và góp phần quảng bá hình ảnh bãi biển Đà Nẵng ra thế giới.

c) Giới thiệu về không gian, cảnh vật ở bãi biển Mỹ Khê:

- Khung cảnh xung quanh: những bãi cát trắng mịn nổi bật bên màu xanh ngăn ngắt của nước biển. Không gian thoáng đãng, nắng gió hiền hòa, trải dài trên một cung đường thơ mộng mang những tên đất, tên người gắn với lịch sử – văn hóa của đất nước: Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa. Để cảm nhận được vẻ đẹp của “bãi biển đẹp nhất hành tinh” này, khách có thể lưu trú tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng phía đông hoặc phía tây sông Hàn, bởi từ trung tâm thành phố chỉ đi dăm phút (qua các cây cầu đẹp như cầu Sông Hàn, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý…) là đã đến biển.

- Chi tiết: Sóng êm, mực nước không quá sâu tại đây lý tưởng cho các hoạt động thể thao trên biển như lặn, lướt ván, nhảy dù. Ngoài ra, trải dài trên bờ biển là những quán bar, khu nghỉ dưỡng, khách sạn hạng sang, đạt tiêu chuẩn quốc tế, thu hút du khách trong và ngoài nước. Nơi đây có những bờ cát trắng mịn màng thoai thoải, lấp lánh sắc màu mỗi khi có ánh nắng chiếu qua tạo nên sự thú vị và đẹp mắt cho người xem. Từng hàng dừa nghi ngút xanh tươi bao quanh như đang chở che, ôm ấp lấy bãi biển. Nó điểm tô thêm vào bức tranh tuyệt đẹp hoàn hảo với sự hòa hợp màu sắc của thiên nhiên, đất trời bãi biển Mỹ Khê Đà Nẵng. Những cây dừa như đang góp phần kết hợp vào cái bầu không khí trong lành, hơi mát của biển làm cho bất cứ ai cũng cảm thấy sảng khoái, phấn khởi, mát mẻ giữa cái thời tiết nắng nóng của buổi trưa hè.

d) Ý nghĩa về văn hóa, du lịch của bãi biển Mỹ Khê:

- Ý nghĩa đối với địa phương: Thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước, quảng bá hình ảnh du lịch phát triển ngành du lịch làm giàu cho địa phương.

- Ý nghĩa đối với đất nước: là niềm tự hào của đất nước.

III. Kết bài:

- Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của bãi biển Mỹ Khê.

- Nêu cảm nghĩ của bản thân về bãi biển Mỹ Khê ( mong muốn được ghé qua biển Mỹ Khê một lần )

28 tháng 3 2020



Sau một hành trình vất vả, tôi tin rằng quý vị sẽ được đền đáp bằng những điều bất ngờ và lí thú ngoài sức tưởng tượng khi tham quan động cổ Phong Nha, một hang động được mệnh danh là Đệ nhất kì quan.

Động Phong Nha nằm trong một quần thể hang động thuộc dãy núi đá vôi Kẻ Bàng ở miền tây tỉnh Quảng Bình. Chúng ta có thể dễ dàng đến Phong Nha bằng hai con đường: đường thủy và đường bộ. Đường thủy ngược dòng sông Gianh, đến đoạn sông Gianh gặp sông Son thì cứ theo sông Son mà vào. Đường bộ theo tỉnh lộ số 2 đến bến sông Son, dài chừng 20 cây số. Từ bến sông này đi thuyền máy độ ba mươi phút là tới Phong Nha. Đoàn tham quan của chúng ta vừa đi theo đường bộ.

Thưa quý khách!

Hiện giờ, chúng ta đang đứng trước cửa động. Phong Nha gồm hai bộ phận là Động khô và Động nước, Động khô ớ độ cao 200m. Theo các nhà địa lí học thì chỗ này thuở xưa vốn là một dòng sông ngầm chảy qua dãy núi đá vôi, nay đã kiệt nước. Nước biển cùng với gió và thời tiết trải nhiều triệu năm đã xói mòn lòng núi thành hang động. Trong hang là những vòm đá trắng nổi vân như mây và vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.



[​IMG]

Trước mắt chúng ta là động chính của Phong Nha gồm mười bốn buồng, tức mười bốn hang nối với nhau bằng một hành lang đá dài hơn một ngàn năm trăm mét. Độ cao của hang từ ngoài vào trong khá chênh lệch. Ở những buồng ngoài, vòm hang chỉ cách mặt nước chừng 10 mét nhưng từ buồng thứ tư trở đi thì vòm hang cao tới 25 – 40 mét. Càng vào sâu, hang càng lớn. Chỉ mới có một vài đoàn thám hiểm với đầy đủ trang thiết bị hiện đại đặt chân tới đó.Hấp dẫn du khách nhất vẫn là Động nước. Trái với Động khô, Động nước hiện thời vẫn đang có một con sông dài chảy suốt ngày đêm. Sông khá sâu và nước rất trong.


Thú vị tuyệt vời là lúc thuyền nhẹ lướt trên sông, đưa du khách thưởng ngoạn khung cảnh hữu tình non xanh nước biếc ngay trong lòng động. Gió từ biển Đông thổi vào hòa quyện với hơi lạnh từ các dãy núi đá thoang thoảng mùi hương của hoa phong lan và các loại hoa rừng đang nở rộ khiến không khí trong lành, dễ chịu vô cùng!

Vì trong hang khá tối nên xin quý vị nào có đèn pin hãy bật lên để chúng ta có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp kì lạ có một không hai của động Phong Nha.
Du khách sẽ bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp huyền ảo, đa dạng của động. Vách động cao và thẳng đứng được bao bọc bởi những nhũ đá. Dưới ánh sáng lung linh của đèn đuốc, các khối thạch nhũ hiện lên đủ mọi hình khối và màu sắc lộng lẫy. Có khối hình con gà, con cóc, có khối xếp thành hình đốt trúc dựng đứng trên mặt nước… Lại có khối hình mâm xôi, hình cái khánh hoặc hình các tiên ông đang ngồi đánh cờ, tiên nữ đang múa hát… Bàn tay tài hoa của Tạo hóa đã khéo tạo cho các khối thạch nhũ không chỉ đẹp về đường nét mà còn huyền ảo về sắc màu, một sắc màu lóng lánh như kim cương không bút nào tả xiết… Cửa động nhỏ hẹp được giấu kín trong lòng núi nhưng càng vào sâu, động càng mở rộng khiến cho người xem đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Dọc theo sông có nhiều bãi cát, bãi đá để cho du khách tạm dừng chân. Những con thuyền nhỏ soi mình trên mặt nước trong xanh giống như những dấu lặng trên khung nhạc, làm cho bản tình ca của thiên nhiên ngân lên những cung bậc trữ tình bâng khuâng, xao xuyến.

Chúng ta hãy men theo các ngõ ngách trong hang để thăm thú đó đây, chụp ảnh kỉ niệm hoặc thắp hương trên những bàn thờ của người Chăm, người Việt dựng nên từ thuở xưa. Bàn tay điêu khắc kì diệu của thiên nhiên đã làm cho cảnh đẹp Phong Nha phong phú và đa dạng. Khung cảnh ở đây vừa hoang sơ, bí hiểm lại vừa thanh thoát và thơ mộng. Quý vị sẽ thấy trước mắt không phải là khung cảnh thường thấy ở ngoài đời mà là cảnh thần tiên chỉ có trong thế giới thần thoại hay cổ tích.

Thưa quý khách!

Phong Nha chỉ mới đưa vào khai thác hai động là Động nước và Động khô trong quần thể 300 hang động, vậy mà danh thắng này đã cuốn hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Nếu khu động Phong Nha bí hiểm làm kính ngạc người xem và là đề tài nghiên cứu lâu dài của các nhà khảo cổ, địa chất học thì khu rừng nguyên sinh rộng 40.000 héc ta với hàng ngàn loài động, thực vật trên rừng, dưới biển là một thế giới bí mật cất giữ bao điều thú vị, hấp dẫn của thiên nhiên mà con người chưa biết đến.

Đây chỉ là mội phần của khu vườn quốc gia rộng gần 100.000 hécta nằm giữa hoang mạc đá vôi hình thành cách đây hơn 300 triệu năm, chạy dài từ đất Việt qua tận đất Lào, được coi là lớn nhất thế giới.

Trong tương lai, khi phạm vi du lịch được mở rộng thì quy mô khu du lịch Phong Nha sẽ chẳng kém gì vịnh Hạ Long, nơi đã được đánh giá là kì quan thiên nhiên của thế giới.

Theo kết quả khảo sát của các nhà thám hiểm hang động Hội Địa lí hoàng gia Anh thì hang Vòm còn kì vĩ hơn động Phong Nha và chiều sâu hang này dài tới 28 km ! Nếu du khách ngồi thuyền ngược sông Chày lên phía tây, dọc hai bên bờ sông là những hang động trổ cửa ra bờ sông mà ngắm cảnh trí ngoài hang thì thật quyến rũ chẳng kém Phong Nha. Với màu nước sông xanh đến mê hồn, hai bên vách đá dựng đứng sừng sững cao hàng trăm mét sẽ tạo cho khách cái cảm giác mạo hiểm không thể nào quên.

Ngược sông Chày; du khách sẽ gặp một vùng nước lạ sau thác Trộ Mợng, nơi dòng sông gặp núi đá vôi lặn xuống thành sông ngầm, rồi lại hiện lên sau núi đá. Tại vùng nước này, nhân dân địa phương đã phát hiện ra một loài cá chép lạ đặt tên là Quảng Bình.

Trên những vách đá dựng đứng cheo leo là những bầy voọc chuyền thoăn thoắt qua các ngọn cây. Từ động Phong Nha băng qua vách núi dựng đứng ấy (nếu đi tour mạo hiểm) hoặc chạy xe trên đường 20, du khách sẽ gặp một thung lũng rộng hàng trăm hecta, có tên Sinh Tồn. Đó là một đồng cỏ bằng phẳng giữa bốn bề núi dựng mà vây quanh nó là những cánh rừng nguyên sinh với những thân cổ thụ vút thẳng, dưới tán rừng là thảm lá khô dày, hoàn toàn không có cây bụi hay dây leo.

Theo kế hoạch phát triển, nhà nước sẽ đầu tư cho khu du lịch sinh thái tại đây với tổng kinh phí lên đến hàng trăm tỉ đồng. Một trung tâm cứu hộ động vật hoang dã sẽ được xây dựng và những loài chim thú quý hiếm sau khi được cứu sẽ thả trở lại rừng. Du khách có thể quan sát chúng từ những chòi cao. Các công trình như khách sạn, sân golf… đều được tập trung xây dựng ở vùng đệm của vườn quốc gia.

Phong Nha – Kẻ Bàng có một hệ động thực vật phong phú vào bậc nhất trong các vườn quốc gia tại Việt Nam (26/67 loài thú ở đây được ghi vào sách đỏ). Ngoài ra, Phong Nha – Kẻ Bàng còn có những địa danh gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mĩ như bến phà Xuân Sơn, sân bay Khe Cát, hang “Tám Cô”… cùng những cổ tự Chăm bí ẩn trong lòng các hang động hay huyền thoại về kho báu của vua Hàm Nghi thời cần Vương chống thực dân Pháp.
Khu du lịch Phong Nha hiện nay đã có hệ thống dịch vụ khá chu đáo như khách sạn, cửa hàng bán đồ lưu niệm, phòng hướng dẫn… Sau một ngày thăm thú hang động, du khách sẽ về Đồng Hới nghỉ đêm.

Nếu tour du lịch dài ngày thì sẽ kết hợp du lịch hang động, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm và tìm hiểu văn hóa của các dân tộc thiểu số… Phong cảnh sơn thủy hữu tình sẽ níu chân du khách trong những đêm ở vùng sơn cước này.

Du khách sẽ nghỉ đêm trên những con thuyền của ngành du lịch, đủ chỗ chọ khoảng dăm bảy chục người. Thuyền thả trôi theo sông Son để du khách được nghe những làn điệu dân ca rẻo cao hay xem các nghệ nhân làng tuồng Khương Hà biểu diễn. Trên thuyền có đủ rượu cần với cá sồng Son là những món ăn sẽ làm du khách nhớ mãi. Du khách vừa uống rượu, vừa ngắm trăng thượng huyền đổ bóng trên sông Son và nghe bài Sơn nữ ca chơi vơi trên khói sóng: Một đêm trong rừng vắng, ánh trăng chênh chếch đầu ghềnh thấp thoáng…

Sau khi tham quan Phong Nha, nhà thám hiểm Hao-ớt Lim-be, trưởng đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh đã phát biểu : “Với kinh nghiệm của mười sáu năm thám hiểm hang động ở Tổ chức nghiên cứu hang động mạnh nhất của Hoàng gia Anh, tôi khẳng định Phong Nha là hang động dài nhất và đẹp nhất thế giới”. Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm nói trên thì động Phong Nha có bảy cái nhất: hang động dài nhất; cửa hang rộng nhất; bãi cát, bãi đá rộng và đẹp nhất; có những hồ ngầm đẹp nhất; thạch nhũ tráng lệ và ki ảo nhất; sông ngầm dài nhất.
Kính thưa các quý vị du khách!

Chúng ta đã được nhìn thấy tận mắt vẻ đẹp kì thú của động Phong Nha. Động Phong Nha chỉ là một trong muôn ngàn danh lam thắng cảnh của đất nước Việt Nam. Tôi tin rằng những chuyến du lịch bổ ích như thế này sẽ phần nào giúp cho quý vị hiểu thêm về cội nguồn lòng yêu nước thiết tha, mãnh liệt của dân tộc Việt Nam.

Chúng tôi vô cùng tự hào về giang sơn gấm vóc của mình và mong ước rằng cả nhân loại sẽ sống vui vẻ, hoà bình trong môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp mà Tạo hóa đã hào phóng ban tặng cho loài người.
Xin cảm ơn quý vị du khách đã lắng nghe!

22 tháng 9 2020

MK CẦ GÁP GIÚP MK NHA

22 tháng 9 2020

Từ lâu cây lúa đã xuất hiện và trở thành lương thực chính trong đời sống của người Việt. Để có được cây lúa, những người nông dân đã vất vả lao động từng ngày: từ gieo mạ, cấy mạ rồi chăm sóc, vun xới cho cây.  Khi lúa chín trĩu bông, người ta gặt về, đem tuốt lúa. Khi lúa chín ngả sang màu vàng. Rễ của cây lúa không dài lắm, thường mọc với nhau thành chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng đồng thời hút dưỡng chất nuôi thân cây. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành nhiều chùm dài. Điều đặc biệt của cây lúa mà ít ai để ý đến. Hoa lúa cũng chính là quả lúa đồng thời trở thành hạt lúa sau này. Hoa lúa không có cánh hoa, chỉ có những vảy nhỏ bao bọc lấy nhuỵ ở bên trong. Lúc hoa lúa nở, đầu nhuỵ thò ra ngoài, có một chùm lông để quét hạt phấn. Hoa lúa tự thụ phấn rồi biến thành quả. Chất tinh bột trong quả khô đặc lại dần và biến thành hạt lúa chín vàng.​Cây lúa Việt Nam, phổ biến nhất chính là loài lúa nước, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, cách đây khoảng 10000 năm nó đã được con người nơi đây thuần chủng và đem vào canh tác, trở thành nguồn lương thực chính cho nhiều quốc gia trên thế giới. Như vậy có thể nói Việt Nam chính là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước, đưa khu vực Đông Nam Á trở thành trung tâm nông nghiệp đầu tiên của thế giới loài người với sự phát triển mạnh mẽ của cây lúa tạo ra nguồn lương thực dồi dào. Về ý nghĩa của cây lúa, chủ yếu là xuất phát từ sự gắn bó lâu đời của nó với đời sống nhân dân, trở thành biểu tượng của nông thôn Việt Nam, nhắc đến cây lúa nước người ta thường liên tưởng đến hình ảnh người nông dân với những đức tính tốt đẹp cần cù, chịu khó trong lao động, không quản ngại mưa gió, đồng thời nó cũng đại diện cho sự ấm no, cơm gạo đủ đầy.Khắp các làng quê Việt nam, đi đâu ta cũng thấy cánh đồng thẳng cánh với những cây lúa xanh rì trĩu bông. Người nông dân thường trồng lúa thẳng hàng, thành từng cụm để thuận tiện chăm sóc, tưới tiêu vừa tạo vẻ đẹp bình dị, nên thơ cho cánh đồng lúa và khi những làn gió khẽ lướt qua làm những cây lúa rung rinh, chuyển động, xô nhau theo làn gió tạo nên những làn sóng nhỏ đuổi nhau. Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng.Khung cảnh ấy đẹp bình dị và thơ mộng biết bao, nó khiến tâm hồn ta trở nên trong trẻo và thuần khiết hơn.Cây lúa đã mãi ăn sâu vào tiềm thức và cuộc sống con người Việt Nam với những giá trị to lớn cả về vật chất lẫn tinh thần một cách sâu sắc. Giờ đây mỗi khi về thăm quê, tôi vẫn thường chú ý đến những cánh đồng lúa bát ngát, gió đưa thoang thoảng hương lúa, dù là 10 năm trước đây hay 10 năm sau nữa, có lẽ cái tôi ấn tượng và nhớ nhiều về quê hương nhất vẫn hình ảnh cây lúa, hình ảnh những người nông dân cặm cụi mùa gieo mạ, mùa gặt lúa, hình ảnh những con đường chất đầy rơm rạ, thóc lúa vương vãi. Cây lúa bao đời là bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam, không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần. 

27 tháng 8 2019

1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn vào yêu cầu của đề.

2. Thân bài:

a. Giải thích nhận định:

- Con mắt trông thấu sáu cõi: có tầm nhìn, là người có cái nhìn thấu thị. Không chỉ trông thấu bản chất sự đời mà còn hiểu được lòng người.

- Tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời: Từ hiểu được lòng người mà thương cảm, đồng cảm, trân trọng ngợi ca,...

- Cả câu: Nguyễn Du là người am hiểu sự đời, lòng người, có trái tim lớn, khối óc lớn. Nhưng tư tưởng vượt tầm thời đại của ông được gửi gắm và phản ánh trong hầu hết các sáng tác văn học, nổi bật là Truyện Kiều.

b. Chứng minh

* Phản ánh con mắt trông thấu sáu cõi: Phản ánh hiện thực xã hội: xã hội bất công, xã hội đồng tiền, xã hội đẩy con người vào tình trạng khốn cùng.

- Kiều buộc pải bán mình vì gia đình nàng bị thằng bán tơ vu oan.

- Bán mình làm vợ lẽ nào ngờ rơi vào tay bọn buôn thịt bán người, lại bị đẩy vào lầu xanh.

- Bị đẩy vào lầu xanh, chuẩn bị tự tử thì bị Tú Bà đem giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, chuẩn bị thực hiện âm mưu mới hãm hại Kiều.

* Phản ánh tấm lòng của nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn:

- Đồng cảm xót thương.

+ Kiều đau đớn tủi hổ, bẽ bàng, tù túng nơi lầu Ngưng Bích

+ Kiều nhớ người yêu.

+ Kiều nhớ và lo cho cha mẹ.

+ Kiều lo lắng cho chính mình.

- Trân trọng ngợi ca.

+ Kiều làm tròn chữ hiếu, bản thân bán mình không biết rồi đây sẽ lưu lạc ở đâu nhưng vẫn trông về quê hương, nhớ mẹ cha, áy náy vì chưa làm tròn ân nghĩa với chàng Kim.

+ Người con gái có nhân cách thanh cao, ý thức được thân phận và tình cảnh của mình để biết tủi hổ bẽ bàng. (Nếu là người phẩm chất không đoan chính, có thể nàng đã sẵn sàng hòa vào và nhập vào cuộc đời xô bồ ấy để được sống nhẹ nhàng, chứ không phải là tự tử, ân hận, áy náy, nhớ nhung)

- Lên án phê phán tố cáo.

+ Xã hội đồng tiền.

+ Xã hội bất nhân, táng tận lương tâm.

(Khi phân tích nội dung kết hợp với phân tích nghệ thuật)

c. Đánh giá:

- Khẳng định lại giá trị của đoạn trích.

- Khẳng định tính đúng đắn của nhận định

3. Kết bài:

- Nêu suy nghĩ của bản thân.

- Liên hệ, mở rộng.

13 tháng 11 2019

cảm ơn cô rất nhiều,mặc dù em không phải người hỏi nhưng em đang ôn học sinh giỏi,cần phải phân tích bài này,nhờ vào dàn ý của cô em có thể làm tốt bài văn của mình hơn ạ!

24 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Có một số nhân tố sau đây làm nên thiên tài Nguyễn Du:
1 Tư chất thông minh: ND ngay từ nhỏ đã rất thông minh, đõ tam trường thi hương 1783.
2 Gia đình: gia đình ND vốn giàu truyền thống văn hoc, cha là Nguyễn Nghiễm đõ tiến sĩ và làm đến chức tể tướng thời Lê.
3 Biến động xã hội: chế độ phong kiến VN khủng hoảng trầm trọng, giai cấp thống trị thối nát, khởi nghĩa nổ ra khắp nơi. Đặc biệt là cuộc khởi ngiã Tây Sơn. Vốn trung thành với nhà Lê nên ông từng chống lại TS, nhưng thất bại, trốn vào Nam theo Nguyễn ÁNh, việc bị lộ, ông bị bắt giam, ít lâu được tha. Ông lưu lạc nhiều năm (1786 - 1796), rồi về ở ẩn (1796 - 1802), nếm đủ mùi gian khổ. Trong thời gian này ông rất thông cảm với nhiều nỗi đau thương khổ cực của nhân dân. N.Anh vời ông ra là quan, được cử đi sứ TQuốc 2 lần
4 Trái tim nhân đạo: trong dịp đi sứ ông đã cảm nhận được ở đâu người dân cũng đều bị áp bức bất công, điều đó làm ông vô cùng xót xa (sở kiến hành, độc tiểu thanh kí,..). chính một con người từng trải nhưng phải có trái tim giàu lòng thương yêu mới có thể để lại cho hâu thế nhiều kiết tác , trong đó, có TKiều. TK là một sáng tạo độc đáo của ND, là đỉnh cao của thơ lục bát dân tộc, là tiếng kêu xé lòng cho cuộc đời và số phận chủa người phụ nữ trong xã hội xưa.
5 Ham học hỏi: ông rất chịu khó học tập trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, trong lao đông rồi tinh lọc tất cả để đưa vào trong tác phẩm của mình. khiến cho câu từ trong các tác phẩm của ông (nhất là truyện Kiều) khó lòng ai thây thế được bằng câu chữ khác mà hay bằng ông.

25 tháng 10 2021

Trong đoạn trích "Chị Em Thúy Kiều" của Nguyễn Du, Kiều hiện lên là một người con gái tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của Kiều được tác giả sử dụng những hình tượng nghệ thuật ước lệ "thu thủy", "xuân sơn", "hoa", "liễu" để miêu tả mộ tuyệt thế giai nhân. Vẻ đẹp ấy được đặc tả qua đôi mắt, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người. Hình ảnh ước lệ "làn thu thủy" là làn nước mùa thu gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh và linh hoạt. Còn "nét xuân sơn" có nghĩa là nét núi mùa xuân, tôn lên đôi lông mày thanh tú trên khuôn mặt trẻ trung. Vẻ đẹp của Kiều không chỉ dừng lại ở đó, câu thơ "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" cũng là hình ảnh làm nổi bật vẻ đẹp mĩ lệ của Kiều, vẻ đẹp hoàn mĩ và sắc sảo ấy có sức quyến rũ lạ lùng, khiến cho thiên nhiên không thể dễ dàng chịu thua, chịu nhường mà phải nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị. Đồng thời, qua chi tiết này, Nguyễn Du cũng ngầm báo hiệu số phận của Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Không chỉ mang một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Cái tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cả cầm, kì, thi họa. Đặc biệt nhất, tài đàn của nàng đã trở thành sở trường, năng khiếu vượt lên trên mọi người. Ở đây, tác giả đã đặc tả cái tài của Kiều để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn "bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác nghe thật da diết, buồn thương, nói lên tiếng lòng của một trái tim đa sầu đa cảm. Như vậy, chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du đã không chỉ miêu tả được vẻ đẹp hoàn mĩ và cái tài của Kiều mà còn dự báo trước được tương lai của nhân vật.

Nếu Xuân Diệu - nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới của nền văn học Việt Nam hiện đại lấy con người làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của thiên nhiên thì đại thi hào Nguyễn Du lại lấy thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp của con người. Sự khác biệt này được ông thể hiện tài hoa qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều". Đây là một trong những đoạn trích tiêu biểu nhất của tác phẩm bất hủ mang tên "Truyện...
Đọc tiếp

Nếu Xuân Diệu - nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới của nền văn học Việt Nam hiện đại lấy con người làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của thiên nhiên thì đại thi hào Nguyễn Du lại lấy thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp của con người. Sự khác biệt này được ông thể hiện tài hoa qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều". Đây là một trong những đoạn trích tiêu biểu nhất của tác phẩm bất hủ mang tên "Truyện Kiều". Tác phẩm này đã làm nên tên tuổi Nguyễn Du và lưu danh ông đến hàng thế kỉ sau.

Mở đầu đoạn trích, tác giả đã giới thiệu một cách trực tiếp về thân thế, và thứ bậc trong gia đình của chị em Thúy Kiều:

"Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười".

Họ là con gái đầu lòng của Vương viên ngoại - một gia đình xếp vào hạng "thường thường bậc trung" của triều nhà Minh ở Trung Quốc. Thúy Kiều là chị cả, tiếp đến là cô em gái Thúy Vân. Cả hai nàng đều là những người con gái đẹp. Vẻ đẹp ấy được so sánh ngang bằng với vẻ đẹp của công chúa Hằng Nga trên cung trăng. Dáng vóc của hai nàng thanh tú như cành mai, tinh thần, tâm hồn trong trắng như tuyết. Tuy rằng mỗi người có những nét đẹp khác nhau nhưng đó đều là vẻ đẹp toàn diện "mười phân vẹn mười". Thử hỏi trong nhân gian có mấy ai đẹp một cách hoàn hảo đến như thế?

Theo trình tự thông thường, đáng lẽ ra Nguyễn Du phải miêu tả lần lượt vẻ đẹp của người chị rồi mới miêu tả vẻ đẹp của người em nhưng ở đây ông đã làm điều ngược lại. Phải chăng đây là một dụng ý của tác giả? Thúy Vân được Nguyễn Du dành trọn bốn câu thơ để khắc họa vẻ đẹp "trang trọng" của người con gái:

"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da".

Thúy Vân đẹp một cách "trang trọng", "đoan trang" khác với người phụ nữ bình thường. Khuôn mặt nàng tròn, đầy đặn như ánh trăng đêm rằm mỗi tháng. Nổi bật trên gương mặt thanh tú ấy là đôi lông mày cong, nở nang. Vẻ đẹp của Thuý Vân khiến hoa, ngọc cũng mỉm cười để nhường chỗ cho nàng. Đến cả mây cũng thua nàng về sự óng ả, mềm mượt của mái tóc, tuyết cũng thua nàng về độ trắng của màu da. "Trăng", "hoa", "ngọc", mây", "tuyết" được coi là chuẩn mực của cái đẹp trong quan niệm xưa. Nguyễn Du dùng những thứ ấy để miêu tả vẻ đẹp của nàng Vân đã giúp chúng ta nhận thấy rõ Thuý Vân đẹp một cách cao sang, quyền quý. Dân gian ta thường hay ví trắng như tuyết, dường như tuyết là trắng nhất. Vậy mà màu da của Thúy Vân khiến tuyết cũng phải nhường. Có vẻ như thiên nhiên đều cúi đầu, nép mình trước vẻ đẹp kiêu sa, đứng đắn của nàng. Hai động từ "thua", "nhường" đã thể hiện rất rõ điều ấy. Con người thường hay tin vào số phận, đã có nhiều người đọc đến những câu thơ này cho rằng Thúy Vân sẽ có một cuộc đời êm ấm, ít sóng gió hơn người chị gái của mình bởi vẻ đẹp làm thiên nhiên thán phục.

Khác với vẻ đẹp quý phái của Thúy Vân, Kiều đẹp một vẻ "sắc sảo mặn mà":

"Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh".

"Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười" nhưng "so bề tài sắc" thì Thúy Kiều lại có phần đẹp hơn, tài năng hơn cô em gái. Tác giả chỉ khắc họa vài nét tiêu biểu trên gương mặt Thúy Kiều nhưng cũng đủ để bạn đọc thấy được vẻ đẹp cuốn hút của nàng. Điểm cuốn hút nhất khi chúng ta nhìn vào ngoại hình của người con gái đó là đôi mắt. Kiều sở hữu một đôi mắt trong như làn nước mùa thu và đôi lông mày thanh như dáng núi mùa xuân. Đôi lông mày của nàng được Thanh Tâm Tài Nhân miêu tả: "Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào". Chính vẻ đẹp riêng biệt ấy đã khiến cho hoa, liễu nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị. Tạo hóa đánh ghen với vẻ đẹp của Thúy Kiều. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa cùng các động từ "ghen", "hờn" đã thể hiện thái độ không vừa lòng của tạo hóa. Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Kiều bằng ngôn từ giàu hình ảnh và giàu sức gợi, đồng thời ông cũng dự báo trước về số phận bạc bẽo của nàng. Thủ pháp đòn bẩy miêu tả Thúy Vân trước rồi mới đến Thúy Kiều có tác dụng làm nổi bật lên bức chân dung của nàng Kiều. Đối với Thúy Vân, tác giả chỉ khắc họa nàng ở vẻ đẹp ngoại hình nhưng đối với Thúy Kiều, ông đã khắc họa nàng cả ở vẻ đẹp của ngoại hình lẫn tài năng thiên phú:

"Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân".

Cái đẹp của nàng làm cho người khác say mê mà đánh mất cả thành cả nước. Nguyễn Du đã khẳng định trong nhân gian duy nhất chỉ Thúy Kiều mới có được vẻ đẹp như vậy. Còn về tài năng thiên phú thì may mắn có người ngang sức với Thúy Kiều. Sự thông minh của nàng được trời phú nên nàng thông thạo cả cầm, kì, thi, họa. Thúy Kiều thuộc lòng các cung bậc: Cung, thương, giốc, chủy, vũ trong ngũ âm. Tài năng nổi bật nhất và cũng là tài năng không ai sánh kịp được nàng là tài đàn Hồ cầm. Nàng đã sáng tác một bản nhạc cho riêng mình có tên "Bạc mệnh". Bản nhạc đó cất lên khiến bất cứ ai nghe cũng thương xót, não lòng.

Nguyễn Du đã dành bốn câu thơ cuối đoạn trích để thể hiện tính cách kiêu sa, cao quý của hai chị em:

"Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai".

Theo tục lệ của Trung Quốc, những thiếu nữ đến tuổi 15 bắt đầu cài trâm nghĩa là họ đã đến tuổi lấy chồng. Mặc dù như vậy nhưng hai chị em vẫn "Êm đềm trướng rủ màn che" và mặc cho những chàng trai tới ngỏ ý. "Mặc ai" không hoàn toàn là vô cảm mà đó là cách từ chối đài các, kiêu sa của Thúy Kiều và Thúy Vân. Dù đã đến tuổi "cập kê" nhưng họ không tơ tưởng đến đấng phu quân của đời mình.

Ở đoạn trích này, thể thơ lục bát nhịp nhàng kết hợp với bút pháp ước lệ tượng trưng đã giúp Nguyễn Du khắc họa được chân dung của hai tuyệt thế giai nhân với những vẻ đẹp riêng biệt. Có thể nói nhà thơ thật tài tình trong việc miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Kiều. Đồng thời ông cũng thể hiện bức tranh số phận với những gam màu khác nhau của họ.

0