K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2017

- Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh:

+ Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống

+ Phần lớn: dị dưỡng

+ Di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm

+ Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi

- Động vật nguyên sinh được chia làm 2 nhóm chính:

+ Nhóm sống kí sinh

+ Nhóm sống tự do

- Đặc điểm cơ bản:

+ Nhóm sống kí sinh có: cơ quan di chuyển và tiêu hóa tiêu giảm

+ Nhóm sống tự do: có cơ quan di chuyển và tiêu hóa phát triển hơn

+ Các đặc điểm còn lại giống với phần đặc điểm chung

Câu 1:Quần thể sinh vật là gì?Lấy 2 ví dụ về quần thể sinh vật trong tự nhiênCâu 2:Nêu các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật?Các cá thể trong quần thể được chia thành mấy nhóm tuổi,đặc điểm của từng nhóm tuổiCâu 3:Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau:Mức độ ngập nước,kiến,nhiệt độ không khí ánh sáng,độ ẩm,cây,gỗ mục,thảm lá...
Đọc tiếp

Câu 1:Quần thể sinh vật là gì?Lấy 2 ví dụ về quần thể sinh vật trong tự nhiên
Câu 2:Nêu các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật?Các cá thể trong quần thể được chia thành mấy nhóm tuổi,đặc điểm của từng nhóm tuổi
Câu 3:Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau:Mức độ ngập nước,kiến,nhiệt độ không khí ánh sáng,độ ẩm,cây,gỗ mục,thảm lá khô,mèo hoang,lượng mưa ,thức ăn,.....
    Em hãy sắp xếp các nhân tố đó vào các nhóm sinh thái vô sinh và hữu sinh sao cho phù hợp
Câu 4:Thế nào là tai nạn?Lấy ví dụ trong thực tiễn mà em gặp phải và chỉ rõ đâu là tai nạn,đâu là thương tích
Câu 5:Thế nào là thương tích?Lấy ví dụ trong thực tiễn mà em gặp phải và chỉ rõ đâu là tai nạn,đâu là thương tích

0
22 tháng 5 2021

câu 2  ( em ko biết có đúng hông nữa )

+ Chống thoát hơi nước: giảm lỗ chân lông, hoá sừng, phân khô, nước tiểu ít

+ Chứa nước: tích luỹ dưới dạng mỡ (bướu ở lạc đà), ốc miệng có nắp chứa nước.

+ Lấy nước: chủ động tìm nguồn nước, sử dụng các loại nước (lạc đà sử dụng cả nước mặn), uống nước nhiều. Một số ĐV có thể tạo nước trong có thể nhờ quá trình phân giải mỡ.

+ Trốn hạn : khi thời tiết khô thì di trú đến nơi có độ ẩm cao và ổn định, di cư trốn hạn (nhiều loài côn trùng), hoạt động về đêm…

 

 

22 tháng 5 2021

câu 1 

dựa vào nhu cầu chống mất nước , người ta chia động vật thành 2 loại 

1)đặc điểm động vật trên cạn : sống trên cạn ( mặt đất ) VD : chó , mèo,...

2) đặc điểm động vật dưới nước : sống ở dưới nước ( cá mập , cá heo ,... có 1 số loài động vật đặc biệt như : cá sấu có thể sống trên cạn và nước )

 

10 tháng 4 2022

í 2 TK - Động vật cung cấp nguyên liệu phục vụ cho đời sống con người: làm thức ăn, làm trang phục, làm đồ trang trí,… - Động vật được dùng làm công cụ thí nghiệm: dung cho nghiên cứu khoa học thử thuốc. - Động vật hỗ trợ con người trong lao động, giải trí, thể thao, bảo vệ an ninh.

13 tháng 9 2016

Câu 1 : 

- Kích thước hiển vi và cơ thể chỉ có 1 tế bào.
- Cơ quan di chuyển phát triển.

Câu 2 : 

- Kích thước hiển vi và cơ thể chỉ có 1 tế bào.
- Cơ quan di chuyển tiêu giảm hay kém phát triển.
- Dinh dưỡng kiểu động vật (dị dưỡng).
- Sinh sản vô tính với tốc độ rất nhanh (phân đôi và phân nhiều).
Câu 3 : 

- Có kích thước hiển vi.
- Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống.
- Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.

- Hầu hết sinh sản vô tính.

 

13 tháng 9 2016

1.

Cơ quan di chuyển phát triển, kiểu dinh dưỡng động vật và là một mắc xích thức ăn.

2

Cơ quan di chuyển phát triển, kiểu dinh dưỡng động vật và là một mắc xích thức ăn.
3.

Cấu tạo cơ thể là một tế bào nhưng về chức năng là một cơ thể độc lập. Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.

4.

ĐVNS là thức ăn của các giáp xác nhỏ, giáp xác nhỏ là thức ăn của cá. ĐVNS ăn các vi khuẩn, vụn hữu cơ trong nước nên làm sạch nước

8 tháng 1 2022

21.5.

- Rêu: rêu.

- Quyết: dương xỉ, rau bợ.

- Hạt trần: kim giao, thông.

- Hạt kín: khoai tây, ớt.

21.6. Thực vật được chia thành bốn nhóm:

- Rêu: không có mạch dẫn.

- Dương xỉ: có mạch dẫn, không có hạt.

- Hạt trần: có mạch dẫn, có hạt, không có hoa.

- Hạt kín: có mạch dẫn, có hạt, có hoa.

21.7.

- Làm lương thực, thực phẩm: lúa, ngô, bắp cải,...

- Làm thuốc, gia vị: quế, hồi, ngải cứu,...

- Làm đồ dùng, giấy: bạch đàn, tre,...

- Làm cây cảnh và trang trí: vạn tuế, các loại cây hoa,...

- Cho bóng mát và điều hòa không khí: các cây gỗ lớn,...

8 tháng 1 2022

Tham khảo nhé bn! 

Nhóm thực vật không có mạch

* Tảo

- Cơ thể gồm một hoặc nhiểu tế bào, chưa phân hóa thành các mô.

- Có màu sắc khác nhau nhưng luôn tồn tại diệp lục.

- Cơ quan sinh sản: 

+ sinh sản sinh dưỡng thì là dùng thân để phân chia.

+ Sinh sản hữu tính thì dùng tế bào tạo nên hợp tử (tảo nước ngọt) hay kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu (tảo nước mặn)

* Rêu

- Lá nhỏ, mỏng, chưa có mạch dẫn.

- Thân ngắn, không phân nhánh, chưa có mạch dẫn.

- Rễ giả, chưa có rễ chính thức có chức năng hút nước.

- Không có hoa.

- Cơ quan sinh sản: túi bào tử.

1 tháng 3 2022

Nhóm thực vật đã có mạch : 

- Cơ quan sinh dưỡng : Đã có rễ, thân, lá thật, riêng hạt trần vs hạt kín đa dạng, đã có mạch dẫn

- Cơ quan sinh sản : Nhóm Quyết thik chỉ mới sinh sản bằng túi bào tử, riêng Nhóm Hạt Trần sinh sản bằng nón, Nhóm Hạt Kín sinh sản bằng hoa, quả, hạt

10 tháng 12 2016

đặc điểm chung của ngành động vật chân khớp:

+ cơ thể chia làm ba phần: đầu, ngực, bụng

+ phần phụ chân khớp phân đốt, các đốt khớp động với nhau làm phần phụ rất linh hoạt

+ sự phát triển và tăng cường gắn liền với sự lột xác, thay vỏ cũ bằng vỏ mới thích nghi với cơ thể

+ vỏ kitin có chức năng như bộ xương ngoài

 

12 tháng 12 2016

Còn phần vì sao

7 tháng 3 2018

thức ăn được chia làm bốn nhóm, gồm :

- nhóm giàu chất đạm

- nhóm giàu chất đường bột

- nhóm giàu chất béo

-nhóm giàu chất vitamin và khoáng

- Thức ăn được chia thành 4 nhóm đó là: + Nhóm giàu chất béo + Nhóm giàu vitamin,chất khoáng + Nhóm giàu chất đường bột + Nhóm giàu chất đạm

15 tháng 9 2021

Câu1: Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta?

* Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

     + Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

    + Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

     + Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

     + Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

      ● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

      ● Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

     + Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

     + Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

     + Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)

    + Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.

     + Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…

15 tháng 9 2021

Câu 3: Nêu đặc điểm chung của sông ngòi nước ta?

1. Đặc điểm chung

a. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước

 - Nước ta có 2360 sông dài > 10km.

 - 93% các sông nhỏ và ngắn.

 - Các sông lớn: sông Hồng, sông Mê Công,…

b. Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và hướng vòng cung

 - Các con sông chảy hướng tây bắc - đông nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà,...

 - Các con sông chảy hướng vòng cung (chủ yếu ở vùng núi Đông Bắc): sông Thương, sông Lục Nam,…

c. Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt

- Mùa lũ nước sông dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước chiếm 70 – 80% lượng nước cả năm.

- Mùa lũ có sự khác nhau giữa các hệ thống sông.

d. Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn

 - Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ mnước hàng trăm triệu tấn phù sa.

 - Hàm lượng phù sa lớn, khoảng 200 triệu tấn/năm.