K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2021

+ Những thuận lợi:

- Có nguồn lao động dồi dào, thuận lợi để phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, là lợi thế để thu hút đầu nước ngoài.

- Có thị trường tiêu thụ lớn tại chỗ kích thích sản xuất phát triển.

+ Những khó khăn:

Mật độ dân số cao ở đồng bằng sông Hồng đã gây nhiều sức ép đến:

- Giải quyết việc làm, y tế, giáo dục,…, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.

- Sản xuất lương thực, thực phẩm (bình quân đất canh tác trên đầu người thấp).

- Tài nguyên, môi trường.

- An ninh, trật tự xã hội.

26 tháng 7 2018

a, Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên

   - Trung du và miền núi Bắc Bộ: phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, sở, hồi...); cây đậu tương, thuốc lá; cây ăn quả, dược liệu; trâu, bò lấy thịt, sữa, lạn (trung du).

   - Tây Nguyên: cà phê, chè, cao su, dâu tằm, hồ tiêu; bò thịt và bò sữa.

   Sự khác nhau về các sản phẩm chuyên môn hoá bắt nguồn từ sự khác nhau về điều kiện phát triển nổi bật: Trung du và miền núi Bắc Bộ với khí hậu có một mùa đông lạnh thích hợp cho các cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt; đất feralit, nói riêng là đất đỏ đá vôi thuận lợi cho các cây đậu tương, thuốc lá... Tây Nguyên có đất đỏ badan diện tích rộng và khí hậu có tính cận xích đạo, nên thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm; trên vùng núi cao, nhiệt độ hạ thấp có thể trồng chè. Chăn nuôi được phát triển cả ở hai vùng dựa trên các đồng cỏ và tác động của khí hậu.

b, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

   - Đồng bằng sông Hồng: lúa cao sản, lúa có chất lượng cao; cây thực phẩm, cây ăn quả; đay, cói; lợn, bò sữa, gia cầm, nuôi thuỷ sản nước ngọt, mặn, lợ.

   - Đồng bằng sông Cửu Long: lúa, lúa có chất lượng cao; cây công nghiệp ngắn ngày; cây ăn quả nhiệt đới; thuỷ sản (đặc biệt là tôm); gia cầm (đặc biệt là vịt đàn).

   - Nguyên nhân: Đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh lúa cao; có mùa đông lạnh cho phép phát triển vụ đông; có nguồn thức ăn cho chăn nuôi từ các phụ phẩm của ngành trồng trọt; nhiều ao hồ, mặt nước, cửa sông... Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất rộng, trong đó diện tích đất phù sa ngọt tương đối lớn; khí hậu có tính cận xích đạo; diện tích mặt nước rộng, dọc bờ biển có nhiều bãi triều, nhiều cánh rừng ngập mặn...

31 tháng 3 2017

-Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du và miền núi với Tây Nguyên:

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi,...); cây công nghiệp hàng năm như: đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu; chăn nuôi trâu, bò lấy thịt và sữa, lợn (trung du).

+ Tây Nguyên: chủ yếu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu), ngoài ra còn trồng trên các cao nguyên cao có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng. Chăn nuôi bò thịt và bò sữa.

- Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Đồng bằng sông Hồng: có thế mạnh để trồng các cây thực phẩm (rau, đậu các loại) có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như cà chua, su hào, bắp cải,...: chăn nuôi lợn, gia cầm, nuôi trồng thủy sản,...

+ Đồng bằng sông Cửu Long: chủ yếu là các cây trồng của vùng nhiệt đới; chăn nuôi gia cầm, thủy sản,...

- Nguyên nhân: chủ yếu là do có sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa các vùng: địa hình, đất trồng, nguồn nước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.

31 tháng 3 2017

# Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.

- Tây Nguyên:

+ Chủ yếu là trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng cận xích đạo (cà phê, cao su, hồ tiêu)

+ Cà phê trồng nhiều ở Tây Nguyên do Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, đất badan phù hợp với cà phê.

+ Chè là cây cận nhiệt ở cao nguyên Lâm Đồng nơi có khí hậu mát mẻ.

+ Chè búp chỉ trồng trên các cao nguyên có độ cao trên 1.000 m

+ Chăn nuôi bò thịt và bò sữa là chủ yếu.

+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: cà phê, đậu tương, chè búp, cao su, trâu bò, dừa, điều

- Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Chủ yếu là trồng cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, sở, hồi quế,…)

+ Các cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, lạc, thuốc lá,….

+ Chăn nuôi trâu, bò lấy thịt, lấy sữa và lợn.

+ Chè búp trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ do có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thích hợp với cây chè.

+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: trâu bò, chè búp, đậu tương, lợn, ….

Tuy nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích trồng chè và chăn nuôi lớn hơn vùng Tây Nguyên.

2. Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Chủ yếu là cây thực phẩm có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (su hào, bắp cải, khoai tây,…)

+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: lợn, gia cầm, đay, cói, lúa gạo, thủy sản nước ngọt, đậu tương, trâu bò, chè búp.

- Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Chủ yếu là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới.

+ Các sản phẩm nông nghiệp chính:lúa gạo, gia cầm, thủy sản nước ngọt, mía, lợn, đay, cói,…

Tuy nhiên, cùng là vùng trồng lúa và nuôi trồng thủy sản nhưng quy mô sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn rất nhiều so với Đồng bằng sông Hồng.

# Nguyên nhân của sự khác nhau đó.

- Do sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp: địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.

28 tháng 2 2016

1. Dân cư nước ta phân bố đều
a. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng với trung du, miền núi.
- Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006)
- Vùng đồng bằng có dân cư tập trung đông đúc với mật độ dân số rất cao:
+ Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước từ 501 - 2000 người/km2
+ Đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ dân số từ 501 – 1000 người/km2
- Vùng trung du và miền núi dân cư tập trung thưa thớt với mật độ dân số thấp
+ Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân cư thấp dưới 50 người/km2 và từ 50 – 100 người/km2.
+ Vùng núi Bắc Trung Bộ có mật độ dân cư chủ yếu dưới 100 người/km2
- Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ là những vùng có mật độ dân số trung bình cao hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.
- Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Tây Nguyên và Tây Bắc là những vùng có mật độ dân số trung bình thấp hơn mật độ dân số trung bình của cả nước.
- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng,

a) Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số đông nhất cả nước vì :

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho hoạt động sản xuất và cư trú

- Đồng bằng được khai thác từ lâu đời

- Các ngành kinh tế : nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa nước; các ngành nghế truyền thống ; tập trung công nghiệp, dịch vụ

- Là một trong hai vùng phát triern nhất của đất nước; có mạng lưới đô thị dày đặc

b) Dân cư phân bố không đồng đều giữa các địa phương

- Do có sự khác biệt giữa các địa phương về các nhân tố liên quan đến phân bố dân cư; điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, lịch sử định cư và khai thách lãnh thổ, cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển kinh tế - xã hội

- Vận dụng cho các trường hợp cụ thể

   + Nơi có mật độ dân số rất cao : các thành phố, thị xã, nơi tập trung các hoạt động công nghiệp, dịch vụ; điều kiện sống có nhiều thuận lợi.

    + Nơi có mật độ dân số khá cao : các vùng nông nghiệp thâm canh, có các ngành nghề truyền thống

    + Nơi có mật độ dân số thấp hơn : rìa đồng bằng, ven biển; nơi có các vùng trũng, đất bạc mầu hoặc bị phèn, mặn; xa thành phố , thị xã

26 tháng 1 2016

1. Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.

- Tây Nguyên:

            + Chủ yếu là trồng cây công nghiệp lâu năm của vùng cận xích đạo (cà phê, cao su, hồ tiêu)

            + Cà phê trồng nhiều ở Tây Nguyên do Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, đất badan phù hợp với cà phê.

+ Chè là cây cận nhiệt ở cao nguyên Lâm Đồng nơi có khí hậu mát mẻ.

+ Chè búp chỉ trồng trên các cao nguyên có độ cao trên 1.000 m

+ Chăn nuôi bò thịt và bò sữa là chủ yếu.

+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: cà phê, đậu tương, chè búp, cao su, trâu bò, dừa, điều

- Trung du và miền núi Bắc Bộ

            + Chủ yếu là trồng cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt (chè, trẩu, sở, hồi quế,…)

            + Các cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, lạc, thuốc lá,….

            + Chăn nuôi trâu, bò lấy thịt, lấy sữa và lợn.

            + Chè búp trồng nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ do có khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh thích hợp với cây chè.

+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: trâu bò, chè búp, đậu tương, lợn, ….

Tuy nhiên, Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích trồng chè và chăn nuôi lớn hơn vùng Tây Nguyên.

2. Sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Chủ yếu là cây thực phẩm có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (su hào, bắp cải, khoai tây,…)

+ Các sản phẩm nông nghiệp chính: lợn, gia cầm, đay, cói, lúa gạo, thủy sản nước ngọt, đậu tương, trâu bò, chè búp.

- Đồng bằng sông Cửu Long.

            + Chủ yếu là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới.

            + Các sản phẩm nông nghiệp chính:lúa gạo, gia cầm, thủy sản nước ngọt, mía, lợn, đay, cói,… 

Tuy nhiên, cùng là vùng trồng lúa và nuôi trồng thủy sản nhưng quy mô sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn rất nhiều so với Đồng bằng sông Hồng.

3. Nguyên nhân của sự khác nhau đó.

            Do sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp: địa hình, đất trồng, nguồn nước, đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu.

6 tháng 3 2019

u

24 tháng 7 2019

Mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng gấp 4,9 lần mật độ trung bình của cả nước , gấp 10,3 lần mật độ trung bình của Trung du và miền núi Bắc Bộ; gấp 14,5 lần mật độ trung bình của Tây Nguyên.

11 tháng 8 2018

Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao do:

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi.

- Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

- Nền nông nghiệp thâm canh lúa nước cao, đòi hỏi nhiều lao động.

- Mạng lưới các trung tâm công nghiệp và đô thị dày đặc.

- Các nguyên nhân khác: tâm lí thích đông con,...

3 tháng 3 2018

HƯỚNG DẪN

a) Xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi

− Cơ cấu cây trồng

+ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): Cơ cấu kém đa dạng hơn Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), chủ yếu là các loài ưa khí hậu nóng ẩm.

+ ĐNSH: cơ cấu cây trồng đa dạng, có cả cây nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.

− Cơ cấu vật nuôi

+ ĐBSCL: chủ yếu là bò, ít trâu; gia cầm chủ yếu là vịt.

+ ĐBSH: nhiều trâu hơn, gia cầm chủ yếu là gà.

b) Giải thích

− ĐBSCL: Địa hình thấp, diện tích ngập nước rộng; khí hậu cận Xích đạo.

+ ĐBSH: Địa hình cao hơn; khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.

3 tháng 5 2017

Đáp án B