K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 6 2017

a. Đây là 2 câu thơ nằm trong phần thực của bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

- Xét về cấu trúc câu thơ khá đặc biệt: ngược lại trật tự cú pháp thông thường. Lối đảo ngữ có tác dụng làm cho bộ phận vị ngữ được nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu sắc, cảnh vật được nhìn thấy từ xa, từ cao nhìn xuống trong 1 không gian rộng.

- Về từ láy "lom khom", "lác đác" gợi một ấn tượng bao trùm đó sự nhỏ bé và sự phân bố thưa thớt, .Thế giới con người được nữ sĩ phác họa làm nổi bật sự hoang vắng của cảnh Đèo Ngang trong thế kỉ XIX vào buổi chiều tà.

- Sử dụng phép đối : đối lời, đối ý, đối thanh. Câu thơ vừa có hình tượng, vừa có âm điệu trầm bổng....

b. Đây là hai câu thơ tuyệt hay trong " Truyện Kiều của Nguyễn Du".

- Mùa hè đã đến. Chim cuốc khắc khoải kêu suốt ngày, đêm. Chim quyên ( hay còn gọi là chim cuốc ) được nhân hóa "quyên gọi hè"; bước đi của thời gian như thêm phần thôi thúc giục giã.

- Câu thơ không chỉ mang âm thanh mà còn có cả sắc. Hình ảnh rất đẹp, rất độc đáo:

" Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông"

- "Lửa lựu" - hình ảnh ẩn dụ thần tình. Khóm lựu đầu tường đã trổ hoa rực rỡ như ngọn lửa. "Lập lòe" là hiện tượng nói về ánh sáng khi lóe ra, khi tắt đi. Trong màu xanh thẫm của lá, hoa lựu lập lòe khoe sắc.

- Từ láy " lập lòe" đi liền sau "lửa lựu", tạo nên hình tượng "lửa lựu lập lòe" đầy thú vị. Bốn phụ âm thứ 1 liên kết trong một mạch thơ tạo nên sự phong phú, vần điệu.

- Đại thi hào Nguyễn "lựu nở hoa" mà viết " đơm bông". Cách dùng từ rất tinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc. Cũng như chim quyên, hoa lựu là tín hiệu, là biểu tượng của mùa hè ở đồng quê Việt Nam.

21 tháng 6 2017

- Biện pháp nhân hóa: quyên đã gọi hè

-> âm thanh của chim cuốc khắc khoải gọi hè báo hiệu bước đi của thời gian.

- Biện pháp ẩn dụ: Lửa lựu

-> hoa lựu nở đỏ trông như những đốm lửa

Chơi chữ: điệp phụ âm “l” (lửa lựu lập lòe) kết hợp với cách sử dụng từ láy tượng hình “lập lòe”

-> gợi tả chính xác màu sắc, trạng thái lấp ló, lúc ẩn lúc hiện của bông hoa lựu đỏ trong tán lá dưới ánh trăng

-> Sự quan sát tinh tế, khả năng sử dụng ngôn ngữ và tài năng tả cảnh bậc thầy của ngòi bút Nguyễn Du đã lột tả được cái hồn của cảnh

-> Tất cả làm hiện lên một bức tranh mùa hè đẹp, sinh động nơi làng quê yên ả, thanh bình

28 tháng 2 2022

tác giả đã đảo ngược chủ vị của câu trên và dùng từ rất đặc sắc làm cho nó nổi bật ở trong bài thơ

22 tháng 5 2017

Đáp án B

16 tháng 11 2021

Tham khảo:

Hai câu thơ trên nằm ở phần tả cảnh Đèo Ngang trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. Chỉ đơn thuần là vẽ nên cảnh vài chú tiều đang nhặt củi dưới chân núi và mấy nhà chợ vắng vẻ bên sông nhưng bằng nghệ thuật đảo ngữ đặc sắc, tác giả đã tạo nên hai câu thơ đầy sức gợi. Theo cách diễn đạt thông thường, hai câu thơ trên được viết là: Vài chú tiều lom khom dưới, núi (hoặc: Vài chú tiều dưới núi lom khom). Mấy nhà chợ lác đác bên sông (hoặc: Mấy nhà chợ bên sông lác đác). Nhưng viết như vậy không tạo được ấn tượng bằng cách diễn đạt mà Bà Huyện Thanh Quan đã chọn. “Lom khom” là từ tượng hình gợi tư thế cúi người nhưng luôn luôn nhấp nhô chuyển động. Đó là động tác cúi nhặt củi của người tiều phu. Nó gợi lên hình ảnh đời sống lam lũ, vất vả suốt đời “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” của người lao động. Từ “lác đác” cũng có sức gợi tinh tế như thế. Nó chỉ sự vắng vẻ, thưa thớt, bé nhỏ, thậm chí tiêu điều hoang vắng mà ở đây là mấy nhà chợ. Mà như ta biết, chợ búa là nơi thể hiện đời sống kinh tế của khu dân cư, chợ vắng vẻ nghĩa là nơi ấy nghèo đói, lam lũ lắm. Điều đặc biệt là hai từ tượng hình độc đáo ấy được đảo lên đầu câu thơ đã nhấn mạnh vào sự vất vả, lam lũ, đói nghèo của người dân vùng Đèo Ngang. Chẳng những thế, các từ chỉ lượng rất ít ỏi: “vài”, “mây” nó nhắc đến sự vắng vẻ, tiêu điều của sự sống. Đã vậy, các từ chỉ lượng ấy bị tách riêng ra khỏi danh từ để các sự vật “tiều”, “chợ” đứng một mình chơ vơ giữa câu thơ càng tô đậm sự heo hút, vắng lặng của con người.

TL :

a, Biện pháp đảo ngữ, từ láy và liệt kê.
b, Tác dụng: Nhấn mạnh sự vất vả, đói nghèo, lam lũ của người dân vùng Đèo Ngang; sự thưa thớt, vắng vẻ, bé nhỏ, tiêu điền hoang vắng ở nơi đây.

29 tháng 10 2019
  • Có những biện pháp là từ láy , đảo ngữ và liệt kê 
  • Đảo ngữ gồm Lom khom/ dưới núi /tiều vài chú 

                                        vn             tn           

20 tháng 6 2021

vị ngữ nhé

 

20 tháng 6 2021

VN

 

Nhận xét cách sắp xếp trật tự từ sau: a. - Lom khom dưới núi tiều vài chú       Lác đác bên sông chợ mấy nhà       Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc.       Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.                              (Huyện Thanh Quan-Qua Đèo Ngang b. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.                                                              (Thép Mới, Cây tre Việt Nam) c. Lịch sử ta đã có...
Đọc tiếp

Nhận xét cách sắp xếp trật tự từ sau:

a. - Lom khom dưới núi tiều vài chú

      Lác đác bên sông chợ mấy nhà

      Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc.

      Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

                             (Huyện Thanh Quan-Qua Đèo Ngang

b. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.                   

                                          (Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

c. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

d.      Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi! (1)

     Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

     Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát (2)

     Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca.

                                                         (Tố Hữu, Ta đi tới)

e. Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

   Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo

   Núi không đè nổi vai vươn tới

   Lá nguỵ trang reo với gió đèo

0
22 tháng 4 2017

Vị ngữ

22 tháng 4 2017

vị ngữ nhé bạn