K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5 2017

a. Văn chính luận

- Viết bằng tiếng Pháp: Gồm những bài đăng trên các báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền... đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1922).

- Viết bằng tiếng Việt: Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gi quý hơn độc lập tự do (1966).

- Mục đích văn chính luận của Bác: đấu tranh chính trị, tấn công trực diện kẻ thù được thể hiện những nhiệm vụ của cách mạng qua các thời kì lịch sứ.

- Đặc điểm nghệ thuật: da dạng, linh hoạt, kết hợp lí và tình, lời văn chặt chẽ, luôn đứng trên lập trường chính nghĩa để tuyên truyền hoặc tố cáo...

b. Truyện và kí

- Nội dung: Tố cáo thực dân và phong kiến, đề cao những tấm gương yêu nước...

- Nghệ thuật: tình huống truyện độc đáo, hình tượng sinh động, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, giọng văn thâm thuý chứng tỏ Bác là một cây văn xuôi đầy tài năng.

c. Thơ ca

- Tập thơ chữ Hán: Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù)

+ Nội dung: Tái hiện bộ mặt tàn bạo của nhà tù Quốc dân đảng, một phần hình ảnh xã hội Trung Quốc. Tập thơ thể hiện bức chân dung tự hoạ con người tinh thần Hồ Chí Minh: khao khát tự do, nghị lực phi thường, giàu lòng nhân đạo, yêu thiên nhiên, Tổ quôc, trí tuệ sắc sảo “một tâm hồn vĩ đại của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng" (Nhà văn Viên Ưng - Trung Quốc).

+ Nghệ thuật: Đa dạng về bút pháp, hồn thơ tinh thế, vừa cổ điển vừa hiện đại, hình tượng trong thơ luôn vận động, hướng về sự sống tương lai và ánh sáng.

- Thơ tuyên truyền, cổ động (Con cáo và tổ ong, Ca du kích...).

- Những bài thơ giải trí trong kháng chiến: Đối nguyệt (Với trăng , Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng), Thu dạ (Đêm thu), Báo tiệp (Tin thắng trân), Cảnh khuya...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

STT

Loại, thể loại

Đặc điểm (nội dung và hình thức)

1

Thần thoại

- Thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài (thần thoại suy nguyên); thần thoại kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hoá (thần thoại sáng tạo).

- Thần thoại thường có cốt truyện đơn giản: có thể là cốt truyện đơn tuyến, tập trung vào một nhân vật hoặc là một tổ hợp nhiều cốt truyện đơn (tạo thành một “hệ thần thoại”). Nhân vật chính của thần thoại là các vị thần, hoặc những con người có nguồn gốc thần linh, có năng lực siêu nhiên nên có thể được miêu tả với hình dạng khổng lồ, hoặc với sức mạnh phi thường... Chức năng của nhân vật trong thần thoại là cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội, thể hiện niềm tin của con người cổ sơ cũng như những khát vọng tinh thần có ý nghĩa lâu dài của nhân loại. Câu chuyện trong thần thoại gắn liền với thời gian phiếm chỉ, mang tính ước lệ và không gian vũ trụ với nhiều cõi khác nhau. Lối tư duy hồn nhiên, chất phác, trí tưởng tượng bay bổng, lãng mạn đã làm nên sức cuốn hút và sức sống lâu bền cho thần thoại.

2

Truyện truyền kì

- Thường kể về những câu chuyện kì lạ, sử dụng nhiều yếu tố kì ảo và xây dựng nhân vật có hành trạng khác thường.

- Sử dụng những yếu tố hoang đường kì ảo làm phương thức phản ánh nghệ thuật

3

Thơ

- Diễn tả những tình cảm mãnh liệt hoặc những ấn tượng, xúc động tinh tế của con người trước thế giới.

- Ngôn từ bay bổng, mô hình thi luật hoặc nhịp điệu.

4

Văn bản nghị luận

- Đề tài bao gồm mọi vấn đề của đời sống như chính trị, xã hội, đạo đức,…

- Có hệ thống luận điểm, lí lẽ bằng chứng được tổ chức chặ chẽ nhằm thuyết phục một vấn đề. 

5

Sử thi

- Thể loại tự sự dài, dung lượng đồ sộ, ra đời vào thời cổ đại. - Cốt truyện sử thi xoay quanh những biến cố trọng đại liên quan đến vận mệnh của toàn thể cộng đồng như chiến tranh hay công cuộc chinh phục thiên nhiên để ổn định và mở rộng địa bàn cư trú.

6

Chèo

- Nghệ thuật chèo mang tính tổng hợp, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói, hát, múa với sự hỗ trợ của các đạo cụ, nhạc khi dân tộc độc đáo, trên cơ sở một tích trò (còn gọi là tích truyện, chèo bản hay đơn giản là tích) có sẵn

- Tích trò là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất của vở chèo, làm điểm tựa cho toàn bộ hoạt động biểu diễn, tuy có tính ổn định nhưng vẫn để ngỏ khả năng thêm thắt, bổ sung cho diễn viên. Vì thế, một tích trò có nhiều dị bản là một sáng tạo mang tính tập thể. Tích trò của chèo dân gian (tích chèo) thường được xây dựng dựa vào truyện cổ tích hay truyện thơ Nôm, thể hiện các đề tài sinh hoạt, đạo đức gần gũi với khán giả bình dân.

7

Tuồng

- Tính tổng hợp, phối hợp cả văn học, ca nhạc và vũ đạo. Tích tuồng dân gian giàu yếu tố hài, hướng tới châm biếm các thói hư tật xấu hay đả kích một số hạnh người nhất định trong xã hội. Một tích tuồng thường có nhiều dị bản, do nó được bổ sung, nắn chỉnh thường xuyên trong quá trình biểu diễn, lưu truyền.

15 tháng 8 2023

tham khảo

Dựa vào gợi ý về cách thức đã nêu ở trên, hãy chọn viết đoạn văn với ý khái quát: “Con người Việt Nam là những người giàu lòng nhân ái” bằng một trong ba cách: diễn dịch, quy nạp và tổng – phân – hợp.

– Các em xem lại khái niệm và cách triển khai mỗi đoạn văn ở phần rèn luyện kĩ năng viết ở Bài 4 để vận dụng vào bài tập này.

– Chỉ viết một trong ba cách theo mô hình gợi ý sau:

Đoạn văn diễn dịch:

Cách thức

Ví dụ

Nêu ý khái quát

Con người Việt Nam là những con người giàu lòng nhân ái.

Phát triển băng các ý cụ thể

Người Việt yêu cuộc sống hoà bình, ghét chiến tranh:…

 

Đoạn văn quy nạp.

Cách thức

Ví dụ

Nêu các ý cụ thể

Người Việt luôn thương yêu, đùm bọc lẫn nhau: “Thương người như thể thể thương thân”; “Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Nếu ý khái quát

 

 

Đoạn văn phối hợp:

Cách thức

Ví dụ

Nếu ý khái quát

 

Phát triển bằng các ý cụ thể

Người Việt yêu thiên nhiên, cây cỏ, chim muông...

Tổng hợp các ý cụ thể

Sức mạnh của con người Việt Nam không chỉ đến từ lòng yêu nước mà còn bắt nguồn từ lòng nhân ái, khoan dung.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Đoạn văn diễn dịch:

Con người Việt Nam là những người giàu lòng nhân ái. Vậy “nhân ái” là gì? Nếu ta giải thích từng nghĩa thì “nhân” có nghĩa là người còn “ái” có nghĩa là yêu. Và “nhân ái” chính là tình yêu thương giữa con người với con người. Lòng nhân ái là cách con người trao cho nhau những tình cảm tốt đẹp mà không hề có vụ lợi, không cần hồi đáp. Trong xã hội, mỗi một cá nhân là một cá thể riêng biệt, độc lập. Tuy nhiên, lòng nhân ái giống như chiếc cầu nối các tâm hồn với nhau, giúp cho mọi người được gắn kết, thắt chặt với nhau. Từ trong chiến tranh, chính tình yêu thương đã đem lại sức mạnh đoàn kết dẫn tới thắng lợi vẻ vang cho dân tộc, giành lại độc lập cho quê hương đất nước. Ngày nay, đất nước đã hòa bình, nhưng vẫn còn nhiều người có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Người già không nơi nương tựa, trẻ em lang thang cơ nhỡ, thiên tai, dịch bệnh…thực sự cần sự quan tâm từ cả cộng đồng. Không nói đâu xa, bão lũ lụt triền Trung năm qua thật đáng sợ. Khổng chỉ kéo dài hơn mọi năm mà hậu quả nó đem lại là vô cùng nặng nề. Nhiều gia đình bị mất nhà, gia sản, thậm chí cả người thân, những chiến sĩ cứu nạn lại hy sinh giữa thời bình. Vì vậy, sống trên đời cần phải có lòng nhân ái, cần yêu thương người khác như yêu chính bản thân mình. Dù như vậy thì cuộc sống của chúng ta có thể sẽ khó khăn hơn, nhưng như thế mới sống có ý nghĩa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Đoạn văn quy nạp:

Ở nước ta có câu nói: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương – người trong một nước phải thương nhau cùng”, đây là lời dạy, lời khuyên đã được truyền lại từ bao đời cha ông. Từ lâu, tinh thần tình người và lòng nhân ái đã đi sâu vào tâm hồn của người Việt, từ việc chăm sóc gia đình đến lòng hiếu thảo với người lớn tuổi, cũng như sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn. Những trường hợp khó khăn, tai hoạ, thiên tai thường làm dấy lên tinh thần đoàn kết và lòng nhân ái của cộng đồng. Hình ảnh những cánh tay nối dài trong những hoàn cảnh khó khăn đang nhận được sự chú ý của cả nước, cho thấy sự đoàn kết, đồng lòng và tinh thần nhân ái trong xã hội. Sự hòa nhã, tôn trọng và quan tâm đến người khác là những phẩm chất đẹp đã gắn liền với tâm hồn người Việt. Từ những trò chuyện vui vẻ, sự cởi mở và ấm áp trong giao tiếp, đến việc giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, người lạ trong cuộc sống, người Việt thường tỏ ra tận tụy và chân thành. Thế mới thấy con người Việt Nam là những người giàu lòng nhân ái.

2 tháng 3 2018

Khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh

* Văn chính luận:

- Viết văn nhằm đấu tranh, tấn công kẻ thù trực diện, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng…

- Ngòi bút sắc bén, lập luận chặt chẽ, trí tuệ sắc sảo, lời văn ngắn gọn, súc tích, giàu tình cảm

- Tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp ( 1925); Tuyên ngôn độc lập (1945) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)

* Truyện và kí

- Tố cáo tội ác dã man, bản chất xảo trá, tàn bạo của thực dân phong kiến, đề cao tinh thần yêu nước

- Bút pháp hiện đại, giọng trần thuật linh hoạt, trí tưởng tượng và phông văn hóa đa dạng

- Tiêu biểu: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu ( 1925)…

* Thơ ca

- Thể hiện chất nghệ sĩ tài hoa, nghị lực phi thường và nhân cách cao đẹp của chiến sĩ cách mạng

- Để lại 250 bài thơ, in trong 3 tập: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh, Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh

NG
2 tháng 8 2023

THAM KHẢOloading...

2 tháng 8 2018

Gợi ý làm bài

a) Công nghiệp điện

- Công nghiệp điện ở nước ta bao gồm nhiệt điện và thuỷ điện.

- Sản lượng điện ngày càng tăng và đạt 64,7 tỉ kWh (năm 2007).

- Các nhà máy thuỷ điện lớn: Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,...

- Các nhà máy nhiệt điện lớn: Phú Mỹ, Phả Lại, Cà Mau,...

b) Sự phân bố các nhà máy điện ở nước ta

- Sự phân bố các nhà máy điện có đặc điểm chung là phân bố gần hoặc ở nơi có nguồn năng lượng.

- Các nhà máy nhiệt điện lớn ở phía bắc (Phả Lại, Uông Bí, Na Dương,...) phân bố ở khu Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng, gần vùng than Quảng Ninh.

- Các nhà máy nhiệt điện lớn phía nam (Phú Mỹ, Bà Rịa, Cà Mau,...) phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông cửu Long, gần nguồn nhiên liệu dầu khí ở thềm lục địa.

- Các nhà máy thuỷ điện phân bố gắn với các hệ thống sông: Trung du và miền núi Bắc Bộ (hệ thống sông Hồng), Tây Nguyên (sông Xê Xan, sông Xrêpôk, sông Đồng Nai), Đông Nam Bộ (hệ thống sông Đồng Nai).

câu1 theo Hoài Trang, nguồn gốc côt yếu của văn chương là từ đâu?theo e ý kiến trên đã đúng chưa?vì sao?câu2 "văn chương sẽ là hình dung sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo sự sống" dựa vào những t/phẩm đã học, hãy làm rõ ý kiến trên= 1 đoạn văn.câu 3 Hoài Trang vt:" văn chương gây cho ta những t/c ta k có, luyện cho ta những t/c ta vốn có". hãy dựa vào...
Đọc tiếp

câu1 theo Hoài Trang, nguồn gốc côt yếu của văn chương là từ đâu?theo e ý kiến trên đã đúng chưa?vì sao?

câu2 "văn chương sẽ là hình dung sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo sự sống" dựa vào những t/phẩm đã học, hãy làm rõ ý kiến trên= 1 đoạn văn.

câu 3 Hoài Trang vt:" văn chương gây cho ta những t/c ta k có, luyện cho ta những t/c ta vốn có". hãy dựa vào những kiến thức đã học giải thích và tìm dẫn chứng cho ý kiến trên.

câu 4 giới thiệu công dụng của 1 t/ph văn học mà e y thích.

gợi ý: lựa chọn 1 t/ph cụ thể

          nêu rõ công dụng: mang lại sự hiểu bt về con ng hay thiên nhiên... Hoặc gợi lên c/xúc, t/c nào?

mk học hơi dốt văn nên mn cho mk đáp án mk tham khảo ha. đúng mk tick. cảm ơn mn nhiều!

 
4
29 tháng 3 2020

Câu 1: 

Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.

Cốt yếu là quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả. Do đó, có thể có quan niệm khác về nguồn gốc văn chương, chẳng hạn "văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người". Các quan niệm tuy có khác nhau nhưng không loại trừ nhau, lại có thể bổ sung cho nhau.

29 tháng 3 2020

câu 2: https://yeuhocvan.com/van-chuong-se-la-hinh-dung-cua-su-song-muon-hinh-van-trang-chang-nhung-the-van-chuong-con-sang-tao-ra-su-song-dua-vao-nhung-tac-pham-da-hoc-va-doc-them-em-hay-chung-minh-y-kien-t.html

15 tháng 1 2019

* Quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Trung Quốc:

   - Những tiến bộ trong sản xuất: Cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc, cư dân Trung Hoa cổ đại bắt đầu chế tạo công cụ bằng sắt làm cho diện tích trồng trọt được mở rộng. Kỹ thuật sản xuất được cải tiến. Các công trình thủy lợi và giao thông có quy mô lớn cũng được xây dựng.

   - Những biến đổi trong đời sống xã hội:

      + Những quan lại và một số nông dân giàu đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Từ đó, một giai cấp mới được hình thành, bao gồm những kẻ có nhiều ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu có, gọi là giai cấp địa chủ.

      + Cùng với quá trình hình thành giai cấp địa chủ, nông dân cũng bị phân hóa:

         • Nông dân giàu có trở thành địa chủ.

         • Nông dân giữ lại được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh.

         • Số còn lại là nông dân công xã, rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng đất trở thành nông dân lĩnh canh.

   - Như vậy, quan hệ chủ yếu trước kia là quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã dần dần nhường chỗ cho quan hệ bóc lột của địa chủ với nông dân lĩnh canh – quan hệ phong kiến xuất hiện.

* Chế độ phong kiến thời Tần – Hán

Sự hình thành nhà Tần và nhà Hán:

   - Nhà Tần: Từ thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc. giữa Các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột thôn tính lẫn nhau. Trong đó Tần là nước mạnh hơn cả đã thống nhất được Trung Quốc vào năm 221 TCN.

   - Nhà HÁn: Nhà Tần trị vì Trung Quốc được 15 năm thì nhà Hán lên thay, Các hoàng đế triều Hán tiếp tục củng cố chính quyền, mở rộng hình thức tiến cử các con em gia đình địa chủ.

21 tháng 11 2019

Các kiểu văn bản trên khác nhau ở hai điểm chính : Phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện.

Cụ thể:

- Tự sự: trình bày sự việc

- Miêu tả: đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng.

- Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng thuyết minh càn làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.

- Nghị luận: Bày tỏ quan điểm

- Biểu cảm: bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc.

- Điều hành: Văn bản mang tính chất hành chính – công vụ.

22 tháng 12 2021

Các kiểu văn bản trên khác nhau ở hai điểm chính : Phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện.

Cụ thể:

- Tự sự: trình bày sự việc

- Miêu tả: đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng.

- Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng thuyết minh càn làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.

- Nghị luận: Bày tỏ quan điểm