K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 4 2017

Luật hiến pháp xác lập những nguyện tắc cơ bản làm cơ sở để xây dựng các ngành luật khác.Ví dụ: Luật hiến pháp quy định cơ cấu tổ chức,các nguyện tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước,xác định mối quan hệ cơ bản giữa công dân và các cơ quan nhà nước...
Vị trí trung tâm cùa ngành luật hiến pháp không có nghĩa là luật hiến pháp sẽ bao trùm tất cả các ngành luật.luật hiến pháp chỉ xác lập những nguyện tắc cơ bản nhất cho các ngành luật khác mà quy phạm của các ngành luật phải phù hợp với các nguyện tắc đó.Luật hếin pháp còn quy định cả trình tự thông qua,sửa đổi,bãi bỏ quy phạm của các ngành luật khác.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam,ngành luật hiến pháp giữ vị trí chủ đạo.Vị trí chủ đạo của ngành luật hiến pháp được xác định bởi đối tượng đặc biệt nằm dưới sự tác động của quy phạm luật hiến pháp.Vì đối tượng điều chỉnh của ngành luật hiến pháp là những quan hệ xã hội cơ bản tạo thành cơ sở của chế độ xã hội và Nhà nước mà các mối quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của các ngành luật khác đều bắt nguồn từ cơ sở của chế độ xã hội và nhà nước đó.Do vậy, ngành luật hiến pháp còn đóng vai trò trung tâm liên kết các ngành luật khác.Chính vị trí trung tâm của ngành luật hếin pháp mà hệ thống pháp luật Việt Nam được xây dựng thành một hệ thống pháp luật thông nhất và hoàn chỉnh.

24 tháng 4 2017

Trước hết, chính trong quy định của Hiến pháp đã khẳng định Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, vì những lý do chủ yếu sau đây:

- Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định về chủ quyền nhân dân, tổ chức quyền lực nhà nước; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; là hình thức pháp lý thể hiện tập trung nhất hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc; ở từng giai đoạn phát triển, Hiến pháp còn là văn bản, là phương tiện pháp lý thực hiện tư tưởng, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam dưới hình thức những quy phạm pháp luật.

- Về nội dung, đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là những quan hệ xã hội cơ bản liên quan đến các lợi ích cơ bản của mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi công dân trong xã hội, như: chế độ chính trị; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ và môi trường; quyền con người; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Về mặt pháp lý, Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất, phản ánh sâu sắc nhất quyền của Nhân dân và mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhân dân; Hiến pháp là nguồn, là căn cứ để ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết và các văn bản khác thuộc hệ thống pháp luật: Tất cả các văn bản khác không được trái với Hiến pháp mà phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp và để thi hành Hiến pháp. Các điều ước quốc tế mà Nhà nước tham gia không được mâu thuẫn, đối lập với quy định của Hiến pháp; khi có mâu thuẫn, đối lập với Hiến pháp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không được tham gia ký kết, không phê chuẩn hoặc bản lưu đối với từng điều. Ngoài ra, tất cả các cơ quan nhà nước phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo Hiến pháp, sử dụng đầy đủ các quyền hạn, làm tròn các nghĩa vụ mà Hiến pháp quy định. “Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định”(1). Tất cả các công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp; “Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”(2). Đặc biêt, việc xây dựng, thông qua, ban hành, sửa đổi Hiến pháp phải tuân theo trình tự đặc biệt được quy định trong Hiến pháp.

28 tháng 4 2022

Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Quốc hội có quyền quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại ciểu Quốc Hội biểu quyết tán thành.

Dựa vào điều 120 ( hiến pháp năm 2013).

 

12 tháng 3 2023

Trong hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam, Hiến pháp được coi là

A. đạo luật cơ bản nhất.  B. luật cụ thể nhất.    C. luật dễ thay đổi nhất.  D. luật thiếu tính ổn định.

 

12 tháng 3 2023

Trong hệ thống pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý

A. cao nhất.                     

B. thấp nhất.                    

C. vĩnh cửu.                     

D. vĩnh viễn

12 tháng 3 2023

A

10 tháng 7 2017

- Hệ thống chính trị là tập hợp các thiết chế chính trị, bao gồm nhà nước, các đảng phải chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội có quan hệ gắn bó hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau nhằm thực hiện quyền chính trị của giai cấp cầm quyền.

- Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác như: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, ….

- Là một yếu tố cấu thành hệ thống chính trị, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những vai trò sau:

   + Thể chế hóa và tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam; thể chế hóa và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.

   + Tổ chức xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa.

   + Là công cụ hữu hiệu để Đảng thực hiện vai trò của mình đối với toàn xã hội

   + Là công cụ chủ yếu của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2 tháng 5 2022

- Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nội dung: Mọi văn bản pháp luật khác được xây dựng, sửa đổi, ban hành dựa trên hiến pháp và không được trái với hiến pháp