K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 4 2017

Để trình bày và giải thích chế độ nước của một con sông, cần phải sử dụng Bản đồ mạng lưới sông ngòi, bản đồ khí hậu, bản đồ địa hình.

1 tháng 4 2017

Bản đồ mạng lưới sông ngòi, bản đồ khí hậu, bản đồ địa hình.

25 tháng 10 2017

Bản đồ mạng lưới sông ngòi và bản đồ khí hậu.

27 tháng 9 2019

Giải thích : Sông ngòi là hàm số của khí hậu, chính vì vậy các đặc điểm của sông ngòi do các đặc điểm của khí hậu quyết định. Để tìm hiểu về chế độ nước ta của một con sông thì cần phải sử dụng bản đồ khí hậu.

Đáp án: A

12 tháng 5 2018

Đáp án B

22 tháng 10 2017

Đáp án là B

NG
29 tháng 10 2023

- Mối quan hệ giữa khí hậu và chế độ nước của các con sông: Khí hậu và chế độ nước của các con sông có một mối quan hệ chặt chẽ và tương tác liên tục. Mùa mưa thường tạo ra lượng nước lớn cho các con sông, cung cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt. Ngược lại, trong mùa khô, các con sông có thể bị cạn kiệt, ảnh hưởng đến việc cung cấp nước và sản xuất nông nghiệp. Khí hậu ấm lên cũng có thể làm thay đổi chế độ nước của các con sông, dẫn đến tình trạng thiếu nước hoặc lũ lụt nghiêm trọng hơn.

- Biện pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng: áp dụng hệ thống quản lý năng lượng thông minh trong các cơ sở sản xuất và trong sinh hoạt hàng ngày. Hệ thống này sẽ giúp theo dõi và phân tích mức tiêu thụ năng lượng trong thời gian thực, từ đó đưa ra các quyết định để giảm thiểu lãng phí. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giảm thiểu tác động đến môi trường. Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió cũng là một phương pháp tốt để sử dụng năng lượng một cách bền vững và hiệu quả.

NG
16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Ngay từ thời vương quốc Phù Nam (khoảng thế kỉ I đến đầu thế kỉ VII), vùng châu thổ sông Cửu Long đã được con người khai phá và trở thành một trung tâm nông nghiệp lúa nước.

- Đến thế kỉ IV, ở Nam Bộ xuất hiện tình trạng biển tiến cục bộ, nước mặn dần dâng cao. Quá trình này đã làm cho toàn bộ vùng đất thấp bị ngập mặn, gây ra hậu quả lâu dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề trồng lúa. Cho đến thế kỉ XIII, Nam Bộ vẫn còn là vùng đất tương đối hoang vu.

- Việc khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long gắn liền với quá trình con người thích ứng với tự nhiên.

+ Quá trình khai hoang, phục hoá đồng ruộng bắt đầu được đẩy mạnh từ khoảng thế kỉ XVII với nhiều dòng kênh lớn được đào và đưa vào khai thác. Các cộng đồng cư dân đến từ phía bắc, cùng với những nhóm cư dân có mặt từ trước đã sát cánh bên nhau khai phá trên quy mô lớn, phát triển vùng đất Nam Bộ dần thành một trung tâm kinh tế của đất nước.

+ Cuộc sống trên sông nước, gần sông nước và những ứng xử thường xuyên với môi trường đã tạo nên một nền văn hoá đậm chất sông nước. Chợ nổi, nhà nổi,... là những cách thích ứng với môi trường sông nước của cư dân đồng bằng sông Cửu Long.

+ Do tác động lớn của môi trường sông nước mà “nước” thành quan niệm của người Việt về Tổ quốc từ xưa đến nay.

6 tháng 3 2018

Giải thích : Sự phân bố mưa chịu tác động của nhiều nhân tố như hoàn lưu gió, địa hình, dòng biển, khí áp,… và đề giải thích tình hình phân bố Mưa của một khu vực thì cần kết hợp sử dụng những bản đồ khí hậu và bản đồ địa hình.

Đáp án: A

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Một số công trình thể hiện lịch sử chế ngự và thích ứng với chế độ nước của cư dân sông Hồng là:

+ Hệ thống đê sông Hồng.

+ Các nhà máy thủy điện trên lưu vực sông, như: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Bản Chát, Thác Bà,…

- Một số công trình thể hiện lịch sử chế ngự và thích ứng với chế độ nước của cư dân sông Cửu Long là:

+ Kênh Vĩnh Tế, kênh Thoại Hà, kênh Chợ Gạo, kênh Tháp Mười,…

+ Hệ thống thủy nông Quản Lộ - Phụng Hiệp (ở 4 tỉnh: Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau).

+ Hệ thống thủy lợi ngọt hóa và ngăn mặn ở tỉnh Bến Tre.

+ Cống đập Ba Lai (xã Thạnh Trị, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre).

+ Hệ thống đê biển ở toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

NG
16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Ngay từ thời xa xưa, con người đã khai phá vùng châu thổ sông Hồng. Hình ảnh về cuộc sống sông nước, cũng như dựa vào khai thác các sản phẩm tự nhiên từ sông nước được in đậm trên các di vật, hoặc vẫn được lưu giữ trong các tầng văn hoá khảo cổ học.

- Để phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước, con người sớm đã quan tâm đến việc: điều tiết và chế ngự nguồn nước.

+ Từ xa xưa, để khai thác nguồn nước giàu phù sa của hệ thống sông Hồng, người Việt đã biết tạo nên những hệ thống kênh (sông đào) dẫn nước vào ruộng, hoặc tiêu nước, phân lũ về mùa mưa; đồng thời cũng sớm phải tổ chức đắp đê, trị thuỷ để phát triển sản xuất và bảo vệ cuộc sống.

+ Từ thế kỉ XI, dưới thời Lý, Nhà nước Đại Việt đã cho đắp đê dọc theo hầu hết các con sông lớn.

+ Tới thời Trần, triều đình đã cho gia cố cho các đoạn đê xung yếu ở hai bên bờ sông Hồng từ đầu nguồn tới biển (đê quai vạc) và đặt ra chức quan Hà đê sứ chuyên trách trông coi việc bồi đắp và bảo vệ hệ thống đê điều,...

+ Sang thế kỉ XV, nhà Lê bắt đầu tiến hành quai đê lấn biển để khai thác bãi bồi vùng cửa sông. Công việc này được đẩy mạnh vào thời Nguyễn ở các vùng ven biển Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.