K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2017

1. Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh.

Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: Rửa sạch, để khô sau đó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 15 ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản. Với những chuồng nuôi lưu cữu hoặc chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cần phải vệ sinh tổng thể và triệt để: Sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi chuồng, xử lý theo hướng dẫn của thú y, cần phun sát trùng kỹ (pha dung dịch sát trùng và phun theo hướng dẫn khi chống dịch) toàn bộ chuồng nuôi từ mái, các dụng cụ và môi trường xung quanh, để khô và dọn, rửa. Các chất thải rắn trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học; chất thải lỏng, nước rửa chuồng cần thu gom để xử lý, không thải trực tiếp ra môi trường. Cần phun sát trùng 1-2 lần/tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 30 ngày. Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa vào kho bảo quản. Vệ sinh và phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi.

Trước khi nuôi lứa mới, cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện như chuồng nuôi, các dụng cụ, thiết bị đã vệ sinh sạch sẽ và vật tư cần thiết như thức ăn, nước uống, thuốc thú y thiết yếu đảm bảo chất lượng...

Vật nuôi nên mua từ cơ sở giống có uy tín, chất lượng, khi mới mua về phải nhốt riêng tại khu cách ly để đảm bảo an toàn, không mắc bệnh truyền nhiễm mới đưa vào khu chăn nuôi.

Vật nuôi ốm cần được cách ly và điều trị. Vật nuôi chết phải xử lý theo quy định của thú y.

Đối với người trực tiếp chăn nuôi, phải dùng bảo hộ lao động (quần, áo, ủng, mũ) sử dụng riêng trong khu vực chăn nuôi.

Chuồng trại nên có tường bao quanh, không để người không phận sự, động vật khác vào khu vực chăn nuôi. Các loại xe, thiết bị, dụng cụ chăn nuôi trước khi đưa vào khu chăn nuôi cần vệ sinh, sát trùng.

2. Vệ sinh thức ăn nước uống

Thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng, không sử dụng thức ăn bị hư hỏng, ôi, mốc. Không dùng nước ao hồ, sông ngòi hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho vật nuôi uống.

3. Quan sát vật nuôi hàng ngày

Cần sớm phát hiện vật nuôi có biểu hiện bất thường như: Bỏ ăn hoặc kém ăn; ủ rũ, nằm một chỗ hoặc lười vận động, nằm chồng đống lên nhau hoặc nằm tách xa đàn. Mắt lờ đờ, mắt sưng, chảy nước mắt, nước mũi, sưng mặt, lông sù. Sốt cao, uống nhiều nước, tai đỏ hoặc tím tái. Ho, khó thở, thở mạnh, tiêu chảy. Biểu hiện thần kinh, tiếng kêu bất thường...

Xuất huyết ngoài da hoặc tím tái các vùng da như tai, mõm, chân (đối với lợn).

4. Biện pháp xử lý khi vật nuôi có biểu hiện bất thường

Cách ly vật nuôi có biểu hiện bất thường để theo dõi và báo cáo người phụ trách (nếu có). Nếu vật nuôi chết, đưa ngay xác vật nuôi ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh.

Báo cán bộ thú y đến kiểm tra hoặc gửi mẫu vật nuôi ốm, chết đi kiểm tra.

Tăng cường các biện pháp vệ sinh và sát trùng chuồng trại, không đưa vật nuôi ốm, chết và các chất thải của chúng ra môi trường khi chưa xử lý.

Không mổ vật nuôi ốm, chết gần khu vực chăn nuôi và không cho vật nuôi ăn các phụ phẩm của các loại thịt sống của vật nuôi bị bệnh và không rõ nguồn gốc.

Không đem thức ăn thừa của vật nuôi bệnh cho vật nuôi khác ăn.

Không chuyển các thiết bị, dụng cụ chưa được vệ sinh sát trùng từ khu vực có vật nuôi ốm, chết đến khu vực khác.

2. PHÒNG BỆNH BẰNG VẮC XIN

Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc xin) mới có miễn dịch.

Sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất và theo dịch tễ từng vùng để hiệu quả phòng bệnh cao.

Khi dùng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi nhưng vẫn cần phải thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh.

25 tháng 8 2023

Một chuồng nuôi tốt phải đảm bảo những điều kiện sau: khô thoáng, sạch sẽ, vệ sinh định kì, cách xa nhà dân, khi dân cư,...

Những nguyên nhân làm cho chuồng nuôi bị ô nhiễm:

- Không vệ sinh định kì.

- Không thoát nước.

- Không thu gom, xử lí chất thải.

Để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi cần phải:

- Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh chuồng ở.

- Áp dụng công nghệ vào xây dựng chuồng trại.

8 tháng 5 2022

Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có nhiệt độ thích hợp (ấm về mùa đông, thoáng về mùa hè). Độ ẩm trong chuồng thích hợp (khoảng 60 – 75%). Độ thông thoáng tốt nhưng không được có gió lùa. Độ chiếu sáng phải phù hợp với từng loại vật nuôi.

8 tháng 5 2022

good rin!

Nên tiêm vắc xin cho vật nuôi khi sức khoẻ vật nuôi như thế nào?

- Nên tiêm vắc xin cho vật nuôi khi vật nuôi khỏe mạnh.

Tiêm vật nuôi để phòng hay chữa bệnh?

- Tiêm vắc xin phòng bệnh nhiều hơn chữa bệnh.

Nêu các nguyên nhân gây bệnh ở vật nuôi.

Có hai nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi:

Yếu tố bên trong: di truyền.Vd: bạch tạng,...

Yếu tố bên ngoài: cơ học, lí học, hóa học sinh học: chấn thương,...

17 tháng 4 2023

Tham khảo nek 

1A

2B

3B

 

NG
6 tháng 8 2023

Tham khảo:
Em sẽ sử dụng biện pháp cơ giới kết hợp với phương pháp vật lí để tăng hiệu quả khử trùng.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

Em sẽ sử dụng biện pháp cơ giới kết hợp với phương pháp vật lí để tăng hiệu quả khử trùng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

Yêu cầu về chuồng nuôi của gà:

Nền chuồng: xây cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50 cm) để dễ thoát nước. Nền làm băng bê tông, láng xi măng trơn nhẵn để dễ vệ sinh, khử khuẩn. Chia chuồng thành từng ô để nuôi các nhóm gà khác nhau. Mặt nền trải lớp lót dày khoảng 20 - 30 cm để nuôi mỗi lứa gà.

Tường chuồng: xhỉ xây cao khoảng 50 cm. Phía trên có lưới B40 hoặc có song bằng tre, gỗ đảm bảo thông thoáng và an toàn vật nuôi. Phía ngoài có bạt để che gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.

Mái chuồng: làm chuồng kiểu 4 mái, đủ độ cao để đảm bảo ánh sáng, thông thoáng chuồng nuôi.

Yêu cầu về chuồng nuôi của lợn:

Nền chuồng: được xây dựng chắc chắn và cao hơn mặt đất xung quanh (khoảng 50 cm) để dễ thoát nước và chất thải. Nền có độ dốc (3 - 5%) về phía rãnh thoát nước. Mặt nền phẳng nhưng không bị trơn trượt và không bị đọng nước. Tùy thuộc vào quy mô chăn nuôi mà chuồng có thể được chia ra các ô để nuôi các nhóm lợn khác nhau.

Tường chuồng: được xây chắc chắn, trơn nhẵn để tránh lợn cọ vào bị xây xước và dễ vệ sinh, khử trùng. Độ cao tường chỉ khoảng 0,8 m, phía trên có rèm hoặc bạt cơ động, có thể mở ra để tăng độ thông thoáng hoặc che chắn gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.

Mái chuồng: nên làm bằng các vật liệu cách nhiệt tốt, đảm bảo độ cao để tạo sự thông thoáng, lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên. Nên làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái).

Yêu cầu về chuồng nuôi của bò:

Nền chuồng: cao hơn mặt đất (khoảng 50 cm) và làm bằng bê tông dày, chắc chắn. Mặt nền phẳng không đọng nước, không trơn trượt và dốc về phía hố phân. Nên chia chuồng ra các ô để nuôi các nhóm bò khác nhau.

Tường chuồng: được xây chắc chắn, trơn nhẵn để tránh gây xây xước cho vật nuôi. Tường cao khoảng 80 cm, phía trên có bạt cơ động để chắn gió lùa, mưa hắt khi cần thiết.

Mái chuồng: đảm bảo độ cao để tạo sự thoáng khí và lấy ánh sáng tự nhiên. Nên làm chuồng mái hở (kiểu 4 mái).

Để đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi cần:

Vệ sinh chuồng nuôi: Hằng ngày quét dọn sạch sẽ nền chuồng, lối đi, khơi thông rãnh thoát phân và nước thải. Khi kết thúc mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh khử trùng trước khi nuôi đợt mới.

Tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi: Định kì phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi bằng các loại thuốc khử trùng, nước xà phòng, nước vôi,... Hằng năm định kì quét vôi, vệ sinh và tẩy uế chuồng trại.

Thu gom và xử lí chất thải chăn nuôi: Thường xuyên thu gom chất thải kịp thời để đưa đi xử lí.

4 tháng 4 2022

Tham khảo:

* Tiêu chuẩn chuồng hợp vệ sinh

Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có nhiệt độ thích hợp (ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè). Độ ẩm trong chuồng thích hợp (khoảng 65-70%). Độ thông thoáng tốt nhưng phải không có gió lùa. Độ chiếu sáng phải phù hợp với từng loại vật nuôi. Lượng khí độc trong chuồng (như khí ammoniac, khí hydro sunfua) ít nhất.

* Để chuồng nuôi hợp vệ sinh ta cần phải thực hiện đúng kĩ thuật về:
- Địa điểm cao ráo, bằng phẳng
- Hướng chuồng: hướng Nam hoặc hướng Đông Nam.
- Độ chiếu sáng phù hợp.
- Nền chuồng có độ dốc thích hợp để thóat phân và nước tiểu.

4 tháng 4 2022

Tham khảo
* Tiêu chuẩn chuồng hợp vệ sinh

Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có nhiệt độ thích hợp (ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè). Độ ẩm trong chuồng thích hợp (khoảng 65-70%). Độ thông thoáng tốt nhưng phải không có gió lùa. Độ chiếu sáng phải phù hợp với từng loại vật nuôi. Lượng khí độc trong chuồng (như khí ammoniac, khí hydro sunfua) ít nhất.

* Để chuồng nuôi hợp vệ sinh ta cần phải thực hiện đúng kĩ thuật về:
- Địa điểm cao ráo, bằng phẳng
- Hướng chuồng: hướng Nam hoặc hướng Đông Nam.
- Độ chiếu sáng phù hợp.
- Nền chuồng có độ dốc thích hợp để thóat phân và nước tiểu.

6 tháng 5 2021

Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh:

- Nhiệt độ thích hợp (ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè)

- Độ ẩm trong chuồng 60%-70%

- Độ thông thoáng tốt, không có gió lùa

- Độ chiếu sáng phù hợp với từng loại vật nuôi

- Lượng khí độc (amoniac, hydro sunphua,....) trong chuồng ít nhất.

- Hướng chuồng về hướng Nam hoặc Đông Nam

Để hình thanh kiểu chuồng nuôi hợp vệ sinh,ta cần đáp ứng được tiêu chuẩn đã nêu trên

15 tháng 5 2021

TiêuTiêu chuẩnchuẩn củacủa chuồngchuồng νôiνôi hợphợp vệvệ sinhsinh làlà

- Nhiệt độ trong chuồng thích hợp (ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè)

- Độ ẩm trong chuồng khoảng 60-75%

- Độ thông thoáng tốt nhưng tránh gió lùa

- Độ chiếu sáng thích hợp với từng loại vật nuôi

- Ít khí độc hại

MuốnMuốn hìnhhình thànhthành kiểukiểu chuồngchuồng νôiνôi hợphợp vệvệ sinh,sinh, tata phảiphải

- Thực hiện đúng kĩ thuật về chọn địa điểm, hướng chuồng, nền chuồng, tường bao, mái che và bố trí các thiết bị khác (máng ăn/uống) trong chuồng.

- Hướng chuồng: Xây chuồng nên chọn hướng Nam hoặc Đông – Nam.

- Để có độ chiếu sang phù hợp, chuồng có thể làm kiểu một dãy hoặc kiểu chuồng hai dãy.

@kieuanh2k8