K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

*hãy nêu chức năng của hệ tuần hoàn.Để thực hiện được chức năng đó thì mỗi bộ phận của hệ tuần hoàn phải có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào? *1.Điều gì xảy ra với cơ thể chúng ta nếu máu không có hồng cầu? 2.Điều gì xảy ra với cơ thể chúng ta nếu máu không có bạch cầu? 3.Điều gì xảy ra với cơ thể chúng ta nếu máu không có tiểu cầu? *Có những loại mạch máu nào ?Dự đoán xem...
Đọc tiếp

*hãy nêu chức năng của hệ tuần hoàn.Để thực hiện được chức năng đó thì mỗi bộ phận của hệ tuần hoàn phải có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào?

*1.Điều gì xảy ra với cơ thể chúng ta nếu máu không có hồng cầu?

2.Điều gì xảy ra với cơ thể chúng ta nếu máu không có bạch cầu?

3.Điều gì xảy ra với cơ thể chúng ta nếu máu không có tiểu cầu?

*Có những loại mạch máu nào ?Dự đoán xem trong các mạch máu,mạch máu nào sẽ có thành dày nhất,mỏng nhất?Tại sao?

* Giai thích vì sao có sự khác biệt về cấu tạo giữa 3 loại mạch máu:động mạch,tĩnh mạch và mao mạch

*Căn cứ vào chiều dài quãng đường mà máu được bơm qua ,dự đoán xem ngăn tim nào có ngành cơ tim dày nhất{để có thể khi co tạo lực lớn lớn nhất đẩy máu đi}và ngăn nào có thành cơ tim mỏng nhất?

*Hệ tuần hoàn máu gồm mấy vòng tuần hoàn?Đó là những vòng tuần hoàn nào?Mô tả đường đi của máu trong từng vòng tuần hoàn.

2
1 tháng 3 2017

1.Điều gì xảy ra với cơ thể chúng ta nếu máu không có hồng cầu?

\(\Rightarrow\) Sẽ ko vận chuyển đc chất dinh dưỡng và oxi .

2.Điều gì xảy ra với cơ thể chúng ta nếu máu không có bạch cầu?

\(\Rightarrow\) Ko miễn dịch đc với các loại bệnh .

3.Điều gì xảy ra với cơ thể chúng ta nếu máu không có tiểu cầu?

\(\Rightarrow\) Ko cử động đc

*Có những loại mạch máu nào ?Dự đoán xem trong các mạch máu,mạch máu nào sẽ có thành dày nhất,mỏng nhất?Tại sao?

\(\Rightarrow\) Động mạch , tim mạch , mao mạch .

- Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ vì tâm nhĩ phải co bóp đẩy máu xuống tâm thất, còn tâm thất phải co bóp mạnh để tạo lực lớn nhất để đẩy máu đến toàn bộ cơ thể.
- Thành cơ tâm nhĩ phải có thành cơ
tim mỏng nhất vì chỉ co bóp đẩy máu xuống tâm thất phải.

1 tháng 3 2017

*Căn cứ vào chiều dài quãng đường mà máu được bơm qua ,dự đoán xem ngăn tim nào có ngành cơ tim dày nhất(để có thể khi co tạo lực lớn lớn nhất đẩy máu đi)và ngăn nào có thành cơ tim mỏng nhất?

\(\Rightarrow\) - Tâm thất trái có thành tim cơ dày nhất. Tâm nhĩ phải có thành cơ tim mỏng nhất.
*Hệ tuần hoàn máu gồm mấy vòng tuần hoàn?Đó là những vòng tuần hoàn nào?Mô tả đường đi của máu trong từng vòng tuần hoàn.

\(\Rightarrow\) Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu từ tâm thất phải, theo động mạch phổi đến mao mạch của 2 lá phổi ( thải CO2 và nhận O2. Máu từ đỏ thẩm chuyển sang đỏ tươi) theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.

Vòng tuần hoàn lớn: Máu từ tâm thất trái, theo động mạch chủ trên và đmc dưới đến mao mạch của các cơ quan ( thải O2 và nhận CO2. Máu từ đỏ tươi chuyển sang đỏ thẩm) theo tĩnh mạch chủ trên và tmc dưới trở về tâm nhĩ phải.

8 tháng 2 2017

Chức năng của hệ tuần hoàn :

+Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể
+Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết
+Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn
+Vận chuyển hormone
-cấu tạo: +Dịch tuần hoàn: còn gọi là máu, dùng để vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng, khí O2 đến các tế bào cũng như mang chất thải từ tế bào trở về và thoát ra ngoài bằng các cơ quan bài tiết.
+Tim: tạo sự chênh lệch về áp suất để làm cho máu lưu thông.
+Mạch máu: dùng để vận chuyển máu.
+Các van: đảm bảo dòng chảy của máu theo một hướng nhất định.

17 tháng 2 2017

chức năng của hệ tuần hoàn:vận chuyển các chất dinh dưỡng, õi và các hoocmôn đến từng tế bào và mang các chất thải để thải ra ngoài

24 tháng 2 2017

Hệ tuần hoàn là hệ cơ quan có chức năng tuần hoàn máu trong cơ thể của hầu hết các động vật. Hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng, ôxy, cacbon điôxít, hormone, tế bào máu ra và vào các tế bào trong cơ thể để nuôi dưỡng nó và giúp chống lại bệnh tật, ổn định nhiệt độ cơ thể và độ pH, và để duy trì cân bằng nội môi.

Chức năng của hệ tuần hoàn: Vận chuyển máu và đập tim.

9 tháng 2 2017

Chức năng của hệ tuần hoàn : vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxi, hooc môn đến từng tế bào của cơ thể và thải các chất thải ra ngoài

Để thực hiện đc chức năng đó thì mỗi bộ phận của hệ tuần hoàn phải có cấu tạo chức năng là :

+ tim : co bóp tạo lực đẩy máu qua các hệ mạch

+ động mạch : dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao , áp lực lớn

+ tĩnh mạch : dẫn máu từ khắp tế bào của cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ

+ mao mạch : tỏa rộng tới từng tế bào của các mô , tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với tế bào

14 tháng 2 2018

- Chức năng của hệ tuần hoàn:

+ Vận chuyển oxigen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể.

+ Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết.

+ Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn.

+ Vận chuyển hoocmon.

- Để thực hiện được chức năng đó thì mỗi bộ phận của hệ tuần hoàn phải có cấu tạo phù hợp với chức năng đố như sau:

+ Dịch tuần hoàn: còn gọi là máu, dùng để vận chuyển oxigen và chất dinh dưỡng, khí O2 đến các tế bào cũng như mang chất thải từ tế bào trở về và thoát ra ngoài bằng các cơ quan bài tiết.

+ Tim: tạo sự chênh lệch về áp suất để cho máu lưu thông.

+ Mạch máu: dùng để vận chuyển máu.

+ Các van: đảm bảo dòng chảy của máu theo một hướng nhất định.

9 tháng 2 2017

Mình chỉ biết từng ni thôi à:

-Chức năng của hệ tuần hoàn:

+Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể.
+Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết.
+Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn.
+Vận chuyển hormone.
-Cấu tạo:

+Dịch tuần hoàn: còn gọi là máu, dùng để vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng, khí O2 đến các tế bào cũng như mang chất thải từ tế bào trở về và thoát ra ngoài bằng các cơ quan bài tiết.
+Tim: tạo sự chênh lệch về áp suất để làm cho máu lưu thông.
+Mạch máu: dùng để vận chuyển máu.
+Các van: đảm bảo dòng chảy của máu theo một hướng nhất định.

Nếu đúng thì tick ha!!!okhiha

21 tháng 2 2017

Chức năng của hệ tuần hoàn :

+Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể
+Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết
+Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn
+Vận chuyển hormone

-Cấu tạo:

+Dịch tuần hoàn: còn gọi là máu, dùng để vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng, khí O2 đến các tế bào cũng như mang chất thải từ tế bào trở về và thoát ra ngoài bằng các cơ quan bài tiết.
+Tim: tạo sự chênh lệch về áp suất để làm cho máu lưu thông.
+Mạch máu: dùng để vận chuyển máu.
+Các van: đảm bảo dòng chảy của máu theo một hướng nhất định.

26 tháng 2 2017

hệ tuần hoàn có vai trò lưu thông máu, giúp vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể chỉ biết có thế thôi :v

9 tháng 5 2017

2b/ Cấu tạo hệ hô hấp:

Gồm : Ống dẫn khí và hai buồng phổi

Ống dẫn khí gồm : Mũi, hầu họng, thanh quản, khí quản => Dẫn, lọc, làm ấm không khí từ bên ngoài vào phổi để thực hiện trao đổi khí, ngoài ra thanh quản còn có chức năng phát âm.

Phổi, là bộ phận quan trọng nhất trong hệ hô hấp gồm hai lá phổi, bên trong có các phế quản, phế nang có hệ thống mao mạch máu chằng chịt => Chức năng trao đổi khí với hồng cầu, chức năng cơ bản của hệ hô hấp.

9 tháng 5 2017

3.

- Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất:

+ Mang 02 từ hệ hô hấp và chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa tới các tế bào.

+ Mang các sản phẩm thải từ các tế bào đi tới hệ hô hấp và hệ bài tiết.

- Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí;

+ Lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ hô hấp lấy 02 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải C02 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

+ Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chât dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các hệ thông qua hệ cơ quan tuần hoàn.

+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.


5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Cấu tạo của hệ tuần hoàn gồm có tim và hệ mạch. Trong đó, hệ mạch gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch; các mạch máu có dạng ống, hợp thành một hệ thống kín.

- Sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tuần hoàn:

+ Tim hoạt động như một chiếc bơm, vừa hút, vừa đẩy máu lưu thông trong hệ tuần hoàn.

+ Động mạch vận chuyển máu từ tim đến mao mạch để trao đổi nước, chất khí, các chất giữa máu và các tế bào; máu trao đổi tại mao mạch theo tĩnh mạch trở về tim.

 1. Trình bày cấu tạo và chức năng của các bộ phận tế bào?2. Mô là gì? Kể tên các loại mô chính và nêu chức năng của chúng?3. Bộ xương người chia làm mấy phần, mỗi phần gồm những xương nào?4. Mô tả cấu tạo của một xương dài ? Trình bày cơ chế lớn lên và dài ra của xương? 5. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh?6. Nêu thành phần cấu tạo của máu? Chức năng của...
Đọc tiếp

 

1. Trình bày cấu tạo và chức năng của các bộ phận tế bào?

2. Mô là gì? Kể tên các loại mô chính và nêu chức năng của chúng?

3. Bộ xương người chia làm mấy phần, mỗi phần gồm những xương nào?

4. Mô tả cấu tạo của một xương dài ? Trình bày cơ chế lớn lên và dài ra của xương? 

5. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở học sinh?

6. Nêu thành phần cấu tạo của máu? Chức năng của huyết tương và hồng cầu là gì?

7. Trình bày sơ đồ vận chuyển máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn?

8. Trình bày cấu tạo và chức năng của tim người?

9. Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời không cần nghỉ ngơi?

10. Trình bày sự trao đổi khí ớ phổi và ở tế bào? Mối quan hệ giữa trao đổi khí ở phổi và tế bào? Ý nghỉa của hô hấp?

11. Nêu đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng?  Nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa ?

12. Đồng hóa là gì? Dị hóa là gì? Mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa?

=============  Giúp hộ em các bác ơi . Mấy câu cũng đc ko cần giải hết.

 

0

4. 

Đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người tiến hóa hơn động vật thuộc lớp Thú được thể hiện: 

Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp Thú.

Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơron (khối lượng chất xám lớn).

Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp Thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết).

6.  Gồm: các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt, dây thần kinh thị giác (dây số II) và vùng thị giác ở thùy chẩm. 

7. 

- Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập.

- Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

10.

* Giống nhau : đều có các tế bào tuyến tiết ra chất tiết
* Khác nhau :
- Tuyến nội tiết :
Cấu tạo :
+ Kích thước rất nhỏ
+ Không có ống dẫn, chất tiết ngấm thẳng vào máu đến cơ quan đích.
+ Lượng hoocmôn tiết ít nhưng có hoạt tính mạnh
Chức năng
+ Có tác dụng điều khiển, điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan
- Tuyến ngọai tiết :
Cấu tạo :
+ Kích thước lớn hơn
+ Có ống dẫn chất tiết đến cơ quan tác động
+ Lượng chất tiết nhiều nhưng hoạt tính không mạnh
Chức năng :
+ Có tác dụng trong quá trình tiêu hóa thức ăn, thải bã, điều hòa thân nhiệt…
Các tuyến nội tiết chính trong cơ thể là :
- Tuyến ngoại tiết: tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến lệ…
- Tuyến nội tiết: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến trên thận
- Tuyến pha( vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết): tuyến tụy, tuyến sinh dục

30 tháng 4 2021

thanks